Một trong những đồng tiền thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại là đồng CHF. Vậy đồng CHF là đồng tiền nước nào? CHF là đồng Franc Thụy Sĩ – một trong những đồng tiền được đánh giá an toàn nhất thế giới. Với vai trò quan trọng của nó trong ngành tài chính thế giới, CHF đã trở thành đồng tiền dự trữ không thể thiếu đối với chính phủ và nhà đầu tư toàn cầu. Hãy tìm hiểu cùng TraderForex để hiểu hơn về đồng CHF là gì trên Forex nhé!
CHF là đồng tiền nước nào? Thông tin chi tiết về đồng Franc Thụy Sĩ – CHF
Thụy Sĩ được biết là một trong những quốc gia sở hữu nền kinh tế thịnh vượng, chính trị ổn định và hệ thống tài chính vững mạnh. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của Thụy Sĩ là đồng Franc Thụy Sĩ (đồng CHF). Hiện tại, đồng CHF đang thuộc top tiền tệ mạnh và ổn định, được lựa chọn là đồng tiền dự trữ an toàn trên thế giới. Trong tương lai, đồng tiền CHF được dự báo sẽ vượt qua USD và kim loại Vàng để trở thành đồng tiền an toàn nhất thế giới.
Muốn biết nhiều hơn về đồng Franc Thụy Sĩ qua những nội dung như: lịch sử phát triển, đặc điểm kinh tế trên thị trường, vai trò và tương lai của đồng tiền này qua nội dung tiếp theo nhé!
CHF là tiền gì?
Đồng CHF là ký hiệu nói đến đồng Franc Thụy Sĩ, là đồng tiền tệ chính thức của Thụy Sĩ. Ở thời gian trước , các bang khác nhau ở Thụy Sĩ phát hành và sử dụng tiền tệ riêng biệt. Đến tháng 5/1850, CHF trở thành đồng tiền thống nhất cho toàn quốc Thụy Sĩ, loại bỏ các đồng tiền cũ đã phát hành trước đó.
Cái tên CHF là viết tắt của “Confoederatio Helvetica Franc”, có thể phân tích tên gọi này như sau:
- Confoederatio Helvetica: Liên bang Thụy Sĩ theo tiếng Latin
- Franc: đồng tiền ở châu Âu.
Cho đến thời điểm hiện tại, CHF là đồng tiền duy nhất vẫn được sử dụng tại các quốc gia châu Âu. Trong khi đó