Khi giao dịch Forex, một trong những tham số quan trọng không thể không kể đến đó là Margin Level. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa nắm rõ thông tin về thuật ngữ này, chưa thực sự hiểu Margin Level là gì? Nếu bạn cũng vậy thì đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp kiến thức một cách cụ thể nhất. Chần chờ gì nữa cùng bắt tay tìm hiểu ngay thôi nào!
Margin Level là gì?
Margin Level (tiếng Việt gọi là mức ký quỹ) là tỷ lệ phần trăm giữa tài sản của nhà đầu tư và tài sản thế chấp. Margin Level thể hiện những rủi ro mà tài khoản của bạn đang gặp hiện tại, để bạn có thể tìm ra những biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời. Hơn nữa, việc theo dõi mức ký quỹ thường xuyên sẽ giúp bạn biết được tài khoản còn đủ tiền để giao dịch lệnh mới không hay nên tiếp tục duy trì lệnh đang mở.
Ý nghĩa của mức ký quỹ
Những nhà mô giới ngoại hối thường xem mức ký quỹ để xác định việc có nên mở vị thế bổ sung hay không.
Mỗi nhà mô giới sẽ có xu hướng đặt những mức ký quỹ khác nhau nhưng phần lớn thường đặt ở mức 100%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu vốn chủ sở hữu bằng hoặc nhỏ hơn số tiền ký quỹ đã sử dụng thì bạn sẽ không thực hiện được việc mở vị thế nào.
Trường hợp này, bạn sẽ cần đóng các vị trí hiện có rồi mới tiến hành mở vị trí mới được.
Cách tính mức ký quỹ
Công thức để tính Margin Level như sau:
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
Trên nền tảng MT4 và MT5, con số này được tính một cách tự động và hiển thị sẵn cho bạn theo dõi.
Cùng đi qua một ví dụ cụ thể để giúp bạn hình dung rõ hơn nhé! Ví dụ tài khoản của bạn đang có 1000 USD và muốn thực hiện một giao dịch mở lệnh mua USD/JPY với một lot nhỏ.
Bước 1: Tính ký quỹ bắt buộc
Với mong muốn mua USD/JPY và mở vị thế lô nhỏ (10.000), yêu cầu ký quỹ là 4%. Lúc này câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu ký quỹ bắt buộc để mở vị thế?
Vì lô nhỏ 10.000 USD nên giá trị danh nghĩa của vị trí này là 10.000 UDS.
Ta có: Ký quỹ bắt buộc = Giá trị danh nghĩa x Yêu cầu ký quỹ
=> 400 USD = 10.000 USD x 0,04
Bước 2: Tính ký quỹ đã dùng
Ngoài giao dịch phía trên, sẽ không có thêm giao dịch nào khác. Do đó ta chỉ mở một vị thế nên ký quỹ bắt buộc cũng chính là ký quỹ đã sử dụng.
=> Ký quỹ đã sử dụng = 400 USD
Bước 3: Tính vốn chủ sở hữu
Công thức tính vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi
Giả sử trường hợp hiện tại giá đã đi theo hướng có lợi cho bạn và vị thể cũng đang ở mức hoà vốn. Tức là floating P/L là 0 USD
Ta sẽ có 1.000 USD = 1.000 USD + 0 USD
Suy ra, vốn chủ sở hữu trong tài khoản đang là 1.000 USD.
Bước 4: Tính mức ký quỹ
Từ các dữ liệu đã tính được, áp dụng công thức ta sẽ có:
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
250% = (1.000 USD / 400 USD) x 100%
Mức ký quỹ là 250%
Với mức ký quỹ nhỏ hơn hoặc bằng 100% thì bạn sẽ không được phép mở giao dịch mới trên các nền tảng. Với ví dụ trên mức ký quỹ của bạn lớn hơn 100% (250%>100%) đồng nghĩa bạn được phép mở giao dịch mới.
Có thể lấy hình ảnh đèn giao thông để tượng trưng cho mức ký quỹ. Miễn mức ký quỹ lớn hơn 100% thì bạn sẽ được bật đèn xanh.
Tính Margin Level thực tế trên tài khoản Forex
Chúng tôi sẽ cung cấp thêm một ví dụ thực tế nữa khi giao dịch trên Forex.
Bạn muốn mở vị thế EUR/USD với các dữ liệu bao gồm:
- Loại tài khoản: tiêu chuẩn
- Khối lượng giao dịch: 100.000
- Số tiền đang có: 10.000 USD
Với mong muốn mua EUR/USD và mở vị thế khối lượng 1 lot, yêu cầu ký quỹ là 2%.
Bước 1: Tính ký quỹ bắt buộc
Vì đồng EUR là đồng cơ sở trong cặp EUR/USD và đây là tài khoản tiêu chuẩn nên mỗi lot sẽ có giá trị danh nghĩa là 100.000 EUR
Ta có: Ký quỹ bắt buộc = Giá trị danh nghĩa x Yêu cầu ký quỹ
=> 2.000 EUR = 100.000 EUR x 0,02
Tài khoản sử dụng đồng USD nên ta cần quy đổi 2000 EUR sang USD.
Cho rằng tỷ giá hiện tại đang là 1.0869 nên
Ký quỹ bắt buộc (USD) = 2.000 * 1.0869 = 2173,8 USD
Bước 2: Tính ký quỹ đã sử dụng
Tài khoản chỉ mở một lệnh nên ký quỹ đã sử dụng cũng là ký quỹ bắt buộc.
Ta có Ký quỹ đã sử dụng = 2173,8 USD
Lúc này sẽ có ba xu hướng của floating P/L như sau:
- Trường hợp 1: Floating P/L dương
Sau khi lệnh đã khớp, giả sử rằng tỷ giá EUR/USD tăng lên mức 1.0969
Bước 3: Tính floating P/L
Floating P/L = Khối lượng vào lệnh x (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh)
=> Floating P/L = 100.000 x (1.0969 – 1.0869)/10 = 100pips
Bên cạnh đó, Pip/Lot tiêu chuẩn của EUR/USD là 10$ nên:
Floating P/L = 100 pips x $10 = $1.000
Bước 4: Tính vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi (Floating)
= $10.000 + $1.000 = $11.000
Bước 5: Tính margin level
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
= ($11.000/$2173.8) x 100% = 506.03%
- Trường hợp 2: Floating P/L âm
Trường hợp này, ta giả sử tỷ giá của cặp EUR/USD giảm còn 1.0769
Bước 3: Tính floating P/L
Floating P/L = Khối lượng vào lệnh x (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh)
= 100.000 x (1.0769 – 1.0869)/10 = -100pips
Bên cạnh đó, Pip/Lot tiêu chuẩn của EUR/USD là 10$ nên:
Floating P/L = -100 pips x $10 = -$1.000
Bước 4: Tính vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi (Floating)
= $10.000 – $1.000 = $9.000
Bước 5: Tính margin level
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
= ($9.000/$2173,8) x100% = 414,02%
- Trường hợp 3: Floating P/L = 0
Trường hợp này giả sử sau khi khớp lệnh, tỷ giá của cặp tiền tệ này vẫn giữ nguyên, không biến đổi, tức là 1.0896.
Bước 3: Tính floating P/L
Floating P/L = Khối lượng vào lệnh x (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh)
= 100.000 x (1.0869 – 1.0869)/10 = 0pips
Bên cạnh đó, Pip/Lot tiêu chuẩn của EUR/USD là 10$ nên:
Floating P/L = 0 pips x $10 = $0
Bước 4: Tính vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi (Floating)
= $10.000 + $0 = $10.000
Bước 5: Tính margin level
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
= ($10.000/$2173,8) x100% = 460,02%
Từ ba trường hợp trên, ta có thể đưa ra các kết luận như sau:
- Khi floating P/L<0 thì người đầu tư khó đặt lệnh khớp với khối lượng lớn.
- Khi floating P/L>0 thì người đầu tư có khả năng đặt lệnh khớp với khối lượng lớn cao hơn.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã tích luỹ cho mình những kiến thức cơ bản nhất về Margin Level. Từ khái niệm Margin Level là gì, ý nghĩa đến cách tính thực tế của nó. Hãy tận dụng tham số này để đem lại lợi ích trong các giao dịch sắp tới của mình nhé! Chúc bạn thành công.
Xem thêm:
Margin Call là gì? Nhà đầu tư nên làm gì khi bị Margin Call.
Tất tần tật về Margin Trader nên biết.
Free Margin là gì? Các rủi ro khi sử dụng Free Margin quá mức.
Tôi là Tống Anh Phong, một người yêu thích tài chính và mong muốn chia sẻ các kiến thức về tài chính nói chung cũng như Forex nói riêng. Hy vọng các bài viết sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Các kiến thức chỉ mang tính chất tham khảo và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc người đọc áp dụng và thua lỗ.