fbpx

Fibonacci Retracement là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng

Fibonacci Retracement là gì? Đây là một công cụ dùng để phân tích thị trường ngoại hối khi có xu hướng rõ rệt. Đối với các trader lâu năm thì công cụ này khá đơn giản. Nhưng đối với các bạn mới tìm hiểu về thị trường forex thì sẽ khá khó khăn. Chính vì vậy, hôm nay mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Fibonacci Trading là gì cũng như hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci Retracement qua bài viết này.

Fibonacci Retracement là gì?

Fibonacci Retracement là một công cụ phân tích kĩ thuật nằm giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng giá trong tương lai. Với Fibonacci Trading bạn có thể tìm ra được các điểm tiềm năng khi thị trường có xu hướng đảo chiều. Từ đó, giúp cho các trader tối đa hóa được lợi nhuận và giảm thiểu được rủi ro 1 cách đáng kể. Như vậy bạn đã hiểu được khía niệm Fibonacci Retracement là gì rồi đùng không nào.

Công cụ Fibonacci Retracement
Công cụ Fibonacci Retracement

Ý nghĩa của Fibonacci trong phân tích kỹ thuật

Fibonacci là một công cụ phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư không chỉ đối với chứng khoán mà còn đối với ngoại hối và tiền điện tử. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của công cụ này:

Xác định các mức hỗ trợ/kháng cự

Các mức Fibonacci thường có sự đảo ngược giá và có thể là một công cụ để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự, nhà đầu tư có thể chọn điểm vào hợp lý mang lại lợi nhuận tối ưu.

Xác định mức chốt lời tiềm năng

Fibonacci mở rộng có thể đo lường sức mạnh của một xu hướng và cho biết ngưỡng mà tại đó giá có thể giảm xuống. Nó là một công cụ hiệu quả để các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận và tránh biến động đột biến dẫn đến thua lỗ.

Các mức trong công cụ Fibonacci Retracement là gì?

Có bao nhiêu mức mặc định trong Fibonacci thoái lui?

Trong Fibonacci Retracement, các mức sẽ được mặc định là 0.236, 0.382, 0.5, 0.618 và 0.764.

Khi muốn thấy rõ các mức này trong Fibonacci Retracement, bạn cần đặt thước đo từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc của 1 xu hướng.

Khi xu hướng tăng thì trader nên đo từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất của 1 đoạn xu hướng đó.

Tại đó, các mức Fibonacci Retracement sẽ là những khu vực hỗ trợ tiềm năng cho trader vào lệnh. Xu hướng sẽ tiếp tục tăng cho tới khi giá được điều chỉnh và chạm tới các mức hỗ trợ. Khi xu hướng giảm thì trader đo từ điểm cao nhất về điểm thấp nhất của 1 đoạn xu hướng đó. Lúc này, các mức Fibonacci Retracement sẽ là những vùng kháng cự tiềm năng. Xu hướng sẽ tiếp tục giảm đến khi giá điều chỉnh chạm đến các mức kháng cự.

Bản chất của các mức Fibonacci thoái lui có tính đối xứng nhau
Bản chất của các mức Fibonacci thoái lui có tính đối xứng nhau

Mức Fibonacci Retracement nào quan trọng và mức nào nên hạn chế?

Như đã đề cập, Fibonacci Retracement sẽ bao gồm các mức: 0, 0.236, 0.382, 0.5, 0.618 và 0.764. Các mức đối xứng với nhau khi cộng lại sẽ đúng bằng 1.

Ví dụ như 0.236 + 0.746 = 1

Nếu các bạn để ý thì mức 0.5 sẽ không có trong dãy số Fibonacci Trading. Nhưng nó lại có trong Fibonacci Retracement, do giá sẽ có xu hướng chỉnh lại ở những mức quan trọng.

Mức Fibonacci thoái lui quan trọng nhất

Trong các mức này, mức thoái lui 0.382 – 0.5 và 0.618 là các mức quan trọng nhất.

Giá có xu hướng sẽ thụt lùi lại trước khi tiếp tục xu hướng cũ của nó. 3 mức 0.382 – 0.5 và 0.618 là các mức mạnh nhất. Tại những mức này, các nhà đầu tư sẽ xác định được mức độ hồi của giá trước khi nó tiếp tục xu hướng cũ.

Bên cạnh đó Fibonacci Retracement chỉ thực sự hiệu quả đối với những thị trường đã có xu hướng rõ ràng. Các nhà đầu tư nên chờ và mua khi có dấu hiệu thoái lui khi thị trường đang tăng. Chúng ta sẽ bán khi fi kháng cự khi thị trường đang có xu hướng giảm.

Về cơ bản các con số này có ý nghĩa như là cản tâm lí ở các ngưỡng giá. Qua đó, các nhà đầu tư có thể xác định được tâm lí giữa 2 bên mua và bán như thế nào.

Mức Fibonacci thoái lui nên hạn chế

Nên hạn chế vào lệnh ở những mức Fibonacci Retracement là 0.382 và 0.236. Bởi vì tỷ lệ giao dịch R:R không thực sự tốt, bạn sẽ gặp rủi ro trong dài hạn. Các mức Fibonacci Retracement là 0.5, 0.618 và 0.764 thường xuyên có các mức giá đảo chiều nhanh.

Ví dụ diễn giải khi thị trường uptrend

Khi thị trường Uptrend
Khi thị trường Uptrend

Khi nhìn hình ta thấy rằng xu hướng chung của thị trường là tăng. Tuy nhiên, khi giá hồi lên đến 1 điểm nào đó sẽ có sự điều chỉnh. Sau khi đã điều chỉnh xong thì giá sẽ đi theo xu hướng tăng tiếp tục.

Vì xu hướng của thị trường đang là xu hướng uptrend. Chính vì thế ở các mức 0.382 – 0.5 và 0.618 khá quan trọng, giá đôi khi có thể chỉnh về tới 0.764. Tuy nhiên, để an toàn thì bạn chỉ nên vào lệnh ở 3 mức quan trọng trên để tránh rủi ro. Khi giá điều chỉnh về các vùng này, bạn nên vào lệnh BUY.

Đu đỉnh
Đu đỉnh

Ở chiều ngược lại nếu như các bạn vào lệnh BUY ở vùng khoanh đỏ thì sẽ phải đợi khá lâu mới có thể hồi vốn. Chính vì thế, để tránh đu đỉnh thì bạn nên chờ đợi thị trường hồi và đảo chiều.

Vì vậy, việc của các trader là phải kiên nhẫn chờ giá về vùng Fibonacci Retracement thì mới có thể vào lệnh.

Ví dụ diễn giải ở thị trường đang downtrend

Khi thị trường downtrend
Khi thị trường downtrend

Khi giá đã giảm tới vùng 0 hay vùng đã được khoanh đỏ trên hình thì xu hướng của thị trường trong tương lai sẽ hồi lên nhưng vẫn sẽ giảm tiếp.

Tương tự với đó các mức hồi sẽ xoay quanh 3 mức quan trọng là 0.382 – 0.5 và 0.618 và đây cũng là các mức để nhà đầu tư có thể vào lệnh.

Khi thị trường downtrend thì nhà đầu tư nên tìm kiếm điểm thích hợp để vào lệnh sell để chốt lời.

Một lưu ý nhỏ là: Fibonacci Retracement chỉ thực sự hiệu quả đối với những thị trường có xu hướng thật rõ ràng. Trong thị trường đi ngang thì Fibonacci Retracement sẽ không còn hiệu dụng như vậy nữa. Vì vậy, đối với thị trường sideway các nhà đầu tư nên cân nhắc với hưỡng dẫn cách sử dụng Fibonacci Trading hợp lý.

Xem thêm: Fibonacci Extension là gì? Cách thức giao dịch.

Cách vẽ đúng đường Fibonacci Retracement là gì?

Khi đã biết cách thêm Fibonacci Retracement ở các phần mềm như MT4 hay Tradingview rồi thì hãy đọc kĩ hướng dẫn sau để biết cách vẽ Fibonacci Trading đúng nhé.

Như đã nhắc ở trên, nhà đầu tư khi lựa chọn dùng Fibonacci Retracement thì phải biết rõ được xu hướng sắp tới của thị trường. Fibonacci Retracement thường được dùng trong xác định xu hướng của vàng, cổ phiếu, dầu,…

Trong phần hướng dẫn chi tiết cách vẽ Fibonacci Retracement, mình chỉ hướng dẫn các bạn sẽ đường Fibonacci Retracement khi đã xác định rõ được xu hướng thị trường sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh.

Chọn Fibonacci Retracement
Chọn Fibonacci Retracement

Đầu tiên, bạn cần kiếm Insert và chọn mục Fibonacci, sau đó chọn Retracement.

Thêm Fibonacci Retracement
Thêm Fibonacci Retracement

Đối với TradingView, bạn hãy nhìn vào phần màn hình bên trái và tìm danh mục “Mô hình Pitchfork”. Tiếp đó, nhấp chuột và chọn Fibonacci thoái lui:

Vẽ Fibonacci thoái lui trên Tradingview
Vẽ Fibonacci thoái lui trên Tradingview

Xu hướng thị trường tăng

Để vẽ Fibonacci Retracement trong khi xu hướng thị trường đang tăng thì bạn hãy chọn con trỏ từ điểm thấp nhất đến nơi cao nhất. Khi đó đường Fibonacci Retracement sẽ hình thành như sau:

Vẽ Fibonacci Retracement khi xu hướng tăng
Vẽ Fibonacci Retracement khi xu hướng tăng

Khi quan sát hình có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng tăng bao gồm các mức như sau: 1.0, 0.764, 0.618, 0.5, 0.382, 0.236, 0.0. Trong đó, mức điểm 0 là cao nhất và mức 1.0 là cao nhất. Đây còn được gọi là những mức thoái lui Fibonacci.

Các mức trong Fibonacci Retracement có vai trò như là những mức hỗ trợ giá tiềm năng. Sau khi một đợt điều chỉnh diễn ra thì giá thường sẽ chạm vào các mức thoái lui này và có xu hướng đảo chiều và tiếp tục đi theo xu hướng tăng.

Các mức thoái lui quan trọng nhất trong Fibonacci Retracement là 0.5 và 0.618. Lí do là khi giá gặp 1 trong 2 mức này sẽ có xu hướng quay đầu thường xuyên hơn những mức khác.

Xu hướng thị trường giảm

Để vẽ được Fibonacci Retracement trong thị trường đang có xu hướng giảm thì trader cần kéo chuột từ vùng cao nhất đến vùng thấp nhất của 1 đoạn xu hướng giảm. Khi đó, đường Fibonacci Retracement sẽ hiển thị như sau:

Vẽ Fibonacci Retracement khi thị trường có xu hướng giảm
Vẽ Fibonacci Retracement khi thị trường có xu hướng giảm

Các mức Fibonacci Retracement khi thị trường có xu hướng giảm cũng sẽ tương tự với khi tăng. Tuy nhiên, các mức này được sắp xếp ngược lại so với khi tăng. Điều đó có nghĩa là mức 0.0 sẽ là mức thấp nhất và 1.0 sẽ là mức điểm cao nhất.

Khác với khi thị trường tăng, trong thị trường có xu hướng giảm thì các mức điểm sẽ đóng vai trò như là những vùng kháng cự tiềm năng. Điều đó có thể hiểu là giá khi chạm đến các mức kháng cự này sẽ điều chỉnh và tăng sau đó.

Thực chất, các mức Fibonacci Retracement luôn đối xứng nhau. Chính vì vậy mà khi cộng các mức điểm đối xứng này thì sẽ cho ra kết quả bằng 1.

Khi thị trường giảm thì 2 mức điểm 0.5 và 0.618 vẫn là 2 mức điểm thoái lui quan trọng như trong thị trường tăng. Vì vậy, giá thường xuyên có xu hướng quay trở lại xu hướng ban đầu khi chạm vào 2 mức này. Điều này có nghĩa là giá sẽ tiếp tục giảm.

Hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci Retracement để tìm điểm vào lệnh

Cách vào lệnh với Fibonacci thoái lui
Cách vào lệnh với Fibonacci thoái lui

Cách giao dịch

Bước 1: Xác định xu hướng chung

Nếu như cách sử dụng Fibonacci Retracement mà trader xác định nhầm xu hướng thì coi như bạn sẽ chấm hết tại thời điểm đó.

Vì vậy, muốn sử dụng được Fibonacci Retracement thì bạn bạn phải xác định được đúng xu hướng của thị trường. Chỉ có xác định đúng thì mới nên làm những bước tiếp theo, nếu không thì hãy nên dừng lại.

Ví dụ đơn giản như sau: Nếu bạn sử dụng Fibonacci Retracement để vào lệnh nhưng xác định nhầm xu hướng thì dù có vẽ đúng đến đâu khi vào lệnh BUY bạn cũng sẽ thua lỗ.

Bước 2: Tìm các điểm cắt lỗ và chốt lãi

Khi đã xác định được xu hướng chính của thị trường là gì rồi thì bạn có thể bắt đầu vẽ Fibonacci thoái lui từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng của đoạn xu hướng đó. Các mức Fibonacci Retracement chính là những mức hỗ trợ hay kháng cự tìm năng tùy thuộc vào xu hướng thị trường lúc đó.

Cắt lỗ: Các trader sẽ đặt từ đáy của đoạn xu hướng tăng hoặc đỉnh của xu hướng giảm.

Chốt lãi: Khi vào lệnh TP với Fibonacci Retracement, mình sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết ở bài sau.

Các ví dụ vào lên thực tế

Ví dụ 1: Cặp EUR/AUD khung D1

EUR/AUD với khung D1
EUR/AUD với khung D1

Khi quan sát hình bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rằng giá đã đảo chiều sau khi có 2 phiên tăng rất mạnh. Sau đó, giá đã được điều chỉnh về mức hỗ trợ 0.618. Nếu như bạn vào lệnh ở điểm này thì bạn đã có thể tối ưu hóa được lợi nhuận của mình.

Ví dụ 2: Cặp GBP/JPY và khung H4

GBP/JPY và khung H4
GBP/JPY và khung H4

Khi quan sát hình có thể dễ dàng nhận ra rằng giá sau khi phá vỡ xu hướng tăng thì xác nhận đảo chiều sang xu hướng giả. Lúc này, bạn có thể giao dịch hoặc chờ đợi thêm 1 vài nhịp chỉnh nữa để áp dụng Fibonacci Retracement.

Sử dụng Fibonacci Retracement độc lập có đạt hiệu quả cao không?

Chúng ta không nên quá đề cao Fibonacci Retracement, đơn giản là bất cứ 1 công cụ nào cũng sẽ có ưu khuyết điểm riêng. Và Fibonacci Retracement cũng vậy, công cũng này cũng sẽ có 1 số hạn chế nhất định khi hoạt động độc lập.

Có 1 số trường hợp khi giá đã chạm các mức 0.5 và 0.618 thì sẽ quay lại xu hướng đã được dự đoán. Tuy nhiên, đôi khi giá chạm vào các mức như 0.382 là đã quay lại xu hướng như dự đoán. Trong khi đó, bạn đang chờ giá chạm vào mức 0.764 để vào lệnh. Vì vậy, khi dùng Fibonacci Retracement đơn lẻ thì sẽ khó biết được đâu là nơi giá sẽ đảo chiều.

Do đó mà công cụ Fibonacci Retracement thường được kết hợp với nhiều công cụ khác nhau để có thể mang lại hiệu quả ưu việt.

Hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci Retracement để giao dịch hiệu quả

Các nhà trader thường sử dụng Fibonacci Retracement với một số công cụ kĩ thuật như:

  • Kết hợp các đường kháng cự và hỗ trợ với Fibonacci Retracement.
  • Kết hợp đường trendline với Fibonacci Retracement.
  • Kết hợp nến Nhật và Fibonacci Retracement.

Fibonacci Retracement kết hợp với các đường kháng cự và hỗ trợ

Cơ sở phương pháp

Giá sẽ thường xuyên phản ứng với những vùng kháng cự và hỗ trợ. Ví dụ như sau: Khi giá đang lên và gặp những vùng kháng cự mạnh thì giá sẽ có xu hướng giảm. Dù giá có tăng sau đó nhưng hầu hết ở mọi trường hợp thì giá luôn phản ứng với vùng kháng cự.

Vì vậy, khi kết hợp Fibonacci thoái lui và vùng kháng cự + hỗ trợ sẽ giúp các nhà đầu tư biết được điểm quay đầu và dừng của giá.

Các mức Fibonacci Retracement khi trùng với những vùng này sẽ có khả năng quay đầu rất cao.

Lưu ý: Khi xác định vùng kháng cự, các trader nên xét đến các vùng gần nhất theo thời gian chứ không phải theo biên độ. Lí do là các vùng kháng cự được xét theo thời gian sẽ có ý nghĩa hơn là những vùng đã xảy ra trong quá khứ rất lâu.

Ví dụ về các cặp tiền tệ

Ví dụ 1: USD/JPY và khung D1
USD/JPY và khung D1 ở vùng 0.618
USD/JPY và khung D1 ở vùng 0.618

Khi quan sát hình có thể thấy rằng cặp USD/JPY và khung D1 có giá điều chỉnh ở mức 0.618. Mức 0.618 cũng là một mức kháng cự mà Fibonacci Retracement tạo ra. Trong khi đó những mức Fibonacci Retracement lại không có kháng cự nào. Mốc 0.618 là mốc quan trọng, chính vì thế mà giá khi gặp vùng này sẽ có xu hướng đảo chiều.

Ví dụ 2: USD/JPY và khung D1
USD/JPY và khung D1 ở vùng 0.5
USD/JPY và khung D1 ở vùng 0.5

Với mức 0.5 của Fibonacci Retracement trong vùng kháng cự thì ta thấy giá đã đảo chiều sau đó. Vì thế, hành động lúc này của nhà đầu tư là SELL.

Ví dụ 3: GBP/AUD với khung H4
GBP/AUD với khung H4 ở mức 0.618
GBP/AUD với khung H4 ở mức 0.618

Khi quan sát hình có thể thấy rằng ở mức 0.618 đang là vùng hỗ trợ. Chính vì thế, hành động lúc này là nên BUY.

Nếu như ví dụ 2, chúng ta hoàn toàn tin tưởng mức 0.618 thì sẽ sai lầm. Đơn giản là khi ở mức 0.382 giá đã quay đầu rồi. Vì vậy, dự báo xu hướng tương lai của giá cũng chỉ là dựa vào xác suất nên chúng ta cần thận trọng.

Fibonacci Extension là gì? Cách chốt lời với Fibonacci Extension.

Fibonacci Retracement và đường trendline

Cơ sở phương pháp

Fibonacci Retracement có thể kết hợp được với trendline và hoạt động rất tốt. Trong khi Fibonacci Retracement hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Còn đường xu hướng sẽ hỗ trợ bạn đi đúng hướng và tránh được việc sai lệch với đường giá do Fibonacci Retracement gây ra.

Khi đặt lệnh Fibonacci Retracement cùng với trendline, bạn nên vào lệnh khi cả 2 đều báo hiệu. Bởi vì, khi được hỗ trợ bởi trend line thì Fibonacci Retracement sẽ chính xác hơn.

Lưu ý rằng cũng như 1 số công cụ khác thì trendline mang tính cá nhân hóa cao và cũng có cách vẽ.

Một số ví dụ thực tế

Ví dụ 1: GBP/USD và H4
GBP/USD với khung H4
GBP/USD với khung H4

Khi quan sát hình, bạn có thể dễ dàng nhận ra xu hướng chung là đang đi xuống. Muốn tham gia thị trường này trong ngắn hạn thì bạn hãy làm như sau:

Đo từ mức giá tiềm tăng đến các mức giá có thể xảy ra quay đầu. Nhưng có quá nhiều lựa chọn? Liệu mức giá nào mới là đúng?

Vậy thì bạn hãy quan sát tiếp, có thể thấp rằng xu hướng khi giảm đã tạo thành 2 đỉnh. Hãy nối 2 đỉnh này lại với nhau. Sau đó, hãy ngồi yên và chờ xem diễn biến giá như thế nào. Khi giá chỉnh đến mức 0.5 Fibonacci thoái lui và cộng hưởng với trendline kháng cự thì hãy vào lệnh SELL.

Kết quả là bước vào lệnh này của bạn rất chính xác. Nếu quan sát thêm thì bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra 0.5 chính nơi kháng cự của đáy bên trái. Có thể thấy mức 0.5 được báo hiệu bởi cả Fibonacci Retracement và trendline nên đã tăng độ chính xác lên.

Ví dụ 2: USD/CAD và khung H4
USD/CAD và khung H4
USD/CAD và khung H4

Khi quan sát hình bạn có thể dễ dàng nhận ra xu hướng là đang tăng. Lúc này, hãy vẽ 1 đường từ đáy này đến đáy kia và chờ đợi điểm mua. Kết quả là sau đó giá đã được chỉnh và bạn vào lệnh mua. Nếu để ý thêm bạn cũng thấy giá chạm vào mức 0.618 và sau đó quay đầu. Đây cũng chính là mức tối ưu mà mình thường hay nhắc đến trước đó.

Ví dụ 3: Cặp EUR/CAD và khung H1
Cặp EUR/CAD và khung H1
Cặp EUR/CAD và khung H1

Khi quan sát hình có thể nhận ra rằng xu hướng đang tăng nhưng trend line đã bị phá vỡ. Bạn có thể đặt lệnh SELL theo cách đã được áp dụng với trendline. Tuy nhiên, ở bài viết này mình chỉ hướng dẫn sử dụng Fibonacci Retracement để tìm điểm SELL. Vì thế, bạn hãy tiếp tục đo 2 đỉnh giảm gần nhất. Sau đó, bạn hãy chờ đợi và giá chạm vào đúng như mức yêu cầu thì đặt lệnh SELL.

Sau đó, có thể thấy rằng khi giá đã chạm vào mức 0.5 thì đã quay đầu. Lưu ý: Nếu giá chưa chạm đến mức 0.5 và lên 0.618 thì nên SELL tại mức điểm 0.5.

Khi giá đã vượt qua mức 0.5 và gặp mức 0.618 thì giá lại tiếp tục kháng cự kết hợp với đường xu hướng giảm. Vì thế hành động lúc này của bạn nên là SELL.

Fibonacci Retracement và mô hình nến Nhật

Cơ sở phương pháp

Có thể thấy khi sử dụng Fibonacci Retracement và đường xu hướng đã giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu được rất nhiều rủi ro cũng như tối đa hóa lợi nhuận. Để giúp các bạn có thêm nhiều lựa chọn thì mình sẽ giới thiệu đến các bạn một phương pháp khác nữa. Đó chính là: Fibonacci Retracement kết hợp với mô hình nến Nhật.

Tại bài viết này, mình sẽ nói chi tiết về các nến đảo chiều khi kết hợp cùng với Fibonacci Retracement.

Nến Nhật sẽ phản án được xu hướng của các lực mua và bán. Đây là cơ sở để xác định giá khi nào sẽ kết thúc giai đoạn điều chỉnh. Khi nào giá sẽ quay lại xu hướng ban đầu của nhó.

Ví dụ với các cặp tiền tệ

Ví dụ 1: Cặp GBP/JPY với khung D1
Cặp GBP/JPY với khung D1
Cặp GBP/JPY với khung D1

Khi quan sát hình ta có thể dễ dàng thấy rằng ở mức điểm 0.764 của Fibonacci Retracement có xuất hiện nến đảo chiều. Đây được gọi là nến Shooting Star và báo hiệu rằng xu hướng sắp tới của giá sẽ đảo chiều.

Ví dụ 2: Cặp AUD/USD và khung D1
Cặp AUD/USD và khung D1
Cặp AUD/USD và khung D1

Khi quan sát hình ta có thể thấy rằng khi giá gặp mức 0.382 của Fibonacci Retracement thì có xuất hiện nếu Doji ở giữa của mô hình nến Evening Star. Đây là một tín hiệu chỉ ra rằng xu hướng sắp tới của giá sẽ đảo chiều 1 cách mạnh mẽ.

Ví dụ 3: Cặp GBP/JPY và khung D1
Cặp GBP/JPY và khung D1
Cặp GBP/JPY và khung D1

Ở ví dụ này, khi nhìn vào nhìn thì ắt hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng tại mức điểm 0.764 có xuất hiện 1 mô hình nến đảo chiều tên là Bullish Engulfing. Đúng như vậy, sau đó giá đã đảo chiều và có xu hướng tăng so với trước đó.

Ví dụ 4: Cặp USD/CAD và khung D1
Cặp USD/CAD và khung D1
Cặp USD/CAD và khung D1

Với ví dụ này, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng tại mức điểm 0.618 của Fibonacci thoái lui có xuất hiện nến Doji ở giữa của mô hình nến Morning Star. Trong khi đó, thị trường đang có xu hướng giảm để điều chỉnh. Khi xuất hiện các loại nến này thì cho thấy rằng trong tương lai giá sẽ có xu hướng đảo chiều.

Ví dụ 5: Cặp EUR/USD và khung D1
Cặp EUR/USD và khung D1
Cặp EUR/USD và khung D1

Khi quan sát hình, chắc các bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng giá đã test tới 3 lần tại các mức Fibonacci Retracement. Sau đó, mô hình nến Bullish Engulfing xuất hiện. Đây chính là tín hiệu tích cực báo hiệu rằng xu hướng tương lai của giá sẽ đảo chiều và tăng.

Ví dụ 6: Cặp GBP/USD và khung D1
Cặp GBP/USD và khung D1Cặp GBP/USD và khung D1

Ở ví dụ này, các bạn có thể nhận ra đây là xu hướng chính là giảm. Khi mô hình nến Shooting Star xuất hiện tại mức 0.5 của Fibonacci Retracement, có lúc còn nhích lên đến mức 0.618. Đây được xem như là điểm đẹp để vào lệnh 1 cách hợp lí.

Một số mô hình đảo chiều chưa được nhắc đến tại bài viết này vì chúng không phổ biến. Điều quan trọng cần nhà đầu tư nắm được là khi nào thì nên sử dụng Fibonacci Retracement và khi nào thì nên kết hợp Fibonacci Retracement với các loại nến khác. Khi sử dụng chúng, các trader nên biết được đâu là điểm tối ưu và hạn chế để tránh một số sai lầm không đáng có.

Trên đây là 1 vài chia sẻ về Fibonacci Retracement là gì cũng như cách sử dụng Fibonacci Retracement mà bạn nên biết. Hy vọng sau một vài hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci Retracement này thì các bạn đã biết cách sử dụng Fibonacci Retracement.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận