fbpx

Mô hình Gartley là gì? Giao dịch hiệu quả với Gartley Pattern

Khi nhắc đến nhà Harmonic patterns, mô hình Gartley được biết đến là mô hình đầu tiên và cơ bản nhất. Việc nắm rõ đặc điểm nhận diện cũng như cách giao dịch của mô hình này sẽ giúp cho trader gia tăng thêm cơ hội chốt lời cũng như thu lợi nhuận tiềm năng của mình trên thị trường Forex. Và để làm được điểm này, trader hãy cùng Trader Forex tìm hiểu rõ hơn về Gartley là gì cùng với các kiến thức bổ ích liên quan đến mô hình này nhé.

Mô hình Gartley – Gartley Harmonic pattern

Gartley là gì? Mô hình Gartley hay còn được gọi là Gartley Pattern được một nhà phân tích kỹ thuật tên Harold M. Gartley (1899 – 1972) tạo ra vào năm 1032. Sau đó, mô hình này đã được ông đưa vào cuốn sách có tên “Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán – Profits in The Stock Markets”. Vào năm 1935, cuốn sách này được tiến hành xuất bản lần đầu tiên và từ đó được công bố đến với công chúng cũng như giới trader trên toàn thế giới một cách rộng rãi.

Gartley Pattern nguyên thủy còn có tên gọi khác nữa đó là Gartley 222 bởi vì trong cuốn sách Profits in The Stock Markets mô hình này được tìm thấy ở trang số 222.

Lúc ban đầu, Gartley Pattern gồm có 5 điểm là A, B, C, D và X nối lại với nhanh để hình thành nên hình chữ W hoặc chữ M. Về sau, các chuyên gia phân tích sau khi gán mô hình này cùng với các tỷ lệ Fibonacci đã khiến cho nó phức tạp hơn. Cụ thể, Larry Pesavento đã tiến hành cải thiện mô hình Gartley bằng tỷ lệ Fibonacci và đã thông qua cuốn sách “Tỷ lệ Fibonacci với Nhận diện mẫu – Fibonacci Ratios With Pattern Recognition” thiết lập các quy tắc giao dịch mới cùng với Gartley Pattern.

Ngoài ra, Scott Carney cũng đã bổ sung các kiến thức thực tế để có thể áp dụng cùng với các quy tắc giao dịch, cách quản lý rủi ro khi giao dịch và tín hợp lý của mô hình Gartley này trong cuốn sách “Harmonic Trading” nổi tiếng.

Mô hình Gartley nguyên thủy khi chưa gắn với tỷ lệ Fibonacci
Mô hình Gartley nguyên thủy khi chưa gắn với tỷ lệ Fibonacci

Mô hình Gartley cần phải đảm bảo những điều kiện như sau:

  • Điểm C phải thấp hơn điểm A và điểm X phải thấp hơn điểm D: Mô hình Bullish Gartley.
  • Điểm C phải cao hơn điểm A và điểm X phải cao hơn điểm D: Mô hình Bearish Gartley.

Các mô hình lá cổ điển khác như Cái nêm, Lá cờ, Tam giác, Vai đầu vai,… so với mô hình Gartley rất hiếm khi sử dụng Fibonacci và không nổi bật cho lắm.

Gartley Pattern có thể áp dụng được trên rất nhiều thị trường với nhiều loại tài sản khác nhau cũng như có thể được tìm thấy ở mọi khung thời gian khi giao dịch.

Đặc điểm để nhận diện Gartley pattern – Các quy tắc về tỷ lệ Fibonacci trong mô hình Gartley

Trong mô hình Gartley, 5 điểm A, B, C, D, X sẽ tạo ra bốn đợt sóng lần lượt là XA, AB, CD và BC. Trong đó, BC và XA sẽ là đợt sóng chuyển động cùng chiều, CD và AB sẽ là đợt sóng chuyển động đi theo chiều ngược lại. Bốn sóng này có tính chất chuyển động tương đối giống nhau với sự chuyển động của sóng Elliott. Cụ thể chính là các sóng BC, AB và CD sẽ có vai trò là sự điều chỉnh của sóng chính XA. Đồng thời, khi sự điều chỉnh đó kết thúc thì thị trường vẫn sẽ tiếp tục kỳ vọng về xu hướng tại điểm D của đợt sóng XA.

Gartley Pattern sẽ có hai loại khác nhau là Gartley tăng giá (Bullish Gartley) và Gartley giảm (Bearish Gartley).

  • Bullish Gartley: Thị trường sẽ đi lên điểm D khi mô hình được hoàn thành, trader cần tiến hành vào lệnh Buy.
  • Bearish Gartley: Thị trường bắt đầu đi xuống tại điểm D sau khi mô hình hoàn thành, lúc này trader cần tiến hành vào lệnh Sell.

Như vậy, đặc điểm để nhận dạng mô hình Gartley là gì? Hãy cùng Trader Forex tìm hiểu ngay sau đây:

Nhận diện mô hình Bullish Gartley

Mô hình Bullish Gartley
Mô hình Bullish Gartley
  • Sẽ bắt đầu bằng một đoạn xu hướng gia tăng XA.
  • Thị trường sau đó sẽ có sự điều chỉnh giảm về điểm B và tạo đợt sóng AB.
  • Giá lại có sự tăng lên về lại điểm C hình thành nên đợt sóng BC sao cho điểm C không được vượt qua điểm A.
  • Mô hình sẽ hoàn thành bằng đoạn giảm giá của sóng CD với điều kiện điểm D không được vượt quá điểm X.
  • Mô hình sau khi kết thúc tại điểm D và thỏa mãn toàn bộ những quy tắc về tỷ lệ Fibonacci thì mô hình Bullish Gartley sẽ được hoàn thành. Lúc này thị trường sẽ có xu hướng gia tăng từ điểm D và trader cần đặt lệnh Buy.

Nhận diện mô hình Bearish Gartley

Mô hình Bearish Gartley
Mô hình Bearish Gartley
  • Bắt đầu bằng một đoạn xu hướng giảm của đợt sóng XA.
  • Thị trường sau đó sẽ có sự điều chỉnh tăng đến điểm B hình thành nên đợt sóng AB.
  • Giá tiếp theo đó sẽ bị giảm xuống trở về điểm C để tạo nên đợt sóng BC với điều kiện điểm C không được vượt qua điểm A.
  • Mô hình cuối cùng sẽ được hình thành bằng đoạn tăng giá của đợt sóng CD với điểm D không cao hơn điểm X.
  • Khi kết thúc tại điểm D cũng như thỏa mãn mọi quy tắc về tỷ lệ Fibonacci thì sẽ hoàn thành được mô hình Bearish Gartley. Thị trường khi đó sẽ bắt đầu xu hướng giảm xuống từ D và trader cần đặt lệnh Sell.

Những quy tắc về tỷ lệ Fibonacci

Các quy tắc sau đây sẽ được áp dụng cho cả mô hình Bullish Gartley và mô hình Bearish Gartley:

  • Không có bất kỳ quy tắc nào áp dụng cho mức độ tăng hay giảm đối với đoạn xu hướng ban đầu của đợt sóng XA.
  • So với đoạn xu hướng XA thì đợt sóng AB sẽ điều chỉnh về mức thoái lui 0,618.
  • Đợt sóng BC sẽ điều chỉnh về mức thoái lui chạy từ 0,382 cho đến 0,886 đối với đoạn xu hướng của đợt sóng AB.
  • Đợt sóng CD sẽ có sự mở rộng chạy từ mức 1,27 cho đến mức 1,618 của đoạn AB và sau đó cũng sẽ có sự thoái lui về lại mức 0,786 của đoạn XA.

Đối với Gartley Pattern, mức thoái lui 0,786 của đoạn CD so với đoạn XA và mức thoái lui 0,618 của đoạn AB so với đoạn XA sẽ là hai tỷ lệ quan trọng nhất. Hai tỷ lệ này cần phải có một sự chính xác cao hoặc tối thiểu là phải xấp xỉ (không đáng kể) thì mô hình Gartley này mới có thể xảy ra chính xác.

Không những thế, ba đợt sóng là AB, BC, CD của mô hình Gartley cùng với mô hình AB = CD Harmonic sẽ có tỷ lệ tương đương với nhau. Đây chính là điểm vô cùng đặc biệt mà chỉ có Gartley có so với những mô hình khác.

Hướng dẫn giao dịch cùng với mô hình Gartley

Cách giao dịch với mô hình Gartley
Cách giao dịch với mô hình Gartley

Bước 1: Nhận diện Gartley Pattern

Thông qua việc tìm hiểu về mô hình Gartley là gì cũng như cách để nhận diện biểu đồ này thì khi bắt tay vào giao dịch thực tế, trader có thể dựa vào sự chuyển động giá ở trên đồ thị bằng mắt để nhận diện được về hình dáng của một mô hình Gartley ban đầu. Đặc điểm mà trader có thể nhận thấy đầu tiên đó chính là hình chữ W (mô hình Bearish Gartley) hoặc hình chữ M (mô hình Bullish Gartley).

Tiếp sau đó, trader tiến hành xét đến hai điều kiện cần có của một Gartley Pattern nguyên thủy như đã chia sẻ ở phần vừa rồi.

Trong số những mô hình về biến thể động vật thì có thể thấy mô hình Con dơi khá tương đồng với mô hình Gartley thế nhưng đoạn AB của mô hình Con dơi điều chỉnh về sẽ nông hơn và năm ở nửa trên so với đoạn XA.

Mô hình Gartley và sự khác nhau so với mô hình Con dơi
Mô hình Gartley và sự khác nhau so với mô hình Con dơi

Tuy nhiên, so với các mô hình giá cổ điểm khác thì mô hình Gartley có sự khác biệt khi xét về tính chính xác của tỷ lệ Fibonacci. Do đó, trader cần phải thực hiện bước tiếp theo theo hướng dẫn sau đây:

Bước 2: Đo lường tỷ lệ Fibonacci

Ở bước 2 này, trader sẽ sử dụng đến công cụ Fibonacci Extension (FE) và Fibonacci Retracement (FR) để tiến hành đo lường tỷ lệ Fibonacci.

Đầu tiên, trader sử dụng công cụ FR để đo tỷ lệ thoái lui của đoạn xu hướng AB so với đoạn XA. Tỷ lệ này cần phải được đo đạc chính xác nhất ở mức 0,618 hoặc xấp xỉ không đáng kể. Nếu như tỷ lệ thoái lui nằm ở mức nhỏ hơn 0,5 thì khả năng cao đó là Bat pattern còn nếu như lớn hơn 0,618 thì phần lớn là Butterfly pattern.

Tiếp theo đó, trader tiến hành đo tỷ lệ thoái lui của đoạn BC so với đoạn AB bằng cách dùng đến công cụ FR với tỷ lệ này nằm ở trong mức từ 0,382 cho đến 0,886 sẽ được xem là hợp lệ.

Sau đó, trader sử dụng FE để đo được tỷ lệ mở rộng của đoạn CD so với đoạn AB, nó sẽ được xem là hợp lệ nếu nằm từ mức 1,27 cho đến mức 1,618. Nếu đoạn xu hướng BC thoái lui ở mức 0,382 thì đoạn CD phải mở rộng đến mức 1,27, tuy nhiên đoạn CD sẽ phải mở rộng khoảng 1,618 nếu như đoạn BC thoái lui 0,886. Phải như vậy thì Gartley Pattern mới đạt được sự chuẩn xác tuyệt đối và kéo theo đó tỷ lệ thoái lui của đoạn CD so với đoạn XA mới hợp lệ.

Cuối cùng, điều quan trọng đó chính là trader cần phải đo độ thoái lui của đoạn CD so với đoạn XA bằng cách sử dụng FR thì mô hình này mới hoàn thành được.

Bước 3: Tiến hành giao dịch

Entry – Vào lệnh

Khi điểm D có sự thoái lui đến tỷ lệ 0,787 chính xác so với đoạn XA thì trader cần tiến hành vào lệnh ngay. Nếu như chưa đạt được đến tỷ lệ này thì trader không nên vào lệnh sớm bởi vì khi đó R:R không có được mức tốt nhất. Không những thế, khi những tỷ lệ khác đều hợp lệ và điểm D cũng có sự thoái lui đến mức 0,786 chính xác thì mô hình Gartley sẽ có xác suất xảy ra đúng rất lớn.

Nếu như khi đó trader không ngay lập tức vào lệnh thì sẽ bỏ lỡ mất rất nhiều cơ hội tốt. Ngược lại, để hạn chế sự thua lỗ khi điểm D thoái lui vượt quá mức tỷ lệ 0,786 thì trader cần thiết lập một mức Stop loss bởi vì khi đó Gartley Pattern sẽ không được xem là hợp lệ nữa.

  • Mô hình Bullish Gartley: Vào lệnh Buy tại điểm D.
  • Mô hình Bearish Gartley: Vào lệnh Sell tại điểm D.

Đối với các mô hình giá, chiến lược vào lệnh hiệu quả nhất sẽ chính là việc quan sát đến hành vi của giá ở vị trí mà trader có ý định sẽ vào lệnh. Các mô hình nến đảo chiều thông thường sẽ xuất hiện ở các vị trí đó, nếu như có thêm tín hiệu này thì giao dịch của trader sẽ gia tăng thêm độ tin cậy với tỷ lệ thành công lớn hơn.

Không những thế, có rất nhiều trader đã lựa chọn vào lệnh khi có cây nến xác nhận xuất hiện đi sau điểm D – đây chính là Bullish Gartley (cây nến tăng giá) hoặc Bearish Gartley (giảm giá) với thân nến khá cao và cây nến này như là một dấu hiệu cho thấy thị trường đã sẵn sàng đi theo hướng dự đoán của trader.

Tuy nhiên, tỷ lệ R:R đối với chiến lược này sẽ không còn được tối ưu nữa. Do đó, đối với các trader giàu chuyên nghiệp thì họ sẽ vào lệnh thẳng tại điểm D để một là thành công rực rỡ, còn hai là chấp nhận thua lỗ. Đối với các trader mới thì nên kết hợp tình hiệu vào cùng với một chỉ báo kỹ thuật hoặc một mô hình nến đảo chiều nào đó để đảm bảo được sự an toàn và chắc chắn.

Stop loss – Cắt lỗ

Khi giao dịch cùng với mô hình Gartley, chiến lược cắt lỗ phổ biến nhất được các trader áp dụng nhiều đó chính là đặt mức Stop loss ở bên dưới của điểm D một vài pip nếu đó là  Bullish Gartley và đối với Bearish Gartley sẽ đặt bên trên điểm D một vài pip. Bởi vì có thể nhận thấy khi giá di chuyển vượt ra khoản điểm này, có nghĩa là điểm D có sự thoái lui quá mức 0,786 so với đoạn XA thì mô hình Gartley sẽ không được xem là hợp lệ nữa.

Take profit – Chốt lời

Mô hình Gartley cũng sẽ giống như các Harmonic pattern khác đó chính là có rất nhiều cách chốt lời khác nhau tương ứng với mỗi mục tiêu lợi nhuận của từng trader. Với Gartley Pattern, trader có thể chốt lời tại các điểm mục tiêu lợi nhuận sau đây:

  • Lợi nhuận mục tiêu thấp nhất nằm tại mức giá của điểm C sẽ là mục tiêu dễ dàng được và an toàn. Tuy nhiên, mục tiêu này lại rất ít khi được các trader ưa chuộng.
  • Lợi nhuận mục tiêu nằm ở mức giá của điểm A, đây là mức chốt lời tiềm năng dành cho các trader.
  • Lợi nhuận mục tiêu nằm ở mức giá của điểm E, nó tương ứng với tỷ lệ mở rộng của đoạn xu hướng DE so với đoạn XA. Các tỷ được dùng nhiều nhất thông thường sẽ là 1,0 XA; 1,618 XA và 1,27 XA.
Các điểm lợi nhuận mục tiêu dành cho các trader khi giao dịch với mô hình Gartley
Các điểm lợi nhuận mục tiêu dành cho các trader khi giao dịch với mô hình Gartley

Tuy nhiên, chiến lược chốt lời vừa rồi chưa tối ưu thật sự khi giao dịch cùng với những mô hình giá khác. Thay vào đó, trader có thể thực hiện một chiến lược chốt lời khác tối ưu hơn đó chính là chiến lược chốt lời từng phần kết hợp cùng với trailing stop.

Cách thực hiện chốt lời từng phần cùng với trailing stop

Đầu tiên, trader cần xác định được mục tiêu chốt lời kỳ vọng của mình ở trong các mục tiêu đã được giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, trader cần ưu tiên các mục tiêu tiềm năng và ở đây, trader nên lựa chọn chốt lời tại vị trí mức giá của điểm A.

Sau khi đã đạt được đến mức giá này, trader cần tiến hành thực hiện chốt lời một phần lệnh, tức là một nửa khối lượng lệnh. Đồng thời, trader hãy di chuyển mức Stop loss đến những vị trí khác tốt hơn để việc thua lỗ được hạn chế đối với nửa lệnh còn lại trong trường hợp thị trường đi ngược lại sau đó.

Nếu đó là mô hình Bullish Gartley, tại các điểm thấp – swing low gần nhất hoặc ở một vị trí nằm ở bên dưới của mức giá điểm A sẽ là vị trí tốt để trailing stop. Còn nếu là mô hình Bearish Gartley, thì vị trí mà trader có thể lựa chọn để trailing stop đó chính là những điểm cao – swing high gần nhất hoặc tại vị trí nằm ở trên điểm A.

Nếu như tiếp theo sau đó thị trường vẫn đi theo xu hướng đã dự đoán thì trader có thể kỳ vọng về một mức lợi nhuận khác cho phần lệnh còn lại với các mục tiêu như 1,27 XA; 1,0 XA; hay thậm chí là mức 1,618 XA. Cứ sau mỗi lần giá di chuyển vượt qua mục tiêu lợi nhuận cao hơn thì trader cần dời mức Stop loss đến một vị trí mới tốt hơn.

Với chiến lược này, trader sẽ thu được lợi nhuận là điều hoàn toàn chắc chắn và đồng thời phần lợi nhuận sẽ bù đắp đủ vào các khoản thua lỗ nếu như thị trường đảo chiều xu hướng. Không những thế, nếu như giá thị trường tiếp tục gia tăng đến các mục tiêu lợi nhuận cao hơn nữa thì trader sẽ có thêm lợi nhuận thông qua việc phần lệnh còn lại vẫn được duy trì. Đặc biệt, trailing stop sẽ giúp trader có thể hạn chế được việc thua lỗ về mức tối thiểu nhất có thể.

Cách thức chốt lời từng phần với với Trailing Stop hiệu quả
Cách thức chốt lời từng phần với với Trailing Stop hiệu quả

Ví dụ chi tiết khi giao dịch cùng mô hình Gartley

Ví dụ 1: Mô hình Bearish Gartley ở khung thời gian H4 trên cặp tiền tệ GBP/USD

Ví dụ về giao dịch cùng mô hình Bullish Gartley
Ví dụ về giao dịch cùng mô hình Bullish Gartley

Đầu tiên khi quan sát vào biểu đồ trên, trader có thể hy vọng về mô hình Bearish Gartley vô cùng tiềm năng điểm D thấp hơn điểm X và điểm C cao hơn điểm A. Tiếp theo sau đó để chắc chắn thì trader cần đo lường những tỷ lệ Fibonacci như phần hướng dẫn cách giao dịch đã chia sẻ:

Các tỷ lệ Fibonacci mà trader đo được đó là:

  • Đoạn xu hướng AB thoái lui đến 0,618 so với đoạn XA một cách chính xác.
  • Đoạn xu hướng BC thoái lui đến mức 0,618 so với đoạn AB.
  • Đoạn xu hướng CD mở rộng đến mức 1,27 so với đoạn AB và đồng thời có sự thoái lui chính xác đến mức 0,786 so với đoạn XA.

Toàn bộ những tỷ lệ trên được chấp nhận hợp lệ và đặc biệt là tỷ lệ thoái lui của đoạn AB so với đoạn XA và đoạn CD so với đoạn XA chính xác đến một tỷ lệ hoàn hảo.

Như vậy cụ thể thì chiến lược giao dịch này sẽ diễn ra như sau:

  • Trader tiến hành vào lệnh tại điểm D. Nếu như quan sát kỹ, trader sẽ nhận thấy ở vị trí đó sẽ có sự xuất hiện của một mô hình nến đảo chiều đó là cây Bearish Reversal Pin bar. Chính điều này đã gia tăng thêm độ tin cậy cho tín hiệu vào lệnh Sell và mô hình này cũng có xác suất thành công cao hơn.
  • Tại mức giá nằm ở bên trên điểm D cách khoảng vài pip thì trader cần đặt mức Stop loss.
  • Tiếp theo, trader cần tiến hành thực hiện Take profit theo chiến lược chốt lời từng phần. Khi giá tại điểm A đã đạt được mục tiêu lợi nhuận thì trader cần đóng một cửa lệnh lại để tiến hành chốt lời. Đồng thời, trader cũng đừng quên dời điểm Stop loss xuống điểm cao gần nhất nhé. Ở đây nó được đánh dấu Trailing Stop 1 như ở hình minh họa. Đối với nửa phần lệnh còn lại, trader cần hướng mục tiêu lợi nhuận đến mức xa hơn, Khi mục tiêu lợi nhuận vượt qua mức giá 1,0 XA, trader hãy di chuyển mức Stop loss đến vị trí Trailing stop 1 nhé.
  • Tương tự như vậy trader hãy di chuyển mức Stop loss đến Trailing stop 3 nếu như giá vượt qua mục tiêu 1,27 XA và di chuyển Stop loss đến Trailing stop 4 khi giá vượt qua mục tiêu 1,618 XA. Đối với tình huống này, giá đã có sự giảm rất lâu, đạt được đến mục tiêu trên mức 1,618 XA và với phần lệnh còn lại trader đã có được một khoản lợi nhuận rất lớn cho giao dịch này.

Ví dụ 2: Mô hình Bullish Gartley xuất hiện ở khung thời gian M5 trên cặp tiền tệ EUR/USD

Ví dụ minh họa khi giao dịch cùng với mô hình Bullish Gartley
Ví dụ minh họa khi giao dịch cùng với mô hình Bullish Gartley

Khi mới quan sát vào biểu đồ này, trader đôi khi sẽ không nhận biết được đây là mô hình Gartley hay Bat pattern bởi vì điểm A không nằm vượt qua điểm X. Không những thế, điểm B mặc dù đã điều chỉnh nằm vị trí khoảng giữa đoạn XA nhưng lại không biết tỷ lệ chính xác. Nếu như điểm B có sự thoái lui về đúng mức 0,618 so với đoạn XA thì đây là mô hình Gartley, còn nếu thoái lui thấp hơn 0,5 thì sẽ là mô hình Bat pattern.

Những tỷ lệ Fibonacci mà trader đo được sẽ là:

  • Đoạn AB có sự thoái lui về đúng với tỷ lệ 0,618 so với đoạn XA.
  • Đoạn BC có sự thoái lui về đúng tỷ lệ 0,786 so với đoạn AB.
  • Đoạn CD mở rộng đến mức 1,27 so với đoạn AB và có sự thoái lui ở mức 0,8 so với đoạn XA, nó vẫn được chấp nhận bởi vì so với 0,786 thì cũng không đáng kể.

Trader cần tiến hành vào lệnh khi mô hình Gartley hợp lệ như sau:

  • Có một cây Bullish Reversal Pin bar xuất hiện tại điểm D, mặc dù đuôi nến không vượt quá xa khi so với vùng giá ở xung quanh, thế nhưng điều này đã gia tăng thêm sự uy tín cho tín hiệu vào lệnh Buy.
  • Tại mức giá nằm ở bên dưới một vài pip của điểm D, trader cần tiến hành đặt mức Stop loss.
  • Sau đó, chiến lược chốt lời từng phần sẽ được diễn ra như sau: Khi giá có sự tăng lên và sau đó chạm vào mức giá tại điểm A thì trader cần tiến hành chốt một phần lệnh. Không những thế, mức Stop loss cũng cần di chuyển đến Trailing stop 1. Khoảng cách tính từ mục tiêu lợi nhuận ở mức giá của điểm A cho đến mức 1,0 XA không quá xa cho nên trader hoàn toàn có thể không cần thực hiện mục tiêu này.
  • Thay vào đó, trader hãy tập trung hướng đến 1,27 XA. Khi giá có sự gia tăng chạm đến mục tiêu này thì trader hãy nhanh chóng chốt luôn phần lệnh còn lại. Nếu không thì hãy di chuyển mức Stop loss tiếp tục đến Trailing stop 2. Tuy nhiên với tình huống này, ngay sau khi giá tăng lên trên mức 1,27 XA thì giá đã có sự đảo chiều . Do đó nếu như vẫn duy trì lệnh thì trader sẽ phải chấp nhận thua lỗ một khoản tiền. Nhưng rất may khoản thua lỗ này rất nhỏ và phần lợi nhuận có được từ phần lệnh đầu sẽ đủ để bù đắp vào khoản lỗ đó.

Mô hình Gartley chính là mô hình cơ bản đầu tiên thuộc “gia đình” Harmonic pattern. Khi đã hiểu rõ về Gartley là gì cũng như các đặc điểm nhận diện, cách thức giao dịch của chúng thì trader sẽ có rất nhiều cơ hội thu lợi nhuận một cách nhanh chóng. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Traderforex vừa rồi, trader sẽ không cần ngần ngại khi giao dịch Forex cùng với Gartley Pattern trên thực tế cũng như xây dựng cho mình những chiến lược chốt lời hiệu quả hơn nữa nhé.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời