Chỉ số PMI là gì? Thuật ngữ này tuy khá thường được các nhà kinh doanh Forex sử dụng nhưng cũng khá xa lạ với người mới tham gia. Vậy chỉ số PMI này có vai trò như thế nào trong nền kinh tế? Liệu rằng chỉ số này có thể khiến thị trường biến động ngay khi được công bố hay không? Hãy cùng traderforex.vip tham khảo những thông tin hữu ích về chỉ số PMI qua bài viết sau đây nhé.
Chỉ số PMI là gì? Định nghĩa về PMI
Chỉ số PMI là một thuật ngữ chuyên ngành và được viết tắt từ cụm Purchasing Manager Index. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là một chỉ số quản lý thu mua. Chỉ số này giữ một vai trò quan trọng trong việc đo lường sức khỏe kinh tế của ngành sản xuất. Chỉ số này được Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) và Markit Group công bố hàng tháng. Số liệu dựa trên một cuộc khảo sát từ các nhà quản lý chuỗi cung ứng đại diện các ngành hàng trên thế giới.
Ngoài ra, chỉ số PMI còn cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định, nhà đầu tư và nhà quản lý cũng như các chuyên gia phân tích của công ty. Chỉ số này giúp họ có cái nhìn toàn diện và bao quát về tình hình kinh doanh hiện tại của tập đoàn, dựa trên các chỉ số con như: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.
Từ những câu trả lời thu thập được, bản báo cáo PMI sẽ biểu thị cụ thể tỷ lệ người trả lời cho mỗi câu hỏi khảo sát, cũng như mức chênh lệch thực giữa số lượng câu trả lời cao hơn/tốt hơn với các câu trả lời thấp hơn/xấu hơn và chỉ số “khuynh hướng”. Đây là một chỉ số có được từ tổng của các câu trả lời nhằm tạo thành báo cáo Purchasing Manager Index.
Những yếu tố nào tạo nên ưu và nhược điểm của chỉ số PMI?
Tương tự những chỉ báo kinh tế khác, PMI cũng chứa những ưu và nhược điểm sẽ được đề cập trong phần tiếp theo của bài viết. Vậy những yếu tố nổi bật và các nhược điểm của chỉ số PMI là gì?
Ưu điểm của chỉ số PMI là gì?
Trước hết là những ưu điểm vượt trội của chỉ số quản lý thu mua PMI:
- Đầu tiên là việc chỉ số PMI bao gồm những dữ liệu thực được thu thập từ các câu trả lời dựa trên điều kiện kinh doanh thực tế. Nghĩa là những báo cáo PMI được phân tích từ dữ liệu cứng thay vì được đo lường các khoảng dựa trên độ tin cậy.
- Ngoài raPurchasing Manager Index còn là một chỉ số đo lường sức khỏe kinh tế hiệu quả, nhờ cung cấp những thông tin về việc làm, đơn đặt hàng, hàng tồn kho và tăng trưởng từ các nhà quản lý chuỗi cung ứng.
- Không những thế, báo cáo Purchasing Manager Index còn được công bố đều đặn vào mỗi tháng, nên được xem như một chỉ số sớm cho sự phát triển của ngành từ tháng trước, là lô dữ liệu kinh tế đầu tiên được phát hành hàng tháng.
Nhược điểm của chỉ số PMI là gì?
Bên cạnh đó là những nhược điểm của chỉ số PMI:
- Những báo cáo từ chỉ số quản lý thu mua chỉ được sử dụng để khẳng định tình trạng của riêng lĩnh vực sản xuất. Nó không phản ánh toàn bộ lực lượng lao động có trong khu vực này.
- Ngoài ra, ngành sản xuất đang dần mất đi vai trò quan trọng của mình, vốn được xem là chuẩn mực đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Mỹ. Các báo cáo khác được công bố hàng tháng như báo cáo phi sản xuất về kinh doanh, cụ thể là những khảo sát về ngành dịch vụ ở Mỹ được sử dụng phổ biến hơn và phong vũ biểu cho tình trạng chung của nền kinh tế.
- Báo cáoPurchasing Manager Index được hình thành từ những bảng khảo sát với các câu hỏi được lấy ý kiến từ các nhà quản lý và cung ứng, do đó chỉ số này mang tính chủ quan và khó tránh khỏi việc gian dối trong quá trình cung cấp dữ liệu.
Những vai trò quan trọng của chỉ số PMI
Mỗi chỉ báo kinh tế đều đóng vai trò quan trọng giúp bạn có những cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh của công ty. Vậy tầm quan trọng của PMI là gì? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò của chỉ số PMI và những tác động của chỉ số này đến hành vi của các nhà quản lý, nhà cung ứng…
PMI góp phần đánh giá tình hình kinh tế quốc gia
Những báo cáo PMI được công bố hàng tháng giúp các nhà đầu tư, nhà hoạch định,…có cái nhìn toàn diện về các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất. Ngoài ra, chỉ số PMI được xem như một thước đo không thể thiếu trong việc đánh giá mức độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Nhờ PMI, bạn có thể nhận ra mức độ mua và bán của hoạt động dịch vụ sản xuất trong mỗi tháng. Hơn thế nữa, PMI còn cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế sắp tới của ngành dịch vụ sản xuất.
Dựa vàoPurchasing Manager Index, bạn có thể đánh giá tình hình thực tế của hoạt động sản xuất. Cụ thể:
- Nếu kết quả báo cáo trên 50 thì tình hình kinh doanh đang được cải thiện và có xu hướng mở rộng so với tháng trước đó.
- Kế đến, nếu chỉ số quản lý thu mua PMI ở mức 50 thì không có sự thay đổi về tình hình sản xuất giữa 2 tháng.
- Cuối cùng là khi chỉ số PMI biểu thị dưới 50, tức là hoạt động kinh doanh đang dần thu hẹp lại, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất dần suy giảm.
Ngoài ra, chỉ số PMI giúp các Trader có thể đánh giá khả năng tiềm ẩn của các chỉ số quan trọng khác. Có thể kể đến như: chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP…
Chỉ số PMI tác động đến quyết định của các nhà quản lý thu mua ra sao?
Chỉ số PMI đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý đánh giá lượng hàng, các sản phẩm và những yếu tố khác khi thực hiện quá trình thu mua. Một ví dụ cụ thể, nhà sản xuất đồ nội thất bằng gỗ sẽ đưa ra quyết định sản xuất số lượng bao nhiêu khi có đơn hàng mới, dựa trên lượng sản phẩm được đặt hàng.
Hoặc khi các nhà quản lý kiểm tra lượng hàng tồn kho của tháng trước, họ có thể tính toán cụ thể lượng hàng cần sản xuất thêm để đáp ứng yêu cầu của đơn hàng. Song song đó là sản xuất thêm một lượng sản phẩm dự trữ nhất định cho những đơn đặt hàng tiếp theo hoặc các hoạt động kinh doanh kế tiếp…
PMI tác động lên các đơn vị cung ứng (Supplier) như thế nào?
Cũng như các nhà quản lý thua mua, những đơn vị cung ứng cũng sử dụng chỉ số PMI để cân đối lượng nhu cầu của sản phẩm. Từ đó, xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả và điều chỉnh mức giá phù hợp trước những biến động của thị trường.
Ví dụ, khi số lượng đơn đặt hàng tăng sẽ kéo theo sự tăng lên của giá cả. Lúc này, họ sẽ chấp nhận một mức giá tăng cao của nguồn tư liệu sản xuất. Ngược lại, giá sẽ có xu hướng giảm khi số lượng đơn đặt hàng giảm. Khi đó, họ sẽ yêu cầu bên cung cấp tư liệu sản xuất giảm giá nguồn nguyên liệu đầu vào cho mình.
Xem thêm: PPI là gì? PPI có vai trò như thế nào?
Các loại chỉ số PMI hiện nay
Chỉ số PMI được chia thành 2 loại, bao gồm:Purchasing Manager Index sản xuất vàPurchasing Manager Index phi sản xuất (PMI dịch vụ).
Chỉ số PMI sản xuất là gì?
Để có được chỉ số PMI sản xuất, Viện Quản lý Cung ứng đã tổng hợp các câu trả lời từ các nhà quản lý thu mua hoặc cung ứng sản phẩm trên hơn 400 công ty khác nhau. Nó được xem như một chỉ số quản lý sức mua và được dùng để đo lường trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất. Chỉ số này bao gồm 5 chỉ số con với các trọng số như sau:
- Đơn hàng mới (30%).
- Sản xuất (25%).
- Giao hàng từ nhà cung cấp (15%).
- Hàng tồn kho (10%).
- Việc làm (20%).
Chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ) là gì?
Purchasing Manager Index dịch vụ là một chỉ số tổng hợp, được tính toán và phân tích như một chỉ báo dự đoán về tình hình kinh tế nói chung về lĩnh vực phi sản xuất. PMI phi sản xuất với các chỉ số con có trọng số như nhau:
- Hoạt động kinh doanh, hoạt động này được điều chỉnh theo thời vụ.
- Số lượng đơn đặt hàng mới, được điều chỉnh theo thời vụ.
- Lượng việc làm, yếu tố này cũng được điều chỉnh theo thời vụ.
- Thời gian giao hàng từ các nhà cung ứng.
Purchasing Manager Index phi dịch vụ được thu thập dựa trên bảng câu hỏi khảo sát, được lấy ý kiến từ 370 nhà điều hành chuỗi cung ứng từ hơn 62 ngành khác nhau. Các nhà quản lý này là đại diện khảo sát cho 9 khu vực tiêu biểu, được chọn lọc từ hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC).
PMI của Việt Nam được tính toán như thế nào?
Chỉ số PMI của Việt Nam được IHS Markit điều tra và tổng hợp từ các câu trả lời cho bảng câu hỏi khảo sát. Báo cáo PMI của Việt Nam là phản hồi của một nhóm các nhà quản trị mua hàng gồm 400 nhà sản xuất khác nhau.
Các đối tượng khảo sát này được chia theo lĩnh vực hoạt động và quy mô của công ty dựa trên những đóng góp của họ vào GDP của cả nước.
Toàn bộ câu trả lời được tổng hợp vào thời gian nửa cuối của mỗi tháng, các kết quả thu được cho biết xu hướng thay đổi của tình trạng sản xuất so với tháng trước.
Mỗi tham số khảo sát đều có một chỉ số khuếch tán được tính toán riêng. Chỉ số này là tổng phần trăm số câu trả lời “cao hơn” và một nửa tỷ lệ phần trăm các câu trả lời “không thay đổi”.
Các chỉ số có giá trị dao động từ 0 đến 100, với kết quả thu được trên 50 biểu thị những cải thiện tích cực trong hoạt động sản xuất so với tháng trước. Tương tự, khi kết quả có được dưới 50 thể hiện sự suy giảm của tổng thể.
Sau đó, các chỉ số sẽ được điều chỉnh theo mùa với chỉ số toàn phần. Đây là Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index (PMI).
Chỉ số PMI của Việt Nam là số bình quân gia quyền của 5 chỉ số con sau:
- Đơn đặt hàng mới (30%)
- Sản lượng (25%)
- Việc làm (20%)
- Giao hàng của nhà cung ứng (15%)
- Tồn kho hàng mua (10%).
Chỉ số CPI là gì? Cách tính CPI hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích, giải đáp chi tiết những thắc mắc của bạn về chỉ số PMI là gì? Hi vọng các trader có thể nắm bắt những ưu điểm của chỉ số này và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả, mang về những cơ hội giao dịch tối ưu.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.