Chắc hẳn trong quá trình tìm hiểu về thông tin tại các trang mạng cung cấp thông tin về tài chính bạn đã từng nhìn qua khái niệm DYOR. Vậy DYOR là gì và cần hiểu thế nào cho đúng về thuật ngữ này? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ trên để có cái nhìn khách quan cũng như biết cách tìm kiếm thông tin chính xác khi tham gia vào thị trường tài chính nhé.
DYOR là gì?
Thuật ngữ DYOR là gì? DYOR là tên viết tắt của Do Your Own Research, nghĩa là khuyên người đọc nên tự nghiên cứu tìm hiểu về một vấn đề nào đó. Thuật ngữ này thường được đặt ở đầu bài hoặc cuối bài viết như một loài tuyên bố từ chối trách nhiệm của tác giả viết bài về mọi hành động mà người dùng sẽ thực hiện dựa trên thông tin trong bài, đặc biệt là trong lĩnh vực Crypto.
Mục đích của DYOR
Thuật ngữ DYOR được viết vào bài thông thường nhằm mục đích khuyên người đọc tìm hiểu kỹ về một vấn đề nào đó, không nên nghe theo một chiều từ người viết. Điều này được áp dụng thường xuyên hơn trong lĩnh vực Crypto – nơi có nhiều người viết về dự án mà họ đã mua token từ trước và có mục đích lôi kéo người dùng.
Những dự án này có những dự án tốt và cũng có những dự án xấu. Tốt hoặc xấu ở đây là chỉ việc đội ngũ thực hiện dự án muốn xây dựng sản phẩm và đi lâu dài với Crypto, hay chỉ muốn lấy lợi nhuận ngắn hạn từ người dùng.
Ngoài ra, thuật ngữ DYOR là gì được dùng trong kiến thức khác cũng có ý nghĩa tương tự, đó là kêu gọi người đọc nên có góc nhìn đa chiều để nhận thức, cũng như có cái nhìn khách quan và đúng đắn về chủ thể được nói đến. Vì có thể người viết chỉ nói theo cách mà họ hiểu hoặc nguồn số liệu, thông tin thiếu sót dẫn đến thông tin trong bài viết không được chính xác.
Cách DYOR hiệu quả
Nếu bạn nhìn thấy DYOR trong bài viết không có nghĩa thông tin trong bài viết đó không đúng hoặc người viết chối bỏ trách nhiệm. Mục đích chính của DYOR là cảnh báo bạn không nên đọc và tin ngay những gì tác giả nói mà nên xem xét và tìm hiểu thông tin thật kỹ.
Nếu bài viết đó có số liệu hoặc đồ thị phân tích, bạn cần xem rõ nguồn trích dẫn từ những con số này có đáng tin hay không hoặc có sai sót nào không. Dưới đây là một số nguồn tham khảo về tính chính xác của thông tin.
White Paper
White Paper, còn được gọi là sách trắng, đây là nguồn thông tin chuẩn và cơ bản của bất kỳ dự án. Trong White Paper có các thông tin về định nghĩa, lộ trình phát triển dự án,…
Bên cạnh đó, có một số dự án có các phiên bản Line Paper, đây là bản rút gọn của White Paper và giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về dự án một cách nhanh và gọn nhất.
DeFi Llama, DeFi Pulse
Chỉ số phổ biến nhất khi nói về DeFi là Total Value Locked, đây là tổng giá trị bị khóa trong dự án. Số tài sản đó được người dùng gửi vào để thực hiện việc tham gia vào các hoạt động của dự án.
Vì thế, để có thể đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả của một dự án nào đó người ta thường đánh giá Total Value Locked. Với chỉ số Total Value Locked cao đồng nghĩa với việc cộng đồng sử dụng sản phẩm càng nhiều và ngược lại.
Để tra cứu chỉ số Total Value Locked, có 2 trang web thường được sử dụng phổ biến là DeFi Llama và DeFi Pulse. Trong đó:
- DeFi Llama được sử dụng phổ biến hơn vì theo dõi được chỉ số Total Value Locked trên nhiều hệ sinh thái và có khả năng phân chia dự án theo nhóm.
- DeFi Pulse chỉ có thể xem được một số dự án trên Ethereum.
Token Terminal
Total Value Locked là chỉ số hiệu quả để đánh giá về sự phát triển của một dự án. Nhưng thứ giúp cho hệ thống tồn tại và phát triển là doanh thu chứ không phải là những gì mà người dùng gửi vào. Chính vì vậy, Token Terminal là điểm đến nếu bạn mong muốn tìm hiểu về các thông tin chính xác khi tham gia vào thị trường tài chính.
Trong Token Terminal, không chỉ các doanh thu của từng dự án được đưa ra mà còn có khả năng so sánh chỉ số này giữa những dự án với nhau. Ngoài ra, trang này hỗ trợ tính P/E, P/S của các dự án, vì vậy rất tiện lợi nếu bạn muốn so sánh về tỷ lệ doanh thu và giá token.
Tuy nhiên, Token Terminal chỉ hỗ trợ người dùng theo dõi các dự án nổi bật. Vì vậy, nếu dự án mới ra hoặc không được cộng đồng chú ý nhiều bạn cần theo dõi trên trang chủ của dự án để có thông tin chính xác.
CoinGecko, Coin98 Markets, CoinMarketCap
Một trong các trang cơ bản để kiểm tra thông tin của dự án đó là CoinMarketCap, CoinGecko, Coin98Markets. Tại đây bạn có thể tìm hiểu về các thông tin như tổng số token, số lượng token đang lưu thông, Fully Diluted Valuation,…
Bài viết trên đã giải thích chi tiết về DYOR là gì. DYOR là thuật ngữ mà người dùng và tác giả khá quen thuộc để nói về việc tự nghiên cứu nhưng ý nghĩa của từ này thực chất không hề nhỏ. Crypto là nơi kiếm được nhiều lợi nhuận, vì vậy sẽ xuất hiện các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi. Nếu không trang bị kiến thức, bạn sẽ trở thành con mồi ngon trong mắt những kẻ lừa đảo.
Xem thêm:
Funding Rate là gì? Hướng dẫn cách Funding Rate cho người mới.
Fan Token là gì? Làm sao để đầu tư Fan Token hiệu quả?
Market Cap là gì? Cách tính Market Cap.
Tôi là Tống Anh Phong, một người yêu thích tài chính và mong muốn chia sẻ các kiến thức về tài chính nói chung cũng như Forex nói riêng. Hy vọng các bài viết sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Các kiến thức chỉ mang tính chất tham khảo và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc người đọc áp dụng và thua lỗ.