fbpx

Pullback là gì? Hướng dẫn cách sử dụng pullback hiệu quả

Người mới tham gia chơi Forex có thể còn lạ lẫm với khái niệm PullBack là gì. Những những người chơi lâu năm thì ai cũng từng nghe đến PullBack rồi. Bởi đây là thuật ngữ đã được sử dụng rộng rãi hơn 50 năm qua. Để hiểu rõ hơn về PullBack cũng như các chỉ báo giao dịch thì hãy cùng Traderforex.net tìm hiểu PullBack là gì, sử dụng như nào thế trong một giao dịch Forex nhé!

PullBack là gì?

Tìm hiểu khái niệm Pullback là gì?
Tìm hiểu khái niệm Pullback là gì?

Để giải đáp cho vấn đề PullBack là gì hãy cứ nhìn vào thị trường thực tế sẽ rõ. Trong các giao dịch forex, sẽ có một số thời điểm giá tạm thời đi theo chiều hướng ngược với xu hướng chính. Đây cũng chính là giai đoạn giao dịch Pullback mà chúng ta cần tìm hiểu. Mục đích chính khi PullBack xuất hiện là để điều chỉnh lại giá. Đảm bảo thị trường ổn định khi trở lại vượt mức xu hướng cũ. Đôi khi bạn sẽ nghe đến thuật ngữ “giá điều chỉnh” hoặc là “giá thoái lui” thì đây đều là cách gọi Việt hóa của PullBack đấy. Sau những thông tin này hy vọng bạn sẽ không còn thắc mắc PullBack là gì nữa nhé!

Thời gian diễn ra pullback không cố định, kéo dài nhanh hay chậm phải dựa trên độ dài của trend. Thông thường một đợt pullback chỉ kéo dài qua một vài phiên liên tiếp. PullBack có thể tăng hoặc giảm và những chỉ số thường sẽ được thiết lập trước đó, vẫn nằm trong kiểm soát. Từ những đặc điểm chung này có thể phân loại pullback cụ thể như sau:

  • Pullback trong xu hướng tăng: Khi giá liên tục tăng sẽ có một thời điểm buộc phải điều chỉnh cho giá giảm xuống. Trước khi muốn tăng trở lại và vượt qua đỉnh trước đó.
  • Pullback trong xu hướng giảm: Tương tự như trên tình huống nhưng xét với chiều ngược lại. Tức là trong một thị trường mà giá liên tục giảm, sẽ có lúc giá tăng trở lại. Sau đó mới quay lại và tiếp tục đi xuống, giảm sâu tạo ra đáy thấp hơn đáy đã có từ trước.

Xem thêm: Dead Cat Bounce là gì? Mô hình này có ý nghĩa ra sao?

Khi nào PullBack sẽ xuất hiện?

Các giai đoạn pullback
Các giai đoạn pullback

Người chơi có thể dựa vào các chỉ báo như RSI, MACD để tìm kiếm dấu hiệu PullBack. Đây được xem là giai đoạn nghỉ của một xu hướng. Nhằm lấy đà trước khi tiếp tục vượt tăng hoặc vượt giảm. Đương nhiên là xét dựa trên xu hướng chung của thị trường. PullBack đúng là giai đoạn giá dịch chuyển ngược với xu hướng chính tuy nhiên chỉ có tính tạm thời.

Hầu hết các đợt Pullback liên quan đến việc giá di chuyển đến đường trung bình động hoặc điểm trục. Trước khi tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm chính của thị trường. Các nhà giao dịch nên cẩn thận theo dõi các chỉ số để không nhầm lẫn giữa một đợt Pullback và xu hướng đảo chiều.

Cách nhận biết Pullback

Chắc chắn sẽ có nhiều nhà đầu tư muốn biết cách làm sao để có thể nhận biết nhanh một Pullback. Nếu bạn chưa biết thì một pullback là một khoảng thời gian khi giá đi ngược lại xu hướng chính, nhưng nó chỉ là tạm thời và người giao dịch có thể dễ dàng quan sát trên biểu đồ giá.

Ngoài ra, vì pullback thường xảy ra khi thị trường bị bán quá mức hoặc mua quá mức, nên các nhà giao dịch có thể sử dụng tín hiệu này để xác định pullback và xác nhận chúng dựa trên khối lượng giao dịch. Nếu khối lượng giao dịch hiện không thay đổi đáng kể, thì đó có thể là một đợt điều chỉnh giá ngắn hạn.

Phân biệt giao dịch PullBack và xu hướng đảo chiều

Làm sao biết khi nào có pullback? Khi nào có đổi chiều?
Làm sao biết khi nào có pullback? Khi nào có đổi chiều?

Kể cả đã biết Pullback là gì thì vẫn có không ít người nhầm lẫn khái niệm này với xu hướng đảo chiều. Cả 2 đều liên quan đến việc một chứng khoán di chuyển khỏi mức cao của nó. Những nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ gắn cờ khi nhận ra một đợt giảm giá tiếp tục diễn ra có nguy cơ sẽ trở thành đợt đảo chiều. Nhưng Pullback chỉ diễn ra trong tạm thời trong khi các đợt đảo chiều sẽ dài hạn hơn. Vậy làm thế nào để nhận diện đúng, phân biệt chính xác hai xu hướng?

Phân biệt pullback và xu hướng đảo chiều
Phân biệt pullback và xu hướng đảo chiều

Đa số các lần đảo chiều liên quan đến một số thay đổi trong các nguyên tắc cơ bản của Forex. Có thể nói cách khác là những sự kiện này xảy ra bên ngoài biểu đồ. Xu hướng đảo chiều lúc mới xuất hiện trông có vẻ giống một đợt Pullback. Một số chỉ báo, bao gồm cả đường trung bình động và điểm trục sẽ giúp xác định xem một đợt Pullback có thực sự là một đợt đảo chiều hay không. Các chỉ báo kỹ thuật này làm nổi bật các mức hỗ trợ. Nếu Pullback phá vỡ mức hỗ trợ này nó có khả năng sẽ là một xu hướng đảo chiều.

Các mô hình đảo chiều thường gặp
Các mô hình đảo chiều thường gặp

Xem thêm: Divergence là gì? Cách phân biệt các dạng phân kỳ.

Ưu và nhược điểm của giao dịch PullBack

Ưu điểm của giao dịch PullBack là gì?

Không tự nhiên mà các đợt Pullback được rất nhiều trader lựa chọn. Trader sẽ nhận được nhiều lợi ích khi giao dịch Pull Back bao gồm:

  • Điều kiện tốt hơn: Một đợt pullback cho phép các nhà giao dịch mua với giá thấp hơn trong xu hướng tăng và bán với giá cao hơn trong xu hướng giảm.
  • Có thể nhận biết điểm cắt lỗ: Một Pullback điều chỉnh sâu đến mức chuyển hóa thành đảo chiều chính là thời điểm vàng để cắt lỗ. Trader thường sử dụng đặc điểm này để đóng lệnh kịp thời trước khi rủi ro đảo chiều cao.
  • Tối ưu hóa lợi nhuận: Cấp độ thuần thục và hiểu biết của người chơi forex sẽ tỷ lệ Risk Reward khác nhau trong đợt Pullback. Muốn có Risk Reward ở mức 1:2 hoặc 1:3 là hoàn toàn có thể.

Nhược điểm của giao dịch Pullback là gì?

Pullback là một mô hình khá phức tạp và có nhiều bất lợi, đặc biệt đối với một trader mới. 

  • Khó dự đoán: Kể cả chuyên gia hay người chơi lâu năm cũng không nắm chắc sẽ dự đoán chính xác. Rất khó để dự đoán sự khởi đầu của đợt pullback và kết thúc của nó. Người chơi có thể dễ dàng bỏ lỡ điểm vàng khi xu hướng tiếp tục. 
  • Dễ nhầm lẫn với xu hướng đảo chiều: Không có gì bất ngờ nếu pullback bỗng nhiên kéo dài thành một đợt đảo chiều. Điều này đôi khi đi ngược lại với dự đoán khiến nhiều người không kịp trở tay,
  • Không tách ra khỏi xu hướng: Tính toán, dự đoán được pullback là để phục vụ mục đích cuối cùng – chọn xu hướng đầu tư. Tìm ra được Pullback chưa thể chứng minh cho điều gì.
  • Bỏ lỡ cơ hội: Nhiều trader đã lỡ mất cơ hội đầu tư tốt hơn khi nhịp Pullback điều chỉnh quá ít so với kỳ vọng của họ.

Chỉ báo kỹ thuật sử dụng trong giao dịch Pullback là gì?

Trader có thể nhận ra thị trường chung đang tạm ngừng dựa vào việc phân tích giá thoái lui. Những công cụ kỹ thuật có được ứng dụng giúp nhận diện và giao dịch Pullback khá đa dạng. Chúng tôi sẽ giới thiệu thông tin chi tiết về 4 loại chỉ báo thường dùng nhất trong phần này.

Fibonacci hồi quy

Fibonacci Retracement hay còn gọi là Fibonacci thoái lui là một công cụ kỹ thuật được sử dụng để đo lường mức độ thị trường đã kéo trở lại một chu kỳ tăng hoặc giảm. Đây được xem là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến nhất dùng trong forex. Mức Fibonacci ở đó thị trường có khả năng quay đầu cũng có liên quan đến thời gian thị trường đã ở trong xu hướng.

Ví dụ với Fibonacci hồi quy
Ví dụ với Fibonacci hồi quy

pullback là gì thì cũng đừng quên quy luật là mọi thứ xảy ra trên sàn forex đều do mọi người đặt giao dịch tạo ra. Tất nhiên là Fibonacci cũng không ngoại lệ. Bạn nên chú ý mức 50,0% – 61,8% vì phần lớn các trader sẽ tiếp tục thực hiện các giao dịch. Họ vẫn tiếp tục giao dịch theo xu hướng thị trường kể cả khi đang trong đợt pullback.

Đường xu hướng (trendline)

Trendline là công cụ đơn giản nhưng hiệu quả xác định xu hướng vô cùng tốt. Cũng vì thế đây là công cụ giao dịch Pullback khá phổ biến. Khi giá đi theo xu hướng, nối đáy và đỉnh được một đường thẳng chính là trendline. Nói cách khác, khi giá thoái lui chạm vào trendline, bạn có một cơ hội giao dịch theo chiều tăng hoặc giảm của xu hướng chính.

Bạn có thể thấy trendline động hình thành từ đường trung bình khi nó tự di chuyển theo xu hướng chính. Lúc này trader nên cân nhắc giao dịch khi pullback kết thúc tại điểm chạm với đường trung bình.

Sử dụng đường xu hướng
Sử dụng đường xu hướng

Đường trung bình động MA

Đường trung bình động (MA) là một chỉ báo được thành lập dựa trên giá trong quá khứ. Đường trung bình động MA rất đa dạng, đặc biệt phải kể đến MA200 thường được các trader tin dùng. Lý do là bởi đường này có thể cho thấy xu hướng dài hạn với độ chính xác khá cao.

Đường trung bình nhiều khi lại có vai trò như một đường xu hướng động. Nói cách khác, MA sẽ tự di chuyển theo xu hướng của thị trường. Vì vậy, đường trung bình MA cũng có tính năng giúp Trader dựa vào ý tưởng như Trendlines mà tìm kiếm cơ hội được giao dịch Pullback.

Nên sử dụng đường MA200 trong giao dịch Pullback
Nên sử dụng đường MA200 trong giao dịch Pullback

Hỗ trợ và kháng cự

Lợi ích dễ thấy nhất của ông cụ này là giúp vẽ ra các vùng giá quan trọng một cách dễ dàng. Những vùng giá nến đã chạm vào và bật nảy nhiều lần trong quá khứ chính là cơ sở chính. Trader cần highlight Hỗ trợ & Kháng cự trước khi tìm kiếm cơ hội giao dịch.

Sử dụng hỗ trợ và kháng cự

Sử dụng hỗ trợ và kháng cự

Phân biệt Pullback và Throwback

Pullback và throwback là hai mô hình ngược nhau trong phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính.

  • Pullback: Xảy ra khi giá đi xuống dưới mức hỗ trợ, sau đó quay trở lại mức hỗ trợ và lúc này mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự, sau đó giá tiếp tục đi xuống. Pullback thường được nhà giao dịch sử dụng như một cơ hội để tham gia vào xu hướng chính.
  • Throwback: Xảy ra khi giá vượt qua mức kháng cự đã thiết lập, sau đó quay trở lại mức kháng cự và lúc này mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ. Tiếp đến, giá sẽ bật lên trở lại. Throwback thường được nhà giao dịch sử dụng để xác định cơ hội mua trong một xu hướng tăng.

Nhà giao dịch có thể sử dụng pullback và throwback để xác định điểm gia nhập thị trường:

  • Khi gặp xu hướng tăng và xảy ra throwback, nhà giao dịch có thể đặt lệnh mua. Vì đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng có thể tiếp tục sau khi đã có một giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.
  • Khi gặp xu hướng giảm và xảy ra pullback, nhà giao dịch có thể đặt lệnh bán. Vì đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm có thể tiếp tục sau khi đã có một giai đoạn hồi phục ngắn hạn.

Pullback và throwback là hai mô hình ngược nhau trong phân tích kỹ thuật, nhà giao dịch có thể sử dụng chúng để xác định điểm gia nhập thị trường trong các xu hướng tăng và giảm.

Giao dịch PullBack như thế nào là hiệu quả?

Bạn đã biết cách hiệu quả nhất để giao dịch PullBack là gì chưa? Để thành công giảm rủi ro đồng thời tối đa hóa lợi nhuận hãy đảm bảo bạn sẽ xác định đúng xu hướng. Bộ quy tắc sau đây có thể sẽ hữu ích với cả trader tập sự và trader kinh nghiệm:

Quy tắc 1: Sử dụng Higher high và Higher low

Bullish hay xu hướng tăng thường được thể hiện bằng hàng loạt các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Cũng tức là dựa trên hàng loạt đỉnh cao mới và đáy cao mới để tìm Pullback. Nếu áp dụng quy tắc này hãy dùng biểu đồ khung thời gian đủ lớn như H4 hoặc D1. Điều này giúp giảm tối đa tình trạng bị nhiễu hoặc fake.

Tính pullback bằng Higher high và Higher low
Tính pullback bằng Higher high và Higher low

Quy tắc 2: Xem khung H1 sau khi xác định được xu hướng

Hãy chờ đợi đợt pullback diễn ra tại khung H1 hoặc M30 hay M15 đều được. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên rằng sử dụng H1 là hợp lý và an toàn nhất.

Chờ đợi pullback xảy ra
Chờ đợi pullback xảy ra

Quy tắc 3: Sử dụng Fibonacci để tìm PullBack là gì

Như đã nói ở trên, nghiên cứu kỹ cách dùng Fibonacci là cách hiệu quả nhất để tìm Pullback. Lưu ý có bốn mức tạo nên công cụ thoái lui Fibonacci gồm: 23,6% – 38,2% – 50,0% – 61,8%.

Dùng Fibonacci
Dùng Fibonacci

Quy tắc 4: Mua tại vùng giá từ 50%-61,8% của Fibonacci thoái lui

Đây là vùng giá đẹp để bạn mua vào, số liệu đã được chứng thực bởi các chuyên gia. Thực tế cũng cho thấy mức 50%-61,8% vừa đảm bảo an toàn mà khả năng ăn lời cũng cao.

Mua tại vùng giá có tỷ lệ hợp lý
Mua tại vùng giá có tỷ lệ hợp lý

Quy tắc 5: Đặt dừng lỗ phía dưới swing low

Dựa trên Fibonacci thoái lui, điểm đáy là vị trí rất phù hợp để bạn đặt điểm dừng lỗ.

Caption: Ví dụ: đặt điểm dừng lỗ ở mức Fib 78,6.

Đặt dừng lỗ phía dưới swing low
Đặt dừng lỗ phía dưới swing low

Quy tắc 6: Chốt lời khi giá vượt qua các swing high

Điểm swing high được biết đến là nơi giá sẽ retest nhiều lần trong một đợt tăng hoặc giảm sâu. Bước lấy đà này rất quan trọng lần để xem giá ngoại hối có vượt qua đỉnh trước đó không. Để an toàn nhất cho vốn bạn nên chốt lời ngay tại đây. Trước hết cữ hốt lời 1/2 rồi mới dời điểm cắt lỗ về entry. Trader cũng có thể tiếp tục gồng lời khi xét thấy giá liên tục lên đỉnh cao hơn.

Trường hợp giá vượt qua swing high thì chốt lời
Trường hợp giá vượt qua swing high thì chốt lời

Các chiến lược giao dịch Pullback đem lại lợi nhuận cao

Chiến lược trendline

Hướng dẫn giao dịch cùng chiến lược trendline
Hướng dẫn giao dịch cùng chiến lược trendline

Để thực hiện chiến lược:

Bước 1: Kết nối ít nhất hai mức cao và thấp để xác định xu hướng thị trường

Bước 2: Đợi giá điều chỉnh và cắt đường xu hướng trước khi tiếp tục giao dịch

Chiến lược MA

Vẽ các đường EMA20, EMA50, EMA200

Bước 1: Xác định xu hướng:

Nếu đường 20 EMA nằm trên đường 50 EMA, xu hướng tăng nếu đường 50 EMA nằm trên đường 200 EMA.

Ngược lại, đường 20 EMA đã phá vỡ dưới đường 50 EMA và 50 EMA đã phá vỡ dưới đường 200 EMA trong một xu hướng giảm.

Bước 2: Nhập lệnh sau.

Mua khi xu hướng tăng và giá điều chỉnh và chạm đến đường 20 EMA.

Mở giao dịch bán khi xu hướng đi xuống và giá điều chỉnh và chạm đến đường 20 EMA.

Chiến lược hỗ trợ và kháng cự

Bước 1: Kết nối hai mức thấp hoặc hai mức cao của cùng một mức giá để tạo hỗ trợ hoặc kháng cự.

Bước 2: Chờ giá điều chỉnh chạm hỗ trợ và kháng cự trước khi quyết định giao dịch pullback

Traderforex.net vừa thông tin đến bạn những kiến thức cơ bản về pullback là gì. Chúng tôi hiểu rõ tìm ra thời điểm đợt Pullback có khả năng bắt đầu và kết thúc là mục tiêu của nhiều nhà giao dịch ngoại hối. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu cũng như sử dụng được công cụ, chiến lược để thực hiện giao dịch Pullback.

 
3.2/5 - (15 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận