Michael Marcus là cái tên huyền thoại trong thị trường tài chính. Tên tuổi của ông được nhiều người biết đến với sự thăng trầm và thành công trong sự nghiệp giao dịch. Được tác giả Jack Schwager ví như “phù thủy” giao dịch, Michael Marcus đã thể hiện sự kiên nhẫn, tài năng và phong cách giao dịch xuất sắc khi tham gia thị trường. Những bài học của ông không chỉ truyền cảm hứng cho các Traders tài chính, mà còn cho những ai muốn khám phá bí quyết thành công của nhà giao dịch vĩ đại.
Thành công của Michael Marcus được gây dựng bằng những lần vấp ngã và học hỏi từ thất bại
Michael Marcus là một nhân vật huyền thoại, được giới tài chính mệnh danh là “thương nhân thiên tài – Genius Trader”. Mặc dù trong thời gian đầu làm quen với Trading, Michael Marcus đã gặp rất nhiều sóng gió và thất bại đắng cay. Tuy nhiên, sau những lần thất bại này, ông đã học được từ nó những bài học quý giá với rất nhiều kinh nghiệm. Từ đó, lợi dụng nó làm nền tảng vững chắc để gặt hái được nhiều thành công trong giới tài chính ở thời gian sau này.
Sau khi tốt nghiệp tại Johns Hopkins và đồng thời sở hữu tấm bằng Tiến sĩ tâm lý tại đại học Clark, Marcus đã định hình ước mơ trở thành giáo sư. Tuy nhiên, số phận của ông đã có sự thay đổi ngay sau cuộc gặp gỡ quan trọng với John. Trong cuộc gặp gỡ này, John đã đưa ra một lời hứa chắc chắn với Marcus rằng sẽ nhân đôi số tiền trong tài khoản của ông chỉ sau 14 ngày.
Tuy nhiên, hành trình tiếp xúc với thế giới giao dịch của Marcus không hề suôn sẻ. Dựa trên lời khuyên của John, anh đã đánh mất toàn bộ số vốn 1.000 USD của mình. Tuy nhiên, thất bại này chỉ là một trong những thất bại mà Marcus phải đối mặt ở thời gian sau này. Khoảng đầu năm 1970, Marcus đã sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm 30,000 USD của bản thân và vay mượn 20,000 USD từ người mẹ của mình để tất toán vào một giao dịch trên thị trường tài chính. Mặc dù tham gia với số tiền lớn như vậy nhưng giao dịch của ông một lần nữa thất bại và mất trắng toàn bộ số tiền.
Trong 4 năm đằng đẵng (1969 -1973), Michael Marcus trải qua không ít thất bại cay đắng trong sự nghiệp giao dịch của mình. Hết lần này đến lần khác, ông vấp ngã và mắc kẹt trong vòng xoay của việc vay tiền, gánh nợ, và thua lỗ. Tổng cộng, ông đã có tới 8 lần thất bại. Trong đó, có 5 lần thất bại khi nghe theo lời khuyên của John và 3 lần tự thực hiện giao dịch.
Với năng lực ham học và tự tin vào khả năng bản thân, Marcus có niềm tin rất lớn về việc sẽ thành công trong tương lai nếu như chăm chỉ học tập và rèn luyện Trading.
Dù đã thất bại nhiều lần, nhưng Marcus cũng đã đạt được một số giao dịch thành công. Một trong số đó là giao dịch vào năm 1970, Marcus quyết định đầu tư vào Future Contract về đậu nành, ngô, lúa mì. Thành công của giao dịch này đã mang đến cho ông khoản lợi nhuận có giá trị hơn 30,000 USD.
Sau khi tìm nhận thấy mình có niềm đam mê mạnh mẽ trong lĩnh vực giao dịch, Marcus đã quyết định trở thành một nhà giao dịch Full – Time thay vì trở thành giáo sư như suy nghĩ trước đây. Để thực hiện được điều này, ông đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm 3,000 USD Bảo hiểm của người cha, vay tiền của mẹ và những mối quan hệ xung quanh (bạn bè, người yêu, họ hàng).
Ngay khi nguồn vốn trở nên cạn kiệt, Michael Marcus đã apply hồ sơ vào Reynolds Securities với vai trò phân tích nghiên cứu hàng hóa. Ngay cả khi đang công tác tại Reynolds Securities, Michael Marcus vẫn tiếp tục giấc mơ giao dịch của mình bằng cách vay mượn và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, vì không hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản trong thị trường tài chính nên Marcus lại phải đối mặt với thất bại một lần nữa.
Các thành tựu đáng kinh ngạc của Michael Marcus xuất phát từ cuộc gặp định mệnh với Ed Seykota
Tháng 10 năm 1971, cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Michael Marcus và Ed Seykota đã rẽ hướng Marcus sang một trang hoàn toàn mới. Ed Seykota chính một trong những nhà giao dịch nổi tiếng nhất thời đại. Ngay sau cuộc gặp gỡ, Seykota đã trở thành người thầy tận tâm cho Marcus về thị trường tài chính. Ngoài ra, ông còn là người mở ra cho anh một thế giới hoàn toàn khác biệt về giới đầu tư.
Trong thời gian đầu, Michael Marcus vẫn gặp thất bại liên tục. Nhưng sau khi đã học hỏi không ít kinh nghiệm và quy tắc giao dịch từ Ed Seykota, ông đã tiếp cận gần hơn với thị trường. Điều này được thể hiện thông qua việc ông biết cách duy trì những vị thế tiềm năng, biết cách đặt Stop- Loss và kiên nhẫn trong từng lệnh giao dịch.
Thời điểm mà Marcus bắt đầu nâng cao giao dịch rơi vào giai đoạn thị trường hàng hóa có xu hướng tăng giá mạnh mẽ. Vào những năm 1970 bất giờ, các Traders theo xu hướng như Marcus hiểu đây chính là một thời kỳ “vàng.”
Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã ban hành chính sách đóng băng một số mặt hàng có ảnh hưởng tích cực đối với Marcus. Trước đó, Marcus đã mua Future Contract mặt hàng ván ép với đầu vào 7,000 USD. Thông qua chính sách mới ban hành của tổng thống, giá trị tài sản của ông tăng vọt lên con số 12,000 USD.
Năm 1973, Marcus tiếp tục ghi dấu thắng lợi khi lợi dụng đòn bẩy trong bối cảnh chính phủ áp dụng chính sách dỡ bỏ một số biện pháp kiểm soát giá thị trường. Trong thời điểm này, giá cả có sự gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Marcus cũng đã làm đầy vốn của mình khi thành công tăng vốn từ 24,000 USD lên 64,000 USD.
Khi Michael Marcus gia nhập Commodities Corporation, sự nghiệp của anh bắt đầu gặt hái được nhiều thành tựu đỉnh cao nhất. Bởi nơi đây là nơi tập hợp những nhà giao dịch chuyên nghiệp hàng đầu. Tại đây, Marcus đã trở thành nhà giao dịch nổi tiếng nhất, ghi dấu ấn nổi trội cho bản thân bằng các hợp đồng tương lai đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Đáng chú ý là, lợi nhuận mà ông mang về cho tập đoàn bằng với tổng lợi nhuận của nhiều trader khác cùng giao dịch. Marcus đã thật sự gây tiếng vang khi chỉ bắt đầu với số vốn 30,000 USD của công ty vào tháng 8/1974. Qua nhiều năm, giá trị ban đầu đã gấp 2500 lần, từ 30,000 USD leo thẳng lên con số 80 triệu USD.
Một điều đặc biệt tại Commodities Corporation chính là Michael Marcus đã có cơ hội truyền đạt kiến thức và kỹ năng giao dịch cho một Traders có tên Bruce Kovner. Kovner luôn kính trọng và ngưỡng mộ người thầy Michael Marcus của mình. Kovner nói rằng phần lớn thành công của mình đến từ những bài học quý báu mà Michael Marcus đã truyền tải.
Khám phá một số câu danh ngôn nổi tiếng của Michael Marcus – nhà giao dịch tài năng mà nhiều người gọi là “Market Wizards”
Khi đã nhận được những thành tựu giao dịch đáng hâm mộ, Michael Marcus đã được cộng động tài chính gọi là phù thủy giao dịch. Michael Marcus lần đầu xuất hiện trong cuốn sách Market Wizards được sáng tác bởi Jack Schwager. Ngoài cuốn sách này, ông còn là biểu tượng giao dịch thành công trong cuốn sách “The Predictors: How a Band of Maverick Physicists Used Chaos Theory to Trade Their Way to a Fortune on Wall Street” được biết bởi Thomas Bass. Những cuốn sách này là một minh chứng rõ ràng nhất về tầm ảnh hưởng Marcus đối với cộng đồng giao dịch.
Dưới đây là những danh ngôn nổi tiếng được đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của Michael Marcus về giao dịch. Những danh ngôn này thể hiện tư duy logic và xuất sắc của ông. Cụ thể về các trích dẫn này như sau:
Michael Marcus đã trải qua nhiều khó khăn và thất bại trước khi đạt được thành công. Ông thấu hiểu rằng quản lý vốn là yếu tố quyết định trong giao dịch. Chính vì vậy, ông đã đưa ra lời khuyên rằng không nên giao dịch với số tiền vượt quá ngưỡng 5% giá trị cho phép. Nếu làm được điều này, các nhà giao dịch sẽ có cho mình khoảng 20 lần quyết định giao dịch thất bại nhưng vẫn không cạn kiệt nguồn vốn. Điều này thể hiện tư duy cảnh giác và kỷ luật trong việc quản lý rủi ro, giúp bảo vệ vốn và duy trì sự bền vững trong giao dịch.
Những năm đầu trong sự nghiệp giao dịch của Michael Marcus, ông đã phải trải qua rất nhiều thất bại thê thảm. Những trải nghiệm đắt giá này đến từ việc chưa nắm vững nguyên tắc giao dịch, thiếu kiên nhẫn, quá mức tự tin vào một giao dịch và thực hiện “all-in” toàn bộ nguồn vốn. Sau khi trải qua vòng tuần hoàn: vay tiền – mượn tiền – thua lỗ, Marcus luôn luôn cân nhắc về nguồn vốn đầu tư trong mỗi giao dịch và không bao giờ chắc chắn 100% về tiềm năng thắng của nó.
Câu nói thứ 2 của Marcus được trích dẫn trong sách đó là sự can đảm. Theo như suy nghĩ của Marcus, phẩm chất can đảm là điều bắt buộc đối với mỗi Traders. Các nhà đầu tư cần phải đủ can đảm để đối mặt với thất bại và vững bước trong chặng đường gian khó sắp tới. Những lời này tôn vinh cho tinh thần dám thử, dám đối mặt với thất bại, và không ngừng học hỏi để đạt được “trái ngọt” từ thị trường giao dịch.
Thời điểm chập chững làm quen với thị trường tài chính, đã không ít lần Michael Marcus, đối mặt với các giao dịch thất bại. Tuy nhiên, ông hiểu rằng những thất bại này không vô ích mà nó đem lại bài học và kinh nghiệm trong những lần giao dịch sau. Ông đã rèn luyện sự kiên nhẫn, học hỏi từ mỗi sai lầm và đã thành công gặt hái được những thành tích to lớn như hiện nay. Không chỉ vậy, ông còn được giới Traders công nhận là một nhà giao dịch tài ba với khả năng nắm bắt thị trường xuất sắc.
Câu trích dẫn nổi tiếng thứ ba của Michael Marcus thể hiện một quy tắc quan trọng trong giao dịch, đó là: “Duy trì những vị thế sinh lời và kết thúc hoàn toàn các vị thế thua lỗ.” Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu hóa giao dịch thị trường bằng cách giữ lại những giao dịch có lời nhuận và không tiếp tục rót vốn vào những giao dịch không tiềm năng. Bằng cách này, các nhà đầu tư thị trường có thể bảo vệ vốn của mình và luôn đủ vốn để tham gia những giao dịch khác.
Sau nhiều năm giao dịch và học hỏi, Michael Marcus đã đúc kết ra một bài học quý báu về quản trị rủi ro, đó là: “Khó ăn thì nhả”. Câu nói này của phù thủy giao dịch chính là lời nhắc nhở quan trọng về việc tập trung vào những điều có giá trị và loại bỏ những điều đem lại hiệu quả.
Nhận thức này từ Michael Marcus không chỉ áp dụng trong việc giao dịch tài chính mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng là luôn tập trung vào những điều mang lại giá trị cho cuộc sống và việc giao dịch. Nắm vững thế mạnh, điểm yếu, và tạo phong cách quản lý rủi ro phù hợp. Từ đó, bạn có thể cân nhắc về việc chấm dứt những giao dịch rủi ro để đảm bảo sự thành công trong cuộc hành trình của mình.
Theo Michael Marcus, bất kỳ nhà giao dịch nào đều có điểm mạnh và điểm yếu trong phong cách giao dịch. Một số người có khả năng giữ vững các vị thế chiến thắng, nhưng có thể mất thời gian khá lâu để gồng lỗ nếu không may thất bại. Trong khi đó, một số trader theo đuổi phong cách chốt lời sớm, nhưng rủi ro thua lỗ lớn rất cao. Cho dù là phong cách nào đi nữa, Traders cũng cần phải biết được ưu và nhược điểm của từng loại hình giao dịch và xác định hướng đi phù hợp nhất.
Câu nói thứ 4 của Michael Marcus vẫn còn được ghi danh đến ngày nay đó là thiên phú của mỗi người. Ông chia sẻ rằng, mỗi Traders đạt đỉnh cao sự nghiệp cần phải có sự kết hợp đặc biệt giữa năng khiếu, tài năng, và kiến thức học được qua thời gian. Ông so sánh việc trở thành một nhà giao dịch thành công với việc trở thành một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của thời đại. Trong đó cả hai đều đòi hỏi khả năng tự nhiên của mỗi người. Tuy nhiên, Trader cũng cần học hỏi không ngừng và phát triển những kỹ năng một cách xuất sắc để giao dịch để kiếm lợi nhuận. Điều này nhấn mạnh sự quyết tâm và học hỏi trong hành trình trở thành một trader thành công.
Minh chứng cụ thể cho câu nói này là những tấm gương huyền thoại như: Warren Buffett , George Soros, Jesse Livermore. Những nhân vật này chính là những Traders có thiên phú bẩm sinh và rất khó để tìm kiếm thêm những người có năng lực xuất sắc như họ. Tuy nhiên, Trading không chỉ phù hợp với những Traders có khả năng thiên bẩm.
Một người bình thường cũng có thể trở thành một nhà giao dịch tài ba nếu biết cách nâng cao kiến thức tài chính và học hỏi những kỹ năng giao dịch khác. Chỉ cần họ đủ quyết tâm và thiết kế cho mình một chiến lược Trading phù hợp. Những người bình thường thành công chính là minh họa xác thực nhất cho thấy sự thành công trong thị trường tài chính không chỉ dựa vào tài năng, mà còn phụ thuộc vào quyết tâm và kiên trì.
Câu nói tạo động lực thứ 5 của Michael Marcus cho thấy: Một cuộc sống cân bằng có thể là một phần quan trọng của cuộc hành trình của một Trader thành công. Các nhà đầu tư không nên đặt quá nhiều cảm xúc đối với kết quả giao dịch. Thay vào đó, các nhà giao dịch cũng cần kết hợp với những niềm vui thú vị khác trong cuộc sống. Môi trường cân bằng giữa cuộc sống và thị trường tài chính giúp trader giữ tinh thần lạc quan và phát triển tốt hơn mỗi ngày.
Thực tế cho thấy, Traders có thể cảm thấy mệt mỏi, cô đơn và xảy ra tình trạng trầm cảm nếu chỉ tập trung vào giao dịch mà không có những niềm vui khác trong cuộc sống. Tình trạng của bản thân có thể nghiêm trọng hơn sau mỗi lần giao dịch thất bại. Những lời này không chỉ là lời nhắc nhở cho trader, mà còn cho tất cả những người tham gia thị trường. Đam mê và niềm vui trong cuộc sống là một phần quan trọng để duy trì cân bằng và thành công trong sự nghiệp giao dịch.
Kết thúc cuộc hành trình của Michael Marcus, chúng ta thấy rằng ông đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong thế giới giao dịch thị trường tài chính. Từ những ngày đầu đầy khó khăn đến thời kỳ thịnh vượng nhất trong cuộc đời, Marcus đã trải qua nhiều sóng gió để trở thành một trong những nhà giao dịch vĩ đại nhất mọi thời đại. Những triết lý giao dịch mà ông đúc kết trong suốt sự nghiệp của mình đã trở thành tài liệu quý giá cho cộng đồng giao dịch. Sự kiên nhẫn, khả năng học hỏi từ những sai lầm và chiến lược tạo dựng phong cách giao dịch riêng biệt đã đóng góp không nhỏ vào thành công của ông trong thị trường tài chính.
Tham khảo thêm:
Andy Krieger – Huyền thoại giao dịch với sự kiện Black Monday
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.