Trong đầu tư, có hai trường phái phân tích lớn là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Trong đó phân tích cơ bản forex là một trường phái khá khó nhưng lại giúp mang về nhiều lợi nhuận tiềm năng cho các nhà giao dịch nếu biết cách vận dụng hợp lý. Vậy phân tích cơ bản là gì và nó đòi hỏi những yếu tố gì để các nhà đầu tư có thể áp dụng trong việc phân tích và tìm hiểu để có thể giao dịch tốt nhất ? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Phân tích cơ bản là gì? Cơ sở lý thuyết trong phân tích cơ bản forex
Khái niệm về phân tích cơ bản
Trước hết, cùng tìm hiểu xem phân tích cơ bản là gì. Thuật ngữ phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) là một kỹ thuật, một phương pháp nhằm xác định giá trị nội tại của tài sản chính. Giá trị này được xác định bằng cách đánh giá tác động của các yếu tố từ trong ra ngoài đến giá của các loại tài sản đó. Những yếu tố đó có thể là tài chính vĩ mô, vi mô, xã hội, kinh tế,…Để từ đó có thể dự báo được những xu hướng biến động trong tương lai của giá cả trên thị trường tài chính.
Phân tích cơ bản forex hướng tới mục đích cuối cùng là đưa ra kết luận về việc định giá tài sản đang cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại của chúng. Nếu tài sản đang bị định giá cao hơn thì thị trường sẽ điều chỉnh giảm trong tương lai và ngược lại, thị trường sẽ điều chỉnh tăng nếu chúng bị định giá thấp hơn sao cho tài sản quay trở về đúng với giá trị nội tại ban đầu.
Cơ sở lý thuyết trong phân tích cơ bản forex
Đối với trường phái phân tích kỹ thuật, kết quả biến động giá trong quá khứ và hiện tại sẽ được dùng làm căn cứ để dự báo xu hướng giá trong tương lai. 3 nguyên lý chính được thông qua sẽ bao gồm: giá cả phản ánh tất cả mọi thứ, giá di chuyển theo xu hướng, lịch sử lặp lại xu hướng. Những nguyên lý này là biểu hiện của giá thông qua các chuyển động trên biểu đồ. Từ đó biểu hiện các tác động của các yếu tố khác đến giá chứ không xét riêng từng yếu tố lẻ tẻ. Giá thị trường của tài sản chính là điều phân tích kỹ thuật quan tâm.
Nguyên lý của phân tích cơ bản forex lại hoàn toàn ngược lại. Trường phái này tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân gây nên những bất thường trong chuyển động của giá, đồng thời dự đoán tác động của các yếu tố khác nhau đến giá.
Đối tượng mà phân tích cơ bản hướng đến là giá trị nội tại của tài sản và mối quan hệ của chúng với các yếu tố tài chính có thể đo lường được. Các nhà phân tích thường quan niệm rằng dù được định giá cao hay thấp thì một lúc nào đó tài sản sẽ trở về giá trị thực của chúng. Từ đó họ sẽ đi tìm giá trị nội tại của tài sản và tìm ra cơ hội đầu tư bằng cách so sánh giá trị đó với giá thị trường.
Phân biệt phân tích cơ bản forex với phân tích cơ bản chứng khoán
Hai trường phái này có những điểm gặp gỡ nhau về mục đích và phương pháp. Điểm khác nhau giữa chúng nằm ở những công cụ được sử dụng và đối tượng sử dụng.
Về mục đích: Mục đích cuối cùng của cả 2 phương pháp này là xác định cơ hội đầu tư và giao dịch thông qua việc tìm ra giá trị nội tại của tài sản chính và nhận ra sự chênh lệch với giá thị trường.
Về phương pháp: Nhận diện các yếu tố có tác động đến giá cả như tài chính, xã hội vĩ mô, vi mô, kinh tế,… Từ đó có thể đo lường được mức độ và chiều hướng tác động để dự báo chiều hướng biến động của giá.
Đối tượng phân tích: Đối tượng phân tích chính của thị trường chứng khoán sẽ là cổ phiếu. Đối tượng phân tích trong forex đa dạng hơn với các chỉ số, cổ phiếu, tiền điện tử, vàng, các cặp tỷ giá,…
Công cụ phân tích: Đối với phân tích cơ bản chứng khoán, các công cụ phân tích bao gồm các công cụ mang tính vi mô. Các công cụ này có liên quan trực tiếp đến các hoạt động thuộc về doanh nghiệp. Ví dụ như chính sách giá cả, mục tiêu sứ mệnh, khả năng lợi nhuận, vị thế cạnh tranh,…
Các yếu tố này sẽ được các nhà đầu tư đánh giá dựa vào các loại báo cáo và tài liệu của doanh nghiệp. Phân tích cơ bản forex lại hướng đến những công cụ vĩ mô hơn và thường có tác động trực tiếp đến vấn đề tiền tệ. Đó có thể là các vấn đề về tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, lãi suất,.. các yếu tố xã hội,… Những yếu tố đó sẽ được đánh giá dựa vào các báo cáo, văn bản, chính sách,… hay phát biểu của lãnh đạo hoặc các quyết định của ngân hàng trung ương.
Ưu – Nhược điểm của phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là một trong những hình thức phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn áp dụng. Cho nên việc hiểu rõ về phương thức này là điều vô cùng cần thiết. Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định mà bạn không thể bỏ qua, và phân tích cơ bản cũng không ngoại lệ. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về phân tích cơ bản trong thị trường Forex.
Ưu điểm
- Hỗ trợ dự đoán khá chính xác về xu hướng dài hạn.
- Những tin tức quan trọng thường tác động mạnh đến giá.
- Bạn càng nhanh, bạn càng có thể tận dụng cơ hội này.
- Ngoài ra, bạn có thể phản ứng kịp thời để giảm thiểu rủi ro.
Nhược điểm
- Không phù hợp với các chiến lược giao dịch ngắn hạn hoặc nhân rộng.
- Không thích hợp cho thương nhân thiếu kinh nghiệm.
- Nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian để đọc tin tức và nắm bắt thông tin nhanh chóng
Phân tích cơ bản và những lý do nên lưu ý về mức độ lặp lại
Hiện nay, phân tích cơ bản đã trở nên quá quen thuộc và hầu như là một công cụ hữu ích rất nhiều cho các nhà đầu tư có thể áp dụng vào giao dịch. Có rất nhiều người thắc mắc là tại sao cần phải lưu ý đặc biệt đến mức độ ảnh hưởng lặp đi lặp lại trong khi áp dụng phương pháp phân tích cơ bản ngoại hối.
Lý do đầu tiên cũng là lý do vô cùng quan trọng đó chính là nếu có nhiều sự kiện hơn nữa xảy ra trên thị trường được hiển thị bằng màu xanh lá cây trong vài giờ liên tiếp. thì chắc chắn tình trạng này sẽ làm cho rất nhiều trader hoang mang và khó hiểu. Và dĩ nhiên ở đây thì hiệu quả của phương pháp này khi áp dụng cũng sẽ rất ít, đặc biệt là khi nó liên quan đến một đơn vị tiền tệ nhất định. Các sự kiện màu xanh lá cây nếu xuất hiện càng nhiều, thì càng dễ có sự biến động giá hơn so với các sự kiện có màu đỏ. Do đó, điều quan trọng nhất là phải chú ý đến nó khi xem lịch. Sự khác biệt giữa giá trị:
- Trước đó
- Thực tế
- Dự báo
Với những giá trị này, người chơi có thể thực hiện dự đoán xu hướng có thể thay đổi trong giao dịch ngoại hối. Các nhà giao dịch có thể tiếp cận thị trường tài chính trước khi có bất kỳ một sự kiện kinh tế nào sẽ được công bố hoặc trước khi giá tăng hoặc giảm.
Áp dụng phân tích cơ bản cần lưu ý điều gì?
Để có thể thực hiện việc áp dụng hiệu quả nhất các phân tích cơ bản trong giao dịch ngoại hối, đối với bất cứ một trader nào đặc biệt là người mới đều cần phải lưu ý những trường hợp có thể xảy ra sau đây:
- Khủng hoảng về kinh tế và chính trị
- Các hoạt động bầu cử
- Các thông tin liên quan đến việc công khai cải tổ nội bộ các bộ trưởng
- Các thông tin về phát hành chỉ số kinh tế cho các quốc gia hoặc một số khối nước trên thế giới
- Thông tin về một số công bố từ chức
- Thông tin liên quan đến các xung đột, cảnh báo khu vực, quốc tế
- Thiên tai, lũ lụt, tình trạng thiệt hại xảy ra,…
Khi thực hiện tham gia vào việc phân tích, những sự kiện được nêu trên thì các bạn có thể lên kế hoạch trước hoặc ngoài kế hoạch dự kiến ban đầu. Trên lịch kinh tế sẽ công bố tất cả các sự kiện đã được lên kế hoạch hoặc những sự kiện bất ngờ, đột ngột không dự báo trước lại xảy ra.
Lịch kinh tế sẽ được chia làm 3 cấp độ phân cấp sau đây:
- Ít quan trọng: Các tin tức mới có thể xảy ra, nhưng khi được công bố nó không gây quá nhiều thiệt hại hay sự ảnh hưởng quá lớn đến thị trường kinh tế nói chung và giao dịch forex nói riêng.
- Quan trọng: Khi những tin tức này được công bố, đa phần sẽ có mức độ tác động vừa phải, không quá ảnh hưởng và làm cho nền kinh tế bị tác động hay thay đổi quá mạnh mẽ. Nó thường có tính chất ngắn hạn.
- Cực kỳ quan trọng: Các thông tin này thông thường sẽ mang tính chất đột ngột và bất ngờ với thời gian phát hành tin vô cùng nhanh. Nhiều khi chính vì vậy mà các nhà đầu tư sẽ không thể phản ứng kịp trước tình trạng này xảy ra. Không những thế, việc các tin tức mức độ này được công bố sẽ ảnh hưởng cực kỳ mạnh đến tình hình kinh tế cũng như có sự biến động lớn về cả tiền tệ, là dự báo khá tin cậy cho một xu hướng sắp tới.
Giao dịch forex và phương pháp phân tích cơ bản
Trên thị trường forex, các cặp tỷ giá là đối tượng được các trader quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là các cặp tỷ giá chính có chứa đồng đô la Mỹ. Khi tiến hành phân tích cơ bản các cặp tỷ giá này, bạn sẽ phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá của các cặp tiền đó. Đồng thời xác định được mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố này ra sao. Bởi đồng đô la Mỹ (USD) chính là đồng tiền mạnh nhất trên thị trường. Đồng tiền này sẽ chi phối và có những tác động nhất định đến các đồng tiền khác trên thế giới. Vì vậy nó thường được các trader tập trung phân tích.
Mỗi loại sản phẩm sẽ có những yếu tố nhất định tác động đến chúng và đồng đô la Mỹ chính là một trong số đó.
Tỷ giá trong forex và các yếu tố tác động
Giá trị tiền tệ của mỗi quốc gia sẽ chịu sự tác động của 3 yếu tố chính, bao gồm: kinh tế, chính trị – xã hội, các sự kiện xảy ra bất ngờ. Trong đó, yếu tố liên quan đến các sự kiện sẽ gây ra những tác động khó dự đoán và khó lường trước nhất. Cụ thể như sau:
Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế sẽ có tác dụng phản ánh tình trạng sức khỏe của một nền kinh tế nào đó, bao gồm: lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, GDP,… Độ mạnh yếu của nền kinh tế sẽ tác động đến giá trị tiền tệ của mỗi quốc gia. Ví như giá trị của đồng nội tệ sẽ tăng cao nếu nền kinh tế của quốc gia đó đang có sức khỏe tốt. Ngược lại nếu các chỉ số kinh tế đều ở mức yếu kém thì đồng nghĩa với việc nền kinh tế của quốc gia này đang rất lỏng lẻo và giá trị của đồng nội tệ cũng từ đó mà giảm sút theo.
Lãi suất
Thông thường, giá cả tiền tệ và lãi suất sẽ có mối quan hệ cùng chiều. Có khá nhiều những khái niệm liên quan đến lãi suất như lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản,… Trong phân tích cơ bản forex, lãi suất chiết khấu (discount rate) sẽ là điều mà các bạn cần phải quan tâm.
Loại lãi suất này là lãi suất mà các ngân hàng thương mại (NHTM) vay từ ngân hàng trung ương (NHTW). Đó cũng chính là cơ sở để các NHTM điều chỉnh, ấn định mức lãi suất khi cho các tổ chức và cá nhân khác vay tiền. Khi lãi suất chiết khấu tăng nghĩa là tỷ lệ tiền dự trữ của các ngân hàng cũng sẽ phải tăng theo. Từ đó lãi suất cho vay sẽ tăng lên và số tiền cho vay sẽ giảm đi.
Còn khi lãi suất chiết khấu giảm thì các ngân hàng có thể cho vay với lãi suất thấp. Khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ vay nhiều hơn và điều đó dẫn đến việc đồng nội tệ sẽ tăng giá trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên sẽ rất có thể xảy ra lạm phát nếu các ngân hàng cho vay nhiều trong một thời gian dài và khiến đồng nội tệ mất giá. Ngược lại, đồng nội tệ sẽ tăng giá nếu lãi suất tăng.
Lạm phát
Giả sử hôm nay, một ổ bánh mì có giá 10 nghìn nhưng ngay ngày hôm sau nó đã có giá là 15 nghìn thì đây chính là biểu hiện của lạm phát. Nghĩa là bạn sẽ phải trả giá cao hơn cho một sản phẩm hàng hóa nào đó so với chính giá của nó thời điểm trước đó. Điều này có nguyên nhân từ việc đồng tiền được lưu thông quá nhiều dẫn tới bị mất giá. Chỉ khi giá cả hàng hóa giảm do lượng tiền lưu thông ít hơn thì giá trị của nội tệ mới có thể tăng lên.
Tuy nhiên, việc giảm lạm phát trong một thời gian dài cũng sẽ dẫn đến việc mất giá đồng nội tệ. Nếu lượng tiền lưu thông ít đi sẽ dẫn tới việc không đủ chi phí để giao dịch, kinh doanh, mua bán,… khiến cho kinh tế ngừng trệ. Do đó một chính sách tiền tệ cân bằng sẽ là giải pháp để các quốc gia duy trì tỷ lệ lạm phát hợp lý. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, cần phải có biện pháp để điều chỉnh lại chúng về mức bình thường. Khi đó nhà nước và NHTW sẽ đề ra những giải pháp kịp thời và điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng giá trị cho đồng nội tệ trong một thời gian ngắn hạn.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Đây là một chỉ số khá quan trọng trong kinh tế. Nó là đơn vị đo lường tổng giá trị của các dịch vụ, hàng hóa được sản xuất trong một khoảng thời gian cố định tại mỗi quốc gia. Khi GDP tăng đồng nghĩa với việc sản xuất của quốc gia đang tăng cao. Nhưng nó không có nghĩa là nền kinh tế của quốc gia đó đang phát triển bởi điều này còn phụ thuộc vào mức tiêu thụ trên thị trường của đất nước đó. Các nhà phân tích sẽ xem xét sự tác động của GDP đến nền kinh tế, cụ thể hơn là đồng nội tệ để so sánh cung và cầu. Đồng thời họ cũng kết hợp với nhiều yếu tố khác và đưa ra kết luận.
Tỷ lệ thất nghiệp
Yếu tố này sẽ có mối quan hệ nghịch chiều đối với giá trị nội tệ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở một quốc gia như hoạt động sản xuất bị trì trệ, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả,… Khi đó giá trị đồng nội tệ cũng sẽ giảm đi do nền kinh tế đang yếu kém dần. Ngược lại khi nhiều lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm nghĩa là nền kinh tế đang có dấu hiệu đi lên do các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động mạnh mẽ thì giá trị đồng nội tệ cũng sẽ tăng lên.
Yếu tố chính trị – xã hội
Các yếu tố phổ biến
Các vấn đề chính trị – xã hội có những tác động nhất định đến giá trị của đồng nội tệ. Đó có thể là các vấn đề như: xung đột quân sự, xung đột sắc tộc, biểu tình đình công, pháp luật, bộ máy quản lý,….
Khi những vấn đề nêu trên xảy ra, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó đồng nội tệ sẽ bị suy yếu đi do những dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì vậy có thể nói rằng, bất cứ một biến động chính trị hay vấn đề xã hội nào cũng đều ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ trên thị trường tại thời điểm đó.
Yếu tố quan trọng
Trong các sự kiện chính trị xã hội thường gặp thì kết quả bầu cử chính là một vấn đề quan trọng và tác động trực tiếp đến giá trị của đồng nội tệ. Đặc biệt, kết quả bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ sẽ là sự kiện gây ra biến động mạnh mẽ nhất bởi đồng đô la Mỹ có sức ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ đối với riêng quốc gia này mà còn bao trùm phạm vi trên toàn thế giới.
Khi một ứng viên đăng cai cương vị tổng thống, họ sẽ có những chính sách và yếu lược của riêng mình. Mỗi ứng viên sẽ có một chính sách khác nhau và mỗi chính sách đó sẽ là một tác động riêng đến với giá trị của đồng tiền Mỹ. Do đó kết quả bầu cử sẽ chi phối toàn bộ sự biến đổi của thị trường dựa vào chính sách mà các ứng viên áp dụng. Vì vậy, các nhà đầu tư và giao dịch thường rất quan tâm đến yếu tố chính trị đặc biệt này.
Các yếu tố chính trị xã hội thường tác động nhẹ nhàng hơn đến giá trị tiền tệ nhưng lại có giá trị lâu bền hơn trong thời gian dài. Vì thế nếu phân tích trong thời gian ngắn hạn thì các yếu tố kinh tế sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
Các sự kiện xảy ra bất ngờ
Đây là những yếu tố không mong muốn như động đất, thiên tai, lũ lụt,… Chúng thường xảy ra bất ngờ nhưng lại có những tác động to lớn và thường gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế và làm giảm giá trị của đồng nội tệ. Nhưng cũng chính vì tính khó lường của chúng nên các nhà phân tích thường bỏ qua các yếu tố này hoặc sau khi chúng xảy ra thì mới tiến hành nhận định kết quả.
Công cụ phân tích cơ bản forex
Như đã trình bày phía trên, có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá tiền tệ. Vì vậy câu hỏi đặt ra đối với các nhà phân tích là có thể xem xét những yếu tố này ở đâu. Các trader có thể theo dõi và quan sát chúng trên những phương tiện nào và qua những văn bản gì hoặc làm thế nào để cập nhật thông tin nhanh nhất có thể.
Theo dõi vấn đề kinh tế
Thực tế, các thông tin này thường xuyên được công bố. Các vấn đề kinh tế như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, chính sách tiền tệ,… thường sẽ được công bố thông qua các báo cáo tài chính, các công bố, chính sách của Bộ tài chính quốc gia hay NHTW. Sau mỗi kì họp của NHTW thì tất cả các thông tin liên quan đến kinh tế sẽ được đăng tải lên các kênh thông tin. Các trader có thể theo dõi chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng chính thống như các kênh truyền hình, cổng thông tin trực tuyến của quốc gia, các đầu báo uy tín, các kênh thông tin điện tử,…
Bên cạnh đó, nếu muốn theo dõi các thông tin của các đồng tiền trên thị trường forex, các trader sẽ cần tìm đến NHTW của các quốc gia mẹ. Hiện nay, các đồng tiền chính phổ biến nhất gồm có EUR, AUD, NZD, GBP,CHF, USD,CAD, JPY. Tương tự với chúng là các công bố đến từ các NHTW như ECB, BoE, RBNZ, BoC,FED, BoJ, SNB, RBA
Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi một số kênh thông tin chính thống của Hoa Kỳ như CNN, Fox News, CBS, Bloomberg,… Đây là những phương tiện truyền thông hàng đầu tại Mỹ thường xuyên cung cấp các tin tức về kinh tế, tài chính.
Theo dõi vấn đề chính trị – xã hội
Nếu quan tâm đến các yếu tố chính trị – xã hội thì bạn hãy thường xuyên cập nhật chúng mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông. Các thông tin chính trị và xã hội sẽ được cập nhật liên tục, chính xác và thường xuyên trên truyền hình và báo chí, rất thuận tiện cho bạn quan tâm theo dõi.
Lịch kinh tế (Economic Calendar)
Lịch kinh tế là gì?
Đối với một trader đi theo trường phái phân tích cơ bản forex thì đây là một công cụ không thể thiếu.
Những thông tin được lịch kinh tế cung cấp chính là các chính sách, công bố về các chỉ số kinh tế của một quốc gia nào đó. Các thông tin này sẽ có thời gian công bố cụ thể và được cung cấp mức độ tác động của chúng đến đồng nội tệ. Để có thể tiện theo dõi các tin tức của lịch kinh tế trong tương lai, bạn có thể căn cứ vào thời gian ra tin của các công bố trong quá khứ. Từ đó nắm bắt được thời gian cụ thể để tiện quan sát, theo dõi.
Phân tích cơ bản với lịch kinh tế
Khi sử dụng lịch kinh tế, bạn cần lưu ý đến 2 vấn đề lớn, bao gồm: các giá trị thực tế, dự báo và mức độ quan trọng của sự kiện.
Mức độ tác động của tin tức trên lịch kinh tế đối với giá trị đồng tiền được thể hiện ở 3 mức: một sao, hai sao, ba sao. Đối với phân tích cơ bản, những tin tức từ hai sao trở lên sẽ là những vấn đề bạn cần quan tâm. Bởi chúng đều là những thông tin có mức độ tác động từ mức trung bình đến mức mạnh hơn.
Bạn sẽ tiến hành so sánh giá trị thực tế với giá trị dự báo khi tin tức được công bố. Đó cũng chính là lúc bạn biết được giá trị thực tế và sử dụng chúng để phân tích sự tác động của tin tức đến tiền tệ để rút ra những kết luận hợp lý về xu hướng biến động của giá.
Ví dụ: Lịch kinh tế cung cấp một thông tin như sau: Lãi suất chiết khấu của Mỹ đang tăng lên do lãi suất chiết khấu của FED có giá trị thực cao hơn giá trị dự báo. Khi đó giá trị đồng đô la Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên.
Nếu giá trị dự báo và giá trị thực tế không quá khác biệt nhưng mức độ tác động của tin tức đến giá trị tiền tệ là khá mạnh thì khả năng giá thị trường sẽ xảy ra những biến động lớn là khó có thể xảy ra.
Trên lịch kinh tế, bạn có thể theo dõi khá nhiều tin tức như bản tin Non-farm, các bài phát biểu của thống đốc NHTW, các công bố của FED hay FOMC, các công bố lạm phát hay các quyết định lãi suất,…
Sử dụng phân tích cơ bản forex – nên hay không?
Trong thị trường chứng khoán, việc phân tích cơ bản chứng khoán là hết sức quan trọng. Bất kì nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến vấn đề phân tích cơ bản trong chứng khoán bởi chúng có tác động trực tiếp đến giá cả của cổ phiếu. Ngoài ra, những công cụ phân tích ở thị trường này thường có những mối liên hệ tới các yếu tố vi mô cũng như các yếu tố thuộc về doanh nghiệp, vì vậy khả năng tiếp cận với chúng là khá khả quan.
Tuy nhiên tại thị trường forex, việc tiếp cận phương pháp phân tích cơ bản sẽ “khó nuốt” hơn so với thị trường chứng khoán. Bởi phần lớn chúng liên quan nhiều đến các yếu tố kinh tế vĩ mô. Điều này đòi hỏi khá nhiều yếu tố đến từ các nhà đầu tư và các nhà giao dịch. Muốn phân tích một các rành rọt, cụ thể thì họ phải có một vốn kiến thức sâu rộng về kinh tế, đồng thời có những hiểu biết chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành này và đặc biệt cần quan tâm tới nền kinh tế của nhiều hơn một quốc gia trên thế giới.
Trader mới có nên sử dụng phương pháp phân tích cơ bản forex hay không?
Đứng trước những thách thức như vậy, câu hỏi đặt ra sẽ là liệu một trader mới vào nghề có thể sử dụng phân tích cơ bản khi giao dịch forex hay không. Câu trả lời trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào chiến lược, trình độ cũng như khả năng và phong cách giao dịch của riêng mỗi người.
Giả sử bạn có khả năng tài chính và kiến thức kinh tế vững chắc, đồng thời bạn lựa chọn phong cách giao dịch trung và dài hạn, ví như position trading hay swing trading thì bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn phân tích cơ bản.
Tuy nhiên nếu bạn còn không chắc chắn về trình độ, kỹ năng và kiến thức của bản thân và theo đuổi phong cách giao dịch ngắn hạn như day trading hoặc scalping thì phương pháp này sẽ khó đem lại cho bạn hiệu quả cao và kết quả như mong muốn.
Thông thường, một trader sẽ không sử dụng độc lập phương pháp phân tích cơ bản mà sẽ kết hợp nó với các phương pháp khác. Sự kết hợp này sẽ là một giải pháp hết sức hiệu quả kể cả đối với phương pháp phân tích kỹ thuật. Bạn sẽ tìm được tín hiệu giao dịch tiềm năng ngắn hạn đối với phân tích kỹ thuật. Còn đối với phân tích cơ bản, bạn sẽ được hỗ trợ dự đoán xu hướng trong khoảng thời gian dài hạn hơn.
Các trader nên làm gì trước khi công bố tin tức?
Trước giờ công bố những tin tức quan trọng, liệu các trader sẽ phải làm gì ? Thông thường, sẽ có 2 động thái được thực hiện trước giờ ra tin, một là đứng nhìn và không giao dịch, hai là xác định chiều hướng biến động khi ra tin và giao dịch ngay lập tức hoặc giao dịch sau đó một thời gian.
Động thái 1
Đối với các trader muốn an toàn và không ưa thích mạo hiểm thì phương án thứ nhất sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Bởi khi một tin tức quan trọng được công bố thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới những biến động của cặp tỷ giá. Điều này đồng nghĩa với việc “được ăn cả ngã về không”, nếu lãi thì sẽ được ăn rất nhiều nhưng nếu thất bại thì sẽ thua lỗ nặng.
Quyết định không giao dịch cũng một phần đến từ việc các trader không tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm phân tích cơ bản của mình. Việc giao dịch ngay khi một tin tức được công bố đòi hỏi một sự phản ứng nhanh. Nếu bạn không đưa ra kết quả phân tích ngay lập tức thì rất có thể những tác động của tin tức đến tiền tệ sẽ thay đổi ngay trong quá trình bạn tiến hành phân tích. Hoặc cũng có thể đó sẽ chỉ là những tác động nhất thời trong một vài phiên giao dịch tại thời điểm ra tin.
Động thái 2
Động thái thứ hai lại thường được các trader ưa mạo hiểm lựa chọn. Thông thường, những trader này thường là những người đã có kinh nghiệm và tự tin vào khả năng của bản thân mình. Những tác động của tin tức càng mạnh thì họ lại càng hứng thú. Chính vì vậy họ thường giao dịch ngay lập tức để có thể mang về tay một mức lợi nhuận nào đó trong một thời gian ngắn.
Xem thêm so sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật!
Đến đây, bạn đã hiểu phân tích cơ bản forex là gì chưa? Mặc dù phân tích cơ bản đòi hỏi ở người chơi nhiều yếu tố nhưng chỉ cần bạn chịu khó theo dõi tin tức, cập nhật dữ liệu và trang bị cho mình vốn kiến thức bài bản là hoàn toàn có thể làm tốt việc này. Hy vọng rằng thông qua những thông tin nêu trên, bạn sẽ có thêm những hiểu biết kỹ lưỡng hơn về phương pháp phân tích cơ bản forex và sẽ áp dụng chúng một cách hợp lý khi giao dịch.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.