Phương pháp kết hợp Bollinger Band và RSI được tiến hành như thế nào? Đã là một trader Forex bạn có thể đã nghe qua Bollinger Band và RSI trong giao dịch. Sẽ có nhà giao dịch bỏ cuộc khi nghĩ đến việc kết hợp Bollinger Band vs RSI. Tuy nhiên, lại khá đơn giản để có thể thực hiện chiến lược này. Bài viết hôm nay cùng TRADERFOREX tìm hiểu cách kết hợp Bollinger Band và RSI bạn nhé.
Nguyên nhân vì sao có thể kết hợp Bollinger Band và RSI
Một trong những tip hay khi giao dịch trên sàn Forex đó là biết cách kết hợp các công cụ kỹ thuật, chiến lược giao dịch lại với nhau. Lợi ích của việc kết hợp sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin, lấp đầy hạn chế của nhau. Và sự kết hợp Bollinger Band và RSI chính là một giải pháp hiệu quả để tăng tỷ lệ thành công trong giao dịch.
Tuy nhiên có những quy tắc cần cho việc kết hợp các chỉ báo, công cụ kỹ thuật. Bạn không thể tự ý kết hợp sẽ gây ra sự nhầm lẫn, mất thời gian và thậm chí là thua lỗ do tín hiệu nhiễu. Chính vì thế mà bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn kết hợp Bollinger Band vs RSI. Lợi ích mà sự phối hợp này mang lại là gì? Chúng ta hãy cùng xem nội dung tiếp theo nhé.
Sự kết hợp của một chỉ báo nhanh và một chỉ báo chậm
Trước khi đến gần hơn với sự phối hợp của Bollinger Band vs RSI, bạn cần phải biết Bollinger Band là gì, RSI là gì. Bollinger Band là một chỉ báo chậm, bởi lẽ khi đã có thông tin về giá thì Bollinger Band mới biểu diễn. RSI là một chỉ báo nhanh bởi vì nó sẽ cho bạn biết về xu hướng giá trước cả lúc thông tin giá được công khai.
Chỉ báo nhanh RSI sẽ giúp các trader kịp thời nhận biết được động thái thị trường một cách sớm nhất. Thêm vào đó, RSI còn giúp dự báo về sự điều chỉnh giá tại thời điểm gần nhất. Tuy nhiên, RSI cũng có những hạn chế riêng. Ví dụ như chỉ báo sớm có thể đưa ra tín hiệu ảo hoặc nhầm lẫn. Bên cạnh đó, không thể chắc chắn một điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nên bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào RSI. Về chỉ báo chậm Bollinger Band, tuy nó không tốc độ như RSI nhưng lại đưa ra thông tin về giá khá chuẩn xác. Mức độ tin cậy dành cho Bollinger Band cao hơn RSI.
Có thể thấy Bollinger Band vs RSI có những điểm mạnh và điểm yếu trái ngược nhau. Thật thú vị khi nếu kết hợp cả hai lại mang đến một điều hợp lý không hơn không kém. Chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau, bù trừ nhược điểm của nhau mà không làm mất đi ưu điểm vốn có của chúng.
Nhìn chung, Bollinger Band vs RSI sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Sự kết hợp Bollinger Band và RSI là sự bù đắp điểm yếu của nhau. Tuy nhiên, cả 2 sẽ đều giữ lại điểm mạnh riêng của mình để đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
Phối hợp giữa chỉ báo khối lượng và chỉ báo biến động
Đi đến đây bạn cũng đã nhận thấy việc kết hợp các chỉ báo để hỗ trợ cho việc giao dịch rất là tiện ích. Bạn hoàn toàn có thể cho hai chỉ báo trái ngược về chức năng kết hợp với nhau, giống như Bollinger Band vs RSI. Bollinger Band cho thấy hành động giá ở những giai đoạn khác nhau, RSI sẽ thể hiện cho ta biết bên bán hay bên mua đang chiếm ưu thế hơn. Vậy là khi kết hợp cả 2, ta sẽ nhận được 2 thông tin thay vì chỉ 1 khi sử dụng một chỉ báo duy nhất.
Có nhiều anh em lo lắng việc 2 chỉ báo khác nhau sẽ gây ra sự xung đột và đưa ra tín hiệu nhầm lẫn. Tuy nhiên với Bollinger Band và RSI, chúng sẽ hỗ trợ cho nhau và không xảy ra bất kỳ điều bất lợi nào cho nhà giao dịch. Bên cạnh đó, từ hiệu quả của sự kết hợp này mang lại, bạn sẽ có thể hình dung ra một bức tranh chi tiết về thị trường đang hoạt động như thế nào.
Khi đã nắm được công dụng của sự phối hợp hai chỉ báo trái ngược nhau, bạn ngại gì mà không thử thực hiện trong các phiên giao dịch tới? Đảm bảo những phiên giao dịch thắng lợi sẽ đến với bạn, chỉ trong sớm thôi.
Cách tiến hành chiến lược kết hợp Bollinger Bands và RSI
Cách thức hoạt động của Bollinger Band vs RSI
Chúng ta đã nắm được lợi ích mà sự kết hợp Bollinger Band và RSI mang lại. RSI với chức năng giúp nhận ra lợi thế đang nghiêng về phe bán hay phe mua. Bollinger Band hiển thị xu hướng thị trường đang như thế nào. Thật tuyệt khi có thể kết hợp cả 2 phải không nào. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước để có thể kết hợp 2 chỉ báo này qua mô hình bên dưới. Khi cho ra kết quả, nhà giao dịch còn sẽ biết được tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường.
Thứ nhất, RSI hỗ trợ trader nhận biết động thái thị trường đang ở phạm vi quá mua mức trên 70. Khi RSI dưới mức 30, nó thể hiện trạng thái quá bán.
Với Bollinger Band, chỉ báo này có nhiệm vụ thông báo về một sự điều chỉnh giá. Thông qua chỉ báo trễ Bollinger Band, bạn có thể nhận biết một cách chính xác về áp lực mua/bán trên thị trường.
Minh họa tín hiệu Bollinger Band dưới đây, các trader sẽ xác định được rằng 95% giai đoạn mức giá sẽ thuộc phạm vi dải trên và dải dưới. 5% còn lại sẽ là giai đoạn phá vỡ giá khỏi dải trên hoặc dưới. Giai đoạn này là lúc dải Bollinger báo hiệu thị trường đang phá vỡ mức mua hay mức bán.
Đến đây sẽ có bạn cho rằng, nếu RSI và Bollinger Band đều cho thấy tín hiệu quá mua/ quá bán thì chỉ cần một trong hai thôi, việc kết hợp chỉ tốn thời gian và không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên chỉ cần tìm hiểu sâu một chút, hai chỉ báo này cho tín hiệu khác biệt. Mặc dù đều thông báo về một sự quá mua hoặc quá bán nhưng cấu trúc thì không giống nhau. Khi kết hợp, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ các tín hiệu ảo, gây nhầm lẫn. Như đã đề cập ở trên, chúng bù trừ lẫn nhau và tạo nên một mục đích chung đó là gia tăng lợi nhuận cho nhà giao dịch.
Thiết lập Bollinger Band và RSI
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng cài đặt theo hướng dẫn sau để có thể kết hợp Bollinger và RSI một cách chính xác.
- Thiết lập lệnh BUY (Mua) nếu thấy RSI đang dưới mức 30. Và khi giá vượt qua khỏi Bollinger Band bên dưới (Bạn có thể quan sát vị trí số 1 của ví dụ bên dưới).
- Thiết lập lệnh SELL (Bán) nếu thấy RSI vượt mức 70 trở lên. Đồng thời giá vượt dải Bollinger bên trên (Vị trí số 2 của hình ví dụ dưới).
Bên cạnh đó có một điều quan trọng bạn nên lưu ý: Một vấn đề khi nhà giao dịch kết hợp 2 chỉ báo trái ngược không riêng gì Bollinger vs RSI, bạn không nên tin tưởng hoàn toàn vào sự phối hợp này để đưa ra quyết định giao dịch. Để trở thành một chuyên gia, bạn cần có đủ kinh nghiệm, kiến thức và khả năng quan sát thị trường.
Nói thêm về ví dụ phía trên, hãy quan sát điểm số 3, RSI lúc này đang dưới mức 30 khá lâu. Giá cũng đã vượt ngưỡng Bollinger Band phía dưới rất nhiều. Tuy nhiên vẫn chưa thấy dấu hiệu xu hướng đảo chiều lên trên. Mặc dù ở những giây phút cuối cùng, giá đã tăng mạnh nhưng trước đó, trader đã phải chạm vào điểm cắt lỗ nhiều lần do thiết lập lệnh BUY quá sớm.
Vậy làm sao để tránh trường hợp này? Các nhà giao dịch cần tuân theo nguyên tắc Stop Loss và quản lý tài sản. Đây cũng chính là lời giải thích cho việc bạn không nên chỉ sử dụng tuyệt đối vào một phương pháp giao dịch. Hãy tìm hiểu thêm những sự phối hợp khác để đem về hiệu quả cao nhất. Ví dụ như mô hình nến đảo chiều, phạm vi hỗ trợ/ kháng cự,…
Ví dụ về sự kết hợp Bollinger Band và RSI
Ngoài là một chỉ báo cho thấy dấu hiệu quá mua hoặc quá bán, RSI còn có một chức năng khác đó là đưa ra tín hiệu phân kỳ của giá. Và bạn có thể sử dụng khả năng này của RSI kết hợp với dải Bollinger.
Cùng phân tích rõ hơn với ví dụ sau đây để hiểu hơn về cách kết hợp Bollinger Band và RSI. Trường hợp Bollinger vs RSI đều cho tín hiệu quá bán nhưng giá chỉ tăng ở giai đoạn ngắn hạn sau đó đảo chiều đi xuống. Tới đây anh em sẽ xác định rằng lệnh giao dịch mang rủi ro cao, nhưng sau đó lại thấy giá vượt phạm vi quá bán, RSI lúc này tạo ra phân kỳ tăng mạnh. Những điều này có nghĩa là phe mua đang chiếm ưu thế, giá sẽ càng tăng nhiều hơn trong tương lai.
Bạn hãy từ từ nghiên cứu về những nội dung bên trên rồi mới bắt đầu tiến hành kết hợp dải Bollinger vs RSI. Bên cạnh đó, hãy biết nắm bắt cơ hội khi nhận thấy những tín hiệu tốt mà Bollinger và RSI đã thông báo cho bạn.
Sự kết hợp Bollinger và RSI là một chiến lược giao dịch hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện chính xác. Hãy bỏ một ít thời gian để nghiên cứu kỹ những kiến thức liên quan mà TRADERFOREX đã đề cập bên trên. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn đều có thể chiến thắng chính mình và làm chủ mọi phiên giao dịch. Hãy truy cập vào trang web của chúng tôi để tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích khác nhé!
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.