Lạm phát là một trong những từ ngữ quen thuộc khi nhắc về nền kinh tế. Nhưng bạn đã nắm được ý nghĩa của lạm phát là gì hay chưa? Mức độ liên quan đến kinh tế của đất nước và thế giới như thế nào? Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra những chính sách được ban hành từ tổ chức nhà nước đều vì mục đích hạn chế thấp nhất mức độ lạm phát có thể diễn ra. Để bàn luận sâu hơn về chủ đề này hãy cùng traderforex.vip xem qua các thông tin dưới đây.
Ý nghĩa của lạm phát là gì?
Đầu tiên cùng tìm hiểu về lạm phát là gì? Lạm phát là từ ngữ thường được dùng khi nhắc về kinh tế thị trường, với mục đích diễn tả sự tăng lên về mặt giá cả của các sản phẩm, dịch vụ trong một thời điểm nhất định. Lạm phát xảy ra trong nền kinh tế là do sự chênh lệch đáng kể giữa nhu cầu mua và bán trên thị trường. Biểu hiện rõ nhất khi lạm phát diễn ra là sự sụt giảm về số lượng mua hàng, có thể hiểu là người tiêu dùng sẽ mua một món hàng hoặc dịch vụ với mức giá gấp nhiều lần so với thời điểm trước. Những nhà tài chính kính đã dùng nhiều cách để hạn chế khả năng lạm phát diễn ra. Tuy vậy, không hẳn là lạm phát chỉ đem đến những kết quả xấu.
Để nền kinh tế ngày càng phát triển và đạt được những yêu cầu đã đề ra, các nước trên toàn cầu sẽ sử dụng những công cụ với khả năng giúp đỡ, cân bằng những chính sách tài chính: chính sách liên quan đến tiền tệ hay tài khoá.
Chính sách tiền tệ được thiết lập và chịu sự quản lý từ ngân hàng trung ương, nhằm đảm bảo sự cân bằng về giá cả. Chính xác hơn thì đây là một trong những chính sách được đưa ra với nhu cầu kiểm soát lạm phát. Tính đến nay, đa số những Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đều đề ra các hạn mức rõ ràng về khả năng lạm phạm có thể xảy ra. Nhờ đó, nhà nước có thể cân bằng và giữ mức lạm phát theo quy định cho phép.
Mức độ lạm phát tối đa có thể xảy ra đối với một vài nước phát triển duy trì trong khoảng 2% (phần trăm được nhắc đến luôn được công bố rõ ràng). Hiện nay, tỷ lệ này cũng được Ngân hàng Trung ương Châu Âu hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sử dụng. Dựa vào đâu để đưa ra con số lạm phát ở mức cho phép là 2%? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng nhau xem tiếp những thông tin bên dưới đây liên quan đến tỷ lệ lạm phát bạn nhé.
Tìm hiểu về tỷ lệ lạm phát
Giảm phát là gì?
Giảm phát là gì và nó có mang đến ý nghĩa xấu cho nền kinh tế hay không? Tính đến nay, một số nền kinh tế đã diễn ra tình trạng lạm phát âm hay được hiểu là giảm phát. Nói cách khác, tình trạng này là cung dư thừa so với cầu. Khả năng xảy ra tình huống này khá thấp trên thị trường, nhưng nó đã có ở Hy Lạp trong khoảng thời gian 2 năm 9 tháng liên tục, khởi điểm là 2013 và dừng lại tại năm 2015.
Chung quy lại, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn cao trào của suy thoái, giảm phát sẽ xảy ra.
Siêu lạm phát được hiểu như thế nào?
Trường hợp lạm phát có chiều hướng tăng lên nhiều trong thời gian ngắn thì đây được hiểu là siêu lạm phát. Nó được đánh giá là khá trầm trọng, ảnh hưởng không tốt đối với kinh tế của đất nước.
Những hệ luỵ của siêu lạm phát lên nền kinh tế thị trường như sau:
- Nhảy vọt về nhu cầu mua sắm các mặt hàng dùng trong thời gian dài cũng như những hạn mục đầu tư lớn.
- Nâng cao giá trị của những loại tiền tệ lớn và ổn định, có thể kể đến như USD.
- Giá cả cho bữa ăn cao hơn: Bữa ăn có thể thay đổi nhanh chóng với khả năng xảy ra là hơn 1 lần mỗi ngày. Nguyên nhân là do các nhà phân phối đưa ra mức giá mới cho sản phẩm được cung cấp.
- Ngân hàng Trung ương phải chịu nhiều ảnh hưởng khi siêu lạm phát xảy ra. Khi đó, ngân hàng trung ương sẽ mất đi chức năng điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, còn mang đến hệ luỵ xấu cho phúc lợi xã hội của đất nước.
Để nắm rõ hơn vấn đề trên hãy cùng traderforex.vip tìm hiểu thông qua ví dụ bên dưới đây.
Khi siêu lạm phát đã nhiều lần diễn ra ở các nước với phạm vi toàn cầu, do đó có khá nhiều thông tin tham khảo cho những trường hợp này. Đầu tiên, phải kể đến năm 1920, tại Cộng hoà liên bang Đức, lúc ấy học thuật là một trong số những điều nan giải mà đất nước cần giải quyết. Điều này đồng nghĩa với việc nó có ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Một số nguồn cung cấp cho biết, Ngân hàng Trung ương châu Âu thường bỏ qua sự tăng trưởng với mục đích ngăn cản sự có mặt của siêu lạm phát.
Bên cạnh trường hợp được kể phía trên, vẫn còn không ít những bằng chứng về vấn đề và ảnh hưởng không tốt mà siêu lạm phát mang lại cho nền kinh tế. Tháng 2/2014 vừa qua tại Venezuela đã diễn ra siêu lạm phát. Thời điểm đó, chính phủ đã công bố mức lạm phát chuyển biến chóng mặt là 68,5%.
Ngoài giảm phát và siêu lạm phát, ta cũng cần phải nhắc đến hình thức tiếp theo là lạm phát bằng không.
Tìm hiểu về lạm phát bằng 0
Đa số các mô hình kinh tế đều chịu ảnh hưởng bởi cán cân cung và cầu, có nhận định cho rằng nguồn cung ngày càng đi xuống rất cứng nhắc. Vậy điều này là đúng hay sai?
Giả dụ trong trường hợp dưới đây của lạm phát: Khi họ đưa ra đề nghị với hình thức kéo dài hợp đồng thông qua việc hạ giá cũng như tăng thời gian làm việc, bạn cảm nhận ra sao? Chúng tôi tin rằng, không ai thích điều này cả. Ngày nay, mỗi người đều mong muốn sẽ có được cuộc sống tốt hơn và nỗ lực thực hiện để có được điều này. Khi đã có được thành công nhất định, không một ai muốn trở lại cuộc sống như trước.
Vậy nếu là các công ty trong tình huống đó thì sao? Khi chi phí sản xuất ngày càng cao và bên cạnh đó những thứ như: mặt bằng, chi phí dụng cụ nhà xưởng, nguyên vật liệu sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng không ít đến giá cả của thành phẩm.
Có thể thấy khá dễ dàng trên thị trường trading, chúng thường bao gồm cả yếu tố tâm lý. Giả sử khi bạn có một lượng cổ phiếu đang hạ giá và bạn không muốn bị lỗ nên vẫn quyết tâm giữ lại và không thực hiện trao đổi cho đến khi giá cả tốt hơn.
Vì các chính sách cực kỳ cứng nhắc này đã dẫn đến nguyên nhân các Ngân hàng Trung ương luôn ra sức quản lý và giữ cho lạm phát ở một khoảng theo quy định. Khi đã theo dõi về ảnh hưởng của hai hình thức lạm phát là: lạm phát bằng 0 và lạm phát cao thì nhận xét được đưa ra là đối với các nền kinh tế duy trì được mức lạm phát cực thấp thì đây là một trong các nền kinh tế tốt.
Hiện nay, theo những Ngân hàng Trung Ương, tỷ lệ lạm phát được đưa ra ở mức 2%.
Lạm phát xảy ra ở mức gần bằng 2% được coi như là chính sách toàn diện đối với nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
Những Ngân hàng Trung ương ra sức để đảm bảo mức lạm phát dưới 2%. Họ sẽ thực hiện những cuộc họp báo truyền thông với mục đích đưa ra những thông tin về sự chuyển biến của tỷ lệ và những cách được sử dụng nhằm duy trì được những yêu cầu về kinh tế đã đề ra.
Những loại lạm phát ngày nay
- Lạm phát chậm sẽ dẫn đến sự nâng cao về mặt giá cả trong khoảng 2-3% hoặc thấp hơn tuỳ theo năm. Sự hy vọng về sự thay đổi giá cả của người tiêu dùng sẽ đẩy mạnh khả năng mua sắm trong thời điểm hiện tại, mang đến sự nhảy vọt về cầu. Lạm phát diễn ra trong khoản này được đánh giá là tốt cho sự đi lên đối với nền kinh tế.
- Lạm phát nhanh: lạm phát đưa lên khi giá có xu hướng giao động từ 3% – 10% theo năm. Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm mạnh mẽ so với những gì cần thiết trong thực tế để hạn chế khả năng giá tăng lên nhanh hơn vào thời điểm sắp tới. Những chi phí về nguyên vật liệu, tiền công phải trả cho người lao động cũng cao hơn. Do đó tạo ra sự phát triển vượt bật của nền kinh tế, gây ra không ít những khó khăn.
- Lạm phát phi mã: Giá cả vượt bật và hơn cả mức 10. do đó ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường thời điểm đó. Đồng tiền định danh bị ảnh hưởng về giá trị, dẫn đến mức thu nhập của người dân và những ảnh hưởng không tốt đến với nền kinh tế.
Ảnh hưởng của tăng trưởng và lạm phát đối với nhau như thế nào?
Suy cho cùng, tất cả những nền kinh tế của đất nước đều mong muốn nền kinh tế được đi lên một cách bền vững theo thời gian dài. Tuy nhiên, việc tất cả các quốc gia đều làm được là không thể.
Dựa vào ví dụ thực tế xảy ra thời gian vừa qua, năm 2020 là khoảng thời gian đại dịch bệnh Coronavirus hoành hành. Ở thời điểm đó, gần như tất cả những nền kinh tế trên toàn cầu đều lâm vào tình cảnh suy thoái. Tương đương với nhiều đất nước đã bị giảm giá trị sản phẩm trong nước hơn nửa năm trời xảy ra dịch bệnh.
Thời điểm trước đó, những nhà kinh tế học đã nhận định rằng, những điều mà Ngân hàng Trung ương cần làm là giữ giá cả thị trường ở mức cân bằng và giúp cho nền kinh tế ngày càng đi lên. Khi ấy, chính sách tài khoá lâu dài sở hữu khả năng giúp nền kinh tế phát triển.
Thông qua những kiến thức vừa rồi, có thể thất lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ gần gũi và không thể tách rời. Trường hợp nền kinh tế đi lên một cách toàn diện hơn lạm phát thì nền kinh tế này đang được đi lên và tiên tiến. Nó cũng mang ý nghĩa là tăng trưởng kinh tế lâu dài và cân bằng. Khi lạm phát xảy ra với tốc độ cực lớn, hệ luỵ mang đến sẽ cực kỳ xấu và gây ra suy thoái kinh tế.
Sẽ như thế nào nếu độ xảy ra lạm phát vượt trội hơn so với tăng trưởng kinh tế?
Như đã thảo luận phía trên về trường hợp tốc độ tăng trưởng xảy ra nhanh và mạnh mẽ hơn so với lạm phát. Vậy khi lạm phát vượt cả tốc độ tăng trưởng thì sao? Trong tình huống này, chúng ta phải chú ý đến giảm phát. Bạn cần phải lưu ý rằng, giảm phát sẽ xuất hiện khi nền kinh tế đi lên và lạm phát vẫn ở đó, tuy nhiên, lạm phát cao hơn do đó, những lợi ích mà người dân nhận được sẽ không được như trước.
Giả sử như bên dưới đây:
Hiện tại, tiền lương của bạn đang duy trì là 100$ cho mỗi tuần và bạn dùng tất cả để mua đồ, lượng cung và cầu tiền của bạn đang ở thế bằng nhau.
Khi số tiền kiếm được hàng tuần của bạn ít hơn so với giá của hàng hoá mà bạn mua sắm, kể cả việc bạn thực sự để dành, cũng sẽ cảm nhận được lượt mua ít hơn trước đây. Do đó, bản thân luôn nhận thấy không đủ và tạo ra nhiều sự tiêu cực cho chính mình.
Vì lý do đó, giảm phát là một trong số những trường hợp không nên diễn ra, việc người dân phải chịu cảnh giá cả ngày càng cao hơn so với mức lương hiện tại, làm cán cân cung – cầu lệch sang một bên và mất đi thế cân bằng.
Lạm phát đình đốn mang ý nghĩa gì?
Tương tự với giảm phát, lạm phát đình đốn được hiểu là nó có sự phát triển vượt trội hơn so với tăng tăng trưởng kinh tế. Điều này thường diễn ra khi một đất nước rơi vào khoảng thời gian bị suy thoái trầm trọng. Ngoài ra, việc giá cả bị đội lên nhiều cũng làm cho người dân hạn chế dần các thói quen mua sắm về các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.
Đây là một trong những điều quan ngại và cần chú ý đến. Có rất nhiều nguyên nhân xấu đã xảy ra trước đây. Không thể không nhắc đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970 ở Mỹ và năm 2011 của Argentina với tình trạng khá nghiêm trọng.
Tại sao lạm phát đình trệ lại diễn ra?
Tình trạng lạm phát đình trệ dễ ra vi lý do các nguồn cung cấp có sự chênh lệch và thay đổi và giá cả. Có thể hiểu rằng đây chính là chi phí của nguyên vật liệu thô, nhất là đối với mảng năng lượng. Giá của nguồn năng lượng cao hơn trước đây kéo theo sự tác động không nhỏ đối với chuỗi cung ứng. Từ đó, lạm phát đình trệ xảy ra.
Có cách nào để lạm phát đình trệ không xuất hiện? Những phương pháp thông dụng đã được áp dụng có thể kể đến là: hỗ trợ sản xuất, đặt ra mức lương thấp nhất cần tăng, giúp đỡ xã hội.
Nhưng những phương pháp được liệt kê bên trên không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như kỳ vọng. Mỹ cũng đã thử sử dụng những cách này khi khủng hoảng dầu mỏ xảy ra năm 1970 nhưng chưa thu được những gì mong muốn.
Dưới cái nhìn về kinh tế tiền tệ, những phương pháp cũng như chính sách được đưa ra với mục đích mang đến sự cạnh tranh của đất nước. Có thể kể đến việc phá giá tiền tệ của Argentina diễn ra năm 2011.
Những hệ luỵ mà lạm phát đình trệ mang đến với người tiêu dùng
Những hệ luỵ mà lạm phát đình trệ mang đến không hề nhỏ và khá nghiêm trọng, phải kể đến là: suy giảm khả năng mua sắm, số lượng công việc ngày càng ít – phần trăm người lao động không có việc làm ngày càng nhiều, GDP thấp. Những phúc lợi xã hội không còn nữa.
Dựa vào đâu để tính được lạm phát?
Lạm phát khá khó hiểu và có đa dạng các phương pháp để tình được nó. Để đưa ra được kết quả chuẩn xác nhất, bạn phải lựa chọn ra hàng hoá và dịch vụ rõ ràng. Sau đây là những chỉ số đặt biệt, thông dụng để tính mức độ lạm phát:
- Chỉ số tiêu dùng (CPI): được đại diện cho tỷ lệ biến động giá đối với một rổ hàng hóa hay dịch vụ mà những người tiêu dùng thường xuyên dùng. Chỉ số này được áp dụng với phạm vi toàn cầu và không giống nhau đối với mỗi đất nước. Nó khá thông dụng đối với nhiều đất nước trên toàn cầu. Tuy vậy, ở mỗi quốc gia đều sẽ có rổ sản phẩm và dịch vụ trong CPI không giống nhau.
- Chỉ số giá sản xuất (PPI): được sử dụng để biểu diễn sự chênh lệch bình quân của giá bán cho các sản phẩm của nhà nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ mang đến.
Bên cạnh đó, có những chỉ số lạm phát khác mà chính phủ cũng như Ngân hàng Trung ương áp dụng với mục đích tính được mức lạm phát, giả sử là chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (Personal Consumption Expenditure Index) được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dùng. Với các quốc gia khác nhau sẽ áp dụng những chỉ tiêu nhất định để đo lường đúng nhất về độ lạm phát kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát khá nhiều, thông thường sự nâng cao của chi phí sản xuất hay nhảy vọt về nhu cầu của các sản phẩm, dịch vụ sẽ dẫn đến lạm phát. Để làm rõ hơn về 2 điều này, cùng chúng tôi theo dõi tiếp những thông tin sau đây:
- Lạm phát vì chi phí bị đội lên: giá cả sản phẩm bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chi phí tiền công nhân viên, nguyên vật liệu đầu vào, và những tác động khác bị tăng cao. Tuy nhiên nhu cầu về sản phẩm lại không có chuyển biến, do đó chi phí sản xuất nhảy vọt, giá thành cũng bị đội lên, người tiêu dùng phải chi trả nhiều.
- Lạm phát đầu tư: Do sự tăng đột biến về nhu cầu của người tiêu dùng cho một sản phẩm và dịch vụ cụ thể làm cho lạm phát xảy ra. Người tiêu dùng đồng ý chi trả cao hơn cho loại sản phẩm và dịch vụ này, vì lí do này, giá cả tăng cao vượt trội.
Cả hai tình huống vừa nói đến trên, đều là sự nâng lên về mức giá của sản phẩm và dịch vụ. Nhờ đó cổ phiếu của những công ty năng có cơ hội tăng giá và đem đến mức lợi nhuận cực hấp dẫn.
Cách tốt nhất để hạn chế các hình thức lạm phát khác nhau
Lạm phát khá quen thuộc tại các nền kinh tế thị trường. Những nhà kinh tế học không thể chấm dứt mà cần phải đưa ra cách quản lý và giữ nó ở một khoảng theo quy định. Đa số các Ngân hàng Trung ương sẽ nắm giữ nhiệm vụ tạo ra các chính sách tài chính bình ổn giá.
Chính sách đem lại kết quả mong đợi nhất nhằm tối ưu nhất tình trạng lạm phát không giống nhau là tạo ra sự ảnh hưởng về lãi suất dựa trên các hoạt động tài chính của thị trường mở. Bên cạnh đó, áp dụng dựa trên các cơ sở vĩnh viễn và chính sách dự trữ.
Những động thái về việc nâng cao lãi suất thường được Ngân hàng Trung ương áp dụng với mục đích nâng cao hành động tiết kiệm và hạn chế bớt số tiền lưu thông trong nền kinh tế. Có thể hiểu rằng, lãi suất tăng, các hoạt động tiết kiệm sẽ sôi động hơn nhờ đó người tiêu dùng sẽ lựa chọn việc sử dụng các gói tiết kiệm của ngân hàng. Từ đây, số tiền trên thị trường được giảm xuống. Hành động tăng lãi suất, các khoản vay vốn để mua xe, nợ tài chính,… cũng bị tác động nghiêm trọng.
Dựa vào hoạt động nâng cao lãi suất mà nền kinh tế quốc gia có thêm sức thu hút với các nước khác trên thế giới. Điều này cũng liên quan đến việc định giá đồng tiền và mang đến lợi nhuận với những trader có thu nhập ổn định, nhất là khi những tình huống xấu ập đến.
Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng những lợi nhuận này chỉ ở một thời điểm nhất định và không có gì chắc chắn cho chính sách lãi suất này kéo dài đến bao giờ và chắc chắn được mức lợi nhuận sắp đến.
Tác động của lạm phát đến với cá nhân/tổ chức và những trader
Bên cạnh những hệ lụy tiêu cực mà nền kinh tế thị trường mang lại thì cũng có những khởi sắc tốt. Thông thường lợi ích của lạm phát sẽ không được nhìn thấy một cách rõ rệt bởi người tiêu dùng. Nhưng với các trader, những người này có thể mang đến lợi nhuận từ việc nâng cao giá thành tiêu dùng bằng cách mua vào các loại cổ phiếu cũng như những loại tài sản khác trên thị trường tài chính.
Tổng quát về những mặt tốt mà lạm phát tạo ra là:
- Với những công ty: những công ty, nhất là các bên sản xuất những sản phẩm và dịch vụ không thể thiếu với nhu cầu hằng ngày. Việc này vô cùng có ý nghĩa khi làm phát diễn ra, nhờ vào sự tăng giá mà có thể thu về một lượng lớn lợi nhuận cũng như doanh thu.
- Còn với những người đi vay: Tuy giá cả đội lên làm cho giá trị của khoản đã từng vay bị ảnh hưởng nhưng xét cho cùng thì tiền lương nhận được của bản thân cũng bị không tăng hoặc tăng không đáng kể.
- Cuối cùng là với những trader: Những trader đánh giá tốt được những chuyển biến của thị trường và dựa vào đó để tăng thêm các khoản trading vào tài sản có thể sẽ được nâng cao về giá trị trong khoảng thời gian ngắn.
Mặc dù vậy, khi lạm phát diễn ra thì bên nào sẽ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Rõ ràng, những người sử dụng các gói tiết kiệm của ngân hàng hoặc để dành tiền sẽ chịu tổn thất không nhỏ. Thời điểm giá cả bị nâng lên, sẽ ảnh hưởng đến việc tiền mặt và tiền gửi bị mất giá trị, khi ấy sức mua của những người tiết kiệm cũng giảm dần. Đây là nguyên nhân chính lạm phát còn được biết đến là “kẻ huỷ diệt tiền tệ âm thầm”.
Qua bài viết về lạm phát là gì, chúng ta cũng có thể nhận ra hai mặt của lạm phát trong trường hợp lạm phát diễn ra một cách chậm rãi. Mặc dù vậy, điều này cũng mang đến không ít những tác động xấu, có thể kể đến là việc: suy giảm giá trị của đồng tiền, sụt giảm nhu cầu sử dụng và mua sắm sản phẩm dịch vụ của người tiêu dùng,.. Bởi vì các hệ luỵ của tiêu cực thật sự nghiêm trọng nên chính phủ/ nhà nước của những đất nước luôn thật sự chú ý đến việc quản lý lạm phát.
Xem thêm:
Các vòng gọi vốn bao gồm những vòng nào?
Phương pháp trade BO như thế nào cho hiệu quả?
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.