fbpx

Oscillator là gì? Oscillators gồm các chỉ báo dao động nào?

Oscillator là gì? Oscillator là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là trader Forex. Oscillator là một nhóm chỉ báo dao động thể hiện cho thị trường đang chuyển động và không theo một xu hướng nào cả. Vậy chỉ báo Oscillator có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà giao dịch? Cùng TRADERFOREX tìm hiểu mọi kiến thức liên quan đến Oscillator trong bài viết này nhé!

Tổng quan về Oscillator là gì?

Oscillator hay được gọi là chỉ báo dao động giữa các mức giá cụ thể và các giá trị này luôn biến động theo từng thời điểm. Oscillator không phải là một tên gọi dành cho một chỉ báo riêng biệt, nó dùng để chỉ một nhóm các chỉ báo biểu thị thị trường không xu hướng trên biểu đồ. Lợi ích mà Oscillator mang lại cho các nhà giao dịch đó là sẽ giúp nhận biết các trạng thái quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Trong số đó, đường trung bình – đường MA và xu hướng là những nhân tố rất cần thiết để hỗ trợ cho việc phân tích cổ phiếu sẽ có xu hướng như thế nào.

Khái niệm với Oscillator là gì?
Khái niệm với Oscillator là gì?

Với trường hợp không xác định được xu hướng trên biểu đồ, nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ báo dao động. Hay nói cách khác, với giai đoạn giá cổ phiếu nằm ngang hoặc không thể nhận biết thị trường đang đi theo hướng nào, Oscillator chính là công cụ hữu ích để phân tích trong thời điểm này.

Trong trường hợp cổ phiếu đang ở mức quá mua hoặc quá bán, chỉ báo dao động cho thấy giá trị thực tế của nó. Ngoài ra, các nhà phân tích biểu đồ (Chartist) còn sử dụng Oscillator để xác định khi nào cổ phiếu sẽ thay đổi sang trạng thái quá mua. Và thời điểm quá mua chính là khi khối lượng mua đang có xu hướng giảm dần trong vài ngày, nhà giao dịch sẽ có động thái bán cổ phiếu mình đang nắm giữ.

Tuy nhiên, cổ phiếu sẽ có xu hướng quá bán do một số nhà giao dịch lớn đang bán cổ phiếu của mình ra thị trường. Cụ thể với thời gian từ 1 – 6 tháng hoặc kéo dài hơn.

Lợi ích khi sử dụng Oscillator là gì?

Cũng giống như các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác, Oscillator cũng sẽ có những đặc điểm riêng để phân biệt và ứng dụng trong các trường hợp riêng.

Oscillator hữu ích trong trường hợp thị trường không có xu hướng

Để nghiên cứu giai đoạn thị trường không đi theo xu hướng nào cả, Oscillator sẽ là sự lựa chọn phù hợp để giúp bạn làm điều này. Thông qua Oscillator, bạn có thể nhận biết được lúc nào sẽ xảy ra sự quá mua hoặc quá bán. Việc này sẽ góp phần giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư nhanh chóng và chính xác hơn. Bên cạnh đó là hạn chế rủi ro khi bạn bán cổ phiếu để giữ vốn của mình và tránh bị thua lỗ.

Thích hợp để phân tích thị trường nằm ngang

Một ưu điểm khác của chỉ báo dao động đó là nó hoàn toàn thích hợp với thị trường nằm ngang. Với thị trường này, có nghĩa là giá đang không giảm cũng không tăng rõ ràng. Thông thường, giá sẽ được củng cố trong giai đoạn này. Khi dùng đến chỉ báo dao động, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn và quyết đoán chính xác hơn trong giao dịch, ví dụ như quyết định mở/ đóng một vị thế.

Nhận biết tình trạng quá mua hoặc quá bán

Điểm đặc trưng tiếp theo của Oscillator là nó giúp bạn nhận biết được thị trường đang trong trạng thái quá mua hay quá bán. Cụ thể, nhà giao dịch cần lựa chọn 2 tài sản muốn giao dịch và sử dụng đến chỉ báo dao động. Sau khi đã quyết định xong 2 loại tài sản, trader cần thiết lập chỉ báo dao động để nhận biết xu hướng của 2 giá trị này. Lúc này, Oscillator dao động về hướng tài sản nào nhiều hơn thì tức là tài sản đó đang trong trạng thái quá mua. Nhưng nếu nó dịch chuyển về hướng tài sản có giá trị thấp hơn có nghĩa là tài sản này đang bị quá bán.

Nhận biết được ưu điểm của chỉ báo dao động để áp dụng nó tốt hơn
Nhận biết được ưu điểm của chỉ báo dao động để áp dụng nó tốt hơn

Sử dụng Oscillator cần chú ý điều gì?

Như đã đề cập ở phần trước, công dụng của chỉ báo dao động là hỗ trợ nhà giao dịch tìm kiếm điểm quá mua hoặc quá bán. Bên cạnh đó, hãy chú ý một vài điều sau trước khi dùng đến Oscillator. Cụ thể:

  • Khi số lượng người mua giảm sẽ dẫn đến số lượng người bán cũng giảm theo. Lúc này Oscillator sẽ bắt đầu hoạt động. Bạn sẽ thấy nhiều lệnh được khớp với mức giá hiện có.
  • Hãy sử dụng Oscillator cùng với các loại chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tăng khả năng thành công trong các phiên giao dịch.
  • Thường xuyên cập nhật tình hình xu hướng giá của thị trường để kịp thời sử dụng chỉ báo dao động và dùng nó đúng thời điểm để phát huy hết vai trò của Oscillator.

Những chỉ báo Oscillator nên sử dụng

Với Forex, một trong những thị trường đáng để đầu tư trong những năm trở lại đây, việc sử dụng Oscillator đã trở nên phổ biến đối với các trader. Dưới đây là một số chỉ báo dao động – Oscillator hữu ích đáng để bạn tham khảo:

Chỉ báo Momentum

Momentum không còn quá xa lạ đối với các trader dùng để phân tích thị trường. Chỉ báo này biểu thị tài sản đang có giá tăng hay giảm. Ngoài ra, Momentum còn giúp dự đoán được giá có thể điều chỉnh theo quỹ đạo hay không.

Momentum hay chúng ta có thể gọi là chỉ báo động lượng. Để sử dụng được nó, điều kiện là tài sản của bạn đang được giao dịch. Giá trị của tài sản này có thể tăng mạnh do sự tham gia của các nhà giao dịch mới và họ giao dịch rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên nếu sự gia nhập này khá hạn chế về cơ hội thì xu hướng có thể đảo chiều hoặc giá sẽ có tình trạng nằm ngang.

Minh họa chỉ báo Momentum hoạt động như thế nào
Minh họa chỉ báo Momentum hoạt động như thế nào

Dựa vào việc dùng đến mức giá đóng cửa, bạn có thể xác định hướng đi của Momentum với công thức sau:

Momentum = Giá hiện tại – Giá trước đó

Momentum sẽ cho tín hiệu ở trạng thái dương khi kết quả lớn hơn 0 và Momentum sẽ cho ra tín hiệu âm khi kết quả bé hơn 0.

Các chuyên gia giao dịch thường sẽ kết hợp chỉ báo động lượng với các chỉ báo điều chỉnh tỷ lệ, chia kết quả Momentum cho một giá trị trước đó hoặc ROC. Đem đi nhân 100 kèm theo tổng số thì nhà giao dịch sẽ có được tỷ lệ % được điều chỉnh để tạo nên đáy và đỉnh trên biểu đồ giá. Cụ thể, tỷ lệ này có thể thay đổi từ thấp hơn -100% cho đến 100% trở lên. Trường hợp chỉ báo Momentum đến gần hơn với một đỉnh bất kỳ, xu hướng giá có khả năng đổi chiều.

Stochastic

Stochastic là một chỉ báo rất được yêu thích trong các chỉ báo Oscillator. Nó giống như một công cụ đo lường để so sánh giá trị của tài sản trong một khu vực và khung thời gian nhất định. Cha đẻ của Stochastic là George Lane, nó được tạo ra vào những năm 1950.

Stochastic là một chỉ báo rất được hay sử dụng bởi các nhà giao dịch Forex
Stochastic là một chỉ báo rất được hay sử dụng bởi các nhà giao dịch Forex

Ban đầu, thuật ngữ Stochastic được xuất phát từ những số liệu thống kê và có sự liên quan đến xác suất phân phối ngẫu nhiêu. Oscillator sẽ là chỉ báo ngẫu nhiên được biểu diễn thông qua ký hiệu % K, và được tính bằng công thức:

Stochastic được hình thành từ dữ liệu thống kê và xác suất phân phối ngẫu nhiên. Chính vì thế đây sẽ là một chỉ báo ngẫu nhiên có ký hiệu là %K trên biểu đồ. Công thức tính Oscillator Stochastics như sau:

% K = (Giá đóng cửa – Khu vực thấp) / (Khu vực cao – Khu vực thấp) × 100

Bên trong Stochastics còn có các chỉ báo khác. Ví dụ như Oscillator Stochastics dùng để làm mượt đường trung bình biến động đơn giản. Khi nhắc đến chỉ báo này ta sẽ dùng đến 2 đường là đường chậm và đường nhanh.

Cả 2 đường này sẽ được dùng đến khi các trader muốn so sánh về sự di chuyển để xác định những giao dịch cho thấy tín hiệu mua, xu hướng giá đảo chiều được phân kỳ và các đỉnh, đáy trong biểu đồ cho biết về trạng thái quá mua hay quá bán.

RSI

RSI tên đầy đủ là Relative Strength Index (Chỉ số sức mạnh tương đối) với vai trò giúp phân tích các mức tăng/ giảm giá. Bên cạnh đó giúp trader so sánh với giá trị hiện tại để biết được cặp tiền tệ này đang có mức giá hợp lý không. RSI được tạo ra vào năm 1978 bởi Welles Wilder. RSI sẽ được tạo ra từ các mức 0 cho đến 100 tại các đáy và đỉnh để thông báo về trạng thái mua quá mức hoặc bán quá mức của loại tài sản mà trader lựa chọn.

Chỉ số RSI là một chỉ số rất gần gũi với trader Forex
Chỉ số RSI là một chỉ số rất gần gũi với trader Forex

Để tính được chỉ báo RSI, ta có công thức sau:

RSI = 100 – 100 / (1 + RS)

Trong đó, RS là ký hiệu của số phiên giao dịch giá tăng trung bình chia cho số phiên giao dịch giá giảm. Tuy nhiên, nếu mức tăng hoặc giảm quá nhiều, RSI có thể cho ra kết quả nhiễu. Để tránh bị thông tin nhiễu làm lẫn lộn, bạn hãy kết hợp với các chỉ báo khác để mang lại kết quả tốt hơn. Cụ thể là những chỉ báo giúp xác định được thời điểm quá mua hoặc quá bán trên thị trường.

MACD

MACD hay chỉ báo phân kỳ/ chỉ báo hội tụ trung bình di động. MACD được tạo ra bởi Gerald Appel trong những năm 1970. Bằng việc dựa vào khoảng cách giữa các đường trung bình, MACD giúp nhận biết hướng, động lường và cường độ điều chỉnh giá. Nhìn chung, vai trò của MACD đó là dự báo điểm ra/vào phù hợp trong quá trình giao dịch.

MACD là một trong những Oscillator đáng được sử dụng
MACD là một trong những Oscillator đáng được sử dụng

MACD sẽ so sánh những sự thay đổi trung bình giữa hàm mũ 12 ngày và hàm mũ 26 ngày. Cũng giống như các chỉ báo dao động khác, chỉ báo phân kỳ (MACD) cho thấy xu hướng mua/ bán, động lượng, xu hướng theo phân kỳ, giao dịch đang tăng hay giảm ở những đường xu hướng.

Awesome Oscillator và chiến lược giao dịch hiệu quả

Ngoài các chỉ báo thuộc Oscillator rất phổ biến phía trên, chúng ta còn có Awesome Oscillator, một chỉ báo vô cùng hữu ích. Bây giờ hãy cùng TRADERFOREX khám phá các chiến lược giao dịch với chỉ báo này nhé.

Chiến lược cắt đường 0 theo hướng lên hoặc xuống

Bạn sẽ có thể cần đến chiến lược này để đưa ra quyết định vào lệnh khi thấy chỉ báo dao động đang có tín hiệu đảo chiều. Cụ thể, nếu Oscillator chuyển sang dương, bạn tiến hành vào lệnh mua. Còn nếu Oscillator chuyển sang âm, trader nên vào lệnh bán.

Vậy là khi biết đến chiến lược giao dịch này, bạn đã có thể rất dễ dàng trong việc đưa ra các quyết định giao dịch. Chúng ta hãy cùng đi đến minh họa sau đây để nắm chắc chiến lược này nhé.

Awesome Oscillator cùng chiến lược cắt đường 0
Awesome Oscillator cùng chiến lược cắt đường 0

Với minh họa này, bạn thấy được sự hình thành của 7 tín hiệu chỉ báo dao động phá vỡ đường 0. Trong đó, 2 trong 7 tín hiệu có hướng dịch chuyển khá lớn.

Khi sử dụng chiến lược giao dịch này trên biểu đồ Twitter 5 phút, ta sẽ thấy nhà giao dịch phần lớn sẽ thua trên thị trường này. Số ít nếu thành công cùng sẽ phải trả một mức phí hoa hồng tương đối cao.

Chiến lược đĩa bay (Saucer)

Chiến lược Saucer có hình dạng giống một cái đĩa bay nên ta có thể gọi nó là chiến lược đĩa bay. Thông qua mục tiêu ngắn hay dài hạn mà chúng ta sẽ cài đặt 3 biểu đồ thích hợp.

Vào lệnh mua

  • Chỉ báo dao động nằm trên đường Zero.
  • Có 2 thanh màu đỏ liên tiếp.
  • Thanh đỏ đầu tiên có độ dài dài hơn thanh đỏ thứ hai.
  • Thanh thứ ba là màu xanh.
  • Khi nến mở cửa, hãy mua vào ở cây thứ 4.

Vào lệnh bán

  • Chỉ báo dao động nằm dưới đường Zero.
  • 2 thành màu xanh liên tiếp nhau.
  • Thanh xanh đầu tiên có chiều dài dài hơn thanh xanh thứ hai.
  • Thanh xanh thứ ba là màu đỏ.
  • Khi nến thứ 4 mở, hãy vào lệnh bán tại khu vực này.

Với mô hình đảo chiều 3 cây nến, khi thị trường vẫn đang đi theo xu hướng chính, hãy cài đặt giống như bên trên.

Awesome Oscillator và chiến lược Saucer
Awesome Oscillator và chiến lược Saucer

Với minh họa trên, có thể thấy rằng chiến lược Saucer đã được tiến hành và nhà giao dịch sẽ tiếp tục hành động mua. Cổ phiếu sẽ tăng cao hơn nữa, nhưng các tín hiệu bán và mua thường đi theo các tín hiệu mới lớn hơn. Khi áp dụng chiến lược Saucer vào giao dịch, các bạn cần nhận ra rằng mình sẽ không mua điểm yếu. Nếu giao dịch trong ngày, nhà giao dịch có thể nhận được 1 hoặc 3 mức cao.

Chiến lược Saucer tốt hơn một chút so với chiến lược đường 0. Bởi vì nó yêu cầu ba cây nến trên phải tạo thành một mẫu cụ thể. Đây là một thiết lập tương đối khó xác định vị trí trên biểu đồ. Thế nhưng khi các nhà giao dịch trong ngày phát hiện ra mô hình này hàng chục lần, sẽ không có mô hình nào lớn hơn hay cách giải thích nào cho đường xu hướng.

Chiến lược đáy/đỉnh đôi

Sử dụng chiến lược đáy đôi/ đỉnh đôi để xác định đáy đôi vô cùng hiệu quả.

Đáy đôi tăng cho thấy tín hiệu mua

  • Chỉ báo dao động nằm dưới đường Zero.
  • Hình thành hai đáy.
  • Đáy đầu tiên thấp hơn đáy thứ hai.
  • Phía sau đáy thứ 2 sẽ có một thành màu xanh.

Đỉnh đôi giảm cho thấy tín hiệu bán

  • Chỉ báo dao động nằm trên đường Zero.
  • Hình thành 2 đỉnh.
  • Đỉnh đầu tiên cao hơn đỉnh thứ hai.
  • Sau đáy thứ 2 sẽ có một thành màu đỏ.
Awesome Oscillator và chiến lược đáy/ đỉnh đôi
Awesome Oscillator và chiến lược đáy/ đỉnh đôi

So với 2 chiến lược bên trên thì chiến lược giao dịch đáy đôi/ đỉnh đôi được yêu thích nhất. Chiến lược này chủ yếu được thiết lập ở giai đoạn hiện tại của các cổ phiếu. Cũng có thể gọi đây là một chiến lược nghịch đảo, vì khi nhà giao dịch vào lệnh mua là lúc chỉ báo cắt dưới đường 0 và vào lệnh bán khi chỉ báo cắt trên đường 0.

Chiến lược Bonus

Bạn sẽ hiếm thấy website nào đề cập đến chiến lược Bonus. Nhắc lại một chút về chiến lược cắt đường 0, nhà giao dịch có thể khéo léo thay đổi để loại bỏ những tín hiệu ảo. Làm như vậy sẽ giúp nhà giao dịch không mất thời gian và đưa ra quyết định sai lầm với những thông tin nhiễu. Thay vì ngồi chờ sự chính xác khi các chỉ báo cắt đường 0, chiến lược Bonus sẽ giúp nhà giao dịch cảm thấy đơn giản hơn.

Vậy làm thế nào để áp dụng chiến lược Bonus kết hợp Awesome Oscillator? Chúng ta hãy làm theo các thiết lập sau:

Vào lệnh mua với AO Trendline Cross

  • Gồm 2 đỉnh trên đường 0.
  • Đường trendline sẽ nối hai đỉnh này và phá vỡ đường 0 sau đó.
  • Tại giao điểm giữa đường trendline và đường 0, chúng ta vào lệnh mua.
Awesome Oscillator và chiến lược Bonus
Awesome Oscillator và chiến lược Bonus

Với minh họa bên trên, chúng ta sẽ có thể vào lệnh khi đường xu hướng cắt đường 0 ở một điểm nhất định. Và khi giá có xu hướng tăng, nhà giao dịch sẽ có thể gia tăng lợi nhuận. Một điểm mà nhà giao dịch cần chú ý đó là để tạo nên đường trendline đi xuống, ở vị trí đường dốc xuống cần có 2 điểm dao động trong nhóm Awesome Oscillator. Cùng với đó là điểm xoay thứ 2 phải có độ thấp phù hợp.

Vào lệnh bán với AO Trendline Cross

  • Có 2 đáy nằm dưới đường 0.
  • Đường trendline nối hai đáy lại và đi qua đường 0.
  • Tại giao điểm giữa đường trendline và đường 0, trader vào lệnh bán.

Vậy là bạn đã biết được chỉ báo Oscillator được ứng dụng như thế nào trong giao dịch Forex rồi đúng không nào? Đây chính là một chỉ báo rất hữu ích mà bất cứ trader nào cũng sẽ cần phải dùng đến. Thông qua bài viết Oscillator là gì? Các chỉ báo dao động phổ biến nhất hiện nay của TRADERFOREX, chúc các bạn sẽ có thể thiết lập chỉ báo này và vận dụng một cách chính xác nhất trong quá trình đầu tư của mình.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận