Nếu bạn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp hay mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này thì không thể nào bỏ lỡ ichimoku. Bạn chưa biết ichimoku là gì? Bạn đang muốn tìm hiểu những thông tin về nó để có thể đầu tư một cách tốt nhất thì hãy xem ngày những thông tin về ichimoku ngay dưới đây và được hướng dẫn sử dụng ichimoku nhé.
Ichimoku là gì?
Khái niệm Ichimoku
Nhiều nhà đầu tư khi mới tham gia vào các sàn giao dịch thường khá bất ngờ với Ichimoku và không biết ichimoku là gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng với các nhà đầu tư trên sàn giao dịch? để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nó ngay sau đây nhé.
Ichimoku (Ichimoku Kinko Hyo) là một công cụ hay còn gọi là một phương pháp dùng để phân tích kỹ thuật, giúp dự báo những biến động về giá một cách chính xác bằng cách thực hiện tất cả các dao động trên biểu đồ nến.
Phương pháp này do một nhà báo phát minh, chính thức xuất bản và ra mắt tới khách hàng vào năm 1968 được rất nhiều nhà đầu tư tin dùng.
Ichimoku Kinko Hyo có ý nghĩa như thế nào?
Theo Nhật Bản học thì Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là thực hiện sự cân bằng của các biểu đồ nến một cách nhanh chóng trong nháy mắt.
Các biểu đồ của ichimoku cho phép thể hiện nhiều dữ liệu hơn so với các biểu đồ khác như ta hay thường sử dụng do đó ta có thể nhìn thấy rõ hơn những biến động về giá thông qua những con số quan trọng như 9,17,16.
Phương pháp này có chức năng tồn tại một cách độc lập với tất cả các chỉ báo mà vẫn có thể hoạt động hiệu quả hơn so với các phương pháp khác mà vấn cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng. Chỉ báo này chứa đựng nhiều thành phần như xác định xu hướng hỗ trợ… Tất cả những điều trên tạo được sự độc đáo, riêng biệt của ichimoku.
Xem thêm: Chỉ báo parabolic sar và chiến lược giao dịch cực đỉnh.
Cách cài đặt Ichimoku Kinko Hyo trên ứng dụng Metatrader 4
Bước 1: Bạn hãy mở ứng dụng Metatrader 4
Bước 2: Ở bước này, bạn có thể thực hiện theo hai cách như sau:
Cách 1: Chọn menu trên thanh công cụ sau đó bấm vào indicator và chọn trend cưới cùng bấm chọn vào Ichimoku Kinko Hyo
Cách 2: Chọn menu, bấm vào insert chọn indicator và thực hiện các thao tác còn lại như cách trên.
Lúc này các bạn sẽ thực hiện cài đặt các thông số, điều chỉnh màu sắc, khung thời gian… là đã hoàn thành việc cài đặt công cụ này.
Các thành phần có trong chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo
Người dùng thường cảm thấy phương pháp này có vẻ phức tạp làm cho mọi người cảm thấy khó nhìn và rất rối vì thế chúng ta cần hiểu rõ các thông tin của ichimoku để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.
Ichimoku được tạo nên từ 5 đường như sau:
Kijun-Sen – Đường tiêu chuẩn (Base Line)
Cách tính: (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2 tính trong vòng 26 ngày.
Kijun-Sen hay còn gọi là đường tiêu chuẩn hoặc baseLine được xem là đường quan trọng nhất trong các đường hình thành nên ichimoku và là đường trung bình dài hạn. Đường này thường nằm ngang cho thấy sự cân bằng về giá tại một vùng nào đó.
Tenkan-Sen – Đường chuyển đổi (Conversion Line)
Cách tính (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2 tính trong vòng 9 ngày.
Tenkan-Sen là đường chuyển đổi hay Conversion Line. Giao điểm của đường chuyển đổi với đường tiêu chuẩn giúp đưa các ý tưởng vào quá tình thực hiện lệnh.
Chikou Span – Đường trễ (Lagging Span)
Chikou Span còn được gọi là đường trễ hay Lagging Span.
Cách tính: Đường này sẽ bằng giá đóng cửa hiện tại khi vẽ lùi về phía sau 26 ngày. Đường này giúp so sánh mức giá ở thời điểm hiện tại với mức giá của 26 ngày trước.
Senkou Span A – Đường dẫn A (Leading Span A)
Cách tính: (Đường chuyển đổi + Đường tiêu chuẩn)/2 được biểu diễn qua đồ thị bằng phương pháp di chuyển về phía trước 26 ngày.
Chúng ta sẽ thấy được giao điểm của hai đường Senkou Span A (đường dẫn A) và Senkou Span B (đường dẫn B) từ đó có thể thấy rõ hình dạng và màu của Kumo (mây) .
Senkou Span B – Đường dẫn B (Leading Span B)
Cách tính: (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2 tính cho 52 ngày và vẽ di chuyển về trước 26 ngày.
Cách tính Senkou Span B (đường dẫn B) này sẽ tạo nên bộ phận thứ 6 đó là Mây ichimoku- bộ phận nổi bật trên chỉ báo ichimoku.
Ichimoku Cloud (Kumo)
Các bạn thường nghe tới tên gọi ichimoku cloud nhưng lại không biết ichimoku cloud là gì thì mục này sẽ giải đáp cho bạn. Có hai thành phần của Ichimoku kết hợp lại với nhau để tạo thành một khu vực giống như hình đám mây nên được gọi là ichimoku cloud hay moku.
Tại sao lại gọi là mây ichimoku lý do chính là vùng chỉ báo này có hình dạng khá phức tạp trông giống như hình của đám mây. Vùng này có tác dụng như sau:
Kumo này cho thấy sức mạnh của số đông nhà đầu tư đối với tài sản hay một thị trường nào đó. Khi kumo dày và to thì sức mạnh này rất vững chắc và không dễ bị phá hủy, còn khi kumo này nhỏ và mỏng thì thể hiện sự rụt rè, không bền vững, dễ bị phá hủy.
Ta có thể dựa vào những đặc điểm của kumo như màu sắc, hình dạng, độ vững chắc của đám mây để dự đoán sự biến động của thị trường sắp tới để có thể đưa ra xu hướng tốt nhất.
Những kumo đóng góp nhiều vai trò khác nhau như mức cản, sự hỗ trợ và cả sự kháng cự rất hiệu quả. Ngoài ra nó còn là ngưỡng tâm lý hay điểm ở vị trí cân bằng, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng điều chỉnh giá về gần với kumo để điều chỉnh sự cân bằng khi hai yếu tố này có xu hướng tách xa nhau.
Xem thêm: Long Short là gì? Position là gì?
Phân tích và đưa ra những chiến lược khi giao dịch với Ichimoku Kinko Hyo
Sau khi đã hiểu ichimoku là gì và hiểu rõ các thành phần của nó thì hãy cùng xem hướng dẫn sử dụng, phân tích ichimoku nhé.
Nhìn nhận thị trường thông qua Mây Ichimoku
Vì sao nói mây Ichimoku là điểm quan trọng nhất trong ichimoku đó chính là do dựa vào đặc điểm của những đám mây này ta có thể dễ dàng nhìn nhận được ngay những biến động của thị trường trong tương lai.
Dựa vào vị trí tương quan của đường giá và đám mây có thể biết được thị trường đó sẽ phát triển hay giảm sút trong thời gian sắp tới để có chiến lược giao dịch phù hợp. Khi có những biến đổi xảy ra trong thị trường thì kumo sẽ phát huy những tính năng như hỗ trợ, kháng cự và điểm cân bằng để điều chỉnh sự tương quan của đường giá và kumo để có thể tiếp tục nhìn nhận các xu hướng tiếp theo.
Ngoài việc dự đoán xu hướng thị trường thông qua kumo thì người nhà đầu tư còn dùng nó để tìm tín hiệu breakout, nhưng nó khá khó để có thể thực hiện và tìm thấy điểm ưng ý, độ xác nhận của việc này cũng không có tín hiệu cao.
Chiến lược thực hiện giao dịch khi hai đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen
Hai đường Tenkan-Sen và Kịun-Sen cắt nhau
Bạn nên dùng lệnh BUY khi giá thị trường tăng có nghĩa là hai đường này cắt nhau theo hướng đi lên và ngược lại thì bạn sẽ dùng lệnh SELL.
Bạn cần lưu ý rằng:
- Khi hai đường này nằm song song với nhau thì sẽ chắc chắn hơn về việc xu hướng đó sẽ tiếp tục diễn ra
- Khi hai đường này trùng nhau giúp ta chắc chắn khi xác định xu hướng vững chắc sẽ xảy ra
- Khi hai đường này cắt nhau trên đám mây thì cho thấy xu hướng mua mạnh sẽ xảy ra
- Xu hướng mua yếu sẽ xảy ra khi hai đường này cắt nhau trên đám mây và ngược lại
Tuy nhiên để thực hiện các giao dịch một cách tốt nhất, bạn nên kết hợp với các yếu tố như kumo, sơ đồ nến… để chắc chắn hơn.
Chiến lược thực hiện giao dịch khi hai đường giá và chikou span cắt nhau
Bạn nên dùng lệnh SELL khi giá thị trường tăng có nghĩa là hai đường này cắt nhau theo hướng đi xuống và ngược lại thì bạn sẽ dùng lệnh BUY.
Đường giá sẽ đi nhanh đơn đường trễ 26 phiên. Khi đường trễ ở điểm A thì đường giá năm ở điểm B (sau A 26 phiên).
Hai đường giá và chikou span cắt nhau
Và đây là kết quả sau khi thực hiện lệnh Buy:
Kết quả sau khi thực hiện lệnh
Chiến lược thực hiện giao dịch khi hai đường Senkou Span A và Senkou Span B cắt nhau
Bạn nên dùng lệnh BUY khi hai đường này cắt nhau theo hướng từ dưới lên (mây Ichimoku chuyển từ đỏ sang xanh), thị trường tăng và nên dùng lệnh SELL khi hai đường cắt nhau theo hướng đi xuống (mây Ichimoku chuyển từ xanh sang đỏ), thị trường giảm.
Hai đường này sẽ nằm trước đường giá một khoảng là 26 phiên.
Kết quả sau khi thực hiện lệnh:
Chiến lược thực hiện giao dịch kết hợp
Các thành phần của chỉ báo này đều có thể hoạt động độc lập với nhau nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất khi ta sử dụng kết hợp các thành phần của nó.
Lệnh BUY có những yếu tố sau:
- Tại thời điểm khi bắt đầu lệnh đường giá phải nằm trên kumo, nó giúp xu hướng tăng được xác nhận và chắc chắn hơn
- Đường tiêu chuẩn và đường chuyển đổi cắt nhau theo hướng đi lên và giao điểm nằm trên kumo
- Đường dẫn A nằm trên đường dẫn B và đường giá nằm dưới đường trễ
Lệnh SELL có những yếu tố sau:
- Tại thời điểm khi bắt đầu lệnh đường giá phải nằm dưới kumo, nó giúp xu hướng giảm được xác nhận và chắc chắn hơn.
- Đường tiêu chuẩn và đường chuyển đổi cắt nhau theo hướng đi xuống và giao điểm nằm dưới kumo.
- Đường dẫn B nằm trên đường dẫn A và đường giá nằm trên đường trễ.
Một số lưu ý khi giao dịch với ichimoku
Chúng ta chỉ mới nhắc đến những điểm vào của ichimoku mà chưa đề cập gì đến điểm ra và đây là điều chúng ta cần lưu ý. Chúng ta thoát lệnh khi xuất hiện các tín hiệu đi ngược lại với những tín hiệu vào lệnh, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác nhận các điểm này hơn.
Tuy nhiên theo nhiều chia sẻ thì việc chỉ áp dụng ichimoku để xác định xu hướng biến động thì cũng sẽ không giúp cho giao dịch của bạn trở nên tốt hơn. Những công cụ nào cũng có mặt hạn chế của nó chính vì thế mà bạn cần học hỏi, áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể đạt hiệu quả nhiều hơn, rèn luyện kết hợp các thành phần của ichimoku để đặt hiệu quả cao hơn.
Tổng kết về những dấu hiệu của Ichimoku Kinko Hyo
Biểu hiện cho thấy sự tăng giá – sự đi lên của thị trường
- Vị trí của đường giá nằm bên trên so với đám mây
- Màu sắc của đám mây từ màu đỏ thay đổi thành màu xanh ( Đường dẫn A và B cắt nhau từ dưới lên)
- Đường chuyển đổi cắt đường tiêu chuẩn theo xu hướng đi lên
- Đường trễ sẽ có xu hướng nằm dưới đường giá và cắt đường giá tại một điểm theo hướng đi lên
Biểu hiện cho thấy sự giảm giá – sự đi xuống của thị trường
- Ngược lại so với sự tăng giá thì lúc này kumo sẽ nằm trên và đường giá nằm dưới
- Màu sắc của đám mây từ màu xanh thay đổi thành màu đỏ (Đường dẫn A và B cắt nhau theo hướng từ trên xuống)
- Đường chuyển đổi cắt đường tiêu chuẩn theo xu hướng đi xuống
- Đường trễ sẽ có xu hướng nằm dưới đường giá và cắt đường giá tại một điểm theo hướng đi xuống
Khi nhìn vào đặc điểm của kumo ta sẽ đoán được xu hướng của thị trường trong tương lai mà không cần những chỉ báo nào khác. Những đám mây màu xanh thể hiện cho xu hướng tăng, đám mây màu đỏ thể hiện xu hướng giảm và đảo ngược chiều so với hiện tại. Sự vững chắc của thị trường thẻ hiện ở kích cỡ của đám mây to hay nhỏ, mỏng hay dày.
Đường giá và kumo cũng có những tương quan với nhau: thì trường ở trạng thái tăng khi đường giá nằm trên, thị trường ở trại thái lưỡng cực khi đường giá và kumo trùng nhau, và thị trường đi xuống khi đường giá nằm dưới. Lúc này bạn có thể biết roc được mình có nên giao dịch tiếp hay không. kumo và đường giá luôn có xu hướng hút nhau về lại điểm cân bằng để tạo được sự ổn định.
Kết luận về Ichimoku Kinko Hyo
Nếu bạn không muốn dùng quá nhiều công cụ để phân tích thị trường thị ichimoku là công cụ hoàn hảo dành cho bạn, nó tiện lợi và có thể phân tích một cách khá chính xác các xu hướng trên thị trường.
Có thể lúc đầu bạn sẽ cảm thấy khó sử dụng đối với phương pháp này nhưng khi đã quen thì bạn sẽ cảm thấy rất thú vị với điều này đấy. Đừng quen rèn luyện và tìm hiểu thêm về ichimoku để có thể sử dụng tốt công cụ này nhé. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành với những chia sẻ của chúng tôi, tuy bài viết này sẽ chưa cung cấp đầy đủ cho các bạn những thông tin về ichimoku nhưng chúng tôi tin rằng các bạn cũng đã hiểu được một phần nào về ichimoku là gì đúng không nào. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin về các vấn đề liên quan khác nhé.
Tôi là Tống Anh Phong, một người yêu thích tài chính và mong muốn chia sẻ các kiến thức về tài chính nói chung cũng như Forex nói riêng. Hy vọng các bài viết sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Các kiến thức chỉ mang tính chất tham khảo và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc người đọc áp dụng và thua lỗ.