Pivot Point là gì? Cấu tạo của Pivot Point là gì? Ưu, nhược điểm của điểm xoay pivot là gì? Mối quan hệ giữa PP và mức R, S? Cách giao dịch trên pivot với MT4? Nếu như các bạn đang quan tâm về những về trên của điểm xoay Pivot thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Pivot Point là gì? Điểm xoay Pivot là gì?
Pivot Point hay còn được gọi là điểm xoay Pivot. Đây là một chỉ báo trong phân tích kĩ thuật nhằm xác định được xu hướng của thị trường ở những khoảng thời gian khác nhau.
Hiểu đơn giản, điểm xoay Pivot là giá trị trung bình của các mức cao, thấp giao động trong 1 ngày và giá đóng của của ngày trước đó. Nếu ngày hôm sau, mức giá nằm trên các trục thì cho thấy rằng giá sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu như mức giá nằm dưới trục thì sẽ cho thấy tâm lí giá sẽ giảm. Điểm xoay Pivot là mức xác định của tâm lí chung của thị thường tăng hay giảm.
Cấu tạo của điểm xoay Pivot Point là gì?
Cấu tạo cơ bản của Pivot Point bao gồm 7 đường: 1 đường chính hay còn gọi là điểm trục (điểm xoay Pivot). 3 đường còn lại được kí hiệu là S1, S2, S3 (đường hỗ trợ) nằm trên điểm xoay Pivot. 3 đường nằm bên dưới điểm xoay sẽ được gọi là các mức kháng cự, được kí hiệu lần lượt là R1, R2, R3.
Công thức tính Pivot Point là gì?
Điểm khác biệt của Pivot Point và một số chỉ báo khác
Điểm xoay Pivot sẽ luôn luôn đứng im 1 chỗ và không bao giờ thay đổi trong mọi thời gian giao dịch. Đây là điểm khác nhất của Pivot Point so với các đường như EMA, trendline hay kháng cự và hỗ trợ.
Khi quan sát hình ảnh, ta có thể thấy rằng đường trendline được kẻ ở các vị trí khung lớn W hoặc D1. Khi kéo dài ra thì các khung nhỏ sẽ có xu hướng nhỏ hơn giá và sẽ dịch chuyển. Chúng sẽ không nằm gọn hoàn toàn trên đường trendline được kẻ đó.
Vì điểm xoay Pivot sẽ không bao giờ xê dịch, nó luôn đứng im 1 chỗ. Chính vì thế ở bất cứ thời gian nào Pivot Point cũng chỉ có 1 giá trị duy nhất.
Công thức để tính Pivot Point được tính từ giá cao nhất, giá thấp nhất trong ngày cùng với mức giá đóng cửa của ngày hôm trước. Từ việc tính điểm xoay Pivot sẽ tạo ra các đường như S1, S2, S3, R1, R2, R3 và điểm Pivot cho ngày hôm sau giao dịch.
Pivot Point dự báo được điểm mua và bán
Điểm xoay pivot sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể quan sát và bám vào các mốc quan trọng để đưa ra các quyết định giao dịch trong 1 ngày. Tại đó, mức Pivot Point sẽ là điểm xoay và là mức giá quan trọng nhất của ngày giao dịch đó. Đây sẽ là nơi cân bằng giữa 2 bên mua và bán.
Nhìn vào hình cũng có thể dễ dàng thấy rằng khi thị trường gặp áp lực mua thì sẽ tiến về các đường như S1, S2, S3. Việc này giúp cho giá của giao dịch đó sẽ tăng lên. Ở chiều ngược lại, nếu như gặp phải áp lực bán lớn và giá giao dịch nhỏ hơn so với trục chính thì mức giá sẽ giảm về vùng R1, R2, R3. Đây là các vùng kháng cự và thị trường lúc này sẽ có xu hướng giá giảm.
Công thức chi tiết để tính PP, R, S
Để hiểu rõ hơn về công thức tính Pivot Point, bạn hãy quan sát công thức sau:
Pivot Point = (giá thấp + giá cao + giá đóng cửa)/3
Lưu ý: Các mức giá này đều dựa vào kì trước.
Trong đó, các mức hỗ trợ S sẽ tính như sau:
S1 = (2 x Pivot Point) – Giá cao nhất của kì trước
S2 = Pivot Point – R1 + S1
S3 = Pivot Point – R2 + S2
Các mức kháng cự R sẽ được tính như sau:
R1 = (2 x Pivot Point) – Giá thấp nhất của kỳ trước
R2 = R1 + Pivot Point – S1
R3 = Pivot Point – R2 + S2
Nếu bạn quan sát các công thức này thì sẽ thấy điểm đặc biệt là các mức hỗ trợ và kháng cự đều dựa vào giá trị của điểm xoay pivot. Vì vậy, Pivot Point sẽ đóng vai trò tiên quyết đến các ngưỡng này.
Bên cạnh đó, việc tính các mức hỗ trợ hay kháng cự đều là dựa vào mức giao động giá trong 1 ngày nên sẽ được gọi là phạm vi giá hoặc khoảng giá. Nếu phạm vi này càng rộng thì khoảng cách của các mức giao dịch ở ngày sau sẽ lớn. Ngược lại, nếu như phạm vi này càng nhỏ thì khoảng cách giao dịch sẽ được thu hẹp lại ở ngày sau.
Ưu và nhược điểm của điểm xoay pivot
Ưu điểm của Pivot Point là gì?
Pivot sẽ giúp cho các trader biết được đâu là mức giá của thời điểm đóng các vị thế.
Giúp nhà đầu tư biết được xu hướng chung của thị trường.
Dự báo được mức kháng cự hoặc hỗ trợ trong các lần giao dịch tới.
Xác định được phạm vi giá giao động.
Có thể sử dụng điểm xoay Pivot cho mọi khoảng thời gian giao dịch.
Bên cạnh đó, điểm xoay Pivot còn có thể kết hợp với 1 số chỉ báo khác trong PTKT như: MACD, RSI,… để tối ưu các giao dịch.
Nhược điểm của Pivot Point là gì?
Khi thị trường biến động, giá tăng hoặc giảm trước đó sẽ xuất hiện nhiều bẫy tín hiệu. Bên cạnh đó, khi phạm vi giao động của mức giá cao và thấp quá lớn thì thường sẽ khó đưa ra được tín hiệu.
Pivot Point sẽ khó sử dụng để cắt lỗ khi phạm vi giữa mức kháng cự và đường hỗ trợ quá rộng. Thông thường, nếu đặt điểm cắt lỗ theo điểm xoay pivot thì không đảm bảo được tỉ lệ R:R (lợi nhuận và rủi ro).
Mối quan hệ giữa điểm xoay pivot và các mức hỗ trợ và kháng cự
Pivot Point là gì? Đây được xem như là điểm trung tâm của các đường hỗ trợ hay kháng cự. Đơn giản là vì các đường R, S sẽ luôn dựa vào điểm xoay pivot để đưa ngưỡng của nó.
Các đường S hay còn gọi là hỗ trợ sẽ nằm phía trên Pivot Point, các đường R hay đường kháng cự sẽ nằm phía dưới của Pivot Point. Vì vậy, các nhà đầu tư thường so sánh từng cặp hỗ trợ và kháng cự với nhau. Ví dụ như R1 và S1 hay R2 và S2,…
Thông thường 2 mức hỗ trợ và kháng cự là S1 và R1 thường được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Đến 1 lúc nào đó, khi giá cắt điểm Pivot thì buộc các trader phải theo dõi các giao dịch trên thị trường. Khi có dấu hiệu này ta gọi là Pivot Point bị phá vỡ và ngưỡng giá sẽ có xu hướng dịch chuyển về vùng R1 hoặc tiến lên S2.
Tuy nhiên, điểm trục Pivot sẽ không bị phá vỡ ngay tức thời một cách dễ dàng. Mức giá sẽ xoay quay điểm này nhiều lần trước khi phá vỡ. Sau đó sẽ tiếng về vùng kháng cự R hoặc vùng hỗ trợ S.
Cách cài đặt Pivot Point trên phần mềm MT4
Nếu như máy tính của bạn đã có sẵn phần mềm MT4 thì cài đặt điểm xoay Pivot là rất đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát và thực hiện theo từng bước sau là đã có thể hoàn thành.
Bước 1: Tải điểm xoay Pivot và mở phần mềm MT4
Khi máy tính của bạn đã download thành công file pivot indicator MT4 thì bạn cần giải nén. Tiếp tục sau đó mở phần mềm MT4 ra.
Bước 2: Trên phần mềm MT4, nhấp chuột vào File sau đó chọn Open Data Folder
Sau khi đã mở phần mềm MT4, giao diện sẽ hiển thị một giao diện như sau:
Các bạn hãy chọn File và sau đó chọn mục Open Data Folder.
Bước 3: Chọn MQL4
Khi đã hoàn thành xong bước 3 thì chọn MQL4 như hình.
Sau đó, chọn Indicators
Bạn sẽ phải copy file pivot indicator mt4 đã được download và giải nén vào mục thư mục Indicators.
Sau đó, mục chỉ báo Pivot Point sẽ được hiển thị trong thư mục Indicators.
Bước 4: Quay lại giao diện chính của MT4 và chọn Navigators để đến mục Indicators
Bạn cần phải quay lại MT4 để chọn bảng Navigators và nhấp chuột vào mục Indicators.
Cách cập nhật lại điểm xoay Pivot
Khi bạn hoàn tất thì các chỉ báo đã được cài đặt ở phần mềm MT4 sẽ đồng loạt hiện ra. Tuy nhiên, đôi khi chỉ báo Pivot Point của bạn vừa mới được cài đặt nên chưa thể cập nhật.
Lúc này, nếu gặp phải vấn đề đó thì bạn làm theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Tắt phần mềm MT4 và mở lại phần mềm này. Sau đó, ở bảng Navigators chọn mục Indicators.
Khi đó chỉ báo điểm xoay Pivot sẽ được hiển thị.
Cách 2: Trong bảng Navigators bạn nhấp chuột phải vào mục Refresh. Với cách này, chỉ báo Pivot Pointt cũng sẽ hiện ra.
Sau một vài bước đơn giản như trên là bạn đã có thể thành công cài đặt chỉ báo Pivot Point trên phần mềm MT4 rồi đó.
Nếu như bạn muốn sử dụng chỉ báo này thì hãy chọn FXI Pivots và nhấn OK là đã có thể bắt đầu sử dụng rồi đó.
Cách giao dịch với Pivot Point hiệu quả
Các nhà đầu tư sẽ lấy điểm trục chính của Pivot Point để làm cơ sở xác định xu hướng của thị trường như thế nào. Nếu giá nằm trên Pivot Point thì có thể đoán được rằng thị trường đang chiều hướng tăng giá. Công thức để xác định giao dịch dựa vào Pivot Point được tính như sau:
- Đặt lệnh BUY nếu giá đang tiến về các vùng S1, S2, S3.
- Đặt lệnh SELL nếu giá đang tiến về các vùng R1, R2, R3.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cách này mà xác định điểm mua bán thì khá không an toàn. Để chắc chắn hơn bạn có thể kết hợp điểm xoay Pivot cùng một số phương pháp phân tích khác nhau:
Sử dụng Pivot Point và mô hình nến đảo chiều
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà các trader thường sử dụng. Lí do là vì những cản động như đường EMA sẽ có xu hướng dịch chuyển theo. Nhưng các đường như trục chính Pivot Point hay R, S thì sẽ cố định bất chấp thời gian. Vì vậy, khi xuất hiện các nến đảo chiều ở những vùng hỗ trợ và kháng cự thì đây là thời điểm thích hợp để thực hiện lệnh.
Ví dụ như sau:
Ở vùng được khoanh vàng có xuất hiện các mô hình nến đã nhấn chìm giá. Cộng thêm với đó giá đã chạm về mức kháng cự R2. 2 điều này cho thấy rằng giá có thể đang chỉnh và đảo chiều đi xuống. Đúng như đã dự đoán, các nến sau đó đã giảm rất mạnh từ vùng R2 về S2.
Sử dụng Pivot Point và MACD
Có thể thấy công thức tính điểm xoay Pivot là trung bình cộng của giá cao nhất, thấp nhất và đóng cửa của kì giao dịch đó. Từ đó sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các vùng cho thấy sức ảnh hưởng của giá. Chính vì thế, khi sử dụng Pivot Point kết hợp với một phương pháp phân tích kĩ thuật như MA
CD sẽ giúp xác định 1 số mục tiêu sau:
- Lực mua và bán.
- Điểm đảo chiều của xu hướng.
Khi sử dụng phương pháp này có nghĩa là bạn đang đi tìm điểm chung của điểm xoay Pivot và các điểm phân kì hay hội tụ của MACD. Khi giá có xu hướng bật lên ở những vùng R hay cắt mức S thì MACD line sẽ cắt Signal Line.
Ví dụ như sau:
Bạn có thể thấy trong hình đường MACD line đã cắt Signal Line và EURUSD đã chạm phải R1. Nên sau đó EURUSD đã giảm rất mạnh và vượt mức S1.
Một số điểm nên lưu ý về Pivot Point là gì?
Đối với điểm xoay pivot thì các vùng giá sẽ đóng vai trò như là mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Vì điểm xoay Pivot được tính dựa trên mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa nên có thể theo dõi sát sao các mức giá giao dịch gần với đó. Pivot Point sẽ giảm thiểu tình trạng độ trễ ở giá với mức tối đa khi so với những chỉ báo khác.
Cấu tạo của điểm xoay Pivot gồm: 1 trục chính điểm Pivot được kí hiệu là Pivot Point và 3 đường kháng cự là R1, R2, R3 nằm ở trên. Bên cạnh đó còn gồm 3 đường nằm dưới Pivot Point là S1, S2, S3 còn gọi là mức hỗ trợ.
Khác với đường trendline hay EMA thì Pivot Point sẽ luôn giống nhau và không thay đổi trong mọi khung giờ giao dịch. Đơn giản là vì Pivot Point chỉ sử dụng các mức giá trước đó mà những mức giá này không thay đổi. Tuy nhiên, các trader cần lưu ý rằng điểm xoay pivot chỉ có hiệu lực trong 1 ngày. Vì sang ngày hôm sau điểm xoay Pivot sẽ được tính dựa trên các mức giá khác. Vì vậy, các đường hỗ trợ hay kháng cự cũng sẽ được thay đổi theo và cũng chỉ có hiệu lực sử dụng trong 1 ngày.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Pivot Point là gì cũng như cách sử dụng điểm xoay Pivot. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu rõ điểm xoay Pivot tính toán ra sao cũng như áp dụng thành công. Chúc các bạn thành công khi sử dụng chỉ báo điểm xoay Pivot để phân tích kĩ thuật hiệu quả.
Xem thêm:
Momentum là gì? Cách giao dịch với Momemtum.
Bollinger Band là gì? Làm sao để giao dịch hiệu quả với Bollinger Band.
Keltner Channel là gì? Ưu nhược điểm.
Bollinger Band Width và cách ứng dụng khi giao dịch.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.