Nếu là một trader, chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe tới khái niệm Hedging. Vậy Hedging là gì? Trên thị trường chứng khoán hiện nay, Hedging được coi như một loại hợp đồng bảo vệ rủi ro và được rất nhiều trader quan tâm sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến khái niệm này, bao gồm các chiến lược Hedging forex, những sai lầm và một vài lưu ý khi sử dụng trong bài viết dưới đây.
Hedging là gì? Forex Hedging là gì?
Nếu là một trader mới hoặc chưa biết đến thuật ngữ này, bạn sẽ cần nắm được Hedging Forex là gì? Hedging là một phương pháp nhằm phòng ngừa các rủi ro cho danh mục đầu tư của các trader trước các biến động của thị trường. Nó được coi như một hình thức của bảo hiểm nhằm bảo vệ bản thân trước những rủi ro và biến động tiêu cực của vấn đề tài chính.
Bên cạnh đó, Forex Hedging cũng là một phương thức giao dịch bảo hiểm để hạn chế rủi ro trước những biến động của thị trường khi giao dịch ngoại hối. Chính vì thế khi thị trường thay đổi đột ngột thì đây chính là phương pháp được sử dụng thường xuyên. Lúc này, các nhà giao dịch sẽ mở 2 lệnh mua và bán trên cùng một cặp tiền tệ nhưng vị thế vẫn được đảm bảo.
Giả sử một cặp tiền tệ được bạn mua và bán tại cùng một thời điểm. Cho dù giá đi ngược lại Forex Signals, vị thế giao dịch của bạn vẫn sẽ được bảo vệ cho tới khi có cơ hội phù hợp. Sau đó giao dịch sẽ đóng và chờ đợi giao dịch còn lại hồi trở về điểm hòa vốn hoặc có lợi nhuận.
Xem thêm: USD Index là gì và ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường Forex.
Chiến lược Hedging trên thị trường Forex
Trên thị trường Forex hiện nay, chiến lược Hedging đang được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên các nhà đầu tư sẽ phải chọn lựa các Broker cho phép Hedging khi thực hiện chiến lược này trong giao dịch Forex. Nếu không họ sẽ bị nghi ngờ gian lận và khóa tài khoản ngay sau khi thực hiện Hedging. Thông thường, sẽ có 3 chiến lược Hedging phổ biến, cụ thể như sau:
Perfect Hedge là gì?
Chiến lược này được gọi là phòng ngừa hoàn hảo, nó giúp bảo toàn vị thế khỏi các biến động trên một cặp tiền tệ bằng cách mở vị thế Long và Short trên chính cặp tiền tệ đó với cùng một khối lượng tại cùng một mức giá. Từ đó tạo một cơ chế phòng thủ toàn diện. Đúng với tên gọi của nó, chiến lược này loại bỏ hoàn toàn rủi ro một cách hoàn hảo và đi kèm với đó là loại bỏ luôn những lợi nhuận tiềm năng.
Ví dụ: Bạn có cặp EURUSD và muốn tham gia giao dịch với mức giá X$ tại vị thế Short. Bạn muốn giao dịch chúng trước khi diễn ra hội nghị Jackson Hole với khối lượng 10 Lot và kỳ vọng tỷ giá sẽ sụt giảm về mức Y$. Tuy nhiên, hội nghị này lại thường tạo ra các rung lắc thị trường. Khi đó bạn sẽ thực hiện chiến lược Perfect Hedge bằng cách mở một vị thế Long với cùng mức giá Y$ và khối lượng 10 Lot trên chính cặp EURUSD của bạn. Có nghĩa là bạn Kỳ vọng Short và biến động được phòng vệ theo hướng Long.
Nhờ cách làm này, khoản thua lỗ của bạn sẽ được cân bằng theo bất cứ hướng nào và sẽ có thể tổn tại các khoản âm ngoài dự kiến là phí Commission hoặc Swap.
Trường hợp 1: Đồng Euro tăng không như mong muốn
Nếu đồng Euro tăng quá X$/oz trong khi bạn không mong muốn như vậy thì lúc này, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn:
- Chọn theo bản chất Hedging: Lúc này, bạn sẽ cần phòng vệ và giảm thiểu rủi ro theo đúng bản chất Hedging. Hãy đặt Stop Loss với vị thế Short ngay tại vùng giá X$ và đặt Take Profit vị thế Long cũng tại chính vùng giá đó.
- Chọn vì muốn có lợi nhuận: Đây sẽ là một sự lựa chọn tham lam. Tại vùng giá X$, hãy đặt Stop Loss với vị thế Short và đợi chờ đóng lệnh vị thế Long khi giá đã vượt mức hiện tại. Khi đó bạn có thể sẽ có thêm lợi nhuận.
Trường hợp 2: Đồng Euro tăng như mong muốn
Giả sử bạn kì vọng đồng Euro tăng không quá X$ và điều đó thành hiện thực. Bạn sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đặt Stop Loss lệnh Short tại X$ ngay lập tức và Take Profit lệnh Buy cũng tại đó.
- Đóng lệnh vị thế Long và giữ nguyên Stop Loss lệnh vị thế Short khi tỷ giá giảm mức dưới Y$/oz.
Imperfect Hedge là gì?
Chiến lược này sẽ giúp bảo vệ một phần vị thế bằng hợp đồng quyền chọn forex. Do chỉ bảo vệ được một phần vị thế và loại bỏ được một số rủi ro cũng như một số lợi suất tiềm năng cho giao dịch nên chiến lược này được gọi là phòng vệ giá không hoàn hảo.
Giả sử ở vị thế Long có một nhà giao dịch thiết lập một giao dịch với giá đồng Euro ở mức trên X là Z$, nếu giá đồng euro sụt giảm dưới X$ thì họ sẽ mua luôn hợp đồng quyền chọn bán để giảm thiểu rủi ro khi giá đồng euro sụt giảm.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn là có quyền nhưng không nhất thiết phải thực hiện nghĩa vụ.
Đối với tình huống trên, giả sử giá đồng Euro tăng liên tục trên Z$ thì nhà giao dịch chỉ cần trả phí hợp đồng quyền chọn chứ không bắt buộc phải thực hiện quyền chọn bán. Ngược lại, họ sẽ có quyền bán và hưởng lợi từ hợp đồng quyền chọn nếu giá đồng Euro giảm dưới mức X$/oz để tránh thua lỗ. Nhà giao dịch phải chấp nhận giảm biên lợi nhuận khi thực hiện hợp đồng quyền chọn trong cả 2 tình huống trên.
Hedge trên các cặp tiền biến động ngược chiều, đối lập nhau
Biến thể Hedging là gì?
Chiến lược này là một biến thể của Hedging mà bạn có thể thực hiện trên các cặp tiền biến động trái ngược nhau hoàn toàn. Thông thường sẽ có ít nhất hai cặp tiền tệ xảy ra nghịch đảo đối lập cực mạnh khi được xây dựng xoay quanh một đồng tiền tệ nào đó.
Ví dụ về biến thể Hedging
Xoay quanh đồng USD, sẽ có nhóm các cặp tiền tệ chính được xây dựng như sau: USD/CHF, EUR/USD, USD/CAD, AUD/USD, NZD/USD, USD/JPY, GBP/USD. Trong đó, sẽ có hai cặp biến động ngược nhau cực mạnh là EUR/USD và USD/CHF.
Khi một trong hai cặp tiền tệ này giảm thì cặp còn lại sẽ tăng và ngược lại.
Do đó, để hedging các cặp tiền tệ nghịch đảo mạnh mẽ thì tại cùng một thời điểm, Long cặp A sẽ phải Long luôn cặp B và tương tự với Short. Vì vậy trong trường hợp trên, bạn sẽ Long EUR/USD đồng thời Long cả USD/CHF.
Các khoản phí phải trả
Vẫn với ví dụ trên, khi 1 Lot Long EUR/USD khớp với 1 Lot Long với USD/CHF, bạn sẽ phải trả những khoản phí sau đây:
Phí Swap:
- Với lệnh Long EUR/USD là -5.58 Points = -5.58$
- Với lệnh Long USD/CHF là -0.09 Points = -0.98$
Nghĩa là Hedging mỗi ngày của bạn sẽ là: Tổng Swap = (-5.58$) + (-0.98$) = -6.57$
Phí Pips/ Lot – chênh lệch giá trị:
- Pip/Lot Pips/Lot cặp EURUSD: $10
- Pips/Lot cặp USD/CHF: 10.98$
Khi bạn kỳ vọng Long EUR/USD nhưng Hedging USD/CHF và tỷ số biến động lại trùng khớp với kỳ vọng thì khi đó mỗi Pips biến động bạn sẽ lỗ $0.98 và bạn sẽ lời nhiều hơn khi giá trị USD/CHF nhỏ hơn EUR/USD.
Phí chênh lệch tỷ giá biến động với biến động trung bình mỗi ngày như sau:
- EUR/USD biến động khoảng 87 pips.
- USD/CHF biến động khoảng 68 pips.
Nếu Hedging mà tỷ giá biến động đi đúng đường thì mức chênh lệch mỗi ngày sẽ là dương 19 pips. Nhưng nếu biến động theo chiều ngược lại, nghĩa là USDCHF chuyển biến mạnh hơn thì bạn sẽ mất một số Pips nhất định.
Việc tính toán như ba mục trên sẽ giúp bạn nhìn nhận cụ thể vấn đề khi Hedging với bất cứ cặp tiền tệ nào đó, kể cả đối với chiến lược Perfect Hedging. Phí Commission sẽ là một khoản phí khác khi Hedging trên Forex. Bạn sẽ phải chi trả $14 khi Broker cho phép bạn Hedging và thụ phí mỗi chiều giao dịch/Lot là $3.5 với tổng là $7 cho mỗi chiều.
PAMM là gì? Cách sử dụng PAMM hiệu quả.
Hedging với hợp đồng quyền chọn
Chiến lược này được thực hiện như sau:
- Mở lệnh Buy: Hedging bằng vị thế mua quyền chọn bán/ bán quyền chọn mua.
- Mở lệnh Sell: Hedging bằng vị thế mua quyền chọn mua quyền chọn mua/ bán quyền chọn bán.
Giả sử bạn Buy cặp EUR/USD với mức giá 1.1647 và mua một quyền chọn bán cặp EUR/USD với mức giá 1.1500 để thực hiện Hedging. Sau đó bạn sẽ đóng lệnh Buy lúc đầu sau khi tỷ giá tăng lên để chốt lợi nhuận và bạn được phép không thực hiện quyền chọn. Ngược lại, bạn có quyền chọn bán cặp tiền với mức giá trong hợp đồng nếu tỷ giá giảm. Khi đó lệnh buy ban đầu sẽ lỗ nhưng lợi nhuận của quyền chọn bán sẽ bù đắp phần rủi ro cho bạn. Và dù rơi vào trường hợp nào thì bạn cũng sẽ mất một khoản phí để mua quyền chọn.
Ứng dụng công cụ Hedge vào thị trường Forex
Công cụ Hedge là gì và được ứng dụng vào thị trường Forex như thế nào? Thông thường, Hedging được các nhà đầu tư sử dụng trong nhiều thị trường tài chính khác nhau như: hàng hoá, chứng khoán, Forex… Mỗi thị trường khác nhau sẽ có những cách áp dụng Hedging khác nhau. Ví dụ như đối với thị trường chứng khoán, công cụ Hedging thường là những hợp đồng trong tương lai hoặc những hợp đồng quyền chọn. Còn đối với thị trường Forex, các loại bảo hiểm rủi ro sẽ mang tính đa dạng hơn.
Trong thị trường Forex, công cụ Hedging sẽ được sử dụng trong 3 tình huống cụ thể như sau:
- Nhà đầu tư có sự quan ngại về các tin tức hoặc sự kiện có thể gây ra sự biến động mạnh về giá. Thông thường công cụ Hedging sẽ được sử dụng với vai trò như một hình thức bảo vệ trong ngắn hạn.
- Khi những diễn biến trên thị trường trở nên xấu hơn nhưng các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng giá đi đúng hướng, khi đó nhà đầu tư sẽ sử dụng Hedging để bảo vệ cho các khoản mục đầu tư của mình.
- Khi lệnh đầu tư hiện tại đang gặp tình trạng bị thua lỗ quá nhiều, các nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ Hedging để giảm thiểu thua lỗ.
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng Hedging Forex
Hedging loạn xạ, không xác định được xu hướng
Sai lầm này thường phổ biến ở những tân binh mới hoặc các trader không đủ tự tin. Họ thường không dám cắt lỗ sau khi đặt lệnh buy và giá giảm và sợ giá tiếp tục giảm nên đã Hedging bằng một lệnh sell. Khi giá tiếp tục giảm, họ sẽ đóng lệnh sell để mang về một chút lợi nhuận. Tuy nhiên có một vài trường hợp giá lại giảm đến khi họ cháy cả lệnh buy, nghĩa là Hedging đúng lúc giá chuẩn bị tăng.
Chính cách làm này đã khiến cho các trader liên tục buy và sell loạn xạ và bị mất phương hướng. Các nhà đầu tư sẽ bị mất khá nhiều phí giao dịch khi thực hiện điều này và đây cũng chính là cách thức mà các nhân viên tư vấn thường áp dụng để tăng thêm hoa hồng trong giao dịch của mỗi khách hàng.
Hedging “vô pháp”
Hedging vô pháp nghĩa là Hedging không theo một căn cứ nhất định nào cả mà buy/sell liên tục đến khi nào có lãi thì đóng lệnh mà không quan tâm sự lên hay xuống của giá. Do đó trên lịch sử giao dịch của họ sẽ thấy toàn lệnh thắng nhưng khi so với lệnh chưa đóng trên tài khoản thì kết quả lại là một khoản lỗ không nhỏ. Những lợi nhuận thu được từ các lệnh thắng nhỏ không thể bù đắp được khi các lệnh gồng lỗ đó đóng lại.
Ưu và nhược điểm Hedging
Ưu điểm của Hedging:
- Giảm thiểu rủi ro: Hedging giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra do biến động giá cả hoặc tỷ giá. Bằng cách này, họ có thể bảo vệ các vị thế của mình khỏi những biến động không mong muốn trên thị trường.
- Tăng cường tính ổn định: Hedging duy trì tính ổn định trong lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của họ. Từ đó, họ có thể dự trù và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, đồng thời giữ được sự ổn định trong tài chính.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Hedging tăng cường khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Nhà đầu tư có thể điều chỉnh chiến lược và quản lý rủi ro một cách linh hoạt, từ đó giữ vững được vị thế của mình trên thị trường.
Nhược điểm của việc sử dụng Hedging:
- Tăng chi phí: Hedging có thể tăng chi phí đầu tư hoặc kinh doanh do phải trả phí cho các hợp đồng Hedging. Chi phí này làm giảm lợi nhuận và cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng Hedging.
- Tăng phức tạp: Hedging là một chiến lược phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn. Việc hiểu rõ các cơ chế Hedging và áp dụng chúng một cách hiệu quả đòi hỏi sự nắm vững về thị trường và phân tích tài chính.
Tiềm ẩn rủi ro: Hedging cũng tiềm ẩn nhiều loại rủi ro như rủi ro đối ứng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,…. Cách bảo vệ danh mục đầu tư không phải là một phương án hoàn hảo và Hedging không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà chỉ giảm thiểu chúng.
Những lưu ý khi sử dụng Hedging
Tùy vào mỗi sàn giao dịch mà bạn sẽ được cho phép sử dụng Hedging hoặc không. Do vậy bạn hãy chú ý những quy định của mỗi sàn để tránh những rủi ro không đáng xảy ra trong quá trình giao dịch.
Tương quan nghịch đảo của các cặp tiền tệ không bao giờ có thể đảm bảo 100%. Chính vì thế hãy cẩn thận khi giao dịch Hedging vì rất có thể xác suất nhỏ của 2 lệnh đều ngược với suy đoán của bạn. Bạn nên sử dụng một tài khoản demo để luyện tập tay nghề trước khi chính thức giao dịch.
Nên nhớ rằng khi sử dụng Hedging nghĩa là bạn mở 2 lệnh cùng một lúc và sẽ phải trả 2 khoản phí Spread. Vì vậy hãy lựa chọn những cặp tiền ít biến động để áp dụng phương pháp này nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
Bạn cũng cần quyết đoán và tự tin với lựa chọn của mình và có những nhận định đúng đắn khi chọn lệnh duy trì. Đồng thời cũng không nên quá lạm dụng và phụ thuộc vào phương pháp này vì nếu làm vậy tài khoản của các bạn gần như sẽ dậm chân tại chỗ và không có tiến triển gì. Nếu sử dụng thường xuyên thì nên cân nhắc để tránh các lựa chọn sai lệnh dẫn tới thua lỗ.
Hedging thực sự là một phương pháp tăng lợi nhuận hiệu quả nếu sử dụng một cách cẩn thận và hợp lý. Vì vậy hãy sử dụng Hedging thật thận trọng và đúng đắn.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn hiểu được Hedging là gì, các chiến lược và những lưu ý khi sử dụng phương pháp này trên thị trường. Chúc bạn sẽ sử dụng Hedging một cách hợp lý và mang về những thành công cho bản thân mình.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.