fbpx

Lehman Brothers là gì? Tầm ảnh hưởng của Lehman Brothers

Lehman Brothers là gì và vì sao sự suy sụp của ngân hàng Lehman Brothers đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới? Có thể nói rằng Lehman Brothers đã trở thành một biểu tượng ngân hàng khi là một trong những ngân hàng lớn nhất toàn cầu vào năm 2000. Nhưng sự sai lầm trong tính toán hướng đi đã dần đến sụp đổ. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu các thông tin liên quan đến câu hỏi Lehman Brothers là gì và bối cảnh kinh doanh trong thời đại đó.

Lehman Brothers là gì? Thông tin tổng quan về ngân hàng Lehman Brothers

Nguyên nhân sự sụp đổ của Lehman Brothers là gì và đã tác động như thế nào đến kinh tế Mỹ?
Nguyên nhân sự sụp đổ của Lehman Brothers là gì và đã tác động như thế nào đến kinh tế Mỹ?

Lehman Brothers được biết đến là ngân hàng đầu tư và giao dịch tài chính nằm trong top đầu của Hoa Kỳ. Ngân hàng Lehman Brothers được thành lập vào năm 1850 từ ba anh em nhà Lehman. Có thể nói rằng Lehman Brothers chính là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực tài chính lớn nhất của Hoa Kỳ vào những năm 2000. Quy mô hoạt động của ngân hàng Lehman Brothers đa dạng trên nhiều lĩnh vực bao gồm: đầu tư, quản lý tài sản, giao dịch và dịch vụ tài chính.

Những cột mốc quan trọng của ngân hàng Lehman Brothers

  • Năm 1850: Ba anh em nhà Lehman đã thành lập công ty và tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh doanh vải và nông sản.
  • Năm 1887: Lehman Brothers tiến hành mua lại những công ty chứng khoán trên thị trường với mục tiêu lấn sân mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh chứng khoán.
  • Năm 1929: Lehman trở thành một trong những công ty về lĩnh vực chứng khoán hàng đầu của Hoa Kỳ và mạnh mẽ vượt qua được thời kỳ suy thoái. Lehman Brothers ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể vào những năm thập niên 1920 khi cùng với thị trường chứng khoán Mỹ tăng.
  • Năm 1980: Lehman đã thu mua lại Shearson Loeb Rhoades – đây là một công ty về lĩnh vực đầu tư nằm trong top đầu của Hoa Kỳ thời điểm này.
  • Năm 1993: Lehman Brothers đã ra tay thu mua E.F.Hutton Mortgage Corporation – công ty tài chính bất động sản đứng đầu Hoa Kỳ. Mục tiêu của Lehman Brothers trong thời điểm này là tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản.
  • Năm 2000: Lehman Brothers ghi nhận thành công vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu. Bên cạnh đó, Lehman cũng là nơi cung cấp dịch vụ về quản lý rủi ro trong tài chính hàng đầu của các công ty hay tổ chức tài chính.
  • Năm 2007: Lehman Brothers đã lấn sân rộng rãi sang lĩnh vực tài chính bất động sản khi mở thêm các khoản vay bất động sản không đảm bảo. Đây cũng được xem là chiến lược thông minh giúp Lehman có đà tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên Lehman sẽ không ngờ tới rằng nó cũng chính là lý do khiến sụp đổ về sau.
  • Tháng 9/2008: Lehman Brothers bắt đầu gặp khó khăn trong vấn đề tài trợ và các giá trị tài sản cũng bị mất đi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng trên toàn cầu.
  • 15/9/2008: Lehman Brothers chính thức ra tuyên bố phá sản. Sự kiện phá sản của Lehman Brothers đã làm nổ ra khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai và cũng từ đó đặt ra một dấu chấm hết cho nền đế chế tài chính của Hoa Kỳ.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất Hoa Kỳ
Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất Hoa Kỳ

Quy mô và lĩnh vực kinh doanh của Lehman Brothers

Các sản phẩm chính trong hoạt động kinh doanh của Lehman Brothers

Trước năm 2008 Lehman Brothers hoạt động mạnh mẽ trên rất nhiều lĩnh vực, cung cấp đa dạng những sản phẩm và dịch vụ cho người dân Hoa Kỳ, bao gồm:

  • Đầu tư tài chính: Lehman Brothers đầu tư vào các loại cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư và cả những sản phẩm tài chính phức tạp là các công cụ tài chính từ những khoản nợ thế chấp.
  • Quản lý tài sản: Lehman quản lý các danh mục đầu tư, phân tích tài chính và đồng thời cho lời khuyến nghị trong các mục đầu tư cổ phiếu, quỹ đầu từ, trái phiếu và sản phẩm tài chính phức tạp.
  • Định giá tài sản: Lehman hoạt động trong việc định giá bất động sản, công ty và thậm chí là các tài sản được cho là khó định giá như những khoản nợ thế chấp.
  • Tài trợ tài sản: Lehman mở ra dịch vụ tài trợ tài sản cho những khách hàng từ cá nhân đến tổ chức về các khoản vay thương mại, khoản vay thế chấp và những khoản vay khác.
  • Quản lý rủi ro: là hoạt động kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm và những dịch vụ quản lý rủi ro trong tài chính với mục đích hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu trong đầu tư theo hướng an toàn và có hiệu quả.

Nhìn chung, đối tượng khách hàng lớn nhất của Lehman Brothers là những tổ chức tài chính, các nhà đầu tư các nhân, quỹ đầu tư và những khách hàng làm trong lĩnh vực công nghiệp bất động sản. Với sự lớn mạnh trong lĩnh vực tài chính, sự sụp đổ của Lehman Brothers vào năm 2008 đã kéo theo hàng nghìn khách hàng của công ty không chỉ trong nước, bị tác động mạnh mẽ và dẫn đến sự kiện khủng hoảng tài chính trên toàn cầu.

Quy mô hoạt động của Lehman Brothers

Có thể nói rằng Lehman Brothers chính là một trong các ngân hàng đầu tư nằm top đầu của thế giới với quy mô hoạt động lớn trước thời điểm 2008. Quy mô của Lehman Brothers được thể hiện ở các con số như sau:

  • Tổng tài sản được ghi nhận của Lehman Brothers ở thời điểm tuyên bố phá sản khoảng 639 tỷ USD.
  • Công ty Lehman Brothers có đến hơn 26.200 nhân viên trên toàn thế giới.
  • Chi nhánh của Lehman Brothers có mặt ở hơn 40 quốc gia trên toàn cầu.
  • Chỉ trong năm tài chính 2007, Lehman Brothers đã mang về doanh thu lên đến hơn 600 tỷ USD và mức lợi nhuận ròng khoảng 4 tỷ.
  • Năm 2008, Lehman Brothers được xếp vào hàng thứ tư của danh sách Fortune 500 – danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Nguyên nhân và diễn biến sự sụp đổ của Lehman Brothers

Hoàn cảnh trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Năm 2003 – 2004, khi Hoa Kỳ tiến hành chính sách nới lỏng tiền tệ đã mang đến cơ hội vay tiền của ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. Nhiều người dân Mỹ đã đổ xô mua nhà và đầu cơ bất động sản, chính điều này đã dẫn đến giá bất động sản trên thị trường tăng kỷ lục. Đánh giá chung thời điểm nhà đất lúc bấy giờ tại Mỹ đang diễn ra vô cùng sôi động.

Không nằm bên ngoài trào lưu này, Lehman Brothers đã tiến hành thu mua 5 công ty thuộc cho vay thế chấp và 2 công ty là Aurora Loan Services và BNC Mortgage. Việc thu mua các công ty này của Lehman với mục đích kinh doanh giấy nợ có tài sản đảm bảo (CDO) và những khoản nợ bất động sản (MBS). Tiếp sau đó, Lehman sẽ gộp chung lại thành những gói trái phiếu nhằm bán cho những nhà đầu tư.

