Lịch sử Blockchain là công nghệ đã tạo nên sự thay đổi trên thế giới về phương thức lưu trữ cũng như chia sẻ dữ liệu trong cộng đồng Crypto. Blockchain không chỉ hoạt động giới hạn ở đồng tiền mã hoá mà còn được sử dụng phổ biến với nhiều ngành nghề như logistics, hợp đồng thông minh… Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về con đường hình thành và phát triển của Blockchain, công nghệ đã tạo nên sự thay đổi đa lĩnh vực trên toàn cầu.
Blockchain và Bitcoin
Chắc hẳn đã từng có nhiều người đều xem sự có mặt của Blockchain và Bitcoin là cùng thời điểm. Nhưng thực tế thì không phải vậy, lịch sử Blockchain có chiều dài hơn cả Bitcoin và trước đó nó được gọi với cái tên Chain of Blocks.
Blockchain là một quyển sổ cái phân tán, địa điểm ghi chép cũng lưu trữ những thông tin giao dịch ở một mạng lưới có tính phi tập trung. Tính chất này đã cho phép hệ thống vận hành mà không cần sự hỗ trợ từ bên thứ ba. Song song đó là đảm bảo cho tính nguyên vẹn và không thay đổi của thông tin. Dựa vào công nghệ này, mọi giao dịch sẽ được lưu trữ lại có độ chính xác cao và không bị thay đổi.
Đến năm 2008, Bitcoin đã được công bố bởi Satoshi Nakamoto thông qua whitepaper, nó được mô tả là một hệ thống về tiền kỹ thuật số, nơi mà người dùng có thể sử dụng để giao dịch mà không cần bên trung gian là ngân hàng. Satoshi đã áp dụng công nghệ Chain of Blocks vào Bitcoin. Sau này, với mục đích để dễ nhớ và thể hiện đặc tính của nó rõ nét hơn mà công nghệ này đã được đổi tên thành Blockchain.
Tổng quan về lịch sử Blockchain
Đã có một vài lầm tưởng sự hình thành của blockchain là từ ý tưởng của Satoshi Nakamoto cho Bitcoin. Nhưng thực chất, nguồn gốc của Blockchain đến từ mật mã học. Những kỹ sư đã phát triển những phương pháp về mã hoá dữ liệu với mục đích lưu trữ nguồn tin vào máy tính một cách an toàn và minh bạch.
Cryptography hướng đến mục tiêu hệ thống máy tính có thể cải thiện tính bảo mật và minh bạch, mục tiêu trên hoàn toàn trùng khớp với nguyên lý nền tảng của blockchain.
Năm 1982, David Chaum – nhà đi đầu về mật mã học đã cho công bố một ý tưởng mang tính đột phá. Đó là xây dựng một mạng lưới mà những người không cần có sự tin cậy với nhau cũng được phép thiết lập và duy được hệ thống đáng tin cậy. Với ý tưởng này, ông đã đặt tên cho nó là “Computer Systems Established, Maintained, and Trusted by Mutually Suspicious Groups. Tuy chỉ mới được công phố trên lý thuyết nhưng nó đã là ý tưởng đó đã là bước đệm cho sự ra đời công nghệ blockchain sau này.
Từ thời điểm đó cho đến hiện tại, lịch sử blockchain đi qua một quá trình phát triển liên tục để có được quy mô như hiện tại. Các giai đoạn Blockchain có thể được tóm tắt như sau:
- 1991: Stuart Haber và cộng sự W. Scott Stornetta đã đưa ra ý tưởng liên quan đến Time-stamping.
- 1992-2004: Công nghệ mang tên Reusable Proof of Work và Markle Tree lần lượt xuất hiện.
- 2008: Satoshi Nakamoto xuất bản bài báo mở ra bước tiến mới cho công nghệ trong tài chính với tựa đề “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System”.
- 2013-2015: Sự xuất hiện của Ethereum đã mở ra sự phổ biến ở mạng lưới blockchain.
- 2017-hiện tại: Sự phổ biến của Bitcoin và Blockchain càng được lan rộng mỗi ngày, trở thành thành phần không thể thiếu đối với lĩnh vực tài chính cũng như công nghệ toàn cầu.
Lịch sử Blockchain vào giai đoạn đầu
1991: Khởi đầu với ý tưởng về Time-stamping
Khởi nguồn của ý tưởng Time-stamping là David Chum trong khoảng thời gian đầu năm 1990.
Vào năm 1991, W. Scott Stornetta và Stuart Haber đã công bố một nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Blockchain. Vào nghiên cứu với tên đề tài “How to Time-Stamp a Digital Document” đã đề cập đến việc dùng chuỗi tương tự như dấu mốc thời gian nhằm đảm bảo khả năng xác thực và tính nguyên bản của những tài liệu điện tử, là nền tảng cho sự phát triển của công nghệ sau này.
Time-stamping là một công nghệ được sử dụng với mục đích có thể ghi lại dòng thời gian của sự kiện một cách chính xác hoặc dữ liệu ở hệ thống máy tính. Ngoài việc xác định thời điểm mà sự kiện diễn ra, nó còn đảm bảo cho tính nguyên vẹn và lịch sử quan trọng của dữ liệu, giúp người dùng có thể quan sát và xác thực thông tin dựa vào mốc thời gian.
Tuy nghiên cứu của Stornetta và Haber đã vẽ ra hướng đi mới về việc ghi lại thời gian nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định:
- Phụ thuộc vào trung gian (bên thứ ba): Quá trình các mốc thời gian khi xác thực phải có sự tham gia của bên thứ ba làm cho việc kiểm soát và ghi lại thời gian dễ xảy ra lỗi nếu có sự sai sót từ bên thứ ba. Điều này gây tác động tiêu cực đến tính đúng đắn của những liệu quan trọng của doanh nghiệp.
- Khả năng cao sẽ bị can thiệp: Có khả năng thay đổi mốc thời gian bởi bên trung gian hoặc người dùng gây sai nhiễu thông tin. Sự xen vào này sẽ làm giảm đi độ tin cậy và tính nguyên bản của dữ liệu được lưu trữ ở hệ thống.
Để giải quyết các vấn đề trên, một mạng lưới riêng biệt cho time-stamping đã được W. Scott Stornetta và Stuart phát triển mang tên “Chain of Blocks”. Công nghệ này được xây dựng với đề cao tính rõ ràng và không bị thay đổi bởi những nhân tố bên ngoài.
1992: Reusable Proof of Work và Merkle Tree xuất hiện
Năm 1992, Reusable Proof of Work và Merkle Tree lần đầu được ra mắt, khi đó hai cái tên này vẫn chưa có kết nối với công nghệ blockchain. Nhưng hai dự án này đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sự cải tiến cho công nghệ blockchain tương lai.
Merkle Tree
Sau khi ra mắt được một năm thì, W. Scott Stornetta và Stuart Haber đã nhận ra “Chain of Blocks” đang phải xử lý lượng lớn khối lượng dữ liệu mỗi ngày, đã tạo ra khó khăn mới cho mạng lưới. Họ đã tạo ra nên một cấu trúc mới để khắc phục vấn đề trên mang tên Merkle Tree.
Tuy Merkle Tree đã được Ralph Merkle công bố ý tưởng ở một bài báo trong năm 1979 nhưng nó chỉ được chú ý khi được sử dụng nhiều vào công nghệ của Chain of Blocks và phát triển cùng blockchain sau này.
Merkle Tree vận hành tương tự như “cây” dữ liệu, vị trí mà những hàm băm từ giao dịch được tổng hợp và bố trí một cách kỹ càng. Mục đích cấu trúc được tạo ra là gia tăng khả năng xác minh của mạng lưới, đẩy mạnh hiệu suất hoạt động và củng cố mức độ an toàn cho hệ thống.
Merkle Tree đã có sự mở rộng tính năng lưu trữ dữ liệu ở mỗi block khi được ứng dụng Chain of Blocks. Bên cạnh đó nó còn cho phép xử lý lượng lớn dữ liệu.
Dù đã tạo được những dấu ấn nổi bật nhưng vào năm 2004, công nghệ này đã phải gặp các vấn đề khó khăn liên quan pháp lý khi hết hạn sử dụng bằng sáng chế, vì vậy mà dự án không thể duy trì và ứng dụng rộng rãi.
Reusable Proof of Work
Vào năm 2004 người nhận giao dịch Bitcoin đầu tiên từ Satoshi Nakamoto – Hal Finney chuyên về lĩnh vực mật mã học, đã công bố công trình nghiên cứu mang tên Reusable Proof of Work (RPoW).
RPoW là định nghĩa được đưa ra dựa vào hệ thống minh chứng công việc (Proof of Work) có thể tái sử dụng. Từ đó có thể hạ thấp tiêu chuẩn đối với sức mạnh tính toán cũng như tài nguyên. Mặc dù vậy, RPoW chỉ vận hành tương tự như cơ chế xác minh cho quá trình đào tìm coin và hệ thống thanh toán cũng sẽ không được cung cấp. Nó cũng không được sử dụng phổ biến như Bitcoin hay những đồng coin hiện đại.
Mặc dù thể trở thành một phần của công nghệ blockchain nhưng dự án này vẫn là một bước cải tiến quan trọng đối với việc định hình những công nghệ có liên quan, nổi bật phải nhắc đến cơ chế đồng thuận là Proof of Work (PoW). RPoW đã mở ra về khả năng phát triển những thuật toán minh chứng công việc, tác động đến những hệ thống blockchain tương lai.
Bên cạnh đó, Reusable Proof of Work có thể giải quyết tốt những vấn đề về Double Spending hay còn gọi là chi tiêu kép trong các giao dịch tiền điện tử. Bằng việc cho phép được sở hữu token đối với mỗi cá nhân cũng như lưu trữ thông tin lên máy chủ trung tâm, người dùng được phép xác minh tính đúng đắn và nguyên vẹn của dữ liệu.
*Double Spending là hành vi gian lận ở mạng blockchain cũng như trên hệ thống thanh toán, thủ thuật được sử dụng là chỉ một đồng coin lại chi tiêu nhiều hơn 1 lần. Xem thêm chi tiết về Double Spending TẠI ĐÂY
Ví dụ
Nhà giao dịch A sở hữu 1 BTC và chuyển hết số BTC đó sang cho nhà giao dịch C, song song đó A cũng đang dùng số BTC đó để tiến hành một giao dịch khác. Đây là hành vi Double Spending cho A quyền được giữ lại số BTC mà C nhận từ A hậu quả là nhà giao dịch A bằng 1 số BTC nhưng lại sử dụng nhiều lần.
Các giai đoạn phát triển và bức phá của Blockchain
Khởi đầu là một định nghĩa chỉ được đề cập đến ở giới học thuật, Blockchain đã đi một hành trình đầy dấu ấn để tiên phong trong lĩnh vực công nghệ của thời đại. Lịch sử Blockchain đã trải qua 4 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1 (2008): Mở ra kỷ nguyên của tiền mã hóa – Bitcoin
Năm 2008, người tạo ra Bitcoin Satoshi Nakamoto đã công bố công trình hệ thống về tiền điện tử riêng biệt không phải chịu ảnh hưởng từ bất kỳ tổ chức/cá nhân trung gian nào. Hệ thống này được công bố ở whitepaper với tựa đề “A Peer to Peer Electronic Cash System”.
Dù không phải là người tạo ra Blockchain nhưng Satoshi Nakamoto đã hiệu chỉnh từ ý tưởng ban đầu của W. Scott Stornetta và Stuart để khai sinh ra Bitcoin và chuyển sang tên “Distributed Blockchain”. Đồng thời, Satoshi còn nâng cấp cấu trúc dự án Merkle, đã làm cho bảo mật được nâng cao và tối ưu hóa tính năng lưu trữ dữ liệu của công nghệ Bitcoin.
Satoshi Nakamoto đã thực hiện đào khối Bitcoin lần đầu vào 3/1/2009, vào thời điểm đó nó được gọi là genesis block, mở ra kỷ nguyên tiền mã hóa. Sau đó tám ngày, 12/1/2009, người đầu tiên nhận Bitcoin là Hal Finney khi các giao dịch được hoàn tất ở mạng lưới, và phần thưởng nhận được lên đến 10 Bitcoin, là một phần thưởng lớn vào thời điểm đó. Khoảnh khắc này đã đặt dấu mốc quan trọng đối với lịch sử Blockchain.
Giai đoạn 2 (2013): Hợp đồng thông minh và sự chào sân của Ethereum
Năm 2013, nhà đồng sáng lập nên Bitcoin Magazine là Vitalik Buterin đã đi sâu vào nghiên cứu mạng lưới công nghệ của Blockchain. Ông nhận ra tiềm năng vô hạn của Bitcoin nhưng lại bị nhân tố kỹ thuật trở thành rào cản giới hạn. Vitalik đã nhận ra một điều “Bitcoin là một dạng tiền mã hóa lý tưởng, nhưng công nghệ cần thiết vẫn còn thiếu để có thể đẩy mạnh những ứng dụng có độ phức tạp cao ở nền tảng”.
Dựa vào phát hiện đó, Vitalik Buterin đã tận dụng nó để phát triển ý tưởng về nền tảng mới, linh động và hoàn thiện hơn để thúc đẩy tiềm năng của mạng lưới công nghệ blockchain. Với tâm huyết thực hiện hóa ý tưởng của mình, ông đã tách ra khỏi Bitcoin Magazine để có thể dồn hết khả năng của mình vào nó. Đây cũng là khởi nguồn cho sự hình thành của Ethereum, đây là dấu mốc quan trọng đối với lịch sử Blockchain. Sự ra đời của Ethereum đã mở ra môi trường tự do tạo lập cũng như triển khai những ứng dụng phi tập trung (dApp) theo nền tảng Blockchain.
Hợp đồng thông minh là một thành phần đóng vai trò quan trọng đối với Ethereum. Khái niệm về Smart Contract đã được đề xuất lần đầu vào năm 1990 bởi Nick Szabo. Nhưng kéo dài mãi đến khi có Ethereum xuất hiện thì khái niệm này mới có sự phổ biến và thực hiện hóa áp dụng vào cộng đồng.
Giai đoạn 3 (2017 – 2020): Bộ đôi Blockchain và Bitcoin tạo nên cơn sốt toàn cầu.
Trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020 là giai đoạn mà Blockchain và Bitcoin có nhiều sự biến động. Song song đó, cơn sốt ICO (Initial Coin Offering) đã làm sôi sục đối với cộng đồng Crypto.
- Tháng 4/2017, Nhật Bản là một trong các nước hợp pháp hóa đồng Bitcoin cũng như những loại tiền mã hóa khác.
- Tháng 12/2017, Bitcoin chạm đỉnh với mức giá 20.000 USD/BTC, vào thời điểm này thị trường crypto sôi sục và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Tuy nhiên, năm 2018 cuộc khủng hoảng lớn đã xảy ra tạo nên cú sốc lớn cho thị trường crypto, vào thời điểm này giá của những đồng tiền kỹ thuật số giảm mạnh sau một năm tăng trưởng cao.
- Vào năm 2019, sau năm đối diện khủng hoảng thì thị trường tiền điện tử dần có những sự phục hồi tích cực, giá đồng Bitcoin cũng như nhiều altcoin khác đã dần bước vào quỹ đạo và có sự tăng trưởng đáng mong đợi.
Giai đoạn 4 (2020 – Nay): Sự phát triển không ngừng của Blockchain
Thị trường crypto đã đi qua một giai đoạn chuyển mình đáng chú ý, từng bước từ một ngành ít được chú ý thành ngành công nghiệp trị giá tỷ đô. Hiện nay ngành này càng nhận được sự đầu tư rộng rãi và nhiều quốc gia đã hợp pháp hoá.
- Vào năm 2021, đã có quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa Bitcoin là El Salvador, mở ra giai đoạn mới đầy hứa hẹn cho sự phát triển của tiền kỹ thuật số trên toàn cầu.
- Bitcoin chính thức được ra mắt trên hệ thống về tài chính ngày 19/10/2021 khi được quỹ Proshares Bitcoin Strategy ETF viết tắt là ETF dựa theo hợp đồng Bitcoin có kỳ hạn trong tương lai, Bitcoin chào sân ở Mỹ với mã giao dịch là BITO.
- Năm 2022, hệ thống Ethereum đã có một đợt cải tiến lớn mở ra chương mới cho mạng lưới công nghệ Blockchain, từ cơ chế Proof of Work chuyển sang Proof of Stake. Sự đổi mới này không chỉ làm giảm đi việc sử dụng năng lượng mà còn xây dựng thêm những khả năng đổi mới, đẩy mạnh hiệu suất và cải tiến khả năng linh động của nền tảng Ethereum.
- Vào thời điểm cuối năm 2023, tổng trị giá bị khoá (TVL) thuộc lĩnh vực DeFi đã ghi nhận con số vượt 50 tỷ USD.
- Ngày 11/01/2024, SEC phê duyệt cho quỹ ETF của Bitcoin sau khoảng thời gian từ chối suốt 11 năm đã làm thay đổi cục diện toàn cầu, mở rộng đầu tư cho Bitcoin. Tiếp theo đó, ngày 24/05/2024, một bước đột phá từ SEC khi đồng ý phê duyệt cho những đề xuất liên quan đến ETF Ethereum Spot cũng như công nhận ETH là một tài sản tương tự như “hàng hoá”.
>> Securities and Exchange Commission – SEC có quyền hạn gì trong thị trường crypto?
Đã có nhiều nước khởi nguồn trong việc cho chào sân những quỹ ETF có mối liên hệ với Bitcoin (BTC) cũng như Ethereum (ETH). Những quỹ đáng chú ý trong lịch sử Blockchain là:
- Năm 2020, Đức cho ra đời quỹ ETC Group Physical Bitcoin.
- Năm 2021, Canada cho ra đời quỹ Purpose Bitcoin ETF, Evolve Bitcoin ETF và Purpose Ether ETF.
- Năm 2021, Brazil cho ra đời quỹ QR Capital’s Bitcoin ETF.
- Năm 2022, Úc cho ra đời quỹ Cosmos Purpose Bitcoin Access ETF.
Các xu hướng nổi bật của Blockchain năm 2024
Dưới đây sẽ liệt kê một vài xu hướng đáng chú ý của blockchain trong năm 2024 mà nhà đầu tư nên quan tâm:
NFT và Metaverse
NFTs là viết tắt của cụm từ Non-Fungible Tokens. NFTs cùng với Metaverse vẫn luôn là yếu tố dẫn đầu cho xu hướng. Đặt tính độc quyền của NFTs ở Blockchain đã tạo nên các đại diện cho những tác phẩm nghệ thuật điện tử, tài sản mang tính độc nhất và những giá trị số hoá. Song song đó, thế giới ảo được sử dụng tương tác là Metaverse tiến hành khai thác tiềm năng của blockchain với mục đích quản lý tài sản điện tử và tối ưu hoá những giao dịch ở thế giới ảo.
Web3
Web3 được định hướng phát triển là một mạng lưới internet phi tập trung và là xu hướng mới đang được nhận nhiều sự chú ý. Blockchain nắm giữ vai trò quan trong đối với việc phát triển những ứng dụng cũng như các dịch vụ phi tập trung, đem đến cho người dùng khả năng quản lý dữ liệu cá nhân một cách toàn diện nhất.
Blockchain 4.0
Blockchain 4.0 là định hướng cho tương lai khi kết hợp giữa blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ cảm biến cùng Internet of Things (IoT). Hướng đi này đã mở ra cánh cổng mới cho những ứng dụng phát triển, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và lĩnh vực tự động hoá.
Ngân hàng Trung ương phát hành tiền điện tử (CBDCs)
Những ngân hàng trung ương trên thế giới đang tập trung vào nghiên cứu cũng như phát triển tiền mã hoá của họ (CBDCs). Việc làm này không chỉ làm cho cục diện tài chính toàn cầu được định hình mà còn đi kèm những thách thức mới về kiểm soát tiền tệ cũng như điều chính những chính sách tài khoá của các quốc gia.
>> Tìm hiểu chi tiết hơn về chức năng của các ngân hàng trung ương trong thị trường hiện nay
Phát triển DeFi
Tài chính phi tập trung hay DeFi vẫn giữ được vị trí của mình khi luôn là điểm sáng cho mỗi lần đổi mới của các giai đoạn blockchain. Với những ứng dụng cũng như dịch vụ về tài chính không cần sự có mặt của trung gian, DeFi cung cấp cho người dùng quyền tham gia vào những hoạt động như cho thuê mượn, vay cũng như trao đổi tài sản một cách trực tiếp thông qua blockchain.
Chứng minh về năng lượng xanh (PoE)
Đối diện với những lo ngại về vấn đề ảnh hưởng môi trường của một vài dự án blockchain, những dự án này đã ứng dụng chứng minh về năng lượng xanh (PoE) tạo ra giải pháp vô cùng tiềm năng. Các dự án này có thể xử lý vấn đề liên quan đến môi trường thông qua việc dùng năng lượng tái tạo.
Quyền riêng tư và bảo mật
Sự phát triển công nghệ luôn đi kèm những cuộc tấn công mạng vì vậy mà những chính sách về quyền riêng tư càng được thắt chặt, những dự án blockchain ngày càng tập trung vào việc gia tăng những lớp bảo mật và đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng.
Blockchain có những đặc điểm đáng chú ý nào?
Các node liên kết
Để có được một mạng lưới Blockchain hoàn chỉnh thì những node đóng vai trò vô cùng quan trọng. Node giữ 2 nhiệm vụ chính là lưu giữ bản sao của những giao dịch và truyền đạt tin tức giữa các node. Các node sẽ vận hành một cách độc lập khi xác minh dữ liệu, đóng góp to lớn vào việc đảm bảo độ chính xác và tin cậy cho mạng lưới.
>> Chi tiết cách thức hoạt động của các Node trong Blockchain – Tham khảo ngay!
Sự minh bạch
Blockchain vận hành tương tự như một cơ sở dữ liệu đóng kín, vị trí dữ liệu chỉ cần được ghi vào block thì sẽ không còn khả năng thay đổi. Vì vậy thay vì ghi các thông tin mới chồng chéo lên thông tin cũ thì người dùng khi muốn cập nhật bắt buộc phải mở thêm block mới. Do đó mà toàn bộ lịch sử giao dịch sẽ được đảm bảo giữ nguyên và không bị tác động từ bất kỳ nhân tố nào.
Tính bảo mật cao
Trong mạng lưới blockchain, mỗi block sẽ sở hữu một hash đặc trưng và có mối liên kết bền chặt với hash của block đứng trước. Nhờ vậy mà blockchain có được chuỗi liên kết bền chặt, gây khó khăn cho các hành vi tấn công mạng và thay đổi thông tin. Vì khi thay đổi một block thì sẽ gây ảnh hưởng cho tất cả các block ở phía sau, hình thành nên một hệ thống an ninh vô cùng mạnh mẽ.
Bài viết trên là tất cả các thông tin về lịch sử Blockchain cũng như những dấu ấn quan trọng trong các giai đoạn blockchain. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích mà bạn cần. Mong bạn sẽ tận dụng những thông tin trên để nắm bắt được cơ hội đầu tư lý tưởng.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.