fbpx

Đường MA là gì? Các loại đường trung bình động phổ biến

Đường MA là gì? Các loại đường trung bình động phổ biến trong đầu tư là gì? Nên sử dụng đường SMA hay đường Moving Average? Ý nghĩa của đường Moving Average là gì?…Nếu như các bạn đang quan tâm về những vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé. Tại đây, mình sẽ cập nhật chi tiết nhất về đường Moving Average.

Đường MA là gì?

MA được viết tắt từ Moving Average, vì thế đường MA cũng được hiểu là đường Moving Average. Các trader thường gọi đường MA là đường trung bình động. Đây là 1 chỉ báo kĩ thuật được sử dụng phổ biến trong các giao dịch ngoại hối.

Đường trung bình động
Đường trung bình động

Để vẽ đường Moving Average thì cần phải nối những điểm của giá đóng cửa trung bình trước đó với N chu kì. N được chọn tùy ý theo nhu cầu của mỗi nhà đầu tư.

Ví dụ như đường MA 10 trên khung thời gian D1 sẽ nối những điểm giá đóng cửa trung bình trong vòng 10 ngày đổ lại. Hay đường MA 15 trên khung biểu đồ H1 sẽ nối những điểm giá trung bình trong vòng 15 giờ đổ lại.

Đường trung bình động là một trong những cách làm dịu đường giá trước những biến động phức tạp. Từ đó, sẽ giúp cho bạn quan sát tốt xu hướng của thị trường hơn.

Đường Moving Average 10 sẽ trông như sau:

Đường Moving Average 10
Đường Moving Average 10

Đường trung bình động là chỉ báo cơ bản nhưng rất quan trọng trong việc phân tích xu hướng tương của thị trường. Đường Moving Average được ứng dụng rất nhiều trong việc giao dịch ngoại hối cũng như chứng khoán,…

Đường trung bình động được dùng để xác định xu hướng của thị trường hoặc xác định được các điểm ga 1 cách hợp lí hơn.

Đường trung bình động thực sự đơn giản từ lí thuyết cho đến cách sử dụng. Vì thế mà Moving Average được các trader yêu thích và sử dụng.

Chu kì của đường Moving Average là gì?

Như đã nhắc đến về đường MA là gì ở trên thì đường Moving Average có chức năng làm mượt giá. Độ mượt này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các thông số chu kì của đường trung bình động.

Khi chu kì càng nhỏ thì đường trung bình động sẽ càng bám sát và nhạy cảm với giá.

Khi chu kì càng lớn thì đường trung bình động sẽ càng mượt và ít có sự biến động so với giá hơn.

Ví dụ về chu kỳ của đường trung bình động MA:

Đường MA 20 và đường MA 10
Đường MA 20 và đường MA 10

Khi quan sát vào hình bạn có thể dễ dàng thấy rằng đường Moving Average có chu kì là 10 rất nhạy bén với giá và có những lúc cua rất gắt. Trong khi đó, ở chiều ngược lại thì đường Moving Average có chu kì 20 là mượt mà với giá hơn.

Khi chu kì càng ngắn thì đồng nghĩa là số lượng giá để tính đường Moving Average cũng sẽ càng ít. Vì thế mà đường trung bình động cũng sẽ ôm sát với giá hơn.

Nếu sử dụng chu kì quá ngắn thì có dễ dẫn đến độ hiệu quả của việc sử dụng Moving Average không còn cao như mong đợi trong việc xác định xu hướng chung.

Nếu chu kì càng dài thì số lượng giá trung bình được đưa vào tính toán cũng sẽ tăng lên. Điều này sẽ giúp cho đường trung bình động không bị chịu nhiều ảnh hưởng bởi những điểm giá biến động đơn lẻ.

Nhưng nếu sử dụng chu kì quá dài đối với đường trung bình động thì sẽ quá mượt với giá. Và điều đó khiến bạn không biết được xu hướng giá sắp tới là gì.

Phân loại các đường trung bình trượt trong Moving Average

Trong Moving Average sẽ có 3 dạng đường chính là SMA, EMA và WMA. Các trader sẽ dựa vào công thức tính để nhận biết các đường trung bình trượt này.

SMA, EMA và WMA
SMA, EMA và WMA

Đường trung bình động đơn giản – SMA

Định nghĩa về đường trung bình động đơn giản SMA

SMA được viết tắt từ cụm từ Simple Moving Average và được hiểu là trung bình động đơn giản. Vì thế đường SMA sẽ được hiểu theo nghĩa là đường trung bình động đơn giản.

Đường trung bình động đơn giản thường được sử dụng trong việc phân tích để giao dịch trên thị trường ngoại hối nói riêng và nhiều thị trường khác nói chung.

So sánh đường SMA với nhau

Dưới đây là biểu đồ về 3 đường SMA, cụ thể là SMA 10, 30 và 50.

Đường SMA 10, SMA 30 và SMA 50
Đường SMA 10, SMA 30 và SMA 50

Khi quan sát biểu đồ phía trên, các bạn có thể dễ dàng thấy được 3 đường SMA có chu kì khác nhau. Các chu kì lần lượt là 10, 30 và 50. Cặp tiền chúng ta dùng để phân tích ở đây là EURUSD.

Có thể thấy rằng đường SMA 50 rất mượt và xa cách với giá. Dường như nó không bị ảnh hưởng những biến động nhỏ của giá.

Tiếp đó, khi quan sát vào đường SMA 30 thì đường trung bình động đơn giản này đã gần với giá hơn và có chuyển động theo từng nhịp của giá.

Cuối cùng là quan sát đến đường SMA 10, đường trung bình động đơn giản này ôm sát với giá nhất và phản ánh được các biến động của giá.

Như vậy có thể kết luận rằng nếu như SMA sử dụng chu kì càng lớn thì sẽ bị chậm rất nhiều so với đường giá. Mặc dù đường SMA 50 rất mượt so với giá nhưng lại xa với giá nhất. Rồi tiếp đến là đường SMA 30 và đường sát với giá nhất là đường trung bình động có chu kì nhỏ nhất là SMA 10.

Sở dĩ có kết luận trên là do SMA 50 sử dụng đến 50 lần giá đóng cửa trung bình gần nhất rồi chia cho 50. Khi sử dụng càng nhiều phiên thì đường SMA phản ứng càng trễ so với đường giá và sẽ cách rất xa.

Công thức dùng để tính đường trung bình động đơn giản là gì?

Công thức tính đường SMA
Công thức tính đường SMA

SMA sẽ là trung bình cộng của giá đóng của trung bình các kì rồi chia cho số kì đó.

Vì được lấy dữ liệu từ quá khứ nên đường trung bình động đơn giản sẽ có 1 độ trễ nhất định so với đường giá của thị trường.

Để giúp các bạn hiểu hơn về công thức này, mình sẽ lấy ví dụ cụ thể như sau:

Dữ liệu thu thập từ 5 ngày để tính SMA 5
Dữ liệu thu thập từ 5 ngày để tính SMA 5

Ngày thứ 5 trở về trước sẽ không tính được SMA 5 do thiếu dữ liệu của 5 ngày.

Từ ngày thứ 5 trở đi, bạn có thể cộng dồn giá đóng cửa của 5 ngày kể cả ngày thứ 5.

Ngày thứ 5: SMA 5 = (P1 + P2 +… + P5)/5 = 20.74

Ngày thứ 6: SM5 = (P1 + P2+…+P5)/5 = 21.6

Từ đó nối 1 đường thẳng qua các điểm thì sẽ cho ra được 1 đường SMA 5.

Trong thực tế khi sử dụng SMA, bạn sẽ không cần tính toán quá nhiều vì công cụ sẽ hỗ trợ cho bạn tất cả. Nhiệm vụ của bạn là chỉ cần hiểu được bản chất của nó là gì và nên làm gì với nó.

Ý nghĩa của đường SMA?

SMA dùng để xác định giá hiện tại.

Đường MA Coss là gì? Chiến lược giao dịch cùng MA Cross.

Đường trung bình động EMA

Đường EMA là gì?

EMA được viết tắt từ cụm từ Exponential Moving Average và được hiểu là trung bình động lũy thừa.

EMA phức tạp hơn SMA 1 chút vì công thức tính toán rắc rối hơn. Tuy nhiên, độ phổ biến của EMA không thua kém gì so với SMA.

Công thức tính EMA như thế nào?

Công thức tính EMA
Công thức tính EMA

EMA = P (hôm nay) * K + EMA (hôm qua) * (1-K) với K = 2/(N+1)

Cũng tương tự với SMA nhưng EMA lại phức tạp hơn khá nhiều.

Bảng tính EMA
Bảng tính EMA

Lưu ý rằng: Giá trị của EMA ngày đầu tiên hay ngày thứ 10 được tính theo giá trị SMA.

Cách tính EMA từ ngày 11 được tính như sau:

Ngày 11 sẽ được tính như sau: EMA 10 = P11*K + EMA (ngày thứ 10)*(1-K)

Tương tự cho đến ngày 20: EM20 = P20*K + EMA(ngày 19)*(1-K)

Từ đó, để vẽ đường EMA 20 thì bạn chỉ cần nối các điểm lại với nhau. Cũng tương tự như khi sử dụng SMA, bạn không cần tính toán vì đã có công cụ hỗ trợ.

Ý nghĩa của đường EMA là gì?

EMA dùng để xác định xu hướng giá hiện tại.

Đường trung bình trượt có trọng số WMA

Đường trung bình trượt có trọng số WMA
Đường trung bình trượt có trọng số WMA

WMA viết tắt của cụm từ Weighted Moving Average nghĩa là trung bình trượt có trọng số. Đường WMA có công thức tính khá phức tạp nhưng ý tưởng thì khá giống với EMA.

Bản chất của công thức tính WMA là tập trung vào những giá trị gần với hiện tại. Phương pháp này sẽ sử dụng số lớn nhất trong giá đóng cửa và giảm dần.

Ví dụ như WMA 10 thì sẽ tính theo giá đóng cửa phiên thứ 10, sau đó có trọng số 10 là lớn nhất và giảm dần.

Khung thời gian, chu kỳ của đường Moving Average trong Forex

Chu kỳ có nghĩa là khoảng thời gian cần để các nhà đầu tư tính toán giá trị trung bình động, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích kỹ thuật. Trên các khung thời gian khác nhau, ý nghĩa của chu kỳ cũng sẽ thay đổi. Đường trung bình di động (MA) được ký hiệu là MA(n), với n là chu kỳ của đường MA.

Ví dụ: Trên khung thời gian 15 phút/1 nến (M15), MA(10) (chu kỳ 10) biểu thị việc tính toán giá trị trung bình của 10 nến trước đó và chia cho 10.

Chu kỳ của đường MA thường được phân thành ba loại: Ngắn hạn, Trung hạn và Dài hạn. Một số chu kỳ phổ biến mà các nhà giao dịch thường sử dụng trong phân tích xu hướng bao gồm:

  • Chu kỳ ngắn hạn gồm các đường MA(10), MA(14), MA(20).
  • Chu kỳ trung hạn gồm các đường MA(50).
  • Chu kỳ dài hạn gồm các đường MA(100), MA(200).

Đặc điểm của đường MA là một chỉ báo trễ, giúp các dữ liệu được làm mượt hơn. Chu kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hai đặc điểm này của một đường MA. Nếu chu kỳ nhỏ, độ mượt sẽ giảm và độ trễ cũng thấp hơn. Ngược lại, chu kỳ lớn hơn sẽ tạo ra độ mượt cao hơn và độ trễ lớn hơn.

Tùy thuộc vào sàn giao dịch và chiến lược thực hiện, các nhà giao dịch sẽ sử dụng đường MA với các chu kỳ phù hợp với các khung thời gian khác nhau:

  • Trong khung thời gian dài hạn, các nhà giao dịch thường phân tích thông tin trên khung ngày, tuần…, Để có cái nhìn tổng quát nhất, bạn nên sử dụng các đường MA chu kỳ lớn như MA(50), MA(100).
  • Trong các khung thời gian trung hạn, Trader có thể sử dụng chu kỳ nhỏ hơn như MA(50), MA(20).
  • Trong ngắn hạn, với các khung thời gian nhỏ, bạn có thể sử dụng các chu kỳ nhỏ hơn như MA(10) để theo dõi các tín hiệu giao dịch.

Các cột mốc phổ biến của đường MA trong giao dịch forex

Trong phân tích kỹ thuật, đường trung bình di động (MA) thể hiện giá trị trung bình của giá đóng cửa trong một số phiên giao dịch gần nhất. Các đường MA phổ biến thường được sử dụng là MA10, MA20 và MA50.

Các cột mốc phổ biến của đường MA trong giao dịch forex
Các cột mốc phổ biến của đường MA trong giao dịch forex

Đường MA10

M10 là một đường trung bình di động phổ biến trong phân tích kỹ thuật, thường được sử dụng để phản ánh giao động giá trong khoảng 2 tuần, tương ứng với 10 ngày giao dịch. Với chu kỳ 10 ngày, M10 cung cấp thông tin quan trọng về sức mạnh của xu hướng giá và tạo ra các tín hiệu mua bán cho các nhà đầu tư. Bằng cách phân tích biểu đồ với đường M10, nhà giao dịch có thể đánh giá được sự biến động của thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp.

Đường MA20

Đường trung bình động MA20 là một công cụ phân tích kỹ thuật thuộc chu kỳ ngắn hạn. Giá trị của MA20 được xác định bằng cách tính trung bình của giá đóng cửa trong 20 phiên giao dịch gần nhất. Điều này giúp nhà giao dịch nhìn nhận được hình ảnh toàn diện về xu hướng giá gần đây và tạo ra các quyết định giao dịch dựa trên dữ liệu này.

Đường MA50

Đường trung bình MA50 cũng thể hiện giá trị trung bình của 50 cây nến (hay mức giá đóng cửa) trong 50 ngày gần nhất. Đây là một chỉ báo kỹ thuật mà các nhà giao dịch thường áp dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch ngoại hối. MA50 cung cấp cái nhìn tổng quan về xu hướng giá trong thời gian dài hơn và giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên sự biến động của thị trường trong quãng thời gian này.

Vai trò của đường Moving Average trong phân tích kỹ thuật là gì?

Trong thị trường giao dịch Forex, mỗi khi xuất hiện những biến động giá bất thường, các nhà giao dịch sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá đúng hướng diễn biến và quyết định đúng lúc về việc cắt lỗ hoặc chốt lời. Mặc dù điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tin tức kinh tế, chính trị, nhưng việc nhận định xu hướng đúng cũng rất quan trọng để tránh những rủi ro không mong muốn.

Tuy nhiên, việc dựa vào biểu đồ giá mà không có một công cụ lọc sẽ tạo ra những tín hiệu nhiễu, làm cho việc đánh giá xu hướng trở nên khó khăn đối với các nhà giao dịch. Đây là lúc mà đường trung bình di động (MA) đóng vai trò quan trọng như một bộ lọc, giúp loại bỏ những tín hiệu nhiễu (do các nến ngắn gây ra). Từ đó giữ cho nhà giao dịch tập trung vào những xu hướng quan trọng hơn và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin đáng tin cậy hơn.

Cách xác định xu hướng bằng đường MA cơ bản nhất trong Forex
Cách xác định xu hướng bằng đường MA cơ bản nhất trong Forex

Như hình trên ta có thể thấy, đường trung bình động MA ở khung H1 (1 tiếng) đi theo xu hướng giá của cặp tiền GBP/JPY. Phương pháp cơ bản nhất của việc sử dụng đường MA trong giao dịch ngoại hối là đường MA(50) được áp dụng để giúp lọc bỏ những tín hiệu nhiễu giúp nhà giao dịch nhìn nhận được xu hướng một cách rõ ràng hơn. Khi đường giá vượt qua đường MA(50) từ trên xuống dưới, thường cho thấy xu hướng giảm. Ngược lại, khi đường giá vượt lên trên đường MA(50), thường cho thấy xu hướng tăng.

Quan trọng nhất là quá trình nhà đầu tư lựa chọn chu kỳ phù hợp với khung thời gian giao dịch. Mối liên hệ giữa chu kỳ và khung thời gian sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của đường MA.

High – Low – Open – Close MA

Khi cài đặt chỉ báo MA trên các biểu đồ giao dịch, bạn cần chọn các tham số đầu vào, trong đó có thông tin quan trọng về nguồn dữ liệu được sử dụng để tính toán đường MA. Có 4 lựa chọn khác nhau để xác định nguồn dữ liệu cho đường MA, bao gồm: High – Low – Open – Close, tương ứng với giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.

High (Điểm mạnh)

Một điểm mạnh của việc xác định nguồn dữ liệu là hệ thống sẽ lựa chọn giá cao nhất từ tất cả các cây nến trong chu kỳ và tính toán trung bình động từ đó.

Low (Điểm yếu)

Một nhược điểm của việc này là hệ thống sẽ chọn giá thấp nhất từ tất cả các cây nến trong chu kỳ và tính toán trung bình động từ đó.

Open (Điểm mở cửa)

Phương pháp nhanh nhất để hình thành một đường trung bình động chính là dựa vào điểm mở cửa, tuy nhiên đây cũng cách nguy hiểm nhất. Vì mức giá trinh bình sẽ được xác định dựa trên giá mở cửa của nến, nếu nến đầu tiên gây ra sự biến động lớn do khối lượng giao dịch cao, các nhà giao dịch có thể trở tay không kịp. Do đó, phương pháp này thích hợp với các tài sản ít biến động.

Xác định đường trung bình MA dựa vào điểm mở cửa
Xác định đường trung bình MA dựa vào điểm mở cửa

Trong trường hợp này, đường MA(50) màu vàng được tạo ra dựa trên giá mở cửa, do đó nó không quan tâm đến sự biến động của thị trường sau đó. Mặc dù các cây nến có xu hướng giảm, nhưng đường MA vẫn tiếp tục đi lên.

Close (Điểm đóng cửa)

Hệ thống được cài đặt mặc định là sử dụng giá đóng cửa ( giá cuối cùng) của mỗi phiên giao dịch để tính toán đường trung bình động. Điều này có nghĩa là hệ thống sẽ đợi cho đến khi giá đóng cửa của một cây nến được xác nhận trước khi hình thành đường MA.

Nếu bạn muốn giao dịch an toàn hơn, bạn nên sử dụng cài đặt đóng cửa. Mặc dù thời gian chờ để xác nhận giá đóng cửa thường chậm, nhưng điều này sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro từ biến động do khối lượng giao dịch lớn trong phiên.

Sự khác biệt giữa các đường MA
Sự khác biệt giữa các đường MA

Trong ví dụ dưới đây là sự kết hợp 4 loại đường trung bình động MA với nguồn dữ liệu khác nhau nhưng cùng chu kỳ 10 phiên trên cùng một biểu đồ GBP/USD để bạn có thể thấy sự khác biệt. Đường MA với nguồn High (màu xanh biển) nằm trên cùng vì nó sử dụng giá cao nhất, tiếp theo là nguồn Close (màu tím) và nguồn Open (màu xanh lá), cuối cùng là nguồn Low (màu đỏ) nằm dưới cùng vì nó sử dụng giá thấp nhất. Do đó, việc lựa chọn loại nguồn phù hợp là rất quan trọng tùy thuộc vào thông tin bạn muốn hiển thị trên biểu đồ.

So sánh SMA và EMA

Các trader thường hay so sánh là SMA và EMA cái nào tốt hơn. Tuy nhiên, câu trả lời là không. Vì ở mỗi trường hợp SMA và EMA sẽ có sự hiệu quả khác nhau.

Biểu đồ thể hiện cả EMA 20 và SMA 20
Biểu đồ thể hiện cả EMA 20 và SMA 20
So sánh EMA và SMA
So sánh EMA và SMA

Đối với đường trung bình động (SMA)

Khi bạn muốn có 1 đường trung bình động chuyển động mượt mà so với giá nhưng lại có độ trễ nhất định thì SMA là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.

SMA sẽ có độ trễ nhất định cho với đường giá nên nó sẽ giúp cho bạn không bị mắc bẫy ở 1 số đảo chiều giả.

Điểm hạn chế của SMA là khiến cho người dùng bị bỏ lỡ cơ hội tốt để vào lệnh. Lí do là vì SMA có xu hướng quá chậm, đến khi SMA rõ ràng thì mọi chuyện đã rồi.

Đối với đường trung bình động lũy thừa EMA

Khi bạn mong muốn 1 đường giá có phản ứng nhanh với hành động giá thì EMA sẽ là 1 lựa chọn hợp lí hơn so với SMA.

EMA giúp cho bạn nhắm bắt được xu thế và đem lại lợi nhuận cao. Lí do là bạn có thể tìm ra được điểm vào lệnh sớm và mua được ở những điểm thấp hơn khi sử dụng SMA.

Nhưng EMA sẽ khiến bạn bị bẫy bởi tín hiệu giả đến từ thị trường.

Vì EMA phản ứng rất nhanh với giá nên sẽ khiến các trader nhầm lẫn giữa việc giá đang bắt đầu 1 xu hướng mới nhưng thực ra giá chỉ đang điều chỉnh mà thôi.

Ý nghĩa của đường trung bình trượt MA là gì?

Chúng ta hãy đi tìm hiểu lí do tại sao mà MA lại được sử dụng nhiều đến vậy trong các giao dịch nhé. Dù bạn là 1 trader đi theo trường phái phân tích cơ bản, phân tích kĩ thuật cũng như hành động giá thì bạn đều phải hiểu rõ về bản chất của đường Moving Average là gì.

Ý nghĩa của đường MA là gì?
Ý nghĩa của đường MA là gì?

Nền tảng để phân tích

Đường trung bình động là 1 chỉ báo cơ bản trong phân tích kĩ thuật và ứng dụng của xác suất thống kê. Nó là nền tảng cơ sở để các nhà thống kê phân tích để dự báo sự thay đổi của các giá trị trong mẫu dữ liệu ở tương lai. Nhờ vào việc tính trung bình cộng mà đường trung bình động được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, nông nghiệp,..

Vậy đối với các nhà đầu tư thì đường trung bình động sẽ có ý nghĩa như thế nào trong các giao dịch tài chính?

Thông thường, khi sử dụng đường trung bình động thì các nhà giao dịch sẽ dự báo được giá tương lai thông qua các dữ liệu được lấy từ quá khứ. Từ đó, họ sẽ làm các phép tính để so sánh các giá trị đó lại với nhau.

Ví dụ giải thích

Qúy 1, cổ phiếu MBB có đợt tăng rất mạnh nhưng sau đó tại quý 2 lại giảm nhẹ đi. Vậy liệu ở quý 3 cổ phiếu của MBB sẽ ra sao?

Khi đó, các nhà đầu tư sẽ xem xét đến những yếu tố gây ra sự thay đổi giữa quý 2 và quý 2. Thông thường các trader không thể xem xét hết mọi khía cạnh của cổ phiếu MBB qua cả 2 quý. Lí do là tệp dữ liệu quá lớn và họ không thể so sánh chúng lại với nhau 1 cách thông thường.

Để giải quyết tình trạng này thì việc áp dụng phương pháp đê tìm ra giá trung bình cổ phiếu MBB quý 1 rồi đi so sánh với giá trung bình của quý 2. Sau đó, họ sẽ đưa ra các phân tích và đi đến kết luận để dự báo xu hướng giá của MBB quý 3. Đó là 1 trong những ý nghĩa đầu tiên của việc sử dụng đường trung bình động MA trong tài chính.

Kì vọng của nhà đầu tư

Bên cạnh đó, giá trị MA của 1 giai đoạn được hiểu là kì vọng của các nhà đầu tư về cổ phiếu đó trong thời gian đó.

Giá của quý 1 cao hơn quý 2 có nghĩa là các nhà đầu kì vọng về cổ phiếu MBB ở quý 1 cao hơn cổ phiếu MBB ở quý 2. Nếu như ở thời điểm hiện tại giá cổ phiếu cao hơn với giá trung bình đã được kì vọng thì chứng tỏ rằng kì vọng của nhà đầu tư đang tăng lên. Ngược lại, nếu như giá thấp hơn so với giá trung bình trước đó thì cho thấy kì vọng của các nhà đầu tư đã giảm đi.

Ưu nhược điểm của đường trung bình MA là gì?

Khi muốn biết về ưu nhược điểm của loại đường này thì đầu tiên bạn phải hiểu rõ nguyên tắc khi sử dụng chúng. Ta cần áp dụng lên ở 1 chu kì nhất định và ở 1 khung thời gian cụ thể thì mới có thể quan sát được chúng hoạt động ra sao.

Ví dụ 1

SMA(50), EMA(50) và WMA(50) của cặp USD/CAD trên khung D1
SMA(50), EMA(50) và WMA(50) của cặp USD/CAD trên khung D1

Các bạn có thể dễ dàng nhận ra bên trên là 3 hình ảnh của 3 đường SMA50, WMA50 và đường EMA50 với cặp tiền tệ GBP/USD.

Khi sử dụng đường MA50 khiến cho đường trung bình MA khá mượt nhưng mà không quá là phẳng và độ trễ cũng thực sự là quá lớn. Chính vì thế đường trung bình MA50 này có thể dự báo ra xu hướng khá chính xác và mang lại tính hiệu đáng tin cậy. Từ đây, các nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng vào được những lệnh tốt.

Khi sử dụng chu kì 50 trên 1 khung thời gian là D1 thì sẽ khiến cho đường MA bị phản ứng chậm so với giá và đây là 1 lẽ đương nhiên.

Ví dụ 2

3 đường trung bình với cùng chu kỳ 20 trên khung H4
3 đường trung bình với cùng chu kỳ 20 trên khung H4

Trong các đường thì có thể thấy độ trễ của đường SMA50 là lớn nhất. Lí do là điểm tạo ra đỉnh bị trễ hơn so với 2 đường còn lại là SMA và WMA. Nếu như bạn muốn tìm kiếm tín hiệu cho việc đón đầu xu hướng thì không nên dựa vào SMA50 vì đường này có độ trên nhất nên lợi nhuận đã bị giảm đáng kể. 2 đường còn lại thì có độ trễ khá gần nhau và gần như không có sự khác biệt quá lớn.

Khi xem xét độ mượt thì WMA50 là đường bám sát với giá nhất so với 2 đường còn lại. Mặc dù độ tin cậy của 3 đường là gần như nhau nhưng đường WMA50 sát với giá hơn nên sẽ dễ dàng bị nhiễu bởi những tín hiệu giá giả.

Bạn có thể thấy rằng độ mượt và trễ của 3 đường MA là khá khác biệt với nhau. Chúng ta sẽ sử dụng khung thời gian nhỏ hơn để xác định được điểm vào lệnh tốt hơn. Tuy nhiên, khi dự báo xu hướng thì chúng ta nên sử dụng khung thời gian lớn như nhắc ở trên để có độ chính xác.

Tổng kết

Tóm lại là khi so sánh các đường MA ở 1 khung thời gian thì:

  • Đường SMA là đường mượt nhất và dự báo được xu hướng tốt nhất vì nó ít bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu gây nhiễu. Tuy nhiên, đường này lại có độ trễ lớn nhất nên việc xác định điểm vào lệnh sẽ không tốt bằng 2 đường trên.
  • EMA và WMA sẽ có độ mượt và trễ khá tương đương nhau.

Để có thể lựa chọn ra đường MA nào hiệu quả nhất thì thật khó vì mỗi đường MA đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy qua 2 ví dụ trên, bạn có thể lựa chọn đường MA nào sử dụng tùy thuộc vào sở thích của bản thân. Traderforex kết luận qua một vài ý như sau:

  • Muốn xác định xu hướng chung dài hạn, tốt nhất nên sử dụng đường SMA với chu kỳ lớn trên khung thời gian lớn.
  • Muốn tìm kiếm điểm vào hoặc thoát lệnh, tốt nhất là nên sử dụng các đường WMA hoặc EMA với chu kỳ nhỏ trên khung thời gian nhỏ hơn.

Hướng dẫn cài đặt chi tiết đường MA trên nền tảng MT4

Hiện nay, hầu hết các sàn giao dịch đều sử dụng nền tảng MT4 – MetaTrader 4 để cung cấp dịch vụ giao dịch tại sàn. Cũng chính vì sự phổ biến của nền tảng này như vậy, nên sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp cài đặt chi tiết MA trên nền tảng MT4 nhé. 

Bước 1: Nhìn Lên memu ở thanh công cụ của nền tảng MT4, bạn sẽ chọn vào mục Insert sau đó chọn Indicators > Trend > Moving Average.

Vào nền tảng MT4
Vào nền tảng MT4
Thực hiện theo hướng dẫn
Thực hiện theo hướng dẫn

Bước 2: Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, hệ thống sẽ hiển thị một cửa sổ thông tin mới như hình bên dưới đây

Cài đặt chỉ đường MA
Cài đặt chỉ đường MA

Bước 3: Nhìn vào bảng và thấy, tại mục Method là nơi để bạn lựa chọn và tùy chỉnh sử dụng các loại đường như đường MA, SMA (Simple), EMA (Exponential), SMMA (Smoothed), WMA (Linear Weighted)… trong giao dịch Forex, chọn chu kỳ tại Period. 

Cũng như những cách dùng đường phân tích hỗ trợ khác thì việc kết hợp MA cùng các loại đường khác nhau sẽ giúp cho việc xác định xu hướng giá của bạn đúng và chính xác hơn. Vì vậy hãy cân nhắc ở mục này nhé. 

Đây cũng là nơi để bạn có thể điều chỉnh cũng như cân chỉnh lại độ đậm nhạt, màu sắc, đường nét… Thực hiện thao tác này tại mục Style, nhấn Ok để hoàn tất.

Cách giao dịch hiệu quả với đường Moving Average là gì?

Có rất nhiều phương pháp khi sử dụng đường trung bình động. Một trong những phương pháp đó là sử dụng MA và kết hợp với 1 công cụ hay chỉ báo khác.

Sử dụng đường trung bình động MA như là 1 đường hỗ trợ hay kháng cự

Nếu như bạn đã biết về đường hỗ trợ/kháng cự hay đường trendline thì phương pháp này có lẽ sẽ khá dễ dàng với bạn đó.

Trong phương pháp chúng ta sẽ sử dụng đường trung bình động MA có vai trò như một đường kháng cự và 1 đường hỗ trợ. Các nhà đầu tư đôi khi sẽ gọi nó là kháng cự và hỗ trợ động vì MA luôn chi chuyển theo xu hướng của giá.

Có 2 cách để sử dụng đường MA như là đường kháng cự và hỗ trợ. Cụ thể là:

Chỉ sử dụng 1 đường trung bình động MA làm kháng cự và hỗ trợ

Sở dĩ gọi nó là động vì lí do là MA sẽ được hình thành theo hành động của giá.

Có rất nhiều nhà đầu tư đã áp dụng phương pháp này thành công. Họ đã sử dụng đường trung bình động có vai trò như là 1 đường hỗ trợ và kháng cự.

Cách giao dịch khisử dụng 1 đường trung bình động MA làm kháng cự và hỗ trợ:

Các trader sẽ mua khi giá giảm và cắt trúng vào đường trung bình động. Ngược lại, họ sẽ bán khi giá tăng lên và chạm đúng vào đường trung bình động.

Ví dụ cụ thể khisử dụng 1 đường trung bình động MA làm kháng cự và hỗ trợ:

Cặp tiền GBP/NZD với đường SMA 20 màu xanh
Cặp tiền GBP/NZD với đường SMA 20 màu xanh

Bạn sẽ thấy được xu hướng rõ ràng của cặp tiền GBP/NZD. Mỗi khi giá điều chỉnh và chạm phải đường SMA 20 thì lại quay xe và bật lên 1 cách rõ ràng. Có thể thấy trong trường hợp này đường SMA 20 là 1 đường hỗ trợ động có hiệu quả rất tốt.

Tuy nhiên, không phải khi nào đường trung bình động này cũng có thể hoạt động tốt như vậy. Thông thường đường giá sẽ xuyên qua hẳn đường MA rồi sau đó mới quay lại để có thể tiếp diễn xu hướng giá trước đó.

Chính vì vậy, các trader thường sử dụng đường trung bình động MA làm đường hỗ trợ hơn so với SMA.

Sử dụng kết hợp 2 đường trung bình động MA để làm vùng kháng cự và hỗ trợ

Ví dụ cụ thể khikết hợp 2 đường trung bình động MA để làm vùng kháng cự và hỗ trợ:

Cặp tiền USDCHF với khung D1 và 2 khu vực hỗ trợ kháng cự lần lượt là SMA 10 và 20
Cặp tiền USDCHF với khung D1 và 2 khu vực hỗ trợ kháng cự lần lượt là SMA 10 và 20

Bạn có thể quan sát hình và thấy rằng tại đây cặp tiền USDCHF được áp dụng với khung D1 và 2 khu vực hỗ trợ kháng cự lần lượt là SMA 10 và 20.

Khi xu hướng của cặp tiền này đi lên và mỗi lần đụng vào khu vực điều chỉnh do SMA 10 và SMA 20 tạo ra thì sẽ có xu hướng bật lên ngược trở lại. Vì vậy có thể thấy khi sử dụng 2 đường SMA để làm vùng hỗ trợ hay kháng cự thì lại khá hiệu quả.

Sử dụng 2 đường trung bình động MA giao nhau

Sự cắt nhau giữa đường MA và giá

Để giúp các bạn không ngỡ ngàng về phương pháp này thì mình sẽ điểm qua về công thức tính SMA là như thế nào nhé.

Công thức đó được tính như sau: 

Công thức tính SMA
Công thức tính SMA

Vậy nếu như chúng ta chỉ sử dụng 1 giá để tính SMA thì phải sẽ ra sao? Khi đó N sẽ là 1 và SMA cũng đúng bằng giá trị đóng cửa của cổ phiếu đó. Hay hiểu 1 cách đơn giản là SMA sẽ nằm trên đường giá.

Vậy thực chất việc giao nhau giữa đường giá và đường SMA là 2 đường SMA giao nhau. Những điểm khác biệt ở đây là lúc này sẽ chỉ có 1 đường SMA 1 mà thôi.

Các SMA thường được sử dụng phổ biến là các SMA có chu khi là 7, 10, và 14,…

Khi sử dụng SMA để xác định xu hướng giá thì các trader chỉ nên tập trung vào các đường SMA 10 và SMA 20. Đây sẽ là những đường SMA đem lại hiệu quả cao nếu như bạn nghiên cứu ngắn hạn.

Lưu ý: Việc vận dụng được đường trung bình động MA sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định cá nhân cũng như kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy, bạn hãy nên thử 1 trong 2 cách sau để xem mình hợp với cách nào nhất.

2 cách sử dụng đường trung bình động MA khi giao dịch là:

  • Sử dụng đồ đường (Line chart)
  • Sử dụng đồ nến (Candlestick chart)
Trường hợp sử dụng biểu đồ Line chart
Trường hợp sử dụng biểu đồ Line chart
Trường hợp sử dụng biểu đồ Line chart

Khi nhìn vào hình ta dễ dàng thấy được đường màu vàng là đường giá và đây cũng là đường SMA 1. Đường màu xanh sẽ là đường SMA 10.

Cách xác định xu hướng khisử dụng biểu đồ Line chart:

  • Nếu như SMA 10 cắt lên trên thì sẽ có xu hướng đảo chiều từ giá giảm sang tăng.
  • Ngược lại, nếu như đường SMA 10 cắt từ dưới lên trên thì sẽ có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Cách giao dịch với phương phápsử dụng biểu đồ Line chart:

  • Nếu như đường giá cắt đường SMA 10 và hướng lên trên thì nên BUY. Thoát lệnh khi giá cắt xuống đường SMA 10.
  • Ở chiều ngược lại, nếu như giá cắt đường SMA 10 theo chiều đi xuống nên đặt lệnh SELL. Bạn cần thoát lệnh khi giá cắt lên hướng lên trên đường SMA 10.
Trường hợp sử dụng biểu đồ nến
Biểu đồ nến cặp tiền EUR/JPY với đường màu xanh là SM 10
Biểu đồ nến cặp tiền EUR/JPY với đường màu xanh là SM 10

Cách xác định xu hướng khisử dụng biểu đồ nến:

  • Nếu như SMA 10 cắt lên trên thì sẽ có xu hướng đảo chiều từ giá giảm sang tăng.
  • Ngược lại, nếu như đường SMA 10 cắt từ dưới lên trên thì sẽ có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Cách giao dịch với phương phápsử dụng biểu đồ nến:

  • Nếu như đường SMA 10 cắt đường giá và giá đóng cửa trên đường SMA 10 thì nên BUY.
  • Ở chiều ngược lại, nếu như giá vừa cắt qua đường SMA 10 và nằm dưới thì nên đặt lệnh SELL. Bạn cần thoát lệnh khi giá đóng cửa trên đường SMA 10.

Khi sử dụng phương pháp này thì đường giá và đường trung bình động chỉ xét vị trí tương đối của giá đóng cửa. Tại đây ta sẽ sử dụng đường SMA 10 và giá để xác định xu hướng xảy ra sau đó.

Ưu điểm của phương pháp khi sử dụng đường giá và SMA 10

Khi sử dụng lệnh này có thể giúp bạn vào lệnh sớm để đón đầu các xu hướng của thị trường.

Nhược điểm củaphương pháp khi sử dụng đường giá và SMA 10

Nếu như bạn quan sát các điểm ở hình thì sẽ thấy có rất nhiều điểm sẽ có lệnh vào quá sớm do tín hiệu giả phát ra từ thị trường. Điều này sẽ khiến cho bạn bị thua lỗ và dẫn tới rủi ro khá là cao.

Sử dụng 2 đường SMA giao nhau

Đường SMA 10 và SMA 20
Đường SMA 10 và SMA 20
Cách để xác định xu hướng với phương pháp này

Nếu như SMA 10 mà cắt với SMA 20 từ phía dưới lên thì báo hiệu xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng.

Nếu như đường SMA 10 mà cắt đường SMA 20 từ trên xuống thì sẽ báo hiệu xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Các giao dịch với phương pháp sử dụng 2 đường SMA

Nếu như đường SMA 10 cắt với đường SMA 20 theo hướng từ dưới lên thì bạn nên vào lệnh BUY và thoát lệnh khi SMA 10 cắt xuống SMA 20.

Ngược lại, nếu như đường SMA 10 cắt với SMA 20 từ trên xuống thì nên vào lệnh SELL. Nên thoát lệnh khi SMA 10 cắt lên đường SMA 20.

Ưu điểm của phương pháp sử dụng 2 đường SMA

Tại những điểm cắt nhau bạn có thể thấy rằng cách này sẽ báo hiệu xu hướng đảo chiều đáng tin cậy hơn so với cách 1. Với cách này sẽ ít bị ảnh hưởng hơn khi có tín hiệu giả từ thị trường. Từ đó giúp cho bạn không bị hố hàng mà vào lệnh quá sớm.

Nhược điểm của phương pháp sử dụng 2 đường SMA

Ở những đoạn SMA 10 và đường SMA 20 cắt nhau thì xảy ra khá chậm. Có thể hiểu là xu hướng đảo chiều đã diễn ra 1 thời gian thì phương pháp này mới bắt đầu phát ra tín hiệu. Từ đó, bạn sẽ bỏ lỡ qua 1 số cơ hội đem lại lợi nhuận cao.

Sử dụng kết hợp giữa Fibonacci Retracement và đường trung bình động MA

Nếu như bạn đã biết về công cụ Fibonacci Retracement thì bạn cũng biết được công dụng của nó là tìm điểm để vào lệnh khi thị trường có xu hướng điều chỉnh. Từ việc tìm điểm như thế nào các nhà đầu tư có thể tối đa được lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro của mình.

Nhưng làm sao để biết rằng thị trường đang thực sự điều chỉnh để có thể áp dụng Fibonacci Retracement 1 cách tốt nhất? Nếu như thị trường có xu hướng đảo chiều luôn thì phải làm sao đây? Đây có lẽ là 1 bài toán khá nan giải đối với các trader mới tìm hiểu về MA cũng như Fibonacci.

Xác định xu hướng của thị trường

Vì vậy để áp dụng được phương pháp này bạn cần nhớ 1 điều là: Fibonacci chỉ thực sự hiệu quả khi mà thị trường đang có xu hướng đi ngang hay còn gọi là sideway.

Trong mọi phương pháp giao dịch điều bạn không thể thiếu đó là phải xác định được xu hướng của thị trường cũng như điểm vào lệnh chính xác. Vì vậy để tận dụng ưu điểm của cách giao dịch này thì các trader nên sử dụng cả đường SMA 10 và SMA 20 để làm xu hướng chung cho thị trường.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ khắc phục được 1 nhược điểm đó chính là không bị đuổi khi giá đã đi được 1 đoạn khá xa khi chỉ sử dụng mỗi công cụ Fibonacci Retracement.

Quy tắc sử dụng

Tóm lại là khi giao dịch theo hướng này bạn nên tuân thủ theo 2 bước sau:

Bước 1: Chờ xu hướng của thị trường được xác nhận 1 cách rõ ràng bằng việc 2 đường SMA 20 và 10 cắt nhau.

Bước 2: Dùng công cụ Fibonacci Retracement để tìm điểm vào lệnh sao cho chính xác nhất. Lưu ý ở những mốc 0.382, 0.5 và 0.618.

Thực ra nếu bạn chỉ thực hành mà không muốn hiểu sâu về lí thuyết thì đây sẽ là 1 phương pháp tốt. Tuy nhiên nếu muốn hiểu rõ về lí thuyết thì sẽ khá rắc rối đó.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng Moving Average trader nên biết

Công cụ phân tích đường MA được đánh giá là hữu ích và được nhiều nhà giao dịch tin tưởng vào tín hiệu mà nó cung cấp. Tuy nhiên, khi sử dụng MA, có một số điểm nhà đầu tư cần lưu ý như sau:

    • Đối với đường MA ngắn hạn, kết quả thu được có thể không đủ chính xác để phản ánh xu hướng một cách chính xác, dẫn đến các quyết định giao dịch có thể mắc sai lầm.
    • Đối với đường MA dài hạn, khi lịch sử giá có nhiều đoạn tăng/giảm, kết quả cuối cùng có thể không hiển thị rõ ràng do bị che phủ lẫn nhau.
    • Trên cùng một biểu đồ giao dịch không nên dùng quá nhiều đường MA vì điều này có thể làm mất đi sự rõ ràng và làm phức tạp quá trình phân tích.
    • Để đảm bảo chiến lược giao dịch có độ chính xác cao hơn và hỗ trợ quyết định giao dịch một cách toàn diện, nhà giao dịch cần kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau.

Trên đây là 1 vài chia sẻ về đường MA là gì cũng như cách giao dịch hiệu quả với đường trung bình động. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đã có thể biết cách giao dịch hiệu quả với đường Moving Average là gì rồi. Chúc các bạn sẽ áp dụng các thành công những phương pháp trên.

     
    Rate this post

    Bài viết liên quan:

    Trả lời