fbpx

Leading indicator là gì? Phân biệt Leading và Lagging indicators

Tuy Leading và Lagging indicators là hai chỉ báo khá phổ biến tại Forex nhưng các này đầu tư lại không dễ dàng trong việc phân biệt hai loại chỉ báo này vì thế mà áp dụng không được hiệu quả. Vậy để phân biệt Leading indicator là gì và Lagging indicators là gì? TraderForex sẽ giúp bạn phân biệt hai loại chỉ báo kỹ thuật này một cách dễ dàng nhất như sau.

Chỉ báo nhanh Leading indicator
Chỉ báo nhanh Leading indicator

Phân loại chỉ báo thông thường và chỉ báo quan trọng tại Forex

Hiện nay tại Forex có hai loại chỉ báo cơ bản đồng thời cũng được xem là hai loại chủ báo chính được các nhà giao dịch sử dụng phổ biến nhất chính là Leading indicator và Lagging indicators.

  • Leading indicator được gọi là chỉ báo nhanh hay chỉ báo dẫn dắt, đây thuộc vào loại chỉ báo có sự giao động, giúp các nhà đầu tư có thể nhận biết được những tín hiệu mới, giúp nhà đầu tư có thể đi trước khi xu hướng mới xuất hiện hoặc xuất hiện xu hướng đảo chiều.
  • Leading indicators được gọi là chỉ báo chậm, nó thuộc loại chỉ báo có tính động lượng, các nhà đầu tư hay gọi nó với các tên quen thuộc là loại chỉ báo di chuyển theo xu hướng. Cung cấp dấu hiệu giao dịch đến các nhà đầu tư khi mà xu hướng đã được hình thành nên.
Phân biệt Leading indicator và Lagging indicators
Phân biệt Leading indicator và Lagging indicators

Hầu hết các nhà đầu tư chỉ dùng một loại chỉ báo nhanh để thực hiện các giao dịch thì kết quả mà họ nhận được sẽ không mấy khả quan vì có khá nhiều tín hiệu gây nhiễu xuất hiện. Một số loại chỉ báo trễ chỉ mang đến cho các nhà đầu tư những dấu hiệu khi và chỉ khi mức giá đã có sự thay đổi tuyệt đối để có thể hình thành nên xu hướng mới. Vì thế các nhà đầu tư cần chấp nhận tham gia vào thị trường để có thể thực hiện các giao dịch sau khi xu hướng thị trường xảy ra. Bên cạnh đó, mức giá trị tăng lớn nhất của bất kỳ xu hướng nào cũng thường được diễn ra tại vị trí của một vài cây nến đầu. Vì thế nếu bạn chỉ sử dụng loại chỉ báo chậm thì bạn sẽ bị mất đi khoảng lợi nhuận ổn định đáng kể.

Tuy cả hai loại chỉ báo Leading indicator và Lagging indicators có có sự hỗ trợ lẫn nhau nhưng tại một vài trường hợp chúng vẫn xảy ra mâu thuẫn với nhau gây khó khăn đối với nhà đầu tư. Không nhà đầu tư nào có thể chắc chắn rằng sử dụng loại chỉ báo nào sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất hoặc kết hợp hai chỉ báo sẽ chắc chắn mang lại hiệu quả cao. Việc nên lựa chọn loại chỉ báo nào sẽ phụ thuộc vào chiến lược giao dịch mà các nhà đầu tư lựa chọn. Vì thế mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng các thông tin về các loại chỉ báo để có thể biết được ưu điểm và hạn chế của chúng, giúp lựa chọn được loại chỉ báo phù hợp với chiến lược giao dịch của lình nhằm mang lại hiệu quả cao.

Tổng quan thông tin về Leading Indicator

Khái niệm Leading Indicator

Thông tin liên quan đến Leading indicators
Thông tin liên quan đến Leading indicators

Leading indicator là loại chỉ số nhanh hay còn gọi là chỉ số trước. Nó giúp các nhà đầu tư biết trước được các nhân tố kinh tế nào có thể bị thay đổi khi những phần phía sau của nền kinh tế biến đổi theo một xu hướng nhất định. Từ đó giúp nhà giao dịch nhìn nhận tổng quát hơn về thị trường để định hướng và lên kế hoạch giao dịch trong thời gian tới.

Nhưng các bạn cần lưu ý rằng các chỉ báo cũng sẽ có lúc đưa ra những tín hiệu thiếu chính xác và cả đối với chỉ báo nhanh cũng vậy. Vì thế để chắc chắn bạn thực hiện các giao dịch an toàn bạn cần sử dụng chỉ báo Leading indicator một cách linh hoạt và nên áp dụng với một vài chỉ báo khác nếu có thể để nắm chắc hơn lợi thế trong tay.

So với xu hướng biến động của mức giá thì chỉ báo Leading indicator luôn đi trước xu hướng, nó có thể mô tả lại mô hình cung lượng của mức giá tại khoảng thời gian cụ thể được sử dụng để tính chỉ báo.

Thực hiện giao dịch với Leading indicators
Thực hiện giao dịch với Leading indicators

Bộ giao động là công cụ có thể hỗ trợ các nhà đầu tư phân tích những chuyển biến lên xuống, qua lại giữa hai cực là vùng quá mua và vùng quá bán. Từ đây các nhà đầu tư có thể dự đoán được lúc này mình nên thực hiện lệnh mua hay lệnh bán. Bộ chỉ giao động được các nhà giao dịch sử dụng phổ biến nhất hiện tại là psar, rsi… Chúng xuất hiện như sự tiên tri về việc đảo chiều sẽ diễn ra trong tương lai.

Ví dụ: Khi chúng ta kết hợp các loại chỉ báo Leading indicator, Lagging indicators và bộ giao động lên đồ thị của tiền tệ GBP/USD vào các khung thời gian nhất định và bắt đầu chờ đợi kết quả.

Với đồ thị này ta có thể thấy được 3 loại chỉ báo đều cho cùng một kết quả là tháng 12 là thời gian phù hợp để giao dịch mua. Nếu bạn đầu tư theo tín hiệu này thì lợi nhuận bạn thu về có thể lên đến 400 pips.

Tín hiệu xuất hiện tại thị trường
Tín hiệu xuất hiện tại thị trường

Tiếp theo là vào tháng 1 và tuần thứ 3 các bộ chỉ giao động đều báo hiệu tín hiệu bán và giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm ở thời gian 3 tháng sau. Vào khoảng giữa tháng 4 chỉ báo Leading indicator cũng cho tín hiệu bán tiếp tục và thời gian sau mức giá xuống thấp đến mức đáng báo động.

Nhìn chúng tín hiệu mà các chỉ báo trên đưa ra đều ở mức ổn định nhưng kết quả không phải lúc nào cũng đạt được thành công.

Ví dụ: với đồ thị dưới đây ta sẽ thấy được các chỉ báo cho ra các tín hiệu khác nhau thậm chí là trái ngược lại với nhau. Khi bộ chỉ giao động cho tín hiệu bán tại tháng 2 thì loại cổ phiếu này lại cho tín hiệu mua, lúc này nhà đầu tư sẽ cảm thấy hoang mang vì không biết nên lựa chọn và thực hiện theo tín hiệu nào.

Với ví dụ như trên ta có thể thấy rằng đã có những tín hiệu sai lệch xuất hiện như tại tháng 4 tuần thứ 2 khi Stoch và RSI xuất hiện tín hiệu bán thì PSAR lại không cho bất kỳ tín hiệu nào. Mức giá thì vẫn tăng nếu chúng ta giao dịch bán thì sẽ bị thua lỗ nặng nhưng nếu chúng ta không bán mà mua thì cũng sẽ có khoảng thua lỗ vào tháng 5.

Nguyên nhân xuất hiện chỉ số dùng để báo hiệu cho các kết quả khác nhau

Tại sao các chỉ báo cho kết quả khác nhau?
Tại sao các chỉ báo cho kết quả khác nhau?

Do công thức của các loại chỉ báo không giống nhau nên dẫn đến chúng cho những tín hiệu cũng khác nhau.

  • Stochastic được xác định dựa vào mức giá từ cao xuống thấp tại khoảng thời gian cụ thể, nếu giữa các thời kỳ có sự biến đổi thì Stochastic cũng sẽ không quan tâm đến.
  • Cách tính RSI chính là dựa vào sự biến đổi mức giá đóng cửa của thời kỳ tiếp theo.
  • PSAR có công thức xác định khác biệt

Vì những điều đó mà chúng cho những tín hiệu khác nhau, chúng ta không thể nào tránh khỏi tín hiệu nhiễu, sai lệch vì thế trước khi đưa ra quyết định nào đó các nhà giao dịch cần xem xét kỹ càng. Nếu như chỉ báo bạn dùng không đưa ra tín hiệu cùng với thị trường thì bạn nên đứng ngoài và không nên thực hiện bất kỳ giao dịch nào nhé.

Ý nghĩa của Leading Indicator

Chỉ số Leading indicators được đo lường với mục tiêu dự đoán nền kinh tế trong thời gian tương lai.

  • Các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo Leading indicators này để dẫn dắt các chiến lược mà họ muốn đầu tư đi theo hướng của tín hiệu đã được dự báo từ trước.
  • Nhà hoạch định chính sách đã áp dụng Leading indicators để có thể hình thành chính sách tiền tệ của mình.
  • Đa số các doanh nghiệp sẽ dùng Leading indicators để quyết định thực hiện các đầu tư có hiệu quả vì họ đoán được điều kiện kinh tế sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới sẽ ảnh hưởng đến thị trường và lợi nhuận của họ ra sao trong tương lai.
Leading indicators có ý nghĩa gì?
Leading indicators có ý nghĩa gì?

Chỉ số Leading indicators dành cho nhà đầu tư

Sự quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nhà giao dịch đó chính là các chỉ số có sức ảnh hưởng trực tiếp đối với thị trường giao dịch chứng khoán trong tương lai.

Ví dụ như các nhà giao dịch thường chú trọng về số lượng mẫu đơn xin trợ cấp về vấn đề thất nghiệp. Bộ lao động tại Hoa Kỳ đã cung cấp danh sách tổng tất cả các trường hợp bị thất nghiệp với mục tiêu dùng để cảnh báo về tình trạng của nền kinh tế trong thời gian sắp tới.

Số lượng đơn xin thất nghiệp có số lượng ngày càng gia tăng, từ đó ta có thể thấy rằng nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái nặng nề. Điều này dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với thị trường chứng khoán. Khi tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm thì đây là dấu hiệu vô cùng tích cực đối với thị trường chứng khoán vì tất cả các công ty đang từng bước đi lên.

Chỉ số Leading indicator nhận được nhiều sự hài lòng của doanh nghiệp

Sự hài lòng của doanh nghiệp với Leading indicators
Sự hài lòng của doanh nghiệp với Leading indicators

Đối với tất cả doanh nghiệp thì họ xem sự hài lòng của tất cả khách hàng và những phản hồi theo xu hướng tích cực từ viết khách hàng là một trong những chỉ báo cung cấp các tín hiệu chính xác phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt của họ trong thời gian sắp tới.

Nếu như khách hàng có những phản hồi tiêu cực trực tiếp đến sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và các vấn đề liên quan đến sản phẩm của họ điều này có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến doanh thu của công ty trong tương lai.

Ưu điểm và hạn chế Leading Indicator

  • Ưu điểm: Leading indicator đưa ra các tín hiệu giúp dự đoán về tình trạng của nền kinh tế trước so với xu hướng thị trường sắp diễn ra, thông qua đó các nhà giao dịch sẽ có khả năng bắt kịp các xu hướng và nắm bắt được thời cơ để thành công.
  • Hạn chế: Do chỉ báo này tác động quá nhanh nên các nhà giao dịch có khả năng gặp nhiều rủi ro và có thể rơi vào trạng thái bán phá giá.

Chỉ báo chậm Lagging Indicators

Khái niệm Lagging Indicators

Thông tin liên quan đến Lagging indicators
Thông tin liên quan đến Lagging indicators

Chỉbáo trên là các chỉ báo cung cấp các tín hiệu sau khi sự biến động của mức giá đã được hình thành. Loại chế báo này thường đi chung với chỉ báo chậm sau khi xu hướng đã được hình thành. Loại chỉ báo này chỉ cho kết quả tốt khi thị trường đang có sự hoạt động mạnh mẽ.

Sự xuất hiện của các loại chỉ báo chậm này với mục tiêu lôi kéo và cuốn hút các nhà giao dịch ở lại thực hiện giao dịch chỉ cần xu hướng mới hình thành vẫn chưa bị phá vỡ. Thế nên đối với các thị trường sideway thì các loại chỉ báo này sẽ không đưa ra những tín hiệu có chất lượng tốt. MACD, đường trung bình là loại chỉ báo chậm được nhà đầu tư áp dụng nhất.

Ví dụ về Lagging Indicator

MACD và MA là hai loại chỉ báo chậm trên thị trường chứng khoán. Khi xu hướng của thị trường đã được tạo nên thì hai loại chỉ báo này mới gửi tín hiệu đến các nhà giao dịch tức là chúng báo hiệu chậm một bước so với thị trường.

Lagging indicators cho tín hiệu đúng
Lagging indicators cho tín hiệu đúng

Với đồ thị GBP/USD như trên hai chỉ bảo trên sẽ được áp dụng tại trường hợp EMA 10 có màu xanh lam và EMA 20 có màu đỏ. Tại mức thời gian giữa tháng 10 thì đường EMA 10 sẽ cắt EMA 20 Lúc này sẽ xuất hiện tín hiệu mức giá tăng. Nếu MACD Cho tín hiệu trùng với hai đường trên thì lúc này các nhà đầu tư nên thực hiện giao dịch mua. Nếu như nhà giao dịch tiến hành mua thì số lợi nhuận mà họ có thể thu về là khá lớn. Sau đó, cả hai chỉ báo EMA và MACD đã phát tín hiệu để các nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán, sau khi tín hiệu này được hình thành thì mức giá cũng sẽ giảm.

Lagging indicators báo tín hiệu sai
Lagging indicators báo tín hiệu sai

Vào khoảng giữa tháng 3, MACD cho tín hiệu mua nhưng đường EMA lại cho tín hiệu bán, hai tín hiệu này xảy ra xung đột. Lúc này nếu bạn tin theo tín hiệu của đường MACD thì bạn sẽ bị thua lỗ vì mức giá tiếp tục giảm, nhưng nếu bạn tin theo tín hiệu của đường EMA có khả năng bạn sẽ thành công.

Ưu điểm và hạn chế Lagging Indicator

Ưu điểm: Khi ta so sánh chỉ báo chậm với chỉ báo nhanh thì lại chỉ báo này sẽ đáng tin cậy hơn vì nó cung cấp các tín hiệu một cách cẩn thận theo sự chuyển động tại thị trường.

Hạn chế: Do xu hướng của thị trường đã xuất hiện thì nó mới khi tín hiệu nên các nhà giao dịch có khả năng bỏ Mất nhiều cơ hội thu lợi tốt.

Lagging indicators có điểm tốt và hạn chế gì?
Lagging indicators có điểm tốt và hạn chế gì?

Nên dùng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm?

Bất kỳ loại chỉ báo nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng, vì thế nếu các nhà giao dịch chỉ sử dụng một loại chỉ báo nhanh để thực hiện các giao dịch thì việc nhận được các giao dịch sai và gây lỗ là chuyện không thể tránh khỏi. Còn nếu chỉ tin vào lại chỉ báo chậm thì xu hướng của thị trường đã hình thành rồi các nhà đầu tư mới thực hiện thì sẽ bỏ lỡ mất nhiều cơ hội.

Thế nên hai loại chỉ báo này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, nhưng trong một số trường hợp sẽ có xung đột xảy ra giữa hai loại chỉ báo này. Không một nhà đầu tư nào có thể chắc chắn rằng loại chỉ báo nào là tốt nhất để thực hiện các giao dịch, nhưng nếu bạn hiểu rõ được bản chất của hai loại chỉ báo này thì chắc chắn bạn sẽ có chiến lược áp dụng để thực hiện giao dịch tốt.

Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành giao dịch với Lagging Indicator, Leading Indicator

Không nên lạm dụng kết quả của chỉ báo có hình mũi tên

Cần làm gì với chỉ báo hình mũi tên?
Cần làm gì với chỉ báo hình mũi tên?

Hầu hết các nhà đầu tư Khi mới bắt đầu thực hiện giao dịch tại thị trường chứng khoán sẽ có các kiểu giao dịch giống nhau đó chính là sử dụng các loại chỉ báo hình mũi tên đi lên hoặc đi xuống. Khi mũi tên có xu hướng đi lên tức là tín hiệu mua được phát ra còn nếu mũi tên theo hướng đi xuống thì lúc này sẽ thực hiện lệnh bán.

Đối với loại chỉ báo này các nhà giao dịch sẽ không mất nhiều công để xem xét diễn biến tại thị trường mà chỉ cần nhìn vào hướng mũi tên là sẽ biết được tất cả. Nhưng nếu lạm dụng lại chỉ báo này thì khả năng nhạy bén trong thực hiện các giao dịch phân tích giao dịch sẽ không còn chính xác.

Nếu như bạn gặp các loại chỉ báo lừa đảo thì rất có thể tài sản của bạn sẽ bị đóng băng vì các tín hiệu này chỉ mang tính cơ học và không có bất kỳ ai chứng thực thế nên chỉ báo hình mũi tên chỉ phù hợp tại các thị trường thuộc quyền chọn nhị phân.

Cần nắm rõ bản chất của chỉ báo đang dùng

Các loại chỉ báo có bản chất như thế nào?
Các loại chỉ báo có bản chất như thế nào?

Dù là loại chỉ báo nhanh hay chậm thì mỗi loại đều có những công thức tính toán riêng dựa vào nền tảng giao dịch chính của các loại chỉ báo. Nhưng hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp và nhà giao dịch không quan tâm đến nó vì họ nghĩ rằng việc tính toán loại chỉ báo này đã có phần mềm thực hiện.

Nền tảng MT4 có vai trò tính toán các chỉ báo nhưng bạn cần nhớ với mỗi công thức tính được xây dựng với bản chất riêng của nó. Nếu nhà giao dịch không biết rõ công thức tính thì sẽ không biết được đặc điểm của tín hiệu.

Đây là một trong những lý do mà các nhà đầu tư nên hiểu rõ về bản chất của các loại chỉ báo trước khi sử dụng chúng. Các thành phần hình thành nên công thức tính, các nhà đầu tư không nên cứng nhắc mà hãy nên sử dụng linh hoạt để mang lại hiệu quả phân tích tốt hơn.

Tín hiệu của chỉ báo sẽ có xuất hiện những mâu thuẫn

Nhiều nhà giao dịch gặp phải những tình huống khó khăn vì các tín hiệu mà các chỉ báo cung cấp trái ngược với nhau Dẫn đến các mâu thuẫn mà nguyên nhân chính là do công thức tính của nó khác nhau.

Vì thế khi bạn thấy khi có nhiều loại chỉ báo cho kết quả giống nhau thì tỉ lệ chính xác của nó là rất cao nhưng nếu xuất hiện nhiều chỉ báo phát tín hiệu xung đột với nhau để các nhà giao dịch cần xem xét cẩn thận để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Trên đây là thông tin liên quan đến Leading Indicator là gì? và cách phân biệt Leading và Lagging indicators mà TraderForex cung cấp đến bạn. Hy vọng với kết quả này các nhà giao dịch có thể áp dụng tốt nhất các loại chỉ báo này.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận