fbpx

SOL coin là gì? Có nên đầu tư vào SOL Coin?

SOL coin là đồng coin chính thức của mạng lưới Solana – đây là một dự án blockchain mã nguồn mở hỗ trợ hợp đồng thông minh và cho phép các nhà phát triển có thể tạo ra các Token, NFT và dApps. Để hiểu rõ SOL là gì và những ưu nhược điểm của SOL bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.

Tìm hiểu chi tiết về Sol Coin
Tìm hiểu chi tiết về Sol Coin

Solana (SOL) là gì?

Solana là gì hay Solana coin là gì? Solana (viết tắt là SOL) là một nền tảng blockchain với mã nguồn mở hoàn toàn, hình thức phi tập trung và được điều hành bởi Solana Foundation có trụ sở đặt tại Geneva. Tương tự như các blockchain hàng đầu thị trường hiện nay như Carano, Ethereum, Solana cũng được thiết kế để phục vụ cho các giao dịch ngân hàng và tạo ra các smart contract, thiết kế các NFT và dApps.

Solana – nền tảng blockchain có mở nguồn mở
Solana – nền tảng blockchain có mở nguồn mở

Solana sử dụng cơ chế đồng thuật Proof of Stake và kết hợp với Proof of History nên SOL có mạng lưới xử lý hàng ngàn giao dịch trên mỗi giây với chi phí giao dịch cực rẻ.

Solana được thành lập để hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn trên nền tảng blockchain hiện tại về tốc độ xử lý, khả năng mở rộng, chi phí giao dịch. Solana có thể thực hiện đến 65.000TPS và thời gian tạo khối cực nhanh chỉ với 400ms trong khi vẫn đảm bảo được tính phi tập trung và độ bảo mật. Solana có thể được xem là tương lai của blockchain.

Đội ngũ sáng lập Solana

Solana coin được sáng lập từ những người có nhiều kinh nghiệm trong mảng crypto và blockchain. Đội ngũ lãnh đạo của Solana là những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin và quản lý. Đây là nền tảng vững chắc giúp Solana có thể phát triển bền vững và có nhiều tiềm năng trong tương lai.

Đội ngũ đồng sáng lập Solana
Đội ngũ đồng sáng lập Solana

Họ đã từng làm việc tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như:

  • Anatoly Yakovenko (CEO): Anatoly là người sáng lập nên dự án Solana. Ông đã từng giữ chức vụ kỹ sư phần mềm tại Dropbox, giám đốc phát triển phần mềm tại Qualcomm, đồng sáng lập tại Alescere.
  • Greg Fitzgerald (CTO): đây là người đồng sáng lập nên dự án solana. Ngoài ra, Greg Fitzgerald từng là cựu kỹ sư phần mềm tại Alescere và Qualcomm.
  • Raj Gokal (COO): ông là Cựu Giám đống Sản phẩm tại Odama Health, nhà đầu tư mạo hiểm tại General Catalyst, CEO và nhà đồng sáng lập Sano. Bên cạnh đó, ông còn có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
  • Eric Williams (CS): từng là Cựu Giám đốc Dữ liệu tại Omada Health, tiến sĩ vật lý hạt tại Berkeley và Ph.D của trường Đại học Columbia.
  • Stephen Akidge (PE): với hơn 10 năm giữ chức vụ kỹ sư chuyên môn về tối ưu hóa GPU tại Intel và Qualcomm.

Dự án Solana có gì nổi bật?

Không phải ngẫu nhiên mà Solana trở thành dự án tiền ảo có uy tín và lớn nhất thị trường hiện nay. Sau đây là một số điểm nổi bật mà Solana đang sở hữu.

Dự án Solana và những điều nổi bật
Dự án Solana và những điều nổi bật

Nền tảng Blockchain 3.0 với những công nghệ mới nhất

Tốc độ giao dịch tại Solana vô cùng đáng nể mà chi phí giao dịch thấp trong khi vẫn duy trì được tính phi tập trung và độ bảo mật. Để làm được điều này, Solana đã áp dụng cơ chế đồng thuận hoàn toàn Proof of Stake và kết hợp với Proof of History cùng hàng loạt các công nghệ sau:

Công nghệ mới được áp dụng trên nền tảng Solana
Công nghệ mới được áp dụng trên nền tảng Solana
  • Thuật toán đồng thuận Proof of History

Thuật toán này nhằm để xác minh được thời gian và trình tự diễn ra các giao dịch, giúp giảm tải cho các nút mạng trong quá trình xử lý khối bằng việc cung cấp phương tiện mã hóa thời gian vào blockchain. Đây là trợ thủ đắc lực giúp cho Solana gia tăng tốc độ xử lý giao dịch và loại bỏ các chương trình theo dõi thời gian trên mạng.

  • Cơ chế đồng thuận Tower BFT

Cơ chế đồng thuận tận dụng Proof of History như một chiếc đồng hồ trước khi có sự đồng thuận để có thể giảm chi phí liên lạc và độ trễ. Thuật toán cơ chế đồng thuận hoạt động dựa trên sự biểu quyết theo số lượng người xác thực bỏ phiếu cho thứ tự các sự kiện. Sau đó Tower BFT sẽ đưa ra quyết định cuối cùng nếu có đủ 2/3 người tham gia biểu quyết.

  • Giao thức truyền chuỗi khối Turbine

Truyền tải nhanh chóng một khối lượng lớn dữ liệu luôn là thách thức vô cùng lớn đối với công nghệ blockchain hiện nay. Thế nhưng, Solana đã giải quyết điều này bằng việc sử dụng giao thức Turbine. Dữ liệu sẽ được truyền đến các Validator khác nhau bằng cách chia các dữ liệu thông tin thành các đơn vị nhỏ hơn. Mỗi Validator sẽ truyền dữ liệu tới Neighborhood và các Neighborhood này sẽ tiếp tục nhiệm vụ tương tự. Điều này sẽ giúp cho Solana giải quyết được vấn đề băng thông nhằm tăng khả năng giải quyết các giao dịch nhanh hơn.

  • Giao thức chuyển tiếp Gulf Stream

Gulf Stream cho phép các giao dịch hoạt động trước thời hạn. Tức là các Validator thực hiện giao dịch sớm hơn, giảm thời gian xác nhận cũng như chuyển đổi các Leader nhanh hơn. Từ đó giúp giảm tải áp lực bộ nhớ lên Validator từ các giao dịch chưa xác nhận.

  • Công cụ xử lý các giao dịch cùng lúc Sealevel

Khi các blockchain chỉ có thể xử lý giao dịch đơn luồng hoặc một chiều thì nhờ việc sử dụng công cụ xử lý song song Sealevel mà Solana có thể xử lý các giao dịch cùng lúc.

  • Đơn vị xử lý các giao dịch Pipelining

Sử dụng kỹ thuật Pipelining sẽ giúp xác thực giao dịch một cách nhanh chóng. Nghĩa là khi một luồng dữ liệu đầu vào xử lý theo nhiều bước, mỗi phần cứng sẽ chịu trách nhiệm cho từng bước khác nhau. Kỹ thuật Pipelining này sẽ đảm bảo tất cả các phần cứng luôn hoạt động một cách trơn tru để dữ liệu được xử lý nhanh gọn nhất.

  • Bộ nhớ mở rộng Cloudbreak

Solana sử dụng Cloudbreak làm giải pháp mở rộng theo chiều ngang để đạt được khả năng mở rộng mạng mà không bị phân mảng dữ liệu. Solana tạo ra những phần mềm giúp làm giảm mức độ phụ thuộc vào việc sử dụng phần cứng.

  • Lưu trữ dữ liệu Archivers

Validator chỉ thực hiện xác thực các giao dịch mà không cần lưu trữ dữ liệu. Vì vậy, công việc lưu trữ dữ liệu sẽ được giao cho trình lưu trữ và người lưu trữ không tham gia đồng thuận. Việc này giúp cho vai trò của Validator trở nên nhẹ nhàng, từ đó hiệu suất làm việc tăng cao.

Hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ lập trình

Solana hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến tích hợp trên máy chủ ảo. Điều này sẽ giúp cho các lập trình viên có thể sáng tạo và phát triển vì không phải mất nhiều thời gian để học tập một ngôn ngữ mới và khó như Solidity của Ethereum.

Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình đa dạng
Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình đa dạng

Tính bảo mật cao

Nhờ vào sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake, Solana khuyến khích người sở hữu token SOL tham gia Stake coin của mình cho Validator. Từ đó họ sẽ góp một phần công sức của mình vào việc bảo vệ mạng lưới Solana. Khi các Validator xác thực được giao dịch thành công thì họ sẽ được chia phần thưởng của mình cho những người đã staking coin cho họ.

Tất cả các khoản chi phí giao dịch được thanh toán bằng SOL sẽ được đem đi đốt coin. Từ đó ngăn chặn tình trạng lạm phát và giá trị token SOL sẽ càng ngày càng có giá trị cao trong tương lai.

SOL coin là gì?

SOL coin là gì hay SOL là gì? SOL là đồng coin gốc của nền tảng blockchain Solana.

Định nghĩa về SOL coin
Định nghĩa về SOL coin

Dưới đây là thông tin chi tiết của SOL coin:

  • Ticker: SOL
  • Loại Token: Utility Token
  • Blockchain: Solana
  • Tiêu chuẩn TOken: SPL
  • Đơn vị thay thế: Lamport
  • Block Time: 400ms
  • Thời gian giao dịch: khoảng 50.000 – 65.000 TPS
  • Thuật toán đồng thuận: PoH và PoS
  • Tổng cung tối đa: 1.000.000.000 SOL
  • Tổng cung khởi tạo: 500.000.000 SOL
  • Lượng cung lưu hành: 320.597.710 SOL

SOL coin được sử dụng với mục đích sau đây:

  • Thanh toán các khoản phí giao dịch: thanh toán các loại chi phí giao dịch trên hệ sinh thái thuộc Solana như phí giao dịch, phí smart contract,…
  • Phần thường dành cho các Nodes/Stalker: phần thưởng khi các Nodes/Stalker tham gia xác minh giao dịch trên Solana. Việc này có mục đích đảm bảo mạng lưới hoạt động ổn định trong một thời gian dài.
  • Quản trị: khi sở hữu SOL coin bạn có thể tham gia bỏ phiếu cho các hoạt động quản trị.

SOL coin là đồng tiền gốc từ dự án Solana được sử dụng dưới 3 mục đích là phí giao dịch, chi trả phần thưởng và đóng vai trò bỏ phiếu quản trị mạng.

Ứng dụng của SOL coin

Ưu điểm của SOL coin
Ưu điểm của SOL coin
  • Tiền tệ của mạng Solana: người dùng sử dụng SOL coin để chuyển nhận tiền với chi phí rẻ.
  • Staking: để trở thành trình xác thực trên mạng lưới Solana, bạn phải cần stake một lượng SOL coin nhất định.
  • Mua bán, trao đổi SOL: các cặp giao dịch với SOL coin có sẵn trên các sàn giao dịch phổ biến.

Nên đầu tư vào SOL của Solana hay không?

Tìm hiểu về các ưu điểm và nhược điểm của SOL coin sau đây giúp cho bạn đưa ra quyết định có nên đầu tư vào SOL hay không?

Có nên đầu tư vào SOL của Solana hay không?
Có nên đầu tư vào SOL của Solana hay không?

Ưu điểm

  • SOL coin có tính thanh khoản cao và có sẵn trên các sàn giao dịch lớn như: Binance, Hoo, MXC,…
  • Được đánh giá cao vì sở hữu mạng blockchain có tốc độ xử lý giao dịch nhanh, phí giao dịch mạng cực rẻ. Hệ sinh thái Solana đang phát triển vượt trội và SOL coin hứa hẹn sẽ trở thành thành phần có vai trò quan trọng trong Solana.

Nhược điểm

  • Nền tảng này rất khó để cạnh tranh trong trường hợp người dùng đã quen thuộc với nền tảng Ethereum.
  • Việc phân bổ SOL coin vẫn không hoàn toàn phi tập trung bởi một phần lớn SOL coin vẫn nằm trong tay các nhà đầu tư.

Bài viết trên đây đã gửi đến bạn các thông tin cụ thể về Solana (SOL) – dự án ứng dụng công nghệ blockchain 3.0 và có tiềm năng phát triển lâu dài. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về SOL coin và có chiến lược đầu tư tốt nhất.

Xem thêm: Có nên đầu tư vào bakecoin, linacoin, filecoin hay onecoin?

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?
Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận