Chỉ báo RVI là gì? Đây là một công cụ phân tích kỹ thuật dùng trong đánh giá và nghiên cứu sức mạnh của thị trường trong ngắn hạn. Với tình hình phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường Forex, việc trader có sự am hiểu về các công cụ phân tích kỹ thuật sẽ rất hữu ích. Vậy chỉ báo RVI hay Relative Vigor Index là gì? Cách để giao dịch với chỉ báo này hiệu quả, tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.
Chỉ báo RVI là gì? Tổng quan về Relative Vigor Index
Chỉ báo RVI viết đầy đủ là Relative Vigor Index là một chỉ báo được sinh ra để phân tích xu hướng thị trường tài chính. Cha đẻ của chỉ báo này là John Eilers. Chỉ báo RVI giúp nhà đầu tư xác định độ mạnh yếu của xu hướng thông qua so sánh giá đóng cửa với giá mở cửa ở một thời gian cụ thể. Với bản chất xung lượng, Relative Vigor Index thường điều chỉnh độ dốc trước khi xu hướng có dấu hiệu đảo ngược.
Tuy rằng chỉ báo RVI là một công cụ phân tích kỹ thuật có thể dùng độc lập, nhưng trader thường kết hợp chỉ báo này với các chỉ báo khác để nhận biết xu hướng giá dễ dàng hơn. Chỉ báo RVI có tên gần giống chỉ báo Relative Strength Index (RSI), nhưng về chức năng thì lại hạn chế hơn RSI.
Chỉ báo RVI tập trung so sánh giá đóng cửa và sử dụng nguyên tắc giá đóng cửa phải lớn hơn giá mở cửa ở xu hướng tăng, thấp hơn ở xu hướng giảm. Do đó, khi sử dụng Relative Vigor Index, trader cần tập trung vào mức giá đóng cửa ở một khoảng thời điểm cụ thể.
Relative Vigor Index (chỉ báo RVI) giống như một chỉ báo dao động ổn định, tốc độ thông báo khá tốt nhưng có phần chậm hơn với Relative Strength Index (RSI) và tính chất của những chỉ báo dao động ngẫu nhiên cũng khác. Thế nhưng, RVI được đánh giá là có sự phản ứng nhanh hơn nếu so sánh với Moving Average Convergence Divergence (MACD).
Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RVI
Đặc điểm cần ghi nhớ ở chỉ báo RVI chính là nó có 2 đường dao động, trader có thể xác định tín hiệu thông qua sự cắt nhau của 2 đường này. Bên cạnh đó, chỉ báo RVI còn có một đường trung bình cố định ở đường 0, giống như các chỉ báo dao động còn lại. Sự cắt nhau của chỉ báo với đường trung bình sẽ là dấu hiệu cho việc mua hoặc bán.
Khu vực 2 đường cong
Trên biểu đồ phân tích thị trường, Relative Vigor Index sẽ biểu thị ở một màn hình riêng, gồm có đường cong xanh và đỏ. Với đường xanh, tốc độ nhanh cho thấy sự chênh lệch giá cả trong một thời điểm ngắn hạn. Với đường đỏ, tốc độ chậm và cho thấy xu hướng giá mạnh mẽ của thị trường ở một thời điểm dài hạn.
Hai đường cong của chỉ báo RVI giúp các trader xác định xu hướng giá của kênh đầu tư.
- Trong tình huống 2 đường cong di chuyển theo hướng về phía trên, cho thấy xu hướng giá tăng vẫn đang diễn ra. Các trader có thể tiếp tục vào lệnh mua để kiềm lời. Nhưng nếu 2 đường cong di chuyển theo hướng xuống, các trader hãy vào lệnh bán để phòng rủi ro.
- Khi đường cong xanh giao với đường cong đỏ theo hướng lên, cho thấy tín hiệu vào lệnh mua. Khi đường cong xanh giao với đường cong đỏ theo hướng xuống thì cho thấy tín hiệu bán.
Khu vực đường xanh và đỏ
Ngoài nhận biết chỉ báo RVI, trader hãy quan tâm đến mối quan hệ giữa hai đường xanh và đỏ.
- Khi đường màu đỏ đứng trên đường xanh, cho thấy phe bán đang có lợi thế hơn phe mua trên thị trường. Điều này tức là giá sẽ giảm trong tương lai. Ngược lại, nếu đường xanh đứng trên đường đỏ, cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế và giá sắp tăng lên.
- Xu hướng có thể đảo ngược nếu 2 đường này giao nhau.
Tóm lại, chỉ báo RVI rất dễ dàng để xác định trên biểu đồ. Và tốt hơn hết, bạn hãy biết cách kết hợp với các chỉ báo khác để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Phân tích chỉ báo RVI
Chúng ta có công thức để đo lường chỉ báo RVI như sau:
RVI = (CLOSE – OPEN) / (HIGH – LOW)
Trong đó
- OPEN là mức giá mở cửa của chu kỳ;
- HIGH là mức giá lớn nhất của chu kỳ;
- LOW là mức giá nhỏ nhất của chu kỳ;
- CLOSE là mức giá đóng cửa của chu kỳ.
Để cho ra kết quả chuyển động của chỉ báo RVI, chúng ta sử dụng khu vực mức giá cuối chu kỳ. Khi nhận biết chỉ báo này ở khung thời gian giao dịch ngày, bạn cần nghiên cứu thay đổi giá thành những khu vực giá cao nhất trong ngày và sử dụng đường trung bình động đơn giản để cho ra kết quả. Để có kết quả đúng nhất, trader sử dụng khoảng 10 thời điểm. Bên cạnh đó, trader cần cài đặt đường trung bình động gia quyền bổ sung để tăng tín hiệu về giao dịch bán hoặc mua thông qua các đường giao nhau.
Chỉ báo RVI cũng phản ánh hành động giá hiện tại. Giá trị của Relative Vigor Index càng lớn, xu hướng giá càng tăng mạnh mẽ. Ngược lại, giá trị RVI càng thấp thì xu hướng giá càng giảm sâu. Trader có thể dùng chỉ báo RVi để nghiên cứu tín hiệu giao dịch trên biểu đồ giá thông qua theo dõi các đường RVI giao với đường tín hiệu theo hướng xuống. Dấu hiệu này cho thấy tín hiệu bán và nếu RVI giao đường tin hiệu theo hướng lên thì là tín hiệu mua.
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo RVI
Để dùng chỉ báo RVI, đầu tiên trader phải thiết lập nền tảng giao dịch Metatrader trên máy tính hoặc điện thoại của mình. Metatrader 4 (MT4) là một trong những nền tảng giao dịch có tích hợp công cụ phân tích kỹ thuật như RVI, hỗ trợ trader sử dụng và tạo ra các giao dịch tự động. Nền tảng MT4 có thể sử dụng cho cả máy tính, Ipad và điện thoại.
MetaTrader là phần mềm giao dịch có tích hợp 31 công cụ và 30 chỉ báo, giúp trader tiến hành giao dịch một cách dễ dàng và hiệu quả. Bên cạnh đó hỗ trợ trader các công cụ phân tích kỹ thuật đa dạng để việc đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn hơn.
Khi đã hoàn thành thiết lập Metatrader, trader hãy bổ sung chỉ báo RVI vào biểu đồ giá bằng cách bấm vào Insert > Indicators > Oscillators > Relative Vigor Index trên màn hình của nền tảng. Khi đã bổ sung xong, chỉ báo RVI sẽ biểu thị ở một khung màn hình riêng bên dưới biểu đồ.
Phương pháp áp dụng chỉ báo RVI trong giao dịch hiệu quả
Kết hợp Relative Vigor Index với RSI
Để nhận biết xu hướng giá thị trường, nhà giao dịch không nên sử dụng chỉ số RVI một cách độc lập dù có thể. Bạn hãy kết hợp chỉ báo này với một chỉ báo khác để tín hiệu được chính xác hơn, điển hình là RSI. Thường thì trader sẽ kết hợp hai chỉ báo RVI và RSI để nhận biết xu hướng giá.
- Nếu RVI và RSI đều rơi vào vùng quá bán và sau đó cao hơn mức 70%, nó đưa ra tín hiệu thị trường đang bước vào thời kỳ đảo ngược. Lúc này, xu hướng giá tăng sẽ đảo chiều trở thành xu hướng giảm.
- Nếu RSI và RVI cùng lúc rơi xuống khu vực quá bán, tức là cả 2 đều giảm xuống ngưỡng 30%, nhà giao dịch phải chuẩn bị tâm lý cho một đợt giá đảo chiều sang tăng.
Nhận biết tín hiệu hội tụ và phân kỳ
Một kỹ thuật phân tích hiệu quả khác mà các nhà giao dịch có thể sử dụng là xác định các dấu hiệu hội tụ và phân kỳ giữa chỉ báo RVI và các mức giá. Cụ thể, khi giá tăng trên các đỉnh trước đó, nhưng RVI giảm so với các đỉnh trong quá khứ, cho thấy các mức giá có thể sắp chuẩn bị cho một xu hướng giảm. Các nhà giao dịch có thể xác định cơ hội để tiến hành các lệnh mua tại các điểm mà RVI cắt đường tín hiệu hướng lên trên. Ngược lại, khi giá giảm từ mức thấp trước đó nhưng RVI ở trên mức thấp trước đó (sự hội tụ giảm giá), các nhà giao dịch có thể xác định tín hiệu bán khi RVI cắt đường tín hiệu đi xuống.
Những dấu hiệu giao dịch sẽ có độ tin cậy cao hơn khi chỉ báo RVI đang ở khu vực quá mua (dưới ngưỡng 30%), quá bán (trên ngưỡng 70%). Thế nhưng, kể cả RVI có ở vị trí trung lập (Trong khoảng 30%-70%), trader vẫn dự đoán được hành động giá. Tuy nhiên, tín hiệu tương đối yếu so với hai trường hợp trên.
Nếu xu hướng giá đang nằm ngang, nhà giao dịch có thể thông qua chỉ báo RVI để tránh các vị trí quá mua hoặc quá bán. Tuy nhiên, việc nhận biết đúng các ngưỡng này vẫn là điều nên làm bạn nhé, bởi chỉ số này không cho thấy mức độ chính xác 100%.
Nhận biết tín hiệu phân kỳ ẩn
Tổng quan
Relative Vigor Index cũng được dùng để nhận biết các phân kỳ ẩn, đặc biệt là trong giao dịch ngoại hối. Có thể nhìn trên biểu đồ, xu hướng giá đảo ngược sẽ hình thành các đỉnh và đáy ở khu vực cao hoặc thấp hơn so với các đỉnh hoặc đáy trong quá khứ. Tương tự như vậy, các chỉ báo dao động sẽ biểu thị những điều chỉnh này. Bằng cách theo dõi các đỉnh và đáy của chỉ số, có thể phân tích xu hướng tăng, cũng giống với việc quan sát xu hướng giá.
Khi thị trường đang là thị trường tăng hoặc giảm, biểu đồ thể hiện các đỉnh và đáy tăng hoặc giảm liên tiếp. Trong tình huống thị trường tăng giá, các đỉnh và đáy mới liên tục cao hơn các đỉnh và đáy trong quá khứ. Ngược lại, khi xu hướng đi xuống, các đỉnh và đáy mới sẽ liên tục thấp hơn các đỉnh và đáy trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu giá hình thành đáy tăng nhưng các chỉ số thể hiện đáy sau sâu hơn đáy trước thì đây được coi là phân kỳ ẩn.
Phương pháp giao dịch
Khi nhận thấy tín hiệu phân kỳ ẩn, có thể đây là tín hiệu của xu hướng đảo chiều hoặc yếu tố nhận biết xu hướng giá hiện tại sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa. Để nhận biết tín hiệu giao dịch, bạn có thể căn cứ vào điểm cắt nhau giữa hai đường chỉ báo. Khi điểm cắt nhau nằm bên phía phải và phía dưới đường giữa theo hướng lên, đây là dấu hiệu vào lệnh mua. Ngược lại, nếu điểm cắt nhau bên phía phải và phía trên đường giữa theo hướng xuống, đây là dấu hiệu vào lệnh bán.
Tóm lại, chỉ báo RVI là một công cụ tốt để đánh giá sức mạnh của xu hướng giá và nhận biết các điểm mua/ bán trên thị trường. Khi được sử dụng kết hợp với các chỉ số khác, RVI có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận thị trường. Tuy nhiên, giống như bất cứ công cụ đo lường nào khác, việc sử dụng RVI cần phải có kinh nghiệm và kiến thức thị trường để đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
Việc tìm hiểu về chỉ báo RVI sẽ giúp các nhà giao dịch có thêm kinh nghiệm và kiến thức để giao dịch Forex hiệu quả hơn. Đồng thời, để sử dụng Relative Vigor Index hiệu quả, bạn cần kết hợp với những chỉ báo khác, ví dụ như RSI. Quá trình Forex trading chưa bao giờ là dễ dàng, không phải ngày một ngày hai là đã có thể chinh phục được. Chính vì vậy, bạn hãy trau dồi cho mình một kiến thức mới mỗi ngày. Truy cập trang chủ của traderforex.vip để tìm hiểu thêm bạn nhé.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.