Thị trường bất động sản của Hoa Kỳ thời điểm này được ghi nhận là ở đỉnh cao kỷ lục và giá trị nhà đất luôn không ngừng tăng mạnh đã mang đến sức hút lớn đối với các sản phẩm tài chính. Cho đến này, không ai có thể phủ nhận rằng Lehman Brothers đã có một mô hình kinh doanh rất thành công khi đó và mang về một nguồn thu lợi nhuận khổng lồ. Theo báo cáo tài chính năm 2007, Lehman Brothers đã mang về 4.2 tỷ USD trên tổng mức doanh thu chung là 19.3 tỷ USD.

Lehman Brothers luôn xếp ở vị trí top đầu trong doanh thu tài chính. Nguồn: WSJ.com.
Lehman Brothers luôn xếp ở vị trí top đầu trong doanh thu tài chính. Nguồn: WSJ.com.

Mô hình kinh doanh giấy nợ có tài sản đảm bảo (CDO) và nợ bất động sản (MBS) 

MBS (hay hiểu là nợ bất động sản) là một loại hình giấy chứng nhận được ban hành thông qua việc sử dụng hàng loạt những khoản nợ thế chấp nhà để tạo ra trái phiếu được hỗ trợ bằng những khoản nợ trên. Các giấy chứng nhận này sẽ được chia ra làm nhiều phần tương ứng với mức độ rủi ro khác nhau. Những phần nào sở hữu mức độ rủi ro cao hơn thì sẽ chứa lãi suất cao hơn.

Các nhà đầu tư mua Nợ bất động sản (MBS) với lí do lợi nhuận thu về sẽ cao hơn so với những sản phẩm tài chính khác trên thị trường. Trong trường hợp các khoản nợ thế chấp từ MBS đóng gói không được hoàn trả theo giao ước thì giá trị của những MBS này sẽ giảm xuống và đồng thời nhà đầu tư nhận rủi ro mất tiền.

Tương tự với MBS, mô hình CDO cũng có cách hoạt động như vậy nhưng có sự khác biệt ở chỗ CDO cho phép tích hợp những loại tài sản khác nhau. Nhà đầu tư có thể tích hợp các khoản nợ bất động sản, nợ tín dụng, nợ thương mại và các khoản vay khác nhau.

Với 2 mô hình này đều chứa đựng mức rủi ro rất cao nhưng hầu hết lại bị nhà đầu tư không quan tâm đến vì giá trị chúng mang lại cao hơn rất nhiều. Có thể nói rằng cả MBS và CDO đều có chứa rất nhiều khoản nợ mà không được đánh giá theo cách trung thực. Hay có thể hiểu rằng, những người không có khả năng trả nợ nhưng vẫn có thể được cho vay và đó cũng là điểm mà các nhà đầu tư đang hoạt động. 

Thị trường nhà đất suy thoái

Rủi ro bắt đầu xảy ra khi chúng bị phớt lờ và Lehman Brothers đã phải trả một cái giá rất đắt. Lehman đã thu mua rất nhiều những khoản nợ bất động sản với mục đích tạo ra MBS và việc sở hữu quá nhiều những khoản nợ này đã khiến tài sản chung của Lehman phụ thuộc lớn vào giá trị thị trường bất động sản lúc đó. Thêm vào đó, sự đánh giá sai rủi ro từ CDO của Lehman Brothers khi đã đề cao khoản nợ CDO quá mức trong khi chúng thật sự không có khả năng trả nợ. Tại thời điểm các khoản nợ này bắt đầu xuất hiện vấn đề, giá trị của CDO lập tức giảm mạnh và đã khiến cho doanh thu của Lehman Brothers mất đi gần 20 tỷ USD chỉ trong một thời gian ngắn.

Giá trị bất động sản bắt đầu suy giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nguồn: Fortune
Giá trị bất động sản bắt đầu suy giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nguồn: Fortune

Dây chuyền thị trường bất động sản càng bị ảnh hưởng khi FED công bố quyết định tăng lãi suất lên cao. Khi đó những người đã đầu cơ trong việc mua nhà phải gánh chịu mức lãi cao hơn, song song đó thị trường lại không có thêm nhà đầu cơ mới nào do lãi vay ở mức quá cao. Điều này đã dẫn đến việc giá trị bất động sản của Hoa Kỳ giảm mạnh mẽ kéo theo tình hình tài chính của Lehman cũng bị tác động một cách nghiêm trọng.

Lehman Brothers chính thức sụp đổ năm 2008

Năm 2008, nền kinh tế Hoa Kỳ đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế với bước đầu là sự sụp đổ của Lehman Brothers.

  • Tháng 3/2008: Lehman Brothers lần đầu tiên thông cáo mức lỗ ròng kể từ thời điểm thành lập.
  • Tháng 6/2008: Báo cáo tài chính tháng 2 được công bố với thông tin thể hiện mức nợ chồng nợ của Lehman Brothers đạt mức đỉnh điểm là 613 tỷ USD.
  • Tháng 8 năm 2008: Lehman Brothers đưa ra thông báo về kế hoạch giảm 6% trên tổng số nhân viên của công ty này. 
  • Ngày 9/09/2008: Lehman Brothers đưa thông tin về việc sẽ thông cáo báo cáo tài chính quý 3 của công ty vào ngày 15 tháng 09. Cùng lúc đó, công ty cũng đưa ra cảnh báo về mức độ suy giảm thị trường bất động sản.
  • Ngày 10/09/2008: Lần lượt các nhà đầu tư và những công ty đối tác rút tiền ra khỏi ngân hàng Lehman Brothers. Điều này đã dẫn đến cổ phiếu của công ty giảm xuống 45% chỉ trong vòng 1 ngày.
  • Ngày 12/09/2008: Lehman Brothers đã đưa ra yêu cầu được hỗ trợ tài chính trong cuộc họp khẩn của Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) với mục đích giải quyết tình trạng khủng hoảng.
  • Ngày 13/09/2008: Barclay đã thất bại trong thương vụ thu mua lại Lehman Brothers với lý do không đạt được các thỏa thuận đối với những nhà đầu tư.
  • Ngày 14/09/2008: Lehman Brothers chính thức đưa ra thông cáo phá sản và đồng thời đưa ra các yêu cầu với mục đích bảo vệ chương 11 nhằm mong có thêm thời gian để tái cơ cấu công ty.
  • Ngày 15/09/2008: Lehman Brothers chính thức bị loại ra khỏi chỉ số chứng khoán Dow Jones.
Giá cổ phiếu Lehman Brothers lao dốc không ngừng vào đầu năm 2008
Giá cổ phiếu Lehman Brothers lao dốc không ngừng vào đầu năm 2008

Vì sao chính phủ Hoa Kỳ lại không cứu ngân hàng Lehman Brothers?

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính năm 2008, chính phủ Mỹ đã ra tay cứu trợ các hàng lớn trong nước như: JP Morgan Chase, Citigroup, Goldman Sachs, Wells Fargo và Bank of America. Thông qua hình thức cung cấp các khoản vay và đồng thời tài trợ nguồn vốn nhằm giúp cho các ngân hàng trên vượt qua được nguy cơ sụp đổ cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính trên toàn bộ hệ thống của ngân hàng.

Các ngân hàng lớn đều đối mặt nguy cơ sụp đổ trong bối cảnh khủng hoảng năm 2008
Các ngân hàng lớn đều đối mặt nguy cơ sụp đổ trong bối cảnh khủng hoảng năm 2008

Tuy nhiên, khác với những ngân hàng lớn trong nước, Lehman Brothers không được giải cứu bởi chính phủ Hoa Kỳ. Giải thích cho việc này bởi vì Lehman đã không thể tìm được đối tác chiến lược hay nhà đầu tư nào để cung cấp nguồn vốn cứu trợ đủ lớn hoặc thu mua cả công ty. Sự sụp đổ của Lehman Brothers được đánh giá là lớn hơn gấp hơn gấp 10 lần vụ Enron – một trong những sụp đổ lớn nhất diễn ra năm 2001.

Chính phủ Mỹ cho rằng nếu ra tay cứu trợ Lehman Brothers ở thời điểm đó sẽ gây ra sự mất cân bằng và tác động đến niềm tin của toàn thị trường. Đó là chưa kể đến, việc cứu trợ Lehman Brothers không được sự ủng hộ của công dân Mỹ thời đó vì họ cho rằng tiền dùng để cứu trợ chính là tiền thuế của người dân.

Nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Lehman Brothers

Sự sụp đổ của Lehman Brothers được đánh giá là đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và trong đó 5 nguyên nhân chính được ghi nhận là:

  • Quản lý rủi ro tài sản thất bại: Lehman Brothers đã thu mua để sở hữu rất nhiều món nợ CDO và MBS nhằm tạo ra danh mục đầu tư nhưng với rủi ro rất lớn. Lehman Brothers đã phụ thuộc rất nhiều vào loại tài sản bất động sản nhưng lại sai lầm trong việc đánh giá rủi ro của nó.
  • Thị trường bất động sản Mỹ suy giảm: việc này đã kéo theo sự xuống dốc của thị trường chung và khiến cho ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc đáp ứng được các khoản nợ thuộc về bất động sản.
  • Vấn đề gọi vốn và thanh toán nợ khó khăn: việc này đã ảnh hưởng đến chính phủ và những ngân hàng khác đã không dám đưa tay hỗ trợ Lehman Brothers bởi các khoản nợ mà công ty này tạo ra là quá lớn đối với thị trường chung cũng như so với quy mô của các ngân hàng khác.
  • Đòn bẩy tài chính quá cao: Lehman Brothers đã sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính một cách quá lớn cho việc đầu tư vào những sản phẩm tài chính phức tạp, trong số đó là những khoản vay liên ngân hàng trong thời gian ngắn hạn.
  • Nguyên nhân cuối cùng được cho rằng Lehman Brothers đã thiếu dự trữ nguồn tiền mặt dẫn đến việc không thể đáp ứng yêu cầu trả nợ từ các nhà đầu tư. Từ đó đã tạo ra một tâm lý chung lo sợ cho gần như tất cả người có liên quan và đó cũng được cho là nguyên dân khiến Lehman Brothers bị bank run và sụp đổ.

Trên đây là các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ Lehman Brothers vì không còn khả năng trong việc thanh toán nợ và cũng như không thể tìm kiếm được một nguồn vốn mới cho việc cứu vãn tình hình. Ngày 15 tháng 08 năm 2008 đã ghi nhận thông cáo phá sản của Lehman Brothers và đây cũng là sự kiện phá sản lớn nhất lịch sử của nền kinh tế Mỹ.

Lehman Brothers tuyên bố phá sản trong cuộc suy thoái lớn của nền kinh tế Mỹ
Lehman Brothers tuyên bố phá sản trong cuộc suy thoái lớn của nền kinh tế Mỹ

Có thể nói rằng, mặc dù rất nhiều yếu tố chung nhưng sự sụp đổ của Lehman Brothers bị ảnh hưởng lớn nhất bởi thị trường bất động sản. Các chiến lược vận hành không đúng đắn của lãnh đạo công ty – anh em nhà Lehman đã làm cho công ty xuống dốc. Cuối cùng chính là sự không đồng thuận cứu trợ của chính phủ và người dân Hoa Kỳ.

Hậu quả của sự sụp đổ đế chế Lehman Brothers

Sau khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản đã tạo ra những tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế trên toàn thế giới. Các ngành công nghiệp khác trên thị trường cũng bị kéo theo sự suy yếu này và gây ra sự lao dốc trong thị trường tài chính – kinh tế thế giới. Sự phá sản của Lehman Brothers đã gây ra các hậu quả đáng kể bao gồm:

  • Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức 5% lên đến 10% và chỉ tính riêng công ty Lehman Brothers đã có hơn 26,200 nhân viên trong đó. Các công ty tài chính khác cũng phải cắt giảm mạnh nguồn nhân sự và đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp khác để cắt giảm nguồn chi phí hoạt động với mục đích tồn tại qua khủng hoảng.
  • Sự suy giảm thị trường tài chính và những chỉ số tài chính chung như S&P 500, Dow Jone cũng thể hiện giảm mạnh ở mức 50%. Qua đó, giá trị các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản cũng bị ảnh hưởng kéo theo. Chỉ riêng giá bất động sản tại Hoa Kỳ đã giảm trung bình 31%.
  • Suy giảm nền kinh tế toàn quốc khi ghi nhận GDP giảm mức 4.3% trong giai đoạn 2007 – 2009. Sự sụt giảm này được giải thích từ việc chính phủ Hoa Kỳ đã phải ra tay chi trả những khoản trợ cấp và hỗ trợ cho nhiều công ty trên nhiều lĩnh vực khi bị tác động dây chuyền của sự kiện Lehman Brothers.
  • Suy giảm nền kinh tế toàn thế giới: không chỉ riêng các công ty trong nước mà các công ty trên toàn cầu đều phải đối mặt với những thách thức từ hệ quả Lehman Brothers. Bởi vì Lehman là một công ty đầu tư đa ngành và đa quốc gia nên khi họ sụp đổ đã dẫn đến các khách hàng trên toàn cầu đều hứng chịu hậu quả chung.
Hệ quả từ sự kiện sụp đổ của Lehman không diễn ra trong nước mà còn trên toàn cầu
Hệ quả từ sự kiện sụp đổ của Lehman không diễn ra trong nước mà còn trên toàn cầu

Những sự thay đổi chính sách sau sự kiện sụp đổ của Lehman Brothers

Sau sự kiện sụp đổ lớn nhất nhì giới tài chính Mỹ của Lehman Brothers, với mục đích đảm bảo sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính, chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều chính sách và các luật mới. Dưới đây là một số chính sách và luật tiêu biểu cần phải nhắc đến như:

  • Dod Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act: đây là đạo luật được ban hành và thông qua năm 2010. Luật này có chức năng đảm bảo sự minh bạch và ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Qua đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính có nhiệm vụ đưa ra các báo cáo cụ thể, chi tiết về hoạt động của họ. Đồng thời, phải tăng cường quản lý và giám sát rủi ro, thiết lập những cơ quan tài chính mới nhất.
  • Stress test: Ngân hàng bắt buộc phải tham gia vào những cuộc kiểm tra về khả năng chịu được áp lực dưới tình huống khủng hoảng tài chính. Bài kiểm tra này mang lại sự đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ khả năng để có thể chịu đựng từ các tác động tiêu cực của thị trường tài chính gây ra.
  • Volcker Rule: được ban hành và áp dụng vào năm 2014 với mục đích hạn chế những hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư từ việc thu lợi nhuận tài chính trong thời gian ngắn hạn, giảm tỷ lệ rủi ro và đồng thời đảm bảo được sự ổn định của hệ thống tài chính trong nước.
  • Basel III: được hiểu là chuẩn mức vốn của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) áp dụng vào năm 2013. Với chuẩn mức này yêu cầu các ngân hàng phải cam kết duy trì được mức vốn đủ cho việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý tài chính của Mỹ cũng đã tiến hành tăng cường việc giám sát và quản lý mức độ rủi ro của những tổ chức tài chính. Đồng thời, ban hành các quy định mới với mục đích bảo vệ tối đa quyền lợi của khách và đưa ra các thông tin một cách chính xác – đầy đủ cho những nhà đầu tư.

Bài viết trên đã mang đến những thông tin đầy đủ, chi tiết về Lehman Brothers và giải thích sự sụp đổ của Lehman Brothers là gì. Có thể thấy rằng sai lầm trong việc đặt tất cả quả trứng vào trong một rổ đã khiến Lehman Brothers hứng chịu hậu quả nặng nề và sụp đổ. Sự kiện của Lehman Brothers không chỉ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế tài chính trong nước mà còn cả toàn cầu. Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ.

Xem thêm:

Dump và Pump – Cạm bẫy hay cơ hội trong thị trường tài chính?

Cách xác định tín hiệu BOS vs CHOCH trên thị trường

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời