FOMO chắc hẳn là một thuật ngữ quen thuộc trên thị trường chứng khoán, nhưng liệu định nghĩa đó có còn đúng trong Forex không? Bài viết này sẽ cung cấp tất tần tật từ khái niệm FOMO là gì và hiệu ứng FOMO để bạn có thể hình dung ra. Chần chờ gì nữa mà không cùng Traderforex tìm hiểu ngay thôi nào!
FOMO là gì?
FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out. Đây là hiệu ứng sợ bỏ lỡ cơ hội và thường bắt gặp ở các nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực. Họ lo sợ sẽ bỏ lỡ một cơ hội nào đó để sinh lời và từ đó không nghiên cứu vấn đề rõ ràng, cuối cùng dễ dẫn đến những quyết định vội vàng khi giao dịch.
Trong đời sống hằng ngày, với hội chứng FOMO, bạn sẽ có các hành động như cập nhật mạng xã hội liên tục, shopping theo xu hướng dù không có nhu cầu. Có thể nhận định rằng, FOMO sẽ khiến bạn chạy theo số đông lúc nào không hay.
Còn đối với Trade Coin, khi giá một đồng coin tăng lên trong ngắn hạn thì những nạn nhân mắc tâm lý này sẽ nhanh chóng thu mua đồng coin đấy để có thể nhận được “khoản lời” lớn giống với những trader khác.
Ví dụ về hội chứng FOMO
Ở khoảng thời gian cuối năm 2020, đầu 2021 ta đã chứng kiến sự phát triển cực mạnh mẽ của Bitcoin cũng như một số loại tiền ảo. Một phần của sự gia tăng vượt bật này là ảnh hưởng của những người hội chứng FOMO.
Khi bitcoin ở mức giá 10.000 đến 15.000 vnđ, xuất hiện tin tốt là Visa sẽ chấp nhận đồng bitcoin và sau đó một loạt tin tích cực khác đi kèm, được đăng tải nhanh chóng trên mạng xã hội và báo chí. Lúc đó cả thế giới ai cũng lo sợ mình sẽ đánh mất một cơ hội đầu tư lớn, với niềm tin bitcoin sẽ tăng đến giá 100.000 vnđ. Và họ quyết định mua nhanh chóng, đây gọi là cơn sốt FOMO.
Dù là một nhà đầu tư mới bước chân vào nghề hay dày dặn kinh nghiệm cũng khó tránh khỏi FOMO. Nhiều người thậm chí còn chưa thực sự nghiên cứu kỹ về vấn đề đã vội vã xuống tiền để sở hữu được mặt hàng.
Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư dễ bị chi phối bởi FOMO
Tâm lý sợ mình sẽ bỏ qua cơ hội
Có thể nói đây là nguyên nhân lớn khiến nhiều người gặp phải hiệu ứng FOMO. Sự thành công ám ảnh làm nhà đầu tư dần mất đi kiểm soát trong chính những suy nghĩ và hành động của mình. Vì vậy họ thường đưa ra những quyết định sai lệch so với định hướng ban đầu.
Khi thấy cổ phiếu mình đang nắm giữ tăng giá mạnh, nhà đầu tư sẽ cố sức mua vào với số lượng nhiều hơn nữa. Cứ như vậy, họ chần chừ không bán dù giá đang tăng, ngay cả khi số tiền lời đã vượt qua mức kỳ vọng ban đầu. Cho đến khi sau 1 đêm giá cổ phiếu xuống thấp bất ngờ không kịp trở tay và mất tất cả.
Chưa nắm rõ thị trường mà hành động theo số đông
Phần đông những người mới tham gia vào thị trường đều chưa thực sự có đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm. Họ chỉ biết học hỏi từ những người đi trước, tự rút ra bài học cho mình và dành thời gian nhiều trên sàn để dần quen.
Nhưng cạm bẫy FOMO thì luôn ở đó, chỉ chờ những newbie xuất hiện. Vì vậy nếu bạn có ý định bắt đầu đầu tư, hãy tìm hiểu thật kỹ thị trường và mọi thông tin liên quan để khôn ngoan thoát khỏi nguy cơ tiềm ẩn từ FOMO nhé!
Đặt kỳ vọng cao vào thị trường
Không thể không kể đến nguyên nhân traders đặt kỳ vọng quá cao vào thị trường. Khi bị ảnh hưởng bởi FOMO bạn sẽ luôn cho rằng cổ phiếu nếu đang trong đà tăng thì chắc chắn sắ tới sẽ tiếp tục tăng. Nếu mua thêm bạn sẽ thêm lời, còn không mua chắc chắn sẽ rất phí. Chính những suy nghĩ chủ quan này làm lu mờ ý chí của bạn.
Thị trường Forex nói riêng và nhiều thị trường khác nói chung đều không dễ đoán trước và bị thao túng như vậy. Nếu bạn cứ mãi giữ suy nghĩ chủ quan như vật thì chẳng bao lâu sẽ trở thành miếng mồi béo bở cho thị trường giao dịch xâu xé.
Quá tự ti hoặc quá tự tin
Việc quá tự ti sẽ làm nhà đầu tư dễ bị kiểm soát bởi FOMO. Lúc này bất kỳ hành động nào cũng làm họ e sợ, họ không đủ bản lĩnh để thực hiện kế hoạch đã vạch ra trước đó của mình. Cuối cùng thì cũng sẽ nương theo những suy nghĩ bộc phát và dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Mặt khác với người có tính tự tin quá mức sẽ chẳng may bỏ qua những thay đổi quan trọng trên thị trường. Họ muốn chứng tỏ sự giỏi giang chẳng kém ai của mình nhưng sau cùng lại gặp phải một cái kết đắng.
Mong muốn chiến thắng quá lớn
Mong muốn chiến thắng là đúng nhưng nếu chỉ đăm đăm muốn đạt được chiến thắng lớn trong thời gian ngắn thì chắc chắn sẽ thất bại. Khi gặp một vấp ngã, họ đã có thể bị lung lay và cố gắng làm mọi thứ để bù đắp lại số tiền bị mất đi. Nhưng nếu nóng vội hành động sẽ dễ rơi vào trường hợp thất bại chồng chất thất bại.
FUD là gì?
FUD là viết tắt của các từ Fear – Uncertainty – Doubt, dịch ra là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Khi gặp phải hiệu ứng này bạn sẽ luôn cảm thấy thấp thỏm lo âu về khoản đầu tư của mình. Và thường kết quả của FUD là những đợt bán tháo chạy.
Tương tự như FOMO, người ta cũng lợi dụng những thông tin và phân tích chưa thực sự chính thông để làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Khi tin tức lan rộng là lúc mọi người rục rịch bán đi những tài sản giá trị trong tài khoản.
Cụ thể, trên thị trường trade coin, các thông tin xấu xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông thì những traders mắc phải hội chứng này sẽ bán tháo coin của mình một cách không cần thiết. Từ đó dẫn đến sụt giảm cực kỳ nghiêm trọng giá của thị trường chung và là lúc cho “cá mập” tận dụng thu gom hết với mức giả rẻ.
Xem thêm: Bán khống là gì? Cách để quản trị rủi ro khi Bán khống.
Hội chứng FOMO và FUD được sử dụng để lừa đảo thế nào?
Nếu bạn đã nắm được FUD và FOMO là gì thì cùng đón đọc tiếp thủ đoạn lừa đảo dựa vào tâm lý này nhé. Một đoạn viết ấn tượng của tiến sĩ nổi tiếng Bobby Azarian như sau: “Khi Bitcoin ngày càng đi vào đời sống, thị trường Crypto cũng bắt đầu nóng hơn bao giờ hết. Hàng ngày, các nhà đầu tư chứng kiến nhiều loại Cryptocurrency với mức tăng trưởng chóng mặt chỉ trong vài ngày, thậm chí là vài giờ.”
Trên thực tế ta cũng thấy, mỗi tuần mỗi tháng đều xuất hiện những đợt tăng mạnh và bất ngờ, gây chú ý lớn đến cộng đồng. Các thông tin sẽ nhanh cóng phát tán trên Facebook, Twitter,… và báo chí. Những người có hội chứng FOMO sẽ đổ tiền vào mua vì sợ bỏ lỡ cơ hội làm giàu.
Với cơ chế hoạt động như vậy, chỉ với vài thông tin ảo xuất hiện thị trường ngay lập tức dậy sóng, giá tăng phi mã và sẽ làm các traders lớn, KOL trong ngành hay những công ty phát hành các mã cổ phiếu đó làm giàu nhanh chóng. Ngoài ra còn có các chuyên gia tài chính, hay những người dự báo thị trường đều muốn gây chú ý bằng cách cố gắng tạo hiệu ứng FOMO trong cộng đồng.
Nhưng từng đợt bơm thông tin như vậy thường không kéo dài quá lâu dù cho thông tin có sốc đến mức nào hay đồng coin tốt ra sao. Khi FUD được bung ra thì giá cũng sẽ nhanh chóng đi xuống trở lại. Các nhà đầu tư sẽ phải chóng mặt vì vòng tuần hoàn của FUD-FOMO. Hiểu đơn giản rằng, khi thị trường nóng FOMO sẽ xuất hiện và khi có tin xấu FUD được tung ra.
Trong cả hai trường hợp ta thấy nỗi sợ chính là yếu tốt chi phối quan trọng nhất. Các cá nhân và tổ chức lừa đảo dùng hiệu ứng FOMO – FUD vô cùng tinh vi. Chúng thường tổ chức các buổi hội thảo và mời khách hàng đến nghe những thông tin không chính thống, vẽ ra những điều to lớn. Các khách hàng thiếu kiến thức và chưa vững tâm lý ngay lập tức sẽ dính bẫy. Sau đó nạn nhân sẽ tin theo mà mua hàng hoặc đẩy giá lên cao.
Cách để vượt qua hội chứng FOMO và FUD
Nâng cao kiến thức thị trường
Không chỉ để tránh hội chứng FOMO và FUD mà khi tham gia bất cứ thị trường nào bạn cũng nên trang bị một lượng vững chắc. Những thông tin này sẽ giúp bạn nắm bắt được xu hướng thị trường và đưa ra quyết định tốt hơn. Tuy nhiên hãy nhớ chọn những nguồn thông tin chính xác và cập nhật liên tục nhé!
Đặc biệt trong chứng khoán, nhiều traders hay “nghe ngóng” tin tức trên các diễn đàn, ví dụ như F319. Đó là một sai lầm nếu như bạn không biết chọn lọc. Những kẻ xấu thường lợi dụng diễn đàn để tung tin đánh lừa và thao túng thị trường. Vì vậy bạn nên tự nhận định các khoản đầu tư của mình chứ không làm theo những gì truyền thông nói.
Xác định rõ mục tiêu đầu tư
Lúc bắt đầu tham gia giao dịch, bạn nên xác định mục tiêu của mình rõ ràng: ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Và tuyệt đối kiên định đến cuối để đạt được mục đích nhé!
Chẳng hạn, bạn xác định mã cổ phiếu A sẽ lên giá 100.000 vnđ. Bạn xuống tiền mua lúc nó ở giá 40.000 vnđ. Nhưng vài hôm sau nó xuống giá 30.000 vnđ thì bạn cũng đừng vội bị FUD mà bán chúng đi. Hãy kiên định với nhận định ban đầu của bạn, tránh mắc lỗi ngoài dự tính và tầm kiểm soát. Mặt khác, nếu bạn chẳng may đã FOMO thì đừng ngại cắt lỗ. Việc cắt lỗ càng sớm ít nhất sẽ giúp bạn giữ được một ít vốn.
Xác định phong cách đầu tư
Khi bạn lựa chọn phong cách đầu tư: ngắn, trung hay dài hạn thì qua đó có thể dễ ra quyết định khi ảnh hưởng FOMO hoặc FUD. Chẳng hạn với phong cách ngắn hạn tức là lướt sóng, thì bạn thuận theo hiệu ứng FOMO sẽ có lợi hơn. Trái lại với trung hoặc dài hạn thì khi chịu ảnh hưởng bởi FOMO, FUD đều có kết quả tiêu cực.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã rút ra được nhiều kiến thức và bài học cho mình về FOMO trong Forex. Hãy ghi nhớ rằng sân chơi đầu tư chỉ dành cho người có cái đầu lạnh, tiền từ tay người thiếu kiên nhẫn vào tay người kiên nhẫn.
Tôi là Tống Anh Phong, một người yêu thích tài chính và mong muốn chia sẻ các kiến thức về tài chính nói chung cũng như Forex nói riêng. Hy vọng các bài viết sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Các kiến thức chỉ mang tính chất tham khảo và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc người đọc áp dụng và thua lỗ.