fbpx

James Simons là ai? Huyền thoại đầu tư và lời khuyên vô giá

James Simons là ai? Nếu bạn là một người đam mê đầu tư và đang tìm kiếm những câu chuyện truyền cảm hứng thì không thể bỏ qua nhân vật James Simons. Ông nổi tiếng là một nhà toán học tài ba và có năng lực đầu tư xuất sắc khiến cả phố Wall, đặc biệt là Warren Buffett, George Soros cũng phải quan tâm. Trong bài viết hôm nay, cùng Trader Forex tìm hiểu thông tin về James Simons, cũng như khám phá cách đầu tư thành công của ông nhé.

James Simons là ai?

Đầu tiên, chúng ta sẽ làm quen với một vài thông tin cơ bản về James Simons. Nếu bạn biết bài hát nổi tiếng “The man who sold the world” của Nirvana, thì trong giới tài chính cũng có một “The man who solved the market” nghĩa là “người đàn ông đánh bại mọi thị trường”, và đó không ai khác là nhân vật chính của bài viết hôm nay, James Simons (hoặc bạn có thể gọi là Jim Simons).

James Simon, nhà đầu tư tài chính huyền thoại của chúng ta tên đầy đủ là James Harris Simons hay Jim Harris Simons, sinh năm 1938. Ông nằm trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới và cụ thể là đứng thứ 48 với khối tài sản ước tính là 28,6 tỷ USD. Ngoài ra, James Simons còn được biết đến là một trong những nhà đầu tư xuất sắc nhất mọi thời đại, James Simons có niềm đam mê và yêu thích toán học, được mệnh danh là “Nhà toán học”.

Tìm hiểu James Simons là ai?
Tìm hiểu James Simons là ai?

James Simmons đã trở thành một nhà đầu tư giỏi trong giới tài chính với biệt danh “Người đàn ông đánh bại mọi thị trường” bởi vì ông đã sử dụng mô hình giao dịch định lượng thông qua những thuật toán và nói không với việc dùng đến cảm xúc cá nhân để giao dịch tài chính. Quỹ đầu tư Renaissance Technologies của tỷ phú Jim Simons cũng là một trong những quỹ thành công nhất thế giới.

Vì những thành tích của mình, ông ấy đã được đặt những cái tên như sau: “Nhà đầu tư kiếm nhiều tiền nhất năm 2016”, cụ thể với khoản tiền lên đến 1.5 tỷ USD. Ngoài ra thì còn có một vài biệt danh khác như “Nhà đầu tư thông minh nhất thế giới”, “Tỷ phú thông minh nhất mọi thời đại”.

Cuộc đời và quá trình phát triển sự nghiệp của James Simons

James Simons sinh năm 1938 trong một gia đình người Do Thái tại Brookline, Massachusetts, nước Mỹ.

Ở tuổi 14, James Simmons làm việc trong nhà kho của một cửa hàng cung cấp đồ làm vườn. Vì không nhớ được nội dung công việc nên chẳng bao lâu sau Jim Simons bị chuyển sang làm công việc quét rác. Nhưng vào cuối kỳ nghỉ, người quản lý của ông ấy đã hỏi ông ấy về kế hoạch tương lai của ông, và Simmons đã khiến nhiều người bật cười với câu trả lời rằng: Tôi muốn học toán tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

“Cậu ta thậm chí còn không nhớ đã để phân cừu ở đâu, nhưng lại muốn trở thành nhà toán học ở MIT” – nghe câu trả lời của Jim Simons, đa số mọi người đều có chung suy nghĩ như vậy, họ đều nghĩ rằng ước mơ của Simons là quá xa rời thực tế.

Tìm hiểu về cuộc đời của James Harris Simons
Tìm hiểu về cuộc đời của James Harris Simons

Nhưng rồi, 3 năm sau đó, Jame Simons đã thực hiện được mong muốn của mình. Vào năm 1955, ông đã vào được Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) để học chuyên ngành toán học mặc dù lúc đó ông không hề biết các nhà toán học thực sự làm gì. Tuy nhiên, trong quá trình học, James Simons ngày càng cảm thấy mình giống một “nhà toán học” nên càng cố gắng hơn để phát triển theo lĩnh vực này. Đặc biệt là khi ông ấy chứng kiến ​​hai nhà toán học của MIT, Isadore Singer và Warren Ambrose, có một cuộc thảo luận vào đêm muộn trong một quán cà phê. “Thật tuyệt vời! Cuộc sống là thế. Ra ngoài lúc 2 giờ sáng cùng bạn bè và làm toán cùng cà phê, đây chính là sự nghiệp cao cả nhất thời đại”, James Simons nói.

Khi tốt nghiệp, James Simons tiếp tục theo đuổi con đường học tập tại Đại học California với chương trình tiến sĩ. Luận án của Simons tập trung vào việc cung cấp bằng chứng hỗ trợ sự phân chia của Berger với các nhóm đơn thể của đa tạp Riemann. 1 năm sau đó, vào năm ông 23 tuổi (năm 1961), ông đã nhận bằng tiến sĩ.

Simons gia nhập Viện Phân tích Quốc phòng vào năm 1964, nơi công việc chính của ông là phân tích dữ liệu để giúp Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency) giải mã các mối đe dọa quân sự tiềm ẩn. Năm 1968, ông chuyển đến Đại học Bang New York tại Stony Brook với tư cách là trưởng khoa toán học. Năm 1976, ông được trao giải Oswald Veblen Prize, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực hình học của Hội toán học Hoa Kỳ.

Bất chấp những thành tựu to lớn trong toán học, James Simmons quyết định theo đuổi sự nghiệp tài chính. Năm 1978, ông thành lập quỹ đầu tư Monemetrics, tiền thân của Renaissance Technologies. Lúc đầu, Simons không nghĩ đến việc sử dụng toán học trong kinh doanh, nhưng theo thời gian, ông ấy nhận ra rằng các mô hình và thuật toán quản lý có thể giúp được rất nhiều trong việc phân tích dữ liệu và nhờ đó đạt được thành công lớn. Vì lý do này, ông được mệnh danh là “Vua lượng tử” – “Quant King”. Năm 2006, ông được Tạp chí Time vinh danh là “Tỷ phú thông minh nhất thế giới”.

Thành tựu với Renaissance Technologies

Sau khi tìm hiểu James Simons là ai, để nói về thành công của ông thì không thể không nhắc đến quỹ đầu tư Renaissance Technologies.

Nói đến quỹ phòng hộ thành công, người ta thường nghĩ đến quỹ tập trung gồm các chuyên gia tài chính có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, năng lực phân tích và dự báo chính xác cao. Tuy nhiên, có một quỹ phòng hộ với tổng lợi nhuận hơn 55 tỷ đô la trong 30 năm qua và có rất nhiều chuyên gia toán học. Đặc biệt, tổng lợi nhuận của quỹ thậm chí còn lớn hơn cả quỹ phòng hộ của các tỷ phú có tiếng như George Soros hay Ray Dalio, dù có ít tài sản quản lý hơn và thời hạn đầu tư ngắn hơn. Đó là Quỹ Renaissance Technologies’ Medallion.

Khi được hỏi phương pháp để có được thành công như vậy, các thành viên của quỹ Renaissance Technologies hiếm khi tiết lộ vì đó là điều bí mật. Chính James Simmons đã từng nói: “Bí mật về quỹ của tôi còn lớn hơn cả bí mật về nơi tôi từng làm việc cho chính phủ”. Hiện tại, quỹ này đã tạo ra một khu dân cư riêng cho những nhân viên và gia đình của họ có tên là Renaissance Riviera. Trụ sở của Renaissance chỉ cho phép khoảng 300 nhân viên và các đối tác quan trọng ra vào.

Nếu quỹ đầu tư Berkshire Hathaway của Warren Buffett được biết đến với việc tạo ra lợi nhuận đều đặn khoảng 20%/năm, thì mức lợi nhuận đó chỉ ở mức “bình thường” so với quỹ Medallion của Renaissance Technologies. Trong gần 30 năm hoạt động, ngoại trừ 2 năm đầu tiên, có một chút sai lệch, bởi vì lúc đầu, do Jim Simons tham gia thị trường và đầu tư thông qua các nguyên tắc cơ bản của quy luật cung và cầu. Nhưng mô hình này không mấy hiệu quả, và kết quả là ông Simons đã phải chịu rất nhiều thất bại và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm xương máu.

Sau đó, James Simons đã phát triển các mô hình và thuật toán giải mã, đồng thời xây dựng hệ thống phân tích của riêng mình, kể từ khi ổn định, tỷ lệ sinh lời tối thiểu của quỹ là 21,2%, mặc dù vậy, quỹ đã đạt được tỷ lệ sinh lời gần 100% trong những năm gần đây. Nhiều người đo lường rằng nếu họ bỏ 1.000 đô la vào quỹ vào năm 1998, thì số tiền đó sẽ lên tới 13.830.598 đô la vào giữa năm 2016, có nghĩa là tăng gấp 13.830 lần hoặc lợi nhuận trung bình hàng năm khoảng 40%.

Renaissance Technologies và khả năng sinh lời khủng
Renaissance Technologies và khả năng sinh lời khủng

Đặc biệt với hai năm 2007-2008, đây là khoảng thời gian mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu càn quét thế giới, hầu như các ngân hàng, doanh nghiệp, xí nghiệp phá sản dẫn đến đóng cửa, nhiều quỹ đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn đến mức phải đóng cửa với mức lỗ trên 50%.

Thì lúc này, riêng quỹ Renaissance Technologies’ Medallion của Jim Simons một lần nữa đạt được mức sinh lời cao lần lượt là 85,9% và 98,2%. Quỹ phòng hộ của ông hiện tính phí cố định 5% và thu về 44% lợi nhuận — mức cao nhất trên thế giới (so với mức phí cố định 2% đối với các quỹ khác và thu về 20% lợi nhuận). Tuy vậy, bất chấp những lời phàn nàn về mức phí cao, nhiều nhà đầu tư vẫn sẵn sàng chi tiền vì lợi nhuận của quỹ rất tốt.

Khả năng sinh lời của quỹ vẫn đáng ngưỡng mộ dù trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng
Khả năng sinh lời của quỹ vẫn đáng ngưỡng mộ dù trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng

Trên thực tế, các quỹ phòng hộ có lợi nhuận cao, nhưng chúng cũng đi kèm với rủi ro cao và lợi nhuận hầu như không ổn định trong những năm qua. Nhiều người cho rằng mức sinh lời của các quỹ phòng hộ rất “sốc” và thường không thể duy trì mức ổn định quá 5 năm, thậm chí nhiều quỹ không chịu nổi “bài kiểm tra” của nền kinh tế chu kỳ trong 10 năm. Nhưng quỹ Medallion của James Simons’ Renaissance Technologies đã làm được điều đó.

Tuy khả năng sinh lời có sự điều chỉnh khá lớn nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận trên 20% ổn định. Bên cạnh đó, xác suất rủi ro trong 5 năm của quỹ chỉ 0.5%. Với lợi nhuận tỷ lệ nghịch với rủi ro như vậy, thời gian đứng trên thị trường khá lâu khiến các nhà đầu tư ở phố Wall phải ngưỡng mộ và luôn thắc mắc về bí quyết đầu tư của thiên tài Jim Simons. Tuy nhiên, câu chuyện này là một ẩn số trong thời gian khá lâu.

Bí quyết kiếm tiền từ đầu tư của James Simons vẫn rất bí ẩn

Nhiều người đã nỗ lực tìm kiếm bí quyết thành công của quỹ Medallion thuộc Renaissance Technologies, và sau một thời gian, họ đã kết luận rằng nền tảng kỹ thuật phân tích của quỹ đóng một vai trò quan trọng nhất. Nguyên nhân là do hầu hết các nhân viên của quỹ trước đây đều là nhà toán học và vật lý học, rõ ràng là có kiến ​​thức tài chính hạn chế và phân tích cơ bản không đáng tin cậy. Họ cho rằng Renaissance Technologies có những máy tính cực kỳ tiên tiến có thể tính toán các thuật toán phức tạp do Simons viết. Ngoài ra, khả năng thu thập và chọn lọc dữ liệu chất lượng trước khi đưa vào các mô hình phân tích và đưa ra quyết định là một lợi thế.

James Simons nằm trong top những người giàu nhất hành tinh với khả năng toán học xuất sắc
James Simons nằm trong top những người giàu nhất hành tinh với khả năng toán học xuất sắc

James Simmons cũng đã tiết lộ một số ý tưởng cơ bản của mình trong một cuộc phỏng vấn với TED. Ông chia sẻ rằng quỹ sử dụng một vài chỉ báo kỹ thuật và mô hình để dự đoán trước xu hướng thị trường. Ông cũng tin rằng các tín hiệu trên thị trường tài chính sẽ chỉ hình thành trong một thời gian ngắn trước khi chìm xuống trở lại. Do đó, cần phải có các mô hình phân tích linh hoạt, cập nhật kịp thời để tập trung vào các dấu hiệu đặc biệt nhất.

Nhiều nhà đầu tư đã hỏi liệu quỹ Medallion của Renaissance Technologies có thể duy trì lợi nhuận cao trong tương lai hay không và câu trả lời họ nhận được là: “Chúng tôi có thể chạy nhanh hơn bất cứ ai”. Trong lĩnh vực tài chính hiện nay, yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công chính là đưa ra quyết định vào lệnh nhanh hay chậm, đúng hay không. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn chi hàng triệu USD chỉ để sở hữu một đường truyền tín hiệu giúp việc đặt lệnh nhanh hơn vài mili giây. Vì thế, với những mô hình mà quỹ đang sử dụng, chỉ số định lượng đi trước thị trường, thậm chí chỉ 1 bước, cũng có thể tạo ra lợi nhuận cao cực kỳ khủng khiếp.

Có rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp phân tích thuật toán mà James Simons sử dụng, nhưng họ vẫn không thể tìm ra cách mà ông đã ứng dụng thuật toán này vào các mô hình phân tích đầu tư. Có thể nói rằng, phương pháp đầu tư của James Simons vẫn còn là một ẩn số và phải bỏ nhiều thời gian hơn nữa để có được câu trả lời mà mình muốn.

Nhiều người tin rằng không có mô hình hoặc chỉ báo nào có thể thành công trên thị trường lâu dài. Họ tự hỏi phương pháp thành công của Medallion sẽ còn kéo dài bao lâu. Nhưng giờ đây, với việc Jim Simmons đã nghỉ hưu, cỗ máy in tiền vẫn đang vận hành mượt mà. Ngay cả vào thời điểm mà nhiều quỹ phòng hộ đang gặp khó khăn, Quỹ Medallion của Renaissance Technologies vẫn mang lại lợi nhuận hơn 20%.

Tuy nhiên, James Simons cũng đã tiết lộ rằng: “Chúng tôi có 3 tiêu chí khi lựa chọn đầu tư một loại tài sản nào đó: Giao dịch công khai, có tính thanh khoản và xây dựng mô hình được”.

Hành trình tìm kiếm bí quyết đầu tư của James Simons vô cùng khó khăn
Hành trình tìm kiếm bí quyết đầu tư của James Simons vô cùng khó khăn

James Simons và lời khuyên vô giá cho các nhà đầu tư

Tuy rằng James Simons không chia sẻ bí mật đầu tư của mình, nhưng trong nhiều cuộc nói chuyện của mình, James Harris Simons đã đưa ra rất nhiều mẹo giao dịch chứng khoán hữu ích. Cụ thể là:

  • Xây dựng một kế hoạch, hệ thống giao dịch phù hợp với trường phái giao dịch của bạn. Một hệ thống giao dịch thích hợp được xem là một thỏa thuận giữa nhà đầu tư và thị trường.
  • Không nên quá tự tin và để cảm xúc lấn át trong quá trình đầu tư. Khi đám đông trở nên cuồng nhiệt, thường rất là phi lý, và khi bị cảm xúc khống chế, đó là lúc họ luôn mắc sai lầm không nên có. Nếu bạn để cái tôi của bạn quá cao, bạn chắc chắn sẽ liên tục mất tiền. Nếu chăm chỉ học tập, rèn luyện, bạn sẽ có ngày thành công.
  • Sau khi một cổ phiếu thực sự bước vào làn sóng xu hướng tăng, giá của nó sẽ tăng trong vòng 2 tháng thậm chí là 6 đến 8 tháng, do đó không cần phải vội vàng khi nó vừa mới tăng.
  • Đặt lệnh mua vào lần điều chỉnh đầu tiên (first pullback) sau khi giá tạo mức cao (đỉnh) mới. Đặt lệnh bán ngay sau đợt tăng đầu tiên (first rally) sau khi giá tạo mức thấp (đáy) mới.
  • Khi thị trường đang có xu hướng mạnh dần hoặc yếu dần, nó phải được phản ánh đà trong ngày kế tiếp (Giả sử phải có ngày bùng nổ đà khi phiên giá tăng mạnh đã xảy ra).
  • Khi các khoảng trống (Gap) hình thành càng lớn, khả năng xảy ra xu hướng tiếp diễn là rất lớn.
  • Khối lượng giao dịch lớn khi đóng cửa có nghĩa là xu hướng sẽ liên tiếp trong nửa giờ giao dịch cuối cùng vào sáng hôm sau. Trong một thị trường mà xu hướng mạnh mẽ, hãy theo dõi khả năng giá hồi về xu hướng chính trong thời gian giao dịch cuối cùng.
  • Nếu thị trường giao dịch xung quanh đỉnh hay đáy của ngày hôm trước, đó chỉ là báo hiệu cho thấy xu hướng mạnh dần hay yếu dần.
  • Tiền “thông minh” thường đến vào thời gian giao dịch cuối cùng. Xu hướng thị trường tăng sẽ tiếp tục trong phiên tới khi thị trường đóng cửa. Khi xu hướng tăng kết thúc, nó thường đảo ngược vào buổi sáng và tiếp đó giá đóng cửa giảm vào cuối phiên.
  • Thế giới tài chính được tạo ra bởi hành động của con người. Không ai có thể dự đoán đúng về điều gì sẽ đến trong tương lai. Do vậy, một nhà giao dịch chuyên nghiệp không phải là người có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra, mà là người phải biết cách xử lý với từng tình huống khác nhau.

Thông qua nội dung bài viết ngày hôm nay, về James Simons là ai, những lời khuyên đầu tư bổ ích từ ông, hy vọng rằng các bạn sẽ học hỏi được nhiều điều để áp dụng vào đầu tư tài chính. Có thể thấy rằng, việc vận dụng toán học vào đầu tư đã giúp cho James Harris Simons thành công và trở thành một huyền thoại đầu tư thông minh nhất mọi thời đại.

Tuy nhiên, như ông đã nói, chỉ cần bạn không ngừng học hỏi, rèn luyện để có thật nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, thành công sẽ đến sớm thôi. Ngoài câu chuyện truyền động lực từ James Simons, Trader Forex còn có nhiều bài viết về đầu tư vô cùng hấp dẫn dành cho các bạn, truy cập vào trang chủ của chúng tôi để tìm hiểu thêm bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận