fbpx

Inside Bar là gì? Cách giao dịch với nến Inside Bar chi tiết

Inside Bar là gì? Nếu bạn là 1 trader chính hiệu thì chắc có lẽ đã từng nghe qua cụm từ này rồi. Nến Inside Bar, FakeyPin Bar là các mẫu hình nến thường xuyên được nhắc tới nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật. Có 1 số nhà đầu tư theo trường phái Price Action chỉ cần sử dụng 3 mẫu nến trên là đã có thể giao dịch.

Khi nhắc đến mẫu nến Inside Bar, nhiều trader mới tham gia giao dịch cảm thấy rất ngán ngẫm và lắc đầu. Vậy rốt cuộc mẫu hình nến Inside Bar là gì mà lại khiến các nhà đầu tư đau đầu như vậy? Tại bài viết này, mình sẽ giải đáp chi tiết cho các bạn về nến Inside Bar cũng như cách sử dụng mẫu hình nến này sao cho hiệu quả.

Nến Inside Bar là gì?

Inside Bar được ghép từ 2 từ Inside và Bar. Trong tiếng anh Inside được hiểu là nằm bên trong. Vì thế, mô hình này sẽ bao gồm 2 nến và cấu tạo theo dạng nến ngoài bao bọc nến trong. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra Inside Bar trên các biểu đồ. Inside Bar sẽ là 1 cây nến có thân to và dài ôm trọn cây nến nhỏ còn lại.

Mô hình nến Inside Bar
Mô hình nến Inside Bar

Nến Inside Bar có nhiệm vụ chính là báo hiệu cho các trader về xu hướng sắp kết thúc và chuẩn bị mở ra 1 xu hướng khác. Cũng có thể hiểu là mô hình nến này sẽ thể hiện sự tiếp diễn trong tương lai của xu hướng đó.

Ý nghĩa mô hình nến Inside Bar

Inside Bar là mẫu hình nến vô cùng mạnh và được nhiều nhà đầu tư tin tưởng áp dụng, với ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đầu tư

Ý nghĩa của mô hình nến Inside bar vào đầu tư forex
Ý nghĩa của mô hình nến Inside bar vào đầu tư forex
  • Đường bên trong cho nhà đầu tư dự báo được những tín hiệu đảo chiều và liên tục, cột bên trong về sự tiếp tục của xu hướng được cho là đáng tin cậy hơn và đơn giản hơn. 
  • Tín hiệu đảo chiều yêu cầu xác định chính xác hơn bởi những nhà giao dịch có kiến ​​thức vững chắc về Forex và kinh nghiệm giao dịch dày dặn. 
  • Về thiết lập lệnh, chức năng của thanh inside bar là cho biết vùng giá có tỷ lệ rủi ro vô cùng thấp của một lệnh hợp lý để bắt đầu hoặc đóng lệnh. 
  • Inside bar cho biết cụ thể về xu hướng thị trường giá đang nằm trong giai đoạn tích lũy hay là ở giai đoạn chưa quyết định. Nói cách khác, người mua có thể đang bắt đầu giảm nhiệt đang thị trường giảm đi, người bán đang tạm dừng sau một thời gian sụt giảm nhanh chóng và cực kỳ mạnh, lượng giao dịch từ đó cũng giảm theo. 
  • Bằng chứng cho điều này chính là cây nến bên trong có mức tối thiểu cao hơn nhiều lần nhưng mức tối đa lại thấp hơn.

Đặc điểm của mô hình nến Inside Bar là gì?

Cũng như tên gọi thì nến Inside Bar sẽ có 2 nến, đó chính là nến Mother Bar và nến Inside Bar.

Để hình thành 1 mô hình Inside Bar chính hiệu thì phải có 2 nến. Nến 2 sẽ có đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn so với nến đã hình thành trước đó. Nến được hình thành trước đó gọi là nến Mother Inside. Vì vậy, có thể hiểu rằng nến thứ 2 sẽ nằm hoàn toàn trong nến thứ nhất bao gồm cả thân và râu.

Bên cạnh đó, theo các lí thuyết cổ điển chỉ ra rằng mô hình chỉ hoạt động thực sự hiệu qủa khi màu nến của các thanh nến trong Inside Bar khác nhau. Nếu nến Mother Bar là nến xanh thì đòi hỏi nến Inside Bar phải là nến đỏ. Ngược lại, nếu nến Mother Bar là nến đỏ thì Inside Bar phải là nến xanh.

Tuy nhiên, hiện tại các lí thuyết này đã có 1 vài sửa đổi. Không nhất thiết 2 màu nến trong mô hình Inside Bar phải khác nhau. Chúng có thể giống nhau về màu sắc nhưng phải thỏa mãn điều kiện là nến sau nằm gọn hoàn toàn trong nến trước. Vì thế mà nến số 1 sẽ luôn dài hơn nến số 2 và ôm lấy loại nến này.

Các mô hình nến Inside Bar

Hiện nay, Inside bar có rất nhiều loại biến thể khác nhau, cụ thể Inside Bar có 4 loại biến thể. Mỗi loại biến thể sẽ có những đặc trưng riêng biệt để các nhà đầu tư có thể dễ dàng phân biệt. Cụ thể như sau: 

Inside bar đa nến – Double (multi) Inside Bar

Mô hình nến nhiều chùm hay còn gọi là mô hình đa nến được nhận diện bằng việc quan sát bên trong là một biến thể mở rộng của mô hình chùm bên trong cơ bản, nó có thể bao gồm từ khoảng 3 nến, 4 nến hoặc thậm chí nhiều hơn các loại nến khác nhau. 

Đặc điểm của nến Inside đa nến 
Đặc điểm của nến Inside đa nến 

Hình dạng phổ biến của Double Inside Bar (Multiple) sẽ là mô hình gồm 3 nến như trong hình bên dưới đây, trong đó sẽ có 2 nến Inside (Thanh bên trong) và 1 nến (Parent Bar). Cũng tương tự như các loại mô hình nền cơ bản khác, mô hình nến Inside Bar có một số nến sẽ không cần quan trọng đến nến bên phải và nến bên trái có màu gì. Yếu tố mà các nhà đầu tư nên quan tâm là thanh nến bên trong phải nhỏ hơn và nằm hoàn toàn  trong thanh nến mẹ. 

Nếu nến trên gờ bên trong lớn hơn nến mẹ, nó không phải là một mẫu hình đèn chùm bên trong. Nhưng xét cơ bản, mô hình inside bar đang mở rộng cho thấy một thị trường đang kéo và  thường có một động thái mạnh đẩy giá lên cao hơn nữa, nhưng theo hướng mà bạn không thể chắc chắn được có nên quyết định đặt lệnh hay không.

Mô hình Inside bar lồng nhau – Coiling Inside Bar

Thanh nến cuộn bên trong được tạo ra khi 2 hoặc nhiều loại nến của Inside bar quấn quanh nhau, nghĩa là các thanh nến sau bị các thanh nến trước che hoàn toàn từ trên xuống dưới. Các thanh lồng nhau có thể nhìn thấy bên trong. 

Đặc điểm của nến Inside bar lồng nhau
Đặc điểm của nến Inside bar lồng nhau

Mô hình nến mạnh hơn thanh bên trong cơ bản, lý do giải thích cho điều này chính là nó cho thấy được một thị trường hình thành rất tốt và đều đặn theo quy luật. Sau đó, nó cũng chỉ ra rằng cấu trúc mô hình giá đang bị nén và dự báo sẽ có một vụ nổ sắp xảy ra. Điều này vô tình sẽ có xu hướng đẩy giá đi (nó có thể tăng hoặc giảm mạnh tùy theo tình hình).

Mô hình Fakey Inside Bar – Inside Bar false break

Fakey Inside Bar là mẫu toàn diện và  ý nghĩa nhất. Nó cho thấy một tín hiệu đảo chiều cực kỳ mạnh và lớn hơn nhiều so với Inside cơ bản Fakey inside bar. Là một sự kết hợp hoàn hảo của inside bar kèm theo một điểm phá vỡ giả (false breakout). Đặc biệt nếu giá phá vỡ mô hình thanh bên trong theo một hướng nhất định nào đó nhưng sau đó lại nhanh chóng có dự tính đảo ngược theo hướng ngược lại. 

Đặc điểm của nến Fakey pattern
Đặc điểm của nến Fakey pattern

Chắc chắn rằng tại thời điểm này, nhiều nhà giao dịch bước vào xu hướng đầu tiên sẽ rất dễ bị cá mập bắt. Nhưng thực tế thì việc breakout đó chỉ là một sự phá vỡ giả mà thôi. Nói chung, sau khi một nến giả hình thành, thị trường sẽ di chuyển theo hướng của xu hướng trước đó.

Mô hình Inside Bar-pin bar kết hợp

Thanh Inside bar-pin bar thường được tạo ra khi một thanh nến được bao bọc hoàn toàn ở phía trước bởi một ngọn nến thanh cao cấp – nến mẹ. Mẫu này có thể được gọi là với tên gọi khác nhau như Inside bar hoặc cũng có thể là pin bar. 

Mô hình nến inside bar kết hợp
Mô hình nến inside bar kết hợp

So với inside bar cơ bản, thì sự kết hợp giữ inside bar – pin bar được coi là một mô hình hành động giá dự đoán một sự đảo chiều mạnh mẽ. Nó cho thấy thị trường đang ở trạng thái tích lũy và sắp phá vỡ theo hướng nào.

Diễn biến tâm lí được phản ánh qua các nến Inside Bar

Nến sẽ phản ánh được tâm lí của nhà đầu tư trên thị thường và nến Inside Bar cũng làm được điều đó.

Cây nến Mother Bar thể hiện rằng trên thị trường đang có 1 phe áp đảo và tác động rất lớn đến giá. Và 1 điều tất nhiên là phe áp đảo đó sẽ có tâm lí mong muốn giá đi theo xu hướng mà họ muốn, có thể là tăng hoặc giảm. Nếu như phe SELL thắng thì họ sẽ mong muốn giá giảm. Ngược lại, nếu phe BUY thắng họ sẽ mong muốn giá tăng lên.

Tuy nhiên đó chỉ là mong muốn của các phe, có thể thấy sau khi nến Mother Bar hình thành thì cây nến tiếp theo có vẻ như rất yếu thế. Điều đó chứng tỏ qua việc nến đó rất nhỏ và lọt thỏm và nến trước.

Sự kì vọng của phe áp đảo và sụp đổ

Khi có 1 cây nến xanh được hình thành và dài thì các trader sẽ kì vọng giá tăng tiếp. Tuy nhiên, đời không như mơ, khi có một nến nhỏ màu đỏ được hình thành thì sẽ dẫn đến tâm lí hoang mang và kì vọng bị sụp đổ. Lúc đó, sẽ hàng loạt câu hỏi xuất hiện nên chốt lời hay tiếp tục nắm giữ bây giờ?

Quá trình tích lũy

Vì vậy, lúc này thị trường sẽ rơi vào xu thế dè chừng và không diễn ra mua bán mạnh mẽ như trước nữa . Các khối lượng giao dịch ít đi dần và khiến cho nến thứ 2 hẹp hơn so với cây nến thứ nhất. Nếu trong trường hợp Inside Bar đa nến thì sẽ dễ dàng nhận thấy 1 loạt nến nhỏ sau sẽ được hình thành. Khi đó, nếu như mẫu nến Inside Bar xuất hiện ở khung D1, bạn hãy tiến hành đối chiếu với các khung như H4 hay H1. Từ đây, bạn có thể thấy rằng mô hình mẫu giá tam giác đang được tích lũy dần.

Qúa trình tích lũy
Qúa trình tích lũy

Việc xuất hiện mô hình mẫu tam giác tích lũy là do phe áp đảo sau khi tạo được nến Mother Bar không thể làm giá đi theo xu hướng mình muốn được nữa. Nếu như phe áp đảo là bên mua thì họ không thể khiến cho giá tăng lên được. Ngược lại, nếu phe áp đảo là phe bán thì họ cũng không thể làm giá giảm thêm được nữa. Từ đây bạn có thể hiểu là trong mô hình nến Inside Bar thường hay có dấu hiệu của việc rút chân. Dù có tác động như thế nào thị các nến sau cũng phải nằm gọn trong nến Mother Bar thì mới được tính.

Sau quá trình tích lũy

Trong quá trình tích lũy nếu càng chặt thì khi thoát khỏi vùng sideway giá sẽ được break rất mạnh. Giá sau đó sẽ đi theo xu hướng của bên thắng thế mong muốn.

Nến Inside Bar và nến Harami

2 loại nến này có thể gộp chung là 1. Vì trong tiếng Nhật Harami là mẹ bồng con cũng tương tự với Inside Bar trong tiếng Anh. Nến Inside Bar thường được các trader theo trường phái Price Action sử dụng nhất khi giao dịch. 2 dạng này đều bắt buộc phải có 1 thanh nến dài và lớn ôm trọn các thanh nến phía sau. Ngược lại với mô hình này là mô hình Bearish Engulfing. Với Bearish Engulfing thì sẽ gồm một mẫu nến nhỏ và sau đó là mẫu nến to như muốn nhấn chìm mẫu nến trước.

Inside Bar và Inside Day

Chắc có lẽ nếu bạn tham gia vào phân tích kĩ thuật thì cũng sẽ nghe qua Inside Day là gì rồi. Thực tế Inside Day cũng dùng được gọi Inside Bar nhưng chỉ sự xuất hiện ở khoảng thời gian trong ngày.

Với các khung Daily hay khung ngày thì sẽ cho ra mô hình nến có kết quả có độ tin cậy cao nhất khi so với các khung H4 trở xuống. Điều này được hiểu là phe thắng thế trước đó không thể kiểm soát được hoàn toàn, giá có thể vượt ra khỏi giá của ngày hôm trước.

Vì vậy, Inside Day vẫn là InsideBar nhưng nó dùng để giao dịch trong ngày chứ không phải như các khung khác như H4, M15 hay H1.

Cách giao dịch với mô hình Inside Bar là gì?

Theo như đã nói ở trên thì mô hình nến Inside Bar thường xuất hiện khi thị trường rơi vào trạng thái sideway. Nếu bạn quan sát kĩ các mô hình này cũng sẽ dễ dàng nhận ra rằng giá đang được tích lũy và thu hẹp dần thành hình tam giác. Khi quá trình tích lũy diễn ra càng chặt thì khi break giá sẽ chạy rất mạnh. Chính vì thế, các trader nên kiên nhẫn chờ giá tốt để vào khi phá vỡ.

Vì vậy mà Inside Bar sẽ làm cho các nhà đầu tư giao dịch theo 2 hướng như sau:

Giao dịch với Inside Bar theo hướng tiếp diễn là gì?

Cơ sở kiến thức

Đây là xu thế mà hay được các nhà đầu tư sử dụng nhất. Điểm quan trọng của cách giao dịch này là phải xác định được xu hướng của thị trường trong tương lai là gì. Nếu như Inside Bar đi trùng với xu hướng của giá chạy thì đây sẽ được xem là cú nổ cực lớn sắp diễn ra. Bởi sau 1 thời gian dài tích lũy chặt thì giá đã được break và chạy vài chục pip là điều hiển nhiên.

Giao dịch với Inside Bar theo hướng tiếp diễn
Giao dịch với Inside Bar theo hướng tiếp diễn

Khi quan sát hình có thể dễ dàng thấy rằng cặp GBP/USB khi đã hình thành xong mô hình Inside Bar đa nến thì có đà giảm rất mạnh. Thậm chí, sau đó giá đã phá vỡ khỏi mô hình nến nằm trong.

Khi muốn tìm điểm vào lệnh thì các trader phải đợi chờ hình thành xong nến thứ 2 hay còn gọi là Inside Bar. Vì vậy, khi phiên thứ 2 đóng cửa thì đây là lúc xác định xem nến nằm trong có được hình thành hay không. Nếu như có thì giá sau đó sẽ tạo ra sự đột phá sau 1 thời gian dài tích lũy.

Vì vậy, khi đã xác định được rằng mô hình nến này có hình thành thì nhà đầu tư nên chờ tiếp xem nến thứ 3 có phá vỡ hay không. Điều này sẽ dễ thấy hơn khi InsideBar được hình thành ở các khung như H4 và D1. Bạn hãy thử đối chiếu qua các khung nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh.

Ví dụ thực tiễn

Cặp GBP/USD ở khung D1
Cặp GBP/USD ở khung D1

Theo như quan sát thì có thể dễ dàng nhận ra rằng giá đã phá khỏi tam giác tích lũy trước đó. Giá có xu hướng giảm nhưng vẫn test vài lần trước khi chính thức down mạnh.

Ở các mô hình có đặc điểm như thế này bạn cần chú ý như sau:

  • Điểm vào lệnh là điểm giá được phá vỡ.
  • Điểm cắt lỗ là điểm nằm trên cây nến nằm trong 1 vài pip. Đối với các cổ phiếu có biên độ giá giao động lớn thì bạn nên đặt lỗ 1 chút để tránh việc chạm với cắt lỗ rồi đảo chiều.

Lí do điểm cắt lỗ nằm trên nến đó là do theo lí thuyết Dow, giá sẽ hình thành ở 1 đỉnh cao hơn hoặc 1 đáy thấp hơn so với trước đó. Vì vậy, đôi khi mô hình sẽ bị False Break.

Điểm chốt lời: Qua quan sát hình trên thì có thể thấy rằng mô hình nến nằm trong đã được hình thành ở nến Inside Day. Vì vậy, khi nó có xu hướng down thì đã down rất mạnh.

Giao dịch với Inside Bar khi đảo chiều là gì?

Trên thị trường giao dịch, đôi khi các trader sẽ sử dụng Inside Bar theo xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên cách giao dịch này lại không thực sự hiệu quả bằng cách trên.

Cơ sở kiến thức

Để xác định được chính xác tín hiệu phát ra của mô hình Inside Bar thì bạn cần đặt mô hình nến này đúng vị trí. Mô hình nến nằm trong có trùng với đường kháng cự hay hỗ trợ không. Khi đã xác định được điều này thì sẽ giúp cho bạn tránh được 1 số rủi ro và tăng tỉ lệ win lên rất nhiều đó.

Vì sao phải xem xét xem mô hình Inside Bar có nằm trong các vùng hỗ trợ hay kháng cự không?

Lí do là ở những vùng kháng cự hay hỗ trợ thì mức giá sẽ phản ứng rất mạnh. Tại đây, tâm lí của các trader cũng được thể hiện rõ. Ví dụ như sau: Nếu như bên bán nhiều hơn bên mua thì giá sẽ bị đẩy xuống vùng hỗ trợ. Lúc này, tâm lí của người mua sẽ hoang mang và lo lắng vì vùng hỗ trợ bị phá vỡ. Họ sẽ cố gắng tìm cách để bán ra.

Bên cạnh đó, phe bán đã kiểm soát được giá thì họ sẽ cố gắng đẩy giá xuống thấp hơn nữa và giành chiến thắng. Vì vậy, bạn nên biết rằng vùng hỗ trợ cũng là vùng kháng cự. Lúc này bạn cần suy xét lại liệu có nên thực hiện vào lệnh SELL hay không. Nhưng mấu chốt của vấn đề là đây có thực sự là cơ hội tốt để vào lệnh hay chỉ là mồi nhử của thị trường.

Lúc này, nếu như mô hình nến InsideBar xuất hiện thì là một điều tích cực. Điều này phản ánh được các hành vi liên quan đến giá có độ tin cậy rất cao cho các trader.

Ví dụ thực tiễn

Giao dịch với Inside Bar khi đảo chiều
Giao dịch với Inside Bar khi đảo chiều

EUR/USD sau khi đã hình thành xong mô hình Inside Bar ở vùng chữ nhật, nơi được khoanh vàng. Đây cũng chính là nơi giá của EUR/USD gặp phải vùng hỗ trợ rất cứng. Tuy nhiên, sau đó giá đã không thể tăng và đã biến vùng hỗ trợ thành vùng kháng cự. Có thể thấy rằng giá đã lao dốc cực mạnh sau đó.

Tuy nhiên, Inside Bar chỉ thực sự tốt khi sử dụng chúng theo xu hướng tiếp diễn. Với xu hướng đảo chiều thì mô hình nến nằm trong thực sự có độ tin cậy không cao. Qua mô hình cũng có thể thấy rằng giá tuy đã lao dốc sau đó nhưng cũng đã làm 1 vòng mới ở các chu kì tiếp theo.

Vì vậy, khi sử dụng mẫu hình nến Inside Bar thì bạn nên kết hợp với 1 số yếu tố khác như đường hỗ trợ, kháng cự, mô hình giá thì tín hiệu sẽ đáng tin hơn. Các điểm cắt lỗ và vào lệnh trong mô hình nến nằm trong đảo chiều cũng tương tự như mô hình Inside Bar có xu hướng tiếp diễn.

Cách nhận biết nến OutSide Bar đơn giản và chiến lược giao dịch phù hợp.

Một vài lưu ý về mô hình nến Inside Bar

Lưu ý khi giao dịch cần nắm rõ
Lưu ý khi giao dịch cần nắm rõ

InsideBar hoạt động hiệu quả nhất ở các khung ngày. Trong các khung ngày này, bạn có thể đối chiếu qua các khung H1 hay H4. Việc đối chiếu này sẽ giúp cho các trader biết được nến bên trong cũng như quá sát được giá. Xu hướng của giá sẽ như thế nào trong tương lai và khi nào sẽ phá vỡ vùng tích lũy.

InsideBar đôi khi sẽ có đến 3 hoặc 4 nến tạo thành chứ không phải chỉ 2 nến. Nếu thời gian tích lũy càng dài thì break sẽ càng mạnh.

Trong mô hình nến này, yêu cầu các thanh nến nhỏ hình thành sau đó đều phải nằm gọn trong Mother Bar. Các thanh sau càng ngắn và xếp theo thứ tự giảm dần thì mô hình InsideBar sẽ càng hiệu quả. Nên sử dụng Inside Bar trong 1 thị trường có xu hướng rõ ràng thay vì đi ngang.

Ở 1 số trường hợp, đôi khi các nến bên trong sẽ tạo ra xu hướng giả phá vỡ Fakey. Đây cũng là yếu tố cần cân nhắc khi xét Inside Bar. Fake cũng là 1 mô hình độc lập được các nhà giao dịch theo trường phái Price Action sử dụng.

Trên đây là 1 vài chia sẻ về nến Inside Bar là gì cũng như các giao dịch với mô hình Inside Bar. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn 1 vài kiến thức hữu ích về mô hình nến này. Chúc các bạn thành công trên thị trường forex khi sử dụng Inside Bar.

 
Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận