Tâm lý thị trường trong giao dịch được hiểu là gì? Nó sẽ đề cập đế tâm trạng chung của thị trường được thể hiện ở trong một phiên giao dịch nào đó nhất định. Thị trường đơn giản sẽ là nơi một đám đông tập trung lại với nhau và thực hiện giao dịch. Từ đó, nơi đây sẽ thể hiện nhiều khía cạnh tâm lý cũng cảm xúc của các trader. Vì vậy, để hiểu rõ về tâm lý thị trường là gì, trader hãy theo dõi bài viết của Traderforex chúng tôi sau đây nhé.
Tâm lý thị trường là gì?
Tâm lý thị trường là gì? Thuật ngữ “Tâm lý thị trường” nói chung đề cập đến tâm trạng của thị trường ở trong phiên giao dịch hiện tại. Khi đó, tâm lý trên thị trường có thể được so sánh cùng với tâm trạng của các cá nhân. Nó có thể nhanh chóng bị thay đổi bởi vì những lý do, yếu tố hay bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc, suy nghĩ và hành động khác.
Tâm lý thị trường sẽ xác định đến lượng và lượng cầu đối với một loại cổ phiếu, tiền tệ hoặc là một hàng hóa cụ thể nào đó. Nếu như thị trường có được sự tích cực trong triển vọng ở hiện tại thì mọi người sẽ bắt đầu mua vào nhiều hơn, lượng cầu sẽ được kích thích và từ đó giá cũng sẽ được đẩy lên các đỉnh mới. Lúc này, đây được gọi là một thị trường tăng giá – bullish. Bên cạnh đó, nếu như thị trường có sự bi quan thì giá dự kiến sẽ bị suy giảm đi. Với trường hợp đó, thị trường sẽ giảm giá, gọi là bearish.
Trong một thị trường, cảm xúc sẽ chiếm đa số đối với việc quyết định tâm lý chung của thị trường đó. Đây chính là tâm lý giảm hoặc tăng mạnh sớm hay muộn gì cũng sẽ chiếm lĩnh được thị trường. Trader hãy tưởng tượng rằng mình đã quyết định mở lệnh bán cho cặp tiền tệ EUR/USD. Cùng với lúc đó, những tin tức tích cực cũng đã được công bố và tâm lý thị trường cũng được cải thiện. Tâm lý chấp nhận rủi ro sẽ dẫn đến sự gia tăng của những tài sản dễ bị rủi ro tác động đến.
Trader đã đưa ra quyết định thực hiện theo đề xuất của mình và không xét đến tâm lý trên thị trường. Cặp tiền tệ sẽ bắt đầu gia tăng và trader sẽ bị mất tiền bởi vì trader cần phải dành nhiều thời gian để chú ý đến tâm lý thị trường. Để có thể hiểu được tầm quan trọng của tâm lý ở trên thị trường sẽ giúp ích cho trader rất nhiều trong việc né tránh được những loại sai lầm này.
Làm thế nào để có thể đo được chỉ số tâm lý thị trường?
Chỉ số VIX
VIX là một chỉ số vô cùng phổ biến được ứng dụng khá nhiều trong những sàn giao dịch quyền chọn. Nó giống như là một thước đo cho biết về sự kỳ vọng của các trader đối với các xu hướng mới nổi ở trong ngắn hạn. Chỉ số này có thể mô tả cả giá chứng khoán của S&P 500.
Chỉ số VIX được tính toán bằng việc biểu diễn mức giá trung bình của S&P 500 dưới dạng phần trăm. Nó sẽ mô tả về hướng đi của thị trường ở trong tương lai. Ví dụ như chỉ số VIX đạt được mức 18 thì trong năm tới có thể S&P 500 sẽ chỉ có thể dao động quanh mức từ +18 cho đến -18.
Với trường hợp VIX nằm trên mức 40, thì có nghĩa rằng thị trường đang ở trong tình thế rụt rè, lưỡng lực. Còn khi chỉ số VIX giảm xuống dưới mức 20 thì nó cho thấy các nhà đầu tư lúc này đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý chấp nhận rủi ro. Chẳng hạn như trong khoảng thời gian diễn ra khủng hoảng tài chính từ năm 2018, VIX đã đạt được mức vô cùng cao lên đến 89,53. Điều đáng nói ở đây đó là chỉ với 2 tháng trước đó, chỉ số này thậm chí còn chưa bao giờ đạt được ngưỡng 19.
Nếu như nhận thấy VIX có sự gia tăng quá cao thì trader nên xem đây như là một tín hiệu dự báo rằng thị trường một ngày nào đó sẽ e dè. Lúc này, các trader sẽ có xu hướng bảo toàn vốn và sẽ không dám đầu tư mạo hiểm như là khi thị trường đang ở trong đà tăng giá.
Chỉ báo tâm lý thị trường
Dữ liệu thị trường mà cụ thể chỉ báo tâm lý thị trường sẽ luôn là một nguồn thông tin vô cùng quan trọng để có thể đánh giá được tâm lý thị trường Forex. Vì vậy mà số lượng giao dịch ở trong CFTC thông thường sẽ được theo dõi vô cùng sát sao. Ngoài ra, nhiều nhà giao dịch vẫn sẽ còn quan tâm đến các báo cáo thông tin đề cập đến số liệu giao dịch hợp đồng ở trên sàn chưa được chốt. Qua đó, thông tin này sẽ cho biết nhiều hơn về loại tiền tệ đang có sự chi phối ở trên thị trường.
Hiện nay, sàn FX đã cập nhật các chi tiết số lượng giao dịch cũng như hướng luân chuyển tiền tệ. Như vậy, thị trường ngoại hối sẽ lại có tính chất phân tán, chưa có nền tảng giao dịch nào trên thị trường có đủ quy mô trong việc tổng hợp dữ liệu giao dịch trên phạm vi toàn bộ thị trường.
Ngoài ra, bên cạnh thị trường ngoại hối Mỹ – thị trường lớn nhất thế giới thì số lượng giao dịch còn có khả năng tổng hợp từ một vài thị trường lớn khác nữa, ví dụ như thị trường Nhật Bản. Và theo đó, báo cáo theo tuần của Bộ tài chính Nhật Bản sẽ cung cấp rất nhiều nguồn thông tin bổ ích.
Thông qua báo cáo này, trader sẽ cập nhật thu nhập và dòng chứng khoán một cách chính xác ở trên sàn giao dịch Tokyo. Không những thế, trader cũng không thể nào bỏ qua được vòng luân chuyển cổ phiếu ở trên sàn TSE – sàn Tokyo. Mọi hoạt động giao dịch, luân chuyển sẽ đều có sự ảnh hưởng đến biến động giá này.
AII Bull and Bear
AII Bull and Bear sẽ cung cấp nguồn dữ liệu đến từ cuộc khảo sát được nhiều chuyên gia phố Wall thực hiện. Cứ qua mỗi tuần, người ta lại đến. Các trader chỉ cần đưa ra câu trả lời của một số câu hỏi đơn giản. Kết quả sau đó sẽ được tổng hợp lại, phân bố đến mọi người rộng rãi để ai cũng đều có thể theo dõi được.
Cuộc khảo sát tâm lý này đã cung cấp rất nhiều nguồn thông tin hữu ích và quan trọng. Đồng thời, nó còn hỗ trợ các trader dự đoán được tâm lý của thị trường. Đặc biệt, nếu như muốn theo dõi dữ liệu khảo sát một cách chi tiết, trader có thể tìm đến trang web của Bloomberg.
Chỉ số sợ hãi và tham lam CNN
Nếu như AII Bull and Bear dựa vào kết quả khảo sát thì chỉ số này sẽ hoàn toàn ngược lại. Thay vào đó, chỉ số sợ hãi và tham lam CNN lại sử dụng những dữ liệu liên quan khác như là chỉ số VLX. Kết quả sẽ được tính dựa theo thang điểm từ 0 cho đến 100. Thang điểm này càng cao thì sẽ phản ánh càng rõ về mức độ tham lam của các trader. Ngược lại, khi thang điểm này càng thấy thì mức độ sợ hãi của các trader sẽ được thể hiện càng rõ ràng hơn.
Tâm lý thị trường của XTB
Hiện tại, sàn XTB cung cấp đến các trader nền tảng xStation 5. Nó cho phép trader đánh giá khách quan về tâm lý thị trường. Vì thế, việc đầu tiên mà trader có thể làm đó là đăng ký một tài khoản ở trên sàn TXB. Sau đó tiến hành đăng nhập vào tài khoản và di chuyển đến mục “Tâm lý thị trường” được tích hợp sẵn ở trong phần “Phân tích thị trường”.
Tâm lý thị trường và các yếu tố cơ bản có sự khác biệt như thế nào?
Thông thường, tâm lý thị trường sẽ được mô tả tương tự như là một hình thức phân tích cơ bản. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng sẽ được vào những nguyên tắc cơ bản. Giữa chúng sẽ có sự khác biệt lớn nhất đó là thời gian. Tâm lý thị trường sẽ có xu hướng dẫn dắt thị trường ở trong ngắn hạn. Trong khoảng thời gian ngắn, những chuyển động diễn ra ở trên thị trường sẽ hoàn toàn được dựa vào tin tức và cảm xúc của trader. Khi tiến hành giao dịch ở những khung thời gian lớn hơn, trader cần phải chú ý nhiều hơn đến những nguyên tắc cơ bản. Trong đó sẽ bao gồm kịch bản kinh tế chung, điều kiện kinh tế của một đất nước và chính sách tiền tệ của những ngân hàng trung ương.
Chẳng hạn như Mỹ có tình hình kinh tế vô cùng mạnh mẽ và FED (Cục dự trữ Liên bang) dự định sẽ gia tăng mức lãi suất trong khoảng thời gian tới. Điều này sẽ giúp cho đồng tiền USD trở nên hấp dẫn hơn với các trader trong suốt một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, trader cũng cần phải biết được rằng giá sẽ không di chuyển theo đúng một đường thẳng chạy từ điểm A đi đến điểm B. Chính vì thế mà giá của USD cũng sẽ có những sự thăng trầm ở trong một xu hướng tăng dài hạn. Sẽ có một vài lý do đằng sau việc những chuyển biến này và trong số đó sẽ bao gồm cả chỉ số tâm lý thị trường.
Khi đã tìm hiểu về tâm lý thị trường, trader cần phải biết được rằng chúng được thành hai loại đó là tâm lý chấp nhận rủi ro và tâm lý loại bỏ rủi ro. Cả hai loại tâm lý này sẽ đều mô tả tình huống ở trên thị trường khi mà hầu hết các trader lớn dịch chuyển dòng tiền của bản thân họ tùy thuộc theo tình hình kinh tế thế giới hoặc cũng như những sự kiện địa chính trị.
Tâm lý chấp nhận rủi ro
Khi nói đến chỉ báo tâm lý thị trường hay đơn giản là tâm lý thị trường thì tâm lý chấp nhận rủi ro sẽ đề cập đến một môi trường mà các trader ở đó không có bất kỳ ngần ngại nào trong việc hoạt động cùng với những tài sản có rủi ro. Chẳng hạn như là tiền tệ và cổ phiếu có lãi suất cao, tiền tệ của những thị trường mới nổi. Những loại tiền tệ có lãi suất cao hơn như là đô la New Zealand hay đô la Úc sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn hơn nữa ở trong môi trường rủi ro bởi vì những người mua loại tiền này sẽ hưởng được mức lãi suất đó.
Trong đó, tiền tệ của những thị trường mới nổi như đồng real của Brazil, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, peso Mexico và rand Nam Phi cũng sẽ được hưởng lợi trong các thời điểm rủi ro. Trái ngược lại với đồng USD hay trái phiếu kho bạc Mỹ thì cổ phiếu cũng sẽ được xem là tài sản mang tính rủi ro.
Tâm lý chấp nhận rủi ro có khả năng sẽ được kéo dài từ vài phút cho đến vài tuần tùy vào sức mạnh của nó. Nó cũng sẽ có thể ngay lập tức thay đổi theo những những nguồn tin đang được các trader chú ý sát sao.
Tâm lý loại bỏ rủi ro – Tâm lý không thích rủi ro
Tâm lý loại bỏ rủi ro sẽ với tâm lý chấp nhận rủi ro ở trên thị trường sẽ trái ngược hoàn toàn. Trong môi trường loại bỏ rủi ro, các trader sẽ hạn chế hoặc né tránh hoạt động cùng với những loại tài sản có tính rủi ro bởi vì họ sợ mất tiền. Họ sẽ chuyển tiền của mình từ tài sản có tính rủi ro sang những tài sản có thể trú ẩn an toàn.
Đồng tiền trú ẩn an toàn lý tưởng nhất sẽ là những loại tiền tệ của một quốc gia nào đó đang có thặng dư tài khoản vãng lai cùng với một hệ thống tài chính, chính trị ổn định và tỷ lệ nợ/GDP thấp. Tuy nhiên, mọi quốc gia trên thực tế đều hoàn toàn có tỷ lệ nợ cao hơn so với GDP. Đây chính là lý do vì sao các trader nên tìm kiếm những nơi có mức độ xấu thấp nhất khi đặt tiền. Với tâm lý loại bỏ rủi ro, trader phần lớn sẽ có xu hướng mua đồng Franc Thụy Sĩ, Đô la Mỹ, đồng yên Nhật, vàng hoặc là trái phiếu kho bạc Mỹ.
Bật mí những cách xác định tâm lý thị trường
Nếu như giao dịch cổ phiếu, trader có thể sử dụng chính khối lượng giao dịch để đánh giá về những điều kiện thị trường ở hiện tại. Chẳng hạn nếu như giá cổ phiếu của một cổ phiếu có sự gia tăng liên tục, thế nhưng nó lại có khối lượng thấp thì điều này đồng nghĩa với việc tâm lý thị trường suy yếu. Trader hoàn toàn có thể tìm hiểu điều này qua các chỉ báo tâm lý thị trường.
Trên thị trường Forex, trader cũng có thể sử dụng đến các chỉ báo khối lượng. Ví dụ như khối lượng cân bằng hoặc chỉ số dòng tiền (OBV hoặc On Balance Volume) để tiến hành đo lường tâm lý thị trường. Trong đó, OBV sẽ mang đến cho trader những kết quả đáng tin cậy hơn. Đây chính là sự bổ sung khối lượng tích lũy ở trong những giai đoạn thị trường đang đóng cửa tăng giá trừ đi tổng khối lượng ở trong những giai đoạn thị trường kết thúc sự giảm giá.
Nếu như bất cứ sự thay đổi nào, có thể giảm hoặc này xảy ra với đường OBV mà không đi kèm cùng với sự thay đổi giá cùng một lúc thì điều này chứng tỏ rằng xu hướng ở hiện tại đều sẽ đảo chiều ở trong tương lai gần. Với tình huống này, nó sẽ được minh họa ở trên biểu đồ của cặp USD/CAD với khung thời gian H4. Tuy nhiên, trader nên tính toán đến những mức xác nhận khác nữa trước khi đưa ra quyết định nhé.
Tìm hiểu thêm về Tâm lý giao dịch – Yếu tố cần phải kiểm soát
Bài viết vừa rồi là những nội dung thú vị và hay nhất về tâm lý thị trường mà Trader Forex muốn chia sẻ đến các trader. Với sự chia sẻ về thuật ngữ tâm lý thị trường là gì cũng như cách đo lường chỉ số này thì hy vọng rằng trader sẽ hiểu rõ về thị trường và đưa ra được những chiến lược giao dịch hiệu quả nhất nhé.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.