fbpx

Uniswap là gì? Tất tần tật các thông tin về sàn DEX top 1 hiện nay

Uniswap là cái tên không còn xa lạ với cộng đồng crypto, đây là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) phổ biến và dẫn đầu về khối lượng giao dịch hiện nay. Nếu bạn đang tìm hiểu về cách thức hoạt động, cách mua token trên Uniswap và những mẹo giúp bạn tối ưu hóa giao dịch, thì bài viết dưới đây của Crypto 568 sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết từ A đến Z. Cùng khám phá tất tần tật về Uniswap, nền tảng DEX top 1 trên Etherrum.

Uniswap là gì? Tổng quan thông tin về sàn Uniswap

Uniswap là gì?

Sàn Uniswap là gì? Uniswap là một sàn giao dịch phi tập trung (hay được viết tắt là DEX) hoạt động trên blockchain Ethereum, cho phép người dùng mua bán và trao đổi các token ERC-20, Uniswap sử dụng mô hình tạo lập thị trường tự động (AMM – Automated Market Maker).

Uniswap đã trở thành một trong những sàn DEX lớn nhất và phổ biến nhất trên thị trường tiền điện tử bởi sự nhanh gọn, tiện lợi và dễ sử dụng của nó.

Uniswap là gì và tại sao Uniswap lại phổ biến như thế?
Uniswap là gì và tại sao Uniswap lại phổ biến như thế?

Cách thức hoạt động của sàn Uniswap

Uniswap hoạt động dựa trên mô hình AMM – Automated Market Maker, trong đó khái niệm người cung cấp thanh khoản và giao dịch sẽ thay thế cho khái niệm người mua và người bán. Chúng ta có thể giải thích cách thức hoạt động của Uniswap theo cách đơn giản như sau:

  • Người muốn bán tài sản sẽ bỏ tài sản mà mình sở hữu vào các Liquidity pool hay còn gọi là pool thanh khoản.
  • Người muốn mua sẽ vào các pool thanh khoản và swap tài sản mình đang nắm giữ với tài sản trong Liquidity pool.

Uniswap sử dụng thuật toán để tính ra được số lượng token mà người dùng sở hữu hoặc trả lại dựa trên các hợp đồng thông minh thay vì cơ chế sổ lệnh như các sàn truyền thông trước đó sử dụng.

Thuật toán áp dụng trên Uniswap

Thuật toán của Uniswap có thể được biểu thị bởi công thức x*y=k, trong đó có 3 thành phần:

  • x là số lượng token A trong pool.
  • y là số lượng token B trong pool.
  • k là tổng của pool A/B.

Theo công thức trên, ta có thể dễ dàng nhận ra thanh khoản trong Pool sẽ tạo nên 1 đường cong, bạn có thể nhìn thấy rõ trong hình minh họa bên dưới. Trong đó cột dọc biểu thị cho số lượng token B và cột ngang biểu thị cho số lượng token A.

Thuật toán của Uniswap tương tự như AMM
Thuật toán của Uniswap tương tự như AMM

Để hiểu hơn về thuật toán của Uniswap, bạn có thể xem xét ví dụ dưới đây:

Giả sử ta có Pool có tên là ETH/DAL, trong đó có 20 ETH và 2000 DAI. Ta có phương trình như sau: x*y = k <=> 10 * 1000 = 10.000.

Giá 1 ETH = 100 DAI và 1 DAI = 0.01 ETH.

Trường hợp đầu tiên:

Chúng ta swap DAI để lấy ETH, Trader M vào pool và swap 500 DAI=0,3% phí để đổi ETH => y’=500+1000=1500 DAI (k =10.000) => x’=6,66 ETH. Vậy Trader M sẽ nhận được x-x’=10-6,66=3,33 ETH, tương ứng bằng 500 DAI => giá lúc này là 1 ETH và 150 DAI, đã tăng so với ban đầu 50%.

Lưu ý: 0.3% phí sẽ được cộng vào pool khi swap làm đổi giá trị của k.

Minh hoạ cho trường hợp 1
Minh hoạ cho trường hợp 1

Trường hợp thứ hai:

Khi swap ETH để lấy DAI: Trader E bán 6 ETH và đổi DAI => x’= 10+6=16=>y’=10.000/16=625. Từ đó ta tính được y-y’=1000-625=375 DAI, tương ứng với 6 ETH => Giá ETH=62,5 DAI, đã giảm đi 37,5% so với lúc trước.

Lưu ý: Khi mức giá trượt quá cao, sàn Uniswap sẽ thông báo cho người dùng trước khi dùng lệnh swap.

Ví dụ cho trường hợp 2
Ví dụ cho trường hợp 2

Những chức năng chính của sàn Uniswap

Uniswap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) lớn nhất trên thế giới hiện nay, nổi bật với bốn tính năng chính giúp người dùng tối ưu hóa trải nghiệm giao dịch tiền điện tử, dưới đây là chi tiết về các tính năng độc đáo này:

Swap

Cách swap trên Uniswap cực kỳ đơn giản để trao đổi các token ERC-20. Với giao diện thân thiện, người dùng chỉ cần chọn token muốn đổi và token nhận lại, sau đó nhập số lượng token đầu vào. Giao thức sẽ tự động tính toán số lượng token đầu ra mà người dùng nhận được. Toàn bộ quá trình chỉ cần một cú nhấp chuột và token sẽ được gửi trực tiếp về ví của người dùng ngay lập tức.

Điều đặc biệt là Uniswap không dựa vào sổ lệnh truyền thống, mà sử dụng cơ chế Automated Market Maker (AMM), cho phép xác định tỷ giá và mức trượt giá một cách tự động và tức thì. Mỗi cặp token được hỗ trợ bởi một pool thanh khoản, chính là các hợp đồng thông minh để giữ số dư của 2 token này, sau đó thực hiện các nguyên tắc đã được quy định trước cho việc nạp và rút token.

Khi token được bán ra, sẽ có 1 mức tiền tương ứng được rút để duy trì hằng số k trong công thức, ngược lại nếu token được mua thì 1 số tiền tương ứng cũng sẽ được nạp vào. 

Quy trình swap đơn giản, nhanh chóng trên Uniswap
Quy trình swap đơn giản, nhanh chóng trên Uniswap

Liquidity Pool

Liquidity Pool là nền tảng cốt lõi của Uniswap, mỗi pool thanh khoản đại diện cho một cặp token ERC-20. Khi người dùng đầu tiên nạp token vào pool, họ sẽ thiết lập giá ban đầu. Các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider – LP) được khuyến khích nạp vào hai loại token với giá trị bằng nhau. Nếu không, sự chênh lệch về giá giữa pool và thị trường sẽ tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh chênh lệch giá.

>> Xem thêm: Arbitrage là gì?

Các pool trên nền tảng Uniswap
Các pool trên nền tảng Uniswap

LP sẽ nhận được Liquidity Token (token thanh khoản) đại diện cho phần đóng góp của họ vào pool. Khi có giao dịch, khoản phí 0,3% sẽ được chia đều cho tất cả các LP trong pool. Để rút thanh khoản cùng với lợi nhuận từ phí giao dịch, LP cần đốt token thanh khoản của mình. LP cũng có thể chuyển nhượng hoặc bán các token này tùy theo nhu cầu mong muốn của mình.

Flash Swap

Flash Swap được giới thiệu trong Uniswap V2, cho phép người dùng rút bất kỳ lượng token ERC-20 nào mà không cần trả phí trước, miễn là chúng được trả lại hoặc thanh toán vào cuối giao dịch. Tính năng này rất hữu ích trong các ứng dụng DeFi như thanh toán các vị thế trong Compound hoặc Maker. Điểm khác biệt của V2 so với Uniswap V1 là người dùng có thể nhận token ngay lập tức sau khi swap tới smart contract, mà không cần sở hữu chúng trước.

Oracle

Oracle là một tính năng quan trọng trong hệ sinh thái DeFi, cung cấp dữ liệu giá trực tuyến cho nhiều ứng dụng tài chính phái sinh, cho vay hay Margin Trading (giao dịch ký quỹ). Trong Uniswap V2, Oracle được thiết kế để có khả năng phi tập trung và chống thao túng cao. Giá cả được ghi nhận trên chuỗi theo hình thức đặc biệt mà khiến việc thao túng trở nên tốn kém và khó có thể thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn hay một giao dịch duy nhất. Điều này mang lại độ tin cậy cao hơn cho các ứng dụng DeFi khi sử dụng dữ liệu giá từ Uniswap.

Nhờ các tính năng tiên tiến này, Uniswap đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong lĩnh vực giao dịch phi tập trung. 

Đối tượng tham gia trên Uniswap là ai?

Trên sàn Uniswap, có ba đối tượng chính tham gia vào hệ sinh thái: Liquidity Provider (LP – Người cung cấp thanh khoản), Trader (Nhà giao dịch) và Developer (Nhà phát triển). Mỗi nhóm đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động của nền tảng, dưới đây là mô tả chi tiết về từng đối tượng:

Liquidity Provider và Trader là đối tượng đầu - cuối trên Uniswap
Liquidity Provider và Trader là đối tượng đầu – cuối trên Uniswap

Liquidity Provider (LP)

Liquidity Provider đóng vai trò cốt lõi trong hoạt động của Uniswap, LP nhận được 0,3% phí giao dịch trên mỗi giao dịch được thực hiện trong pool mà họ đã cung cấp thanh khoản, các LP này có thể là:

  • Nhà đầu tư thụ động: Những người sở hữu token và muốn kiếm thêm thu nhập thụ động bằng cách tích lũy phí giao dịch.
  • LP chuyên nghiệp: Các nhà cung cấp thanh khoản có kinh nghiệm, sử dụng các chiến lược lập pool phức tạp để tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Dự án tiền điện tử: Các dự án tạo pool thanh khoản riêng để hỗ trợ giao dịch cho token của mình, giúp người dùng dễ dàng mua bán token, đây cũng chính là cách mua coin trên Uniswap.
  • Người tiên phong DeFi: Những nhà sáng tạo đang tìm kiếm các cơ hội cung cấp thanh khoản sáng tạo, như sử dụng thanh khoản làm tài sản thế chấp hoặc phát triển các chiến lược thanh khoản mới.

Trader

Trader trên Uniswap thực hiện các giao dịch giữa các cặp token khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng, các nhà giao dịch này có thể là:

  • Nhà đầu cơ: Những người giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận từ việc mua bán token, tận dụng tính thanh khoản có sẵn trên Uniswap.
  • Bot kinh doanh chênh lệch giá: Các bot tự động so sánh giá token trên nhiều sàn giao dịch khác nhau để phát hiện và khai thác sự chênh lệch giá nhằm kiếm lợi nhuận.
  • Người dùng DApp: Các cá nhân mua token trên Uniswap để sử dụng trong các ứng dụng khác trong hệ sinh thái Ethereum.
  • Hợp đồng thông minh: Các hợp đồng thông minh tự động thực hiện các giao dịch thông qua chức năng swap của Uniswap, bao gồm từ trình tổng hợp DEX đến các tập lệnh Solidity tùy chỉnh.

Dù thuộc nhóm nào, tất cả các trader đều phải trả một khoản phí giao dịch cố định khi sử dụng giao thức.

Developer (Dev)

Uniswap là một nền tảng cho phép các nhà phát triển sáng tạo và xây dựng các sản phẩm dựa trên nền tảng này, các Developer có thể là:

  • Dashboard DeFi: Với mã nguồn mở của Uniswap, nhiều nhà phát triển đã tạo ra các dashboard như UI hay UX để cung cấp khả năng tiếp cận các tính năng của Uniswap. Điều này giúp Uniswap dễ dàng tích hợp vào các nền tảng DeFi khác và cho phép người dùng trải nghiệm dễ dàng hơn.
  • Các ví tiền điện tử: Nhiều ví tích hợp trực tiếp chức năng swap và cung cấp thanh khoản của Uniswap, giúp người dùng có thể thực hiện giao dịch ngay trong ví của mình.
  • Trình tổng hợp DEX: Các công cụ tổng hợp DEX tận dụng thanh khoản từ nhiều giao thức khác nhau, trong đó Uniswap là nguồn thanh khoản phi tập trung lớn nhất, giúp đảm bảo người dùng có thể nhận được mức giá tốt nhất khi giao dịch.
  • Nhà phát triển smart contract: Với các chức năng có sẵn của Uniswap, nhà phát triển có thể phát minh ra các sản phẩm và công cụ DeFi mới. Các dự án sáng tạo như Unisocks và Zora là minh chứng cho sự đa dạng của những ứng dụng có thể được xây dựng trên nền tảng Uniswap.

Những đối tượng tham gia này, từ người cung cấp thanh khoản, nhà giao dịch đến nhà phát triển, đã tạo nên hệ sinh thái phong phú và năng động, giúp Uniswap trở thành một trong những sàn DEX hàng đầu thế giới.

Ưu và nhược điểm của sàn Uniswap là gì?

Uniswap hiện nay mang đến rất nhiều ưu điểm nổi bật cho người dùng trong thế giới DeFi. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, cũng tồn tại một số nhược điểm mà người dùng cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi giao dịch, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ về hướng dẫn dùng Uniswap, dưới đây là những ưu và nhược điểm của sàn Uniswap:

Uniswap cũng có cả ưu và nhược điểm như những sàn DEX khác
Uniswap cũng có cả ưu và nhược điểm như những sàn DEX khác

Ưu điểm của Uniswap là gì?

  • Phí giao dịch tiết kiệm: Uniswap áp dụng mức phí cố định chỉ 0,3% cho mỗi giao dịch, thấp hơn các sàn DEX khác rất nhiều. Trong tương lai, mức phí này có khả năng giảm xuống còn 0.25%, mang lại lợi ích lớn hơn cho người dùng.
  • Không có KYC: Uniswap không yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân hay thực hiện xác minh danh tính (KYC). Điều này giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng và bảo mật thông tin tốt hơn, mang lại sự riêng tư cho người dùng.
  • Tự quản lý tài sản: Người dùng luôn nắm quyền kiểm soát hoàn toàn đối với tài sản của mình nên giảm thiểu rủi ro mất tài sản.
  • Tiếp cận nhanh token: Uniswap cho phép người dùng mua và giao dịch các token mới ngay khi chúng ra mắt. Điều này giúp người dùng tận dụng các cơ hội biến động giá trên thị trường dễ dàng hơn.

Nhược điểm của Uniswap là gì?

  • Hợp đồng thông minh giả: Do Uniswap không có yêu cầu KYC và bất kỳ ai cũng có thể tạo pool thanh khoản, các dự án giả mạo xuất hiện nhiều, gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư nếu không tìm hiểu kỹ.
  • Lỗi giao dịch: Giao dịch trên Uniswap có thể thất bại nếu người dùng thiết lập phí gas quá thấp hoặc nếu pool thanh khoản không đủ. Điều này có thể gây lãng phí thời gian và làm người dùng bỏ lỡ cơ hội giao dịch.
  • Phí Gas cao: Uniswap hoạt động trên mạng Ethereum, do đó phí giao dịch (gas fee) sẽ tăng cao khi mạng bị tắc nghẽn, khiến việc giao dịch tốn kém hơn, đặc biệt là trong thời điểm khối lượng giao dịch lớn.
  • Không tránh khỏi các cuộc lừa đảo: Một số trang web lừa đảo giả mạo Uniswap tồn tại, lợi dụng sự không cẩn trọng của người dùng để đánh cắp tài sản. Người dùng cần phải kiểm tra kỹ càng địa chỉ trang web trước khi thực hiện giao dịch.

Mô hình hoạt động của Uniswap qua từng giai đoạn

Dưới đây là 5 mô hình hoạt động phổ biến của Uniswap:

Uniswap V1

Uniswap V1 được ra mắt vào năm 2018 và là phiên bản đầu tiên của Uniswap. Mô hình này được xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum, Uniswap V1 cho phép các nhà đầu tư hoán đổi token trong mạng lưới ERC-20. Điều này có nghĩa là người dùng có thể trao đổi ETH với các token khác thuộc hệ sinh thái ERC-20.

Uniswap V1 và quá trình cải tiến
Uniswap V1 và quá trình cải tiến

Cách thức hoạt động:

Uniswap V1 thực hiện hai bước giao dịch: đầu tiên, người dùng chuyển token ERC-20 sang ETH, sau đó ETH sẽ được hoán đổi thành token ERC-20 mong muốn. Mỗi lần swap, người dùng sẽ phải trả phí giao dịch hai lần.

Những nhược điểm của Uniswap V1:

  • Phí giao dịch cao hơn do phải trả phí hai lần.
  • Hoán đổi token chỉ có thể diễn ra thông qua ETH.
  • Không hỗ trợ swap trực tiếp giữa các token ERC-20.

Uniswap V2

Uniswap V2 là phiên bản cải tiến, được ra mắt vào năm 2020 nhằm cải tiến những hạn chế của mô hình đời đầu tiên. Uniswap V2 đã mang lại sự cải tiến đáng kể cho trải nghiệm người dùng.

Uniswap V2 ra mắt vào năm 2020 và sử dụng cơ chế Route Contract
Uniswap V2 ra mắt vào năm 2020 và sử dụng cơ chế Route Contract

Cách thức hoạt động:

Uniswap V2 sử dụng cơ chế “Route Contract” để cung cấp cho người dùng ba tùy chọn swap token:

  • Hoán đổi trực tiếp token ERC-20 này với token ERC-20 khác.
  • Swap thông qua ETH (với chi phí giao dịch hai lần).
  • Swap qua Custom Path: cho phép người dùng tạo các đường dẫn swap phức tạp hơn như ETH/BAT, DAI/ETH,… cách thức này cũng tạo cơ hội cho các nhà giao dịch tận dụng chênh lệch giá.

Uniswap V3

Uniswap V3 đã được ra mắt sau Uniswap V2 để đánh dấu một bước tiến lớn về hiệu quả và tính linh hoạt trong việc cung cấp thanh khoản và tối ưu hóa lợi nhuận. Phiên bản này cũng giúp giảm thiểu tỷ lệ trượt giá, một vấn đề từng tồn tại ở các phiên bản trước do sự không ổn định của thanh khoản.

Tìm hiểu về Uniswap V3 và những cải tiến vượt trội của nó
Tìm hiểu về Uniswap V3 và những cải tiến vượt trội của nó

Cách thức hoạt động:

Uniswap V3 vẫn giữ lại các đặc điểm hoạt động chính từ các phiên bản trước, thêm vào đó, phiên bản này giới thiệu khái niệm “Concentrated Liquidity”. Điều này cho phép nhà cung cấp thanh khoản tập trung nguồn vốn vào những mức giá có nhiều giao dịch nhất, giúp tối ưu hóa lợi nhuận. 

Ngoài ra, Uniswap V3 cũng có các tính năng mới như Multipool và nhiều mức phí giao dịch khác nhau (0.01%, 0.05%, 0.3%,…) thay vì chỉ có mức phí 0.3% như Uniswap V2, tạo thêm động lực cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Uniswap V4

Uniswap V4 là bản cập nhật tiếp theo trong chuỗi phát triển của Uniswap, mang đến một thị trường tự động hóa hoàn toàn mới với các nhóm thanh khoản mở rộng và có thể tùy chỉnh. Phiên bản này giới thiệu hai công nghệ cốt lõi là Hooks và Singleton, giúp cải thiện đáng kể khả năng xây dựng các sản phẩm thân thiện hơn cho cả nhà phát triển và người dùng cuối.

Uniswap V4 có những cải tiến và nâng cấp vô cùng hữu ích cho người dùng
Uniswap V4 có những cải tiến và nâng cấp vô cùng hữu ích cho người dùng

Cách thức hoạt động:

  • Hooks: Bạn có thể tùy chỉnh quá trình giao dịch trên Uniswap V4 thông qua các Hooks – những hợp đồng thông minh có thể hoạt động tại nhiều điểm khác nhau trong vòng đời của pool thanh khoản. Các nhà phát triển có thể thêm mã để thực hiện những hành động tùy chỉnh tại các điểm quan trọng trong suốt vòng đời của pool.
  • Singleton: Ở Uniswap V3, mỗi pool thanh khoản đều có hợp đồng riêng, dẫn đến chi phí cao khi tạo pool và thực hiện giao dịch swap. Uniswap V4 thay đổi điều này bằng cách hợp nhất các pool thanh khoản trong một hợp đồng duy nhất, giúp giảm chi phí giao dịch đáng kể do không còn cần chuyển token giữa các hợp đồng khác nhau. Theo ước tính, chi phí tạo pool có thể giảm tới 99% nhờ vào cải tiến này.

Điểm khác nhau giữa Uniswap và các sàn phi tập trung khác

Uniswap là một trong những sàn DEX được sử dụng rộng rãi nhất, với khối lượng giao lớn đến hàng tỷ đô la mỗi ngày. Nhiều sàn giao dịch khác cũng mang đến các tính năng và tiện ích tương tự như Uniswap, nhưng mỗi sàn lại có một hướng phát triển riêng biệt:

Uniswap và Sushiswap

Mặc dù ban đầu bị chỉ trích là bản sao của Uniswap, Sushiswap đã nhanh chóng chứng tỏ giá trị của mình dưới sự lãnh đạo của OxMaki và đội ngũ. Sushiswap không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, trở thành một DEX lớn chỉ đứng sau Uniswap. Trong khi Uniswap tập trung vào việc tối ưu hóa giao dịch, Sushiswap lại tạo ra sự đa dạng sản phẩm, xây dựng hệ sinh thái phong phú hơn.

So sánh Uniswap và Sushiswap
So sánh Uniswap và Sushiswap

Uniswap và PancakeSwap

Một vấn đề lớn với Uniswap là phí giao dịch cao trên mạng lưới Ethereum. Để khắc phục điều này, PancakeSwap đã ra đời và hoạt động trên Binance Smart Chain với phí giao dịch thấp hơn, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư. Dù khởi đầu cũng là một bản sao của Uniswap, PancakeSwap đã phát triển các tính năng độc đáo, trở thành biểu tượng của DEX trên Binance Smart Chain.

So sánh Uniswap và PancakeSwap
So sánh Uniswap và PancakeSwap

Ngoài ra, chúng ta có thể so sánh Uniswap và một số sàn DEX khác như sau:

Bảng so sánh sàn Uniswap với các sàn DEX khác
Bảng so sánh sàn Uniswap với các sàn DEX khác

Cạnh tranh của Uniswap trên các dự án trên blockchain

Thời gian gần đây, sự cạnh tranh từ các dự án trên các blockchain khác đang gia tăng đáng kể. Có thể thấy phí giao dịch trên Ethereum từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối. Vào tháng 7/2020, khi trào lưu Yield Farming và token pump bùng nổ trên Uniswap, phí giao dịch đã tăng vọt lên hàng chục, hàng trăm đô la, điều này gây cản trở lớn cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Tình trạng này kéo dài cho đến tháng 3/2021, khi hiện tượng MEV xuất hiện, cùng với các bot tham gia vào “gas war,” khiến phí giao dịch tăng cao trở lại. MEV xảy ra khi thợ đào lợi dụng quyền hạn của mình để ưu tiên xử lý các giao dịch có phí cao, thay vì theo nguyên tắc “First come, First served,” tạo lợi nhuận cho bản thân.

Trong bối cảnh đó, Binance Smart Chain và PancakeSwap nổi lên như một giải pháp. PancakeSwap, cũng xuất thân từ một fork của Uniswap, đã khắc phục hạn chế về phí giao dịch cao của Ethereum, thu hút nhiều dòng tiền sang Binance Smart Chain. Hơn nữa, PancakeSwap không chỉ dừng lại ở việc là một bản sao, mà còn phát triển nhiều tính năng độc đáo, trở thành một biểu tượng khi nói về DEX trên hệ sinh thái này.

Mặc dù phí giao dịch trên Ethereum đã giảm, các blockchain khác cũng đang xây dựng những DEX riêng nhằm thu hút dòng tiền về hệ sinh thái của mình, như QuickSwap trên Polygon hay Raydium trên Solana.

Cuộc cạnh tranh này đặt ra câu hỏi liệu Uniswap có thể duy trì vị trí dẫn đầu trong thị trường DEX hay không. Câu trả lời sẽ phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển của Uniswap trong tương lai.

Tiềm năng phát triển của các dự án Uniswap

Tiềm năng của Uniswap được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau
Tiềm năng của Uniswap được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau

Nhà đầu tư

Uniswap đã thu hút được sự quan tâm và đầu tư lớn từ các quỹ nổi tiếng như ParaFi, Paradigm V hay Andreessen Horowitz, giúp củng cố tiềm lực tài chính và khả năng phát triển dài hạn.

Quan hệ đối tác

Uniswap đã xây dựng được nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức lớn và sàn giao dịch khác. Đáng chú ý, vào tháng 6/2021, Uniswap đã chính thức hợp tác với đội thể thao điện tử Team Secret với quỹ tài trợ 112.000 USD, đánh dấu bước tiến lớn trong việc mở rộng thương hiệu ra ngoài lĩnh vực blockchain.

Sự hợp tác thành công giữa Uniswap và Team Secret
Sự hợp tác thành công giữa Uniswap và Team Secret

Lộ trình phát triển

  • Năm 2018: Uniswap chính thức ra mắt cộng đồng.
  • Năm 2020: Tung ra phiên bản Uniswap V2, giới thiệu các nguyên lý mới nhằm tăng hiệu quả giao dịch. Bổ sung khả năng phát hiện token ERC-20 qua Token List và công cụ Sybil giúp việc ủy quyền (delegating) dễ dàng hơn.
  • Năm 2021: Nâng cấp hệ thống AMM (Automated Market Maker), khám phá các giải pháp mở rộng (Layer 2) và tiếp tục cải thiện hệ thống quản trị. Phiên bản Uniswap V3 đã mắt và chạy song song với phiên bản Uniswap V2.

Tin tức mới nhất về Uniswap

  • Ngày 12/12/2023: Uniswap đã mở rộng hoạt động sang blockchain Bitcoin thông qua tích hợp với Rootstock, theo báo cáo của CoinDesk.
  • Ngày 05/01/2024: Tài khoản X của Certik bị hack, cảnh báo người dùng tránh xa các liên kết lừa đảo ngụy trang dưới dạng khai thác Uniswap.

Đội ngũ phát triển thành công Uniswap

Năm 2018, Uniswap được thành lập bởi Hayden Adams, ông cho biết mình đã lấy cảm hứng từ một bài đăng của Vitalik Buterin về mô hình AMM. Sau đó ông cùng đội ngũ của mình, là những người có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Blockchain và tài chính để phát triển thành công Uniswap. Mục tiêu chính của Uniswap là xây dựng một môi trường đơn giản, hiệu quả để swap tiền điện tử.

Những rủi ro tiềm ẩn mà Uniswap mang lại

Uniswap cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định
Uniswap cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định

Rủi ro liên quan đến hợp đồng thông minh (Smart Contract)

Hợp đồng thông minh của Uniswap đã được thiết kế khá đơn giản và đã trải qua audit kỹ lưỡng, cho thấy tính ổn định sau một thời gian hoạt động. Tuy nhiên, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng bị tấn công, bởi các dự án sử dụng hợp đồng thông minh đều tiềm ẩn những rủi ro kỹ thuật.

Trong phiên bản Uniswap V1, đã có lỗ hổng liên quan đến tiêu chuẩn token ERC-777, cho phép kẻ tấn công khai thác tính năng “hooks” để rút tiền từ các pool thanh khoản sử dụng loại token này. Một ví dụ nổi bật là pool imBTC Tokenlon bị tấn công, dẫn đến thiệt hại khoảng 300.000 USD. May mắn là trong phiên bản Uniswap V2, lỗ hổng liên quan đến ERC-777 đã được khắc phục, nên không cần lo lắng về kiểu tấn công này.

Rủi ro liên quan đến Token

Uniswap cho phép bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng niêm yết token của họ. Tuy nhiên, tính mở này cũng dẫn đến việc nhiều cá nhân lợi dụng để tạo ra các token giả mạo hoặc lừa đảo (scam tokens). Người dùng cần thận trọng và kiểm tra kỹ hợp đồng thông minh của token trước khi giao dịch, tránh nguy cơ bị mất tiền vào các token lừa đảo.

Việc nắm bắt và hiểu rõ các rủi ro tiềm ẩn này sẽ giúp người dùng đưa ra quyết định giao dịch an toàn hơn trên Uniswap.

Uniswap API

Uniswap API hay được hiểu là bộ giao diện lập trình ứng dụng cho phép truy cập dữ liệu từ Uniswap. Thông qua API, các nhà phát triển có thể xây dựng những ứng dụng mới dựa trên nền tảng dữ liệu có sẵn của Uniswap, theo dõi giá cả và thực hiện phân tích thị trường với nhiều tính năng hấp dẫn như:

  • Trình theo dõi giá: Các nhà phát triển có thể tạo các công cụ theo dõi giá theo thời gian thực bằng API cho các cặp giao dịch trên Uniswap.
  • Giao dịch tự động: API có thể được sử dụng để xây dựng bot giao dịch tự động, giúp thực hiện các lệnh mua bán một cách liên tục và chính xác.
  • Tạo thị trường mới: Nhà phát triển ứng dụng API để thiết lập và quản lý các thị trường mới trên nền tảng Uniswap.
Nhà phát triển có thể xây dựng những ứng dụng mới trên Uniswap
Nhà phát triển có thể xây dựng những ứng dụng mới trên Uniswap

Uniswap API hỗ trợ truy cập qua cả HTTP và WebSocket, cung cấp nhiều điểm cuối để các nhà phát triển có thể dễ dàng lấy dữ liệu và thực hiện giao dịch, một số điểm cuối phổ biến bao gồm:

  • /v3/tokens: Cung cấp danh sách tất cả các mã thông báo được Uniswap hỗ trợ.
  • /v3/pairs: Truy xuất danh sách các cặp giao dịch trên Uniswap.
  • /v3/ticker: Cung cấp thông tin về giá, thanh khoản và khối lượng giao dịch của từng cặp token.
  • /v3/swap: Thực hiện lệnh giao dịch trên sàn Uniswap.

Uniswap API giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng các ứng dụng và dịch vụ dựa trên hệ sinh thái của Uniswap, mở ra nhiều tiềm năng phát triển trong lĩnh vực tài chính phi tập trung.

Thông tin về UNI token

UNI token và những thông tin chi tiết có liên quan
UNI token và những thông tin chi tiết có liên quan

Giới thiệu về UNI token là gì?

UNI là token gốc của Uniswap, thuộc tiêu chuẩn ERC-20 và được sử dụng với 3 mục đích chính:

  • Governance: Cấp quyền cho những người đang sở hữu UNI token tham gia vào nền tảng.
  • Switch fee.
  • UNI token là phần thưởng cho Liquidity Mining.

Thông số

  • Tên: Uniswap
  • Ký hiệu: UNI
  • Tổng cung: 1B
  • Vốn hóa: 99.62 T
  • Cung lưu hành: 598.19M
  • ATH: 44.92 USD
  • ATL: 1.03 USD

Ứng dụng thực tiễn

  • Ứng dụng trong quản trị: Những người sở hữu UNI token sẽ có quyền bỏ phiếu cho những thay đổi trên Uniswap.
  • Ưu đãi: Người sở hữu UNI token có thể nhận được các lợi ích và ưu đãi đặc biệt như phí giao dịch thấp hơn, tham gia các sự kiện độc quyền của Uniswap,…
  • Tạo nguồn thu nhập thụ động: Có thể sử dụng UNI token để cung cấp thanh toán cho các Pool trên Uniswap.

Tốc độ tăng trưởng

Uniswap đã chứng minh được sức tăng trưởng ấn tượng ngay từ những năm đầu ra mắt, bởi giá của 1 UNI lúc đó đã tương đương 1 USD. Hiện tại thì giá trị của UNI đã tăng đến 6.79 USD.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến UNI đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể:

  • Sự tăng cao của các đồng tiền điện tử: Điều này làm cho nhu cầu sử dụng các sàn giao dịch DEX tăng cao, và Uniswap cũng là 1 sàn phổ biến trong thời điểm hiện tại.
  • Sự đổi mới không ngừng: Sự đổi mới và cải tiến giao thức liên tục đã giúp Uniswap duy trì vị thế đứng đầu của mình.
  • Cộng đồng người sử dụng tích cực: Uniswap sở hữu 1 cộng đồng người sử dụng vô cùng năng động và tích cực, góp phần tạo nên sự thành công của Uniswap.

Giao dịch trên Uniswap như thế nào?

Cách thức giao dịch trên Uniswap

Dưới đây là 5 bước hướng dẫn đơn giản để bạn có thể giao dịch token trên Uniswap:

Bước 1: Cài đặt ví Metamask

Để bắt đầu giao dịch trên Uniswap hoặc bất kỳ sàn DEX nào, bạn cần có một ví cá nhân và Metamask là lựa chọn phổ biến và dễ sử dụng.

Hình logo MetaMask trên điện thoại
Hình logo MetaMask trên điện thoại

Bước 2: Chuyển token về ví Metamask

Sau khi mua token từ sàn giao dịch tập trung (CEX) như Binance, bạn cần chuyển chúng về ví Metamask. Truy cập mục Ví trên sàn CEX, chọn rút tiền và nhập địa chỉ ví Metamask của bạn, chọn mạng lưới On-chain phù hợp và số lượng token muốn gửi. Lưu ý cần có token gốc của blockchain (như ETH trên Ethereum hoặc BNB trên BNB Chain) để trả phí giao dịch.

Lưu ý:

  • Kiểm tra kỹ địa chỉ ví và mạng lưới để tránh mất tài sản.
  • Phí, tốc độ và hạn mức rút tiền sẽ khác nhau tùy theo người dùng tùy chọn.
Cách rút token về ví Metamask cực kỳ đơn giản
Cách rút token về ví Metamask cực kỳ đơn giản

Bước 3: Kết nối Metamask với Uniswap

Truy cập Uniswap và nhấn “Connect” ở góc phải màn hình, chọn ví Metamask để kết nối với sàn.

Chọn ví Metamask để kết nối với sàn Uniswap
Chọn ví Metamask để kết nối với sàn Uniswap

Bước 4: Tiến hành giao dịch (Swap)

Trong DEX, các giao dịch được gọi là “swap” – nghĩa là bạn sẽ hoán đổi token A sang token B. Ví dụ, bạn có thể hoán đổi 100 USDT để mua số lượng ETH tương ứng trên Uniswap.

Lưu ý các thông số giao dịch:

  • Network fees: Là 1 khoản phí giao dịch cần phải trả cho Blockchain để thực hiện giao dịch. Phí giao dịch tùy thuộc vào mạng lưới khác nhau, ví dụ như BNB Chain thì cần BNB để làm phí, còn Ethereum thì cần ETH làm phí.
  • Price impact: Chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực tế giao dịch. Slippage càng thấp, chi phí sẽ càng ít. Thông thường, một slippage ổn chỉ nên có mức chênh lệch từ 1% trở xuống.
  • Minimum output: Số tiền tối thiểu bạn nhận được sau khi swap.
  • Expected output: Số tiền ước tính nhận được (thường cao hơn minimum output).
Hoán đổi đồng USDT để đổi thành đồng ETH
Hoán đổi đồng USDT để đổi thành đồng ETH

Bước 5: Xác nhận giao dịch

Chọn số lượng token cần swap và xác nhận giao dịch trên Uniswap.

Làm sao để thêm thanh khoản trên Uniswap?

Uniswap là sàn DEX hoạt động theo cơ chế AMM (Automated Market Maker), cho phép giao dịch tài sản tức thì thông qua các Pool thanh khoản do người dùng cung cấp. Khi giao dịch, tài sản sẽ được gửi vào Pool và hoán đổi thành tài sản khác. Nhà cung cấp thanh khoản kiếm được phần thưởng từ phí giao dịch nhưng cũng đối mặt với rủi ro Impermanent Loss, đây là cách dùng Uniswap khi muốn thêm thanh khoản.

Ví dụ: Bạn muốn swap USDT sang ETH thì bạn cần chuyển USDT vào Pool cặp ETH/USDT và rút ETH từ Pool đó.

Uniswap hiện có hai phiên bản chính: Uniswap v2 và Uniswap v3. Cả hai đều sử dụng AMM, nhưng khác nhau ở cách phân bổ thanh khoản trong Pool.

Thêm thanh khoản trên Uniswap v2

Uniswap v2 cải tiến từ v1, cho phép tạo cặp giao dịch giữa nhiều loại tài sản, không chỉ ETH, chẳng hạn như cặp USDT/USDC hay cặp UNI/USDC.

Bước 1: Truy cập phần Pool và chọn v2 pools trong mục Positions.

Bước 2: Bạn sẽ thấy các lựa chọn như sau:

  • Create a pair: Tạo cặp thanh khoản mới.
  • Import Pool: Tìm Pool đã tạo trước đó.
  • Add V2 Liquidity: Thêm thanh khoản vào Pool hiện có.
Thêm các thông tin cần thiết như hình minh hoạ
Thêm các thông tin cần thiết như hình minh hoạ

Bước 3: Để thêm thanh khoản, thực hiện các bước:

  • Chọn token thứ nhất (ETH).
  • Chọn token thứ hai (USDT).
  • Xác nhận phê duyệt cặp token và ký giao dịch.
  • Nhấn Supply và xác nhận cung cấp thanh khoản trên ví.
Thêm thanh khoản trên Uniswap v2 khá đơn giản
Thêm thanh khoản trên Uniswap v2 khá đơn giản

Thêm thanh khoản trên Uniswap v3

Phiên bản AMM Uniswap v3 cho phép cung cấp thanh khoản trong một vùng giá cố định, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và ổn định giá trong vùng đó. Tuy nhiên, nếu giá vượt ngoài vùng thanh khoản, bạn sẽ không kiếm được phí giao dịch và thanh khoản của bạn cũng sẽ không hoạt động. Các bước thêm thanh toán trên Uniswap v3 như sau:

Bước 1: Truy cập mục Pool trên giao diện Uniswap, mặc định sẽ là phiên bản v3. Chọn New Position để tạo vị thế thanh khoản mới.

Cách thêm pool thanh khoản trên Uniswap v3
Cách thêm pool thanh khoản trên Uniswap v3

Bước 2: Thực hiện các thao tác:

  • Chọn tài sản thứ nhất (ETH).
  • Chọn tài sản thứ hai (USDT).
  • Điều chỉnh mức phí giao dịch.
  • Nhập mức giá thấp nhất và cao nhất (Low price, High price).
  • Nhập số lượng tài sản muốn cung cấp thanh khoản.
  • Phê duyệt và ký giao dịch để hoàn thành.
Tiến hành thêm thanh khoản v3
Tiến hành thêm thanh khoản v3
Approve và Preview để hoàn thành quá trình
Approve và Preview để hoàn thành quá trình

Hướng dẫn rút thanh khoản treen Uniswap

Sau khi thêm thanh khoản, bạn có thể kiểm tra cặp thanh khoản của mình trong mục “Your Liquidity” trên giao diện Pool phiên bản v2 hoặc v3. Để rút thanh khoản đã thêm, hãy chọn “Manage” rồi nhấp vào “Remove”.

Vào mục manager để tiến hành remove thanh khoản
Vào mục manager để tiến hành remove thanh khoản

Tiếp theo, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Chọn lượng thanh khoản muốn rút (25%, 50%, 75%, 100%).
  • Phê duyệt token (Approve Token) và ký giao dịch trên ví.
  • Nhấn “Remove” và xác nhận giao dịch trên ví để hoàn tất việc rút thanh khoản.
Approve và hoàn thành Remove thanh khoản
Approve và hoàn thành Remove thanh khoản

Một số tính năng khác trên sàn giao dịch Uniswap

Dưới đây một số hướng dẫn sử dụng Uniswap với 1 số tính năng phổ biến như sau:

Lệnh giới hạn (Limit)

Lệnh Limit cho phép bạn đặt một mức giá cụ thể mà giao dịch sẽ được tự động thực hiện khi thị trường đạt đến mức giá đó.

Các bước để tạo lệnh limit:

  • Vào mục Limit trong giao diện Trade của sàn giao dịch Uniswap.
  • Nhập mức giá mục tiêu cho giao dịch.
  • Chọn các token mà bạn muốn mua và bán, đồng thời nhập số lượng giao dịch.
  • Xác nhận giao dịch bằng cách ký xác nhận trên ví của bạn. 
Ký xác nhận bằng cách nhấn confirm
Ký xác nhận bằng cách nhấn confirm

Chuyển (Send)

Tính năng Send cho phép bạn chuyển tài sản sang một ví khác. Tuy nhiên, thường tính năng này ít khi thực hiện thông qua Uniswap mà sẽ thực hiện trực tiếp trên ví của bạn.

Các bước để chuyển tài sản trên Uniswap:

  • Vào mục Send trong giao diện Trade của Uniswap.
  • Chọn tài sản sau đó nhập số lượng tài sản cần chuyển.
  • Nhập địa chỉ ví mà bạn muốn gửi tài sản đến.
  • Nhấn Send và ký xác nhận giao dịch trong ví của bạn. 
Nhấn send để gửi tài sản đi
Nhấn send để gửi tài sản đi

Mua (Buy)

Tính năng Mua trên Uniswap cho phép bạn mua tài sản crypto bằng tiền pháp định, các bước để mua tài sản trên Uniswap:

  • Vào mục Buy trong giao diện Trade của Uniswap.
  • Chọn quốc gia của bạn (ví dụ: Việt Nam) để sử dụng tiền pháp định địa phương.
  • Chọn tài sản và nhập số lượng mà bạn cần mua.
  • Nhấn Tiếp tục.
  • Chọn phương thức thanh toán (Thẻ ghi nợ, Apple Pay, Google Pay,…)
  • Cuối cùng là bước hoàn tất thanh toán trên Uniswap.
Vào lệnh Buy trên giao diện Uniswap
Vào lệnh Buy trên giao diện Uniswap
Chọn hình thức thanh toán qua MoonPay hoặc Banxa
Chọn hình thức thanh toán qua MoonPay hoặc Banxa

Crypto 568 hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Uniswap – một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) phổ biến nhất trên thị trường crypto hiện nay. Với các tin tức về Uniswap bổ ích và hướng dẫn sử dụng chi tiết, Crypto 568 mong bạn sẽ giao dịch một cách hiệu quả và tự tin hơn. Tuy nhiên, trước khi tham gia sàn giao dịch Uniswap, hãy luôn cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro tiềm ẩn để đảm bảo sự an toàn cho tài sản của mình!

Xem thêm:

Pionex là gì? Đánh giá chi tiết và tính năng nổi bật của sàn Pionex

PrimeXBT là gì? Ưu nhược điểm và những tính năng đặc biệt

Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận