fbpx

Chi tiết về các quy tắc xác định cấu trúc thị trường theo SMC

Chiến lược giao dịch hiệu quả là một chủ đề được quan tâm rất nhiều bởi các trader, đặc biệt là các chiến lược hay quy tắc xác định cấu trúc thị trường theo SMC. Khi đã xây dựng được cho bản thân một chiến lược giao dịch cụ thể, thì chắc hẳn dù ở trong hoàn cảnh nào, thị trường diễn biến ra sao thì các trader vẫn sẽ thích ứng được. Hiểu được điều đó, bài viết sau đây của traderforex sẽ chia sẻ chi tiết nhất về cách thức để xác định cấu trúc thị trường theo SMC đến với các trader.

Xác định cấu trúc thị trường bằng SMC – Phần đầu

Phương pháp SMC có tên gọi đầy đủ là Smart Money Concept – nó được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức của ba loại lý thuyết cơ bản nhất đó là:

Trong đó các trader phần lớn sẽ tập trung nhiều vào các khối OB hay entry point mà không quan tâm đến điều quan trọng hơn hết chính là giá ở hiện tại đang nằm ở vị trí nào? Giá đang nằm ở cấu trúc nào hay trong xu hướng nó đang nằm ở giai đoạn nào? Chính vì vậy mà các trader cần biết đến các cách xác định cấu trúc thị trường sau đây:

Cách thức xác định cấu trúc Major cùng chiến lược giao dịch hiệu quả

Trong xu hướng tăng giá

Hầu hết các trader đều biết rằng để hình thành nên một xu hướng tăng giá thì thị trường bắt buộc phải tạo nên những con sóng có đáy và đỉnh cao hơn đáy và đỉnh trước đó.

Như ví dụ minh họa sau đây, trong một xu hướng tăng cơ bản thì cả 3 con sóng là AB, CD và DE sẽ đều hình thành lần lượt các đáy và đỉnh cao hơn so với trước.

Xu hướng tăng đối với cấu trúc Major
Xu hướng tăng đối với cấu trúc Major

Trong đó, con sóng chạy từ B cho đến C chính là con sóng hồi. Căn cứ vào độ dài hay mức độ hồi của con sóng đó để quyết định nên việc cấu trúc Major có hình thành hay không.

Khi sử dụng công cụ PB, trader sẽ quan sát được rằng con sóng hồi BC đã đi qua hay còn gọi là vượt qua ngưỡng 0.5 chưa. Như vậy, có thể thấy khi con sóng hồi bằng hoặc vượt qua mức 0.5 ở trên công cụ PD thì đồng nghĩa với việc cấu trúc Major ở trong xu hướng tăng cũng sẽ được hình thành.

Xác định cấu trúc Major bằng công cụ PD
Xác định cấu trúc Major bằng công cụ PD

Tuy nhiên trader cũng nên lưu ý rằng ngoài công cụ PD thì trader cũng có thể xác định cấu trúc Major bằng hộp Cam hoặc Fibonacci.

Trong xu hướng giảm giá

Để xu hướng giảm được hình thành thì thị trường bắt buộc phải tạo nên các con sóng có đáy và đỉnh thấp hơn so với đáy và đỉnh ở trước đó.

Với ví dụ minh họa dưới đây, trader có thể thấy được rằng con sóng AB, CD và DE sẽ tạo nên các đáy và đỉnh thấp hơn khi so với đáy và đỉnh trước đó.

Xu hướng giảm cơ bản trong cấu trúc Major
Xu hướng giảm cơ bản trong cấu trúc Major

Con sóng kéo dài từ B cho đến C được xem là con sóng hồi. Mức độ hồi của con sóng này sẽ được sử dụng để làm căn cứ cho việc quyết định xem cấu trúc Major có được hình thành trong xu hướng giảm hay không.

Khi sử dụng công cụ PD, trader sẽ nhìn thấy được rằng con sóng hồi BC này đã vượt qua được ngưỡng 0.5. Và đó là cấu trúc Major.

Xác định cấu trúc Major trong xu hướng giảm bằng công cụ PD
Xác định cấu trúc Major trong xu hướng giảm bằng công cụ PD

Như vậy, trader có thể hiểu rằng trong xu hướng giảm, cấu trúc Major sẽ được tạo ra dựa vào con sóng hồi có độ dài bằng hoặc lớn hơn mức 0.5.

Xây dựng chiến lược giao dịch cùng với cấu trúc Major

  • Trong xu hướng tăng có cấu trúc Major: Tại vùng Major, trader nên tiến hành đặt lệnh Buy-limit với mức Stoploss nằm cách vùng Major từ 3 pips đến 5 pips. Đồng thời, trader cần đặt Take Profit nằm ở đỉnh gần nhất của xu hướng tăng hay còn gọi là đỉnh D.
Xây dựng chiến lược giao dịch trong xu hướng tăng với cấu trúc Major
Xây dựng chiến lược giao dịch trong xu hướng tăng với cấu trúc Major
  • Trong xu hướng giảm có cấu trúc Major: Trader nên thiết lập lệnh Sell-limit ngay tại vùng Major, còn trên vùng Major thì nên đặt Stoploss cách đó từ 3 cho đến 5 pips. Bên cạnh đó, tại đáy gần nhất của xu hướng hay còn gọi là đáy D thì nên đặt điểm Take profit.
Cấu trúc Major trong xu hướng giảm có chiến lược giao dịch như thế nào?
Cấu trúc Major trong xu hướng giảm có chiến lược giao dịch như thế nào?

Cách thức xác định cấu trúc Minor và xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả

Trong xu hướng tăng giá

Việc xác định cấu trúc thị trường theo phương pháp SMC không hề khó như nhiều trader vẫn thường nghĩ. Ví dụ như đối với cấu trúc Minor ở trong một xu hướng tăng chẳng hạn. Trong một xu hướng, các trader sẽ dễ dàng nhận thấy rằng chúng luôn có các con sóng hồi và sóng đẩy. Dựa vào việc xác định độ dài của những con sóng hồi này mà trader hoàn toàn có khả năng xác định được cấu trúc Minor.

Như hình dưới đây chính là một xu hướng tăng cơ bản. Trong xu hướng này sẽ có các con sóng hồi BC và DE được tạo ra.

Cấu trúc Minor ở trong một xu hướng tăng giá cơ bản
Cấu trúc Minor ở trong một xu hướng tăng giá cơ bản

Trader khi đó có thể thông qua công cụ PD để đo độ dài của những con sóng hồi. Từ đó, có thể xác định được cấu trúc Major đã được tạo ra khi sóng hồi BC vượt quá mức 0.5. Không những thế, trader sẽ thấy được rằng độ dài của sóng hồi DE khi đó vẫn chưa vượt qua được mức 0.5.

Như vậy, trader có thể kết luận dễ dàng rằng trong một xu hướng tăng, cấu trúc Minor sẽ được tạo nên khi con sóng hồi không vượt qua mức 0.5 khi sử dụng công cụ PD.

Trong xu hướng giảm giá

Ngược lại với xu hướng tăng giá bên trên thì xu hướng giảm giá sẽ hình thành lần lượt các đợt sóng hồi BC và DE.

Nhờ vào việc dùng đến công cụ PD, trader sẽ thấy rằng sóng hồi BC khi hồi quá mức 0.5 sẽ tạo nên cấu trúc Major.

Vẫn là sử dụng công cụ PD này, trader sẽ thấy sóng hồi DE có độ dài chưa vượt qua được mức 0.5.

Xác định cấu trúc Major trong một xu hướng giảm giá
Xác định cấu trúc Major trong một xu hướng giảm giá

Như vậy, có thể hiểu rằng trong một xu hướng giảm, cấu trúc Minor sẽ được hình thành khi sóng hồi không kéo dài quá mức 0.5.

Chiến lược giao dịch hiệu quả cùng với cấu trúc Minor

Khi giao dịch cùng với cấu trúc Minor, trader có thể sử dụng một trong hai chiến lược như sau:

  • Đầu tiên là chờ mức giá hồi về cùng với Minor và đồng thời đánh giá xem xu hướng tăng có thể tiếp tục hay không (điều kiện lúc này là phải có CE).
  • Hoặc chiến lược thứ hai đó là tiến hành giao dịch bằng một lệnh Sell theo cấu trúc Substructure với mức target được đặt tại vùng Major. Chiến lược này sẽ được giới thiệu rõ hơn ở phần nội dung tiếp theo.

Đối chiến lược đầu tiên, các trader có thể tham khảo chi tiết thêm như sau:

  • Cấu trúc Minor khi ở trong một xu hướng tăng, trader nên thiết lập lệnh Buy-limit ở vùng Minor và sau vùng Minor thiết lập điểm Stoploss cách từ 3 pips đến 5 pips. Ngoài ra, tại đỉnh gần nhất (đỉnh F trong hình) của xu hướng tăng hãy đặt target Takr profit.
  • Cấu trúc Minor trong một xu hướng giảm: tại vùng Minor các trader hãy thiết lập lệnh Sell-limit và ở trên vùng Minor với điểm Stoploss cách từ 3 pips đến 5 pips. Đồng thời, tại đáy gần nhất của một xu hướng giảm (đáy F theo như hình minh họa) thì đặt target Take Profit.
Chiến lược giao dịch hiệu quả với cấu trúc Minor
Chiến lược giao dịch hiệu quả với cấu trúc Minor

Ngoài ra, trader cũng nên lưu ý rằng nếu như timeframe chọn ở khung H1 thi cần tìm CE ở khung M15. Còn nếu như timeframe chọn ở khung M15 thì cần tìm CE ở khung M5, M1.

Hướng dẫn xác định cấu trúc Major và Minor đơn giản ở trên biểu đồ giá

Minh họa về cấu trúc Major với chiến lược giao dịch hiệu quả trên biểu đồ giá

Với biểu đồ GBP/USD ở khung thời gian H4 sau đây, Traderforex sẽ chia sẻ cách xác định cấu trúc Major và chiến lược giao dịch đơn giản nhất.

Biểu đồ giá thực tế và cấu trúc Major
Biểu đồ giá thực tế và cấu trúc Major

Quan sát hình minh họa trên, trader có thể thấy đây là một xu hướng tăng giá cơ bản. Ccs đợt sóng hồi BC đã kéo dài vượt qua ngưỡng 0.5 trên PD cho nên cấu trúc Major đã được hình thành bởi vùng giá xung quanh đỉnh C.

Như chia sẻ về chiến lược giao dịch cùng với cấu trúc này ở phần trên, trader sẽ cần chờ đợi giá hồi về và tại vùng giá cần thiết lập lệnh Buy-Limit. Còn tại đỉnh D cao nhất đối với một xu hướng tăng thì đặt target Take Profit. Đồng thời, ở dưới cấu trúc Major cách khoảng từ 3 pips đến 5 pips hãy đặt lệnh Stop Loss.

Thiết lập lệnh Buy-Limit theo chiến lược giao dịch được chia sẻ
Thiết lập lệnh Buy-Limit theo chiến lược giao dịch được chia sẻ

Và kết quả nhận được sẽ giống như hình minh họa dưới đây:

Giao dịch với cấu trúc Major và kết quả lệnh giao dịch nhận về
Giao dịch với cấu trúc Major và kết quả lệnh giao dịch nhận về

Trong đó, quy tắc để xác định được điểm vào lệnh CE đó là:

  • Nếu như khung thời gian chính là H4 thì lệnh CE sẽ nằm ở khung M15.
  • Nếu như khung thời gian chính là H1 thì lệnh CE sẽ nằm ở khung M5.

Minh họa về cấu trúc Minor với chiến lược giao dịch hiệu quả trên biểu đồ giá

Hãy cùng quan sát biểu đồ giá GBP/USD ở khung thời H1 sau đây:

Cấu trúc Minor trên biểu đồ giá cần có chiến lược ra sao?
Cấu trúc Minor trên biểu đồ giá cần có chiến lược ra sao?

Nhìn vào con sóng hồi BC trên công cụ PD không vượt qua mức 0.5, do đó vùng giá xung quanh đỉnh C đã hình thành nên cấu trúc Minor.

Theo như chiến lược giao dịch cùng với cấu trúc Minor bên trên thì trader nên chờ đợi giá hồi về tại vùng Minor để một lệnh Sell vẫn sẽ tiếp tục đi theo xu hướng giảm.

Tiếp đến, tại vùng Minor trader hãy đặt lệnh Sell-limit và tại vùng giá được hình thành bởi một đáy D thấp nhất trong xu hướng giảm thì hãy đặt target take profit. Còn mức Stop Loss sẽ đặt dưới cấu trúc Minor cách khoảng từ 3 pips đến 5 pips.

Đặt lệnh Sell-Limit khi giao dịch với cấu trúc Minor
Đặt lệnh Sell-Limit khi giao dịch với cấu trúc Minor

Và hình minh họa sau đây chính là kết quả của lệnh Sell sau khi thực hiện theo chiến lược đã được Trader Forex chia sẻ.

Kết quả lệnh Sell nhận được sau khi thực hiện giao dịch theo chiến lược với cấu trúc Minor
Kết quả lệnh Sell nhận được sau khi thực hiện giao dịch theo chiến lược với cấu trúc Minor

Quy tắc xác định cấu trúc thị trường theo SMC (Rule for structure) – Phần tiếp theo

Ở phần tiếp theo này, trader forex sẽ hướng dẫn trader về quy tắc xác định cấu trúc thị trường theo SMC (rule for structure), cụ thể là cấu trúc Internal và cấu trúc Substructure.

Xác định cấu trúc Internal

Tìm hiểu về cấu trúc Internal

Chắc hẳn các trader cũng biết được rằng xu hướng thị trường sẽ được hình thành nhờ vào sự kết hợp của  những con sóng hồi (Corrective wave) và sóng đẩy (Impulse wave). Trong đó, sóng hồi lại sẽ có cấu trúc và hình dạng khác nhau. Ở phần này, đặc điểm của con sóng hồi sẽ được traderforex chia sẻ chi tiết để trader biết cách xác định cấu trúc qua ví dụ sau đây:

Cấu trúc thị trường ở trong xu hướng tăng
Cấu trúc thị trường ở trong xu hướng tăng

Hình minh họa trên là hai biểu đồ diễn tả xu hướng tăng, tuy nhiên chúng sẽ sự khác nhau đó là:

  • Biểu đồ bên trái sẽ có cấu trúc Minor. Con sóng hồi xuất hiện từ đỉnh F đã có sự tiếp cận và vượt qua cấu trúc Minor trước khi nó hồi lại tại vùng Major ở xu hướng chính.
  • Còn ở biểu đồ bên phải, cấu trúc Minor sẽ không xuất hiện. Con sóng hồi xuất hiện từ đỉnh D đã hồi lại đến vùng Major của xu hướng tăng ở trước đó một cách trực tiếp.

Điều khác biệt chính ở đây đó là sự phá vỡ cấu trúc Minor hay còn có tên gọi khác là trạng thái cấu trúc thị trường – CHOCH có sự thay đổi từ tăng chuyển sang giảm của con sóng hồi. Ở đây, sẽ không có sự thay đổi của xu hướng chính của thị trường mà chỉ có cấu trúc của con sóng hồi thay đổi.

Từ sự khác nhau trên thì trader có thể xác định được sự hình thành của cấu trúc Internal khi không có sự thay đổi trạng thái thị trường CHOCH còn khi có sự phá vỡ cấu trúc Minor (còn lại CHOCH) thì sẽ hình thành nên cấu trúc Substructure.

Theo như quy tắc xác định cấu trúc thị trường theo SMC thì dựa vào HTF (High Time Frame) như H4, H1 sẽ xác định xu hướng và cấu trúc Minor, Major. Còn cấu trúc Substructure, Internal sẽ dựa vào khung Low Time Frame, tức LTF như M5, M15.

Với ví dụ trên biểu đồ bên phải khi xác định cấu trúc chính của thị trường đã sử dụng khung HTF, còn biểu đồ bên dưới đây cũng tương tự như biểu đồ phía trên nhưng khung thời gian đã có sự giảm xuống Low Time Frame.

Trong LTF và cấu trúc Internal
Trong LTF và cấu trúc Internal

Giao dịch cùng cấu trúc Internal với chiến lược hiệu quả

Đối với xu hướng tăng

Sau khi đã xác định được trong xu hướng tăng có cấu trúc Internal, các trader nên đặt lệnh Sell-limit ở vùng đỉnh D, còn đặt Take Profit ở vùng Major trong xu hướng tăng ở trước đó. Đồng thời, cách đỉnh D 3 pips đến 5 pips trader hãy đặt Stop Loss.

Cấu trúc Internal với chiến lược giao dịch hiệu quả
Cấu trúc Internal với chiến lược giao dịch hiệu quả

Sau đó, trader hãy tiến hành thiết lập một lệnh Buy ở vùng Major trên tại đỉnh D. Còn cách vùng Major từ 3 pips đến 5 pips thì có thể Stop Loss. Trader có thể xem lại cách giao dịch cùng với cấu trúc Major ở phần đầu tiên.

Đối với xu hướng giảm

Sau khi cấu trúc Internal được xác định, tại vùng đáy D, trader hãy đặt một lệnh Buy-Limit, còn tại vùng Major thì đặt Take Profit của xu hướng giảm ở trước đó. Bên cạnh đó, có thể đặt Stop Loss cách đáy D từ 3 pips đến 5 pips.

Chiến lược giao dịch trong xu hướng giảm cùng với cấu trúc Internal
Chiến lược giao dịch trong xu hướng giảm cùng với cấu trúc Internal

Chẳng hạn như ví dụ sau với biểu đồ giá XAU/USD ở khung thời gian M15 sau:

Cấu trúc Major ở khung thời gian M15 của XAU/USD
Cấu trúc Major ở khung thời gian M15 của XAU/USD

Thông qua công cụ PD, trader sẽ xác định được con sóng BC đã được hình thành nên cấu trúc Major. Ngoài ra, con sóng giảm CD sẽ được tạo nên mà không có sự xuất hiện của cấu trúc Minor nó không phá vỡ được đáy B trong xu hướng giảm. Như vậy, là sẽ có xác định được đây chính là cấu trúc Internal.

Với lý thuyết giao dịch cùng với cấu trúc Internal, trader sẽ cần thực hiện lệnh Buy ở điểm D. Còn tại vùng Major (điểm C) sẽ thiết lập Take Profit và đặt Stop Loss cách D từ 3 cho đến 5 pips.

Và kết quả nhận được sẽ được thể hiện ở hình bên dưới đây:

Kết quả giao dịch của lệnh Buy XAU/USD ở khung thời gian M15
Kết quả giao dịch của lệnh Buy XAU/USD ở khung thời gian M15

Theo như chiến lược giao dịch tại điểm E với cấu trúc Major ở phần trước, trader có thể đặt lệnh Sell ở đáy B ở xu hướng giảm xuất hiện trước đó, đặt Take Profit ở điểm B còn đặt Stop Loss nằm ở trên vùng E cách 3 pips – 5 pips. Kết quả nhận về như sau:

Lệnh Sell-Limit với kết quả giao dịch ở biển đồ XAU/USD tại khung thời gian M15
Lệnh Sell-Limit với kết quả giao dịch ở biển đồ XAU/USD tại khung thời gian M15

Xác định cấu trúc Substructure

Ở phần đầu tiên, trader đã được chia sẻ về quy tắc xác định cấu trúc thị trường theo SMC (rule for structure) được hình thành khi cấu trúc Minor bị phá vỡ. Còn trong khung HTF, cấu trúc Substructure là một con sóng hồi và trong khung LTF sẽ là một cấu trúc sóng.

Tại đây, cấu trúc Substructure được phần hai loại như sau:

  • Cấu trúc Substructure cơ bản sẽ gồm các con sóng nhỏ có dạng Minor được kết hợp lại với nhau.
  • Cấu trúc Substructure sẽ gồm có những con sóng hồi được cấu trúc Major lẫn Minor tạo nên.

Tìm hiểu về cấu trúc Substructure cơ bản

Bên dưới đây chính là cấu trúc Substructure, cấu trúc này sẽ gồm có các con sóng hồi hình thành nên vùng Minor kết hợp lại cùng nhau để tạo nên một cấu trúc lớn FG.

Tìm hiểu về cấu trúc Substructure
Tìm hiểu về cấu trúc Substructure

Trader có thể xác định cấu trúc từ con sóng F đến G nhờ vào việc dùng đến công cụ PD hoặc Gann Box.

Cấu trúc Substructure gồm cấu trúc Internal
Cấu trúc Substructure gồm cấu trúc Internal

Nếu như cấu trúc Substructure chỉ có các con sóng hình thành nên vùng Minor thì trader cần cân nhắc vào lệnh Sell ở vùng OB thay vì follow theo các sóng ở vùng Minor. Bởi vì vùng này xét về bản chất không có khả năng nắm giữ giá cho nên giá sẽ dịch chuyển đi về vùng OB sau đó mới tạo nên xu hướng giảm quay trở lại cấu trúc Major ở trong xu hướng tăng xuất hiện ở trước đó.

Giao dịch đơn giản cùng với cấu trúc Substructure
Giao dịch đơn giản cùng với cấu trúc Substructure

Trader có thể quan sát cấu trúc Substructure qua hình minh họa sau:

Xu hướng giảm và cấu trúc Substructure
Xu hướng giảm và cấu trúc Substructure

Dựa vào hình trên, trader có thể xác định được các điều sau:

  • Con sóng khi được hình thành từ đỉnh A kéo dài đến đỉnh F khả năng cao chính là một xu hướng giảm.
  • Con sóng BC đã được hồi về tại vùng discount của con sóng AB xuất hiện ở trước đó cho nên đã tạo ra cấu trúc Major.
  • Cấu trúc Minor được tạo nên bởi vì con sóng DE chưa có khả năng hồi về vùng discount của con sóng CD nằm ở trước đó.

Như vậy, trader có thể nhận định được rằng cấu trúc sẽ được hình thành từ F cho đến G sẽ là cấu trúc Substructure bởi vì khi giá break qua vùng Minor E sẽ có sự chuyển đổi trạng thái. Khi đó, trader chỉ cần xác định đây là loại cấu trúc Substructure nào.

Trader có thể khẳng định đó là một cấu trúc Substructure đơn giản bởi vì độ dài chạy từ đỉnh G cho đến điểm thấp nhất nằm ở vùng sideway chưa hồi về vùng Discount thuộc con sóng lớn FG.

Đối với cấu trúc này, trader có thể thiết lập một lệnh Sell-limit nằm ở vùng Major sẽ được hình thành dựa vào xu hướng giảm đã xuất hiện ở trước đó. Còn trên vùng Major cách đó 3 đến 5 pips hãy đặt Stop Loss và tại đỉnh F sẽ đặt Take Profit.

Chiến lược Sell-limit ở vùng Major
Chiến lược Sell-limit ở vùng Major

Đối với cấu trúc Substructure gồm những con sóng hồi được cấu trúc Major và Minor hình thành sẽ được thể hiện qua hình sau:

Cấu trúc Substructure với các con sóng hồi
Cấu trúc Substructure với các con sóng hồi

Thông qua công cụ PD, trader có thể xác định được cấu trúc Minor cũng như cấu trúc sóng hồi FK tạo nên cấu trúc Major ở bên trong.

Đối với cấu trúc Substructure, chiến lược giao dịch hiệu quả sẽ được chia sẻ ở các nội dung tiếp theo bởi vì nó cần trader nắm được các yếu tố kỹ thuật kỹ hơn. Còn ở hiện tại, trader chỉ cần thực hành để thông thạo việc nhận diện cấu trúc này là được.

Biểu đồ GPB/USD ở khung M15 với cấu trúc Substructure
Biểu đồ GPB/USD ở khung M15 với cấu trúc Substructure

Quan sát biển đồ trên, trader có thể thấy vùng giá màu xanh đậm được đánh dấu chính là cấu trúc Substructure:

  • Con sóng FG sau khi đã phá vỡ cấu trúc Minor nằm ở vùng F chính là dấu hiệu cho thấy cấu trúc Substructure được hình thành.
  • Các cấu trúc Minor GH lần lượt sẽ được tạo nên thông qua công cụ PD.
  • Với công cụ PD, trader sẽ quan sát được con sóng IJ hình thành nên cấu trúc Major và hướng đi tiếp theo của thị trường sẽ được dựa vào sự phản ứng với vùng Major.

Xác định cấu trúc thị trường theo SMC – Phần cuối

Chi tiết về cấu trúc thị trường khi xác định theo phương pháp SMC

Như đã chia sẻ chi tiết ở các phần trên, trader sẽ thấy được rằng thị trường sẽ được các con sóng lớn (còn gọi là xu hướng) và các con sóng nhỏ (sóng hồi) trong các con sóng lớn tạo thành. Chính vì vậy khi đưa ra một chiến lược giao dịch nào đó thì cấu trúc Substructure và Internal cần phải được xác định chính xác và rõ ràng.

Bên dưới đây là một ví dụ minh họa về xu hướng tăng cơ bản. Quan sát xu hướng tăng này, trader sẽ xác định dễ dàng cấu trúc Minor và Major.

Phương pháp SMC và cách xác định cấu trúc thị trường
Phương pháp SMC và cách xác định cấu trúc thị trường

Ở đây, traderforex sẽ giới thiệu 3 chiến lược có thể giao dịch theo phương pháp SMC trong trường hợp này đó là:

  • Chờ đợi giá hồi về vùng cấu trúc Major trong xu hướng tăng. Sau đó, tiếp tục Buy cùng với thiết lập Take Profit ở đỉnh cao nhất của xu hướng tăng ở trước đó.
  • Tại cấu trúc Minor, chờ đợi giá hồi về rồi xem xét và đánh giá xem xu hướng tăng liệu rằng có tiếp tục diễn ra hay không (với điều kiện bắt buộc phải có CE).
  • Giao dịch theo cấu trúc Substructure thông qua lệnh Sell với mức Take Profit được thiết lập tại vùng Major.

Tiếp theo sau đó, trader hãy tìm hiểu về cách thức giao dịch theo 3 chiến lược này một cách chi tiết nhất để nắm rõ hơn nhé. Cụ thể sẽ được chia sẻ ngay sau đây:

Đặt lệnh Buy-limit ở vùng giá đã hình thành nên cấu trúc Major
Đặt lệnh Buy-limit ở vùng giá đã hình thành nên cấu trúc Major

Trái ngược lại với xu hướng giảm, thì trader có thể quan sát biểu đồ trên về cặp tỷ giá EUR/USD ở khung H1 sau đây:

Biểu đồ giá của cặp tiền tệ EUR/USD
Biểu đồ giá của cặp tiền tệ EUR/USD
  • Con sóng BC và một xu hướng giảm được hình thành đã góp phần tạo nên cấu trúc Major.
  • Con sóng CD sẽ tạo nên một tín hiệu BOS để dự báo về việc xu hướng giảm sẽ tiếp tục diễn ra.

Với cấu trúc Major, trader có thể đặt một lệnh Sell-Limit ở vùng giá đã hình thành nên cấu trúc Major của chính xu hướng giảm ở trước đó. Còn tại vùng giá của xu hướng giảm đã hình thành nên đáy thấp nhất D thì đặt Take Profit và trên vùng giá Major cách 3 đến 5 pips thì đặt Stop Loss.

Và trader sẽ nhận được kết quả như hình bên dưới đây:

Lệnh Sell của biểu đồ giá EUR/USD
Lệnh Sell của biểu đồ giá EUR/USD

Đối với cấu trúc Minor, trader có thể sử dụng đến công cụ PD để xác định. Với công cụ này, trader sẽ biết được cấu trúc Minor đã được giá phá vỡ hay chưa, nếu như đã bị giá phá vỡ với tín hiệu CHOCH thì tức là cấu trúc Substructure cũng đã được tạo nên.

Cấu trúc Substructure được hình thành khi giá hồi về cấu trúc Minor
Cấu trúc Substructure được hình thành khi giá hồi về cấu trúc Minor

Sau khi hình thành nên cấu trúc Substructure thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • TH1: Giá sẽ không phá vỡ cấu trúc Minor mà thay vào đó sẽ tạo thành vùng ROS để CE xuất hiện và tiếp diễn xu hướng.
  • TH2: Giá sẽ có sự phá vỡ cấu trúc Minor và cấu trúc Substructure đơn giản và phức tạp cũng sẽ được hình thành.

Giao dịch với chiến lược tiếp diễn xu hướng cùng cấu trúc Minor

Trader hãy quan sát biểu đồ cặp tiền tệ XAU/USD ở khung thời gian H1 sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Biểu đồ giá XAU/USD ở khung thời gian H1
Biểu đồ giá XAU/USD ở khung thời gian H1

Với biểu đồ này, trader sẽ xác định được:

  • Tại đáy H, xu hướng tăng và cấu trúc Major được hình thành.
  • Cấu trúc Minor đã bị giá phá qua cùng con sóng hồi IJ.

Như vậy, theo lý thuyết được đưa ra ở TH1 thì trader sẽ tìm đến khung thời gian nhỏ hơn để tiến hành vào lệnh CE. Sau đó, quay về biểu đồ trên ở khung M15 để theo dõi sự phá vỡ của cấu trúc Minor.

Giao dịch Buy tại cấu trúc Minor khi có CE
Giao dịch Buy tại cấu trúc Minor khi có CE

Sau khi xác nhận rằng có CE thì tại vùng giá được đáy J tạo ra trader hãy đặt lệnh Buy. Đồng thời, tại đỉnh cao nhất của một con sóng tăng ở trước đó thì trader có thể thiết lập Take Profit và đặt Stop Loss ở dưới đáy J cách từ 3 pips cho đến 5 pips. Và kết quả nhận về đó là:

Lệnh Buy tại cấu trúc Minor khi có CE
Lệnh Buy tại cấu trúc Minor khi có CE

Có thể thấy các cấu trúc Substructure sẽ được tạo nên khi giá phá vỡ qua cấu trúc Minor. Khi đó, sẽ có hai khả năng có thể xảy ra ở bên trong cấu trúc Substructure.

Cấu trúc Substructure đơn giản gồm những con sóng tạo nên vùng Minor

Hình ảnh minh họa sau đây chính là cấu trúc Substructure gồm các con sóng hồi hình thành nên vùng Minor.

Cấu trúc Substructure với cấu trúc Minor
Cấu trúc Substructure với cấu trúc Minor

Lưu ý rằng nếu như cấu trúc Substructure chỉ gồm có những con sóng tạo nên cấu trúc Minor thì trader chỉ cần quan tâm đến việc vào lệnh Sell tại OB chứ không nên thiết lập chúng tại cấu trúc Minor bởi vì xét về bản chất thì vùng Minor sẽ không có khả năng nắm giữ giá, vì vậy giá sẽ có sự dịch chuyển về vùng OB.

Đặt lệnh Sell ở vùng OB
Đặt lệnh Sell ở vùng OB

Trader hãy xem qua biểu đồ giá USD/JPY ở khung thời H1 sau đây:

Khung thời gian H1 và biểu đồ giá USD/JPY
Khung thời gian H1 và biểu đồ giá USD/JPY

Dựa vào biểu đồ giá này, trader có thể xác định được những điều sau:

  • Tại đáy C, xu hướng tăng cùng với cấu trúc Major được hình thành.
  • Tín hiệu CHOCH được con sóng FG tạo ra để phá vỡ cấu trúc Minor ở trước đó.
  • Bên trong của cấu trúc Substructure vừa được hình thành sẽ có con sóng GH hình thành nên cấu trúc Major ở bên trong cấu trước đã xuất hiện ở trước đó.

Trader nên lưu ý rằng bởi vì con sóng GH của xu hướng tăng chưa Mitigate lại cấu trúc Major cho nên khi đó trader vẫn cần phải tìm kiếm điểm Sell. Như vậy, trader có thể thiết lập một điểm Sell ở tại điểm H. Còn tại vùng giá Major thì đặt Take Profit và đặt Stop Loss ở trên điểm H từ 3 đến 5 pips tùy vào sự biến động của thị trường. Kết quả nhận như sau:

Kết quả lệnh Sell tại khung thời gian H1 của biểu đồ USD/JPY
Kết quả lệnh Sell tại khung thời gian H1 của biểu đồ USD/JPY

Cấu trúc Substructure phức tạp gồm những con sóng hồi hình thành cấu trúc Major và Minor

Dựa vào công cụ PD, trader sẽ thấy được rằng ở trong cấu trúc Substructure sẽ có một đợt sóng hồi hình thành cấu trúc Major. Khi đó, lệnh Sell đặt tại OB sẽ bị hủy bỏ. Một cấu trúc Major mới sẽ được tạo ra để làm căn cứ cho những chiến lược xác định cấu trúc tiếp theo.

Cấu trúc Major mới được hình thành ở bên trong cấu trúc Substructure
Cấu trúc Major mới được hình thành ở bên trong cấu trúc Substructure

Khi giá vượt qua khỏi cấu trúc Major vừa được hình thành và suy giảm để tập trung vào việc khai thác vùng Major. Thì trader có thể nhận định rằng sóng giảm khi đó đã kết thúc và xác nhận một xu hướng tăng mới (tức là ROS đã được hình thành khi mà cấu trúc Major mới bị giá vượt qua).

Vùng Major mới bị giá vượt qua nhằm xác định xu hướng tăng
Vùng Major mới bị giá vượt qua nhằm xác định xu hướng tăng

Trong trường hợp này, trader chỉ cần xem xét đến các lệnh Buy với điểm Take Profit được đặt ở đỉnh nằm gần nhất được xu hướng tăng ở trước đó tạo ra. Còn dưới cấu cấu trúc Major cách 3 đến 5 pips có thể đặt Stop Loss. Ở biểu đồ XAU/USD ở khung thời gian H4 sau đây, khi quan sát trader có thể thấy được rằng:

Minh họa cho việc xu hướng tăng mới được tạo ra khi giá vượt qua cấu trúc Major
Minh họa cho việc xu hướng tăng mới được tạo ra khi giá vượt qua cấu trúc Major
  • Nhờ vào công cụ PD, trader sẽ xác định được rằng cấu trúc Major sẽ được hình thành ở bên trong cấu trúc Substructure giảm ở trước đó.
  • Sau khi sóng DE hồi về giúp cấu trúc Major mới được hình thành thì cũng đồng nghĩa với việc cấu trúc Substructure ở trong xu hướng trước đã bị suy yếu.

Khi đã xác định có sự hình thành của một xu hướng tăng thì trader hãy chờ đợi một lệnh Buy ở chính cấu trúc Major đầu tiên.Tại đỉnh A của xu hướng tăng ở trước đó, trader hãy đặt target Take Profit và nhận kết quả như sau:

Thiết lập lệnh Buy tại đỉnh A thuộc xu hướng tăng ở trước đó
Thiết lập lệnh Buy tại đỉnh A thuộc xu hướng tăng ở trước đó

Như vậy, vừa rồi là những chia sẻ chi tiết về các quy tắc xác định cấu trúc thị trường theo SMC hay gọi đơn giản chỉ là cách xác định cấu trúc thị trường theo SMC. Bài viết này sẽ giúp các trader biết được khi xác định cấu trúc thị trường thì cần làm gì và thực hiện như thế nào để nhận về kết quả hiệu quả nhất. Vì vậy, hy vọng rằng trader có thể linh hoạt ứng dụng các chiến lược mà traderforex vừa chia sẻ vào trong quá trình giao dịch của mình nhé.

Xem thêm:

Cách thức áp dụng quy tắc 72 trong đầu tư hiệu quả

Bullish Harami là gì? Làm sao để giao dịch với Bullish Harami?

Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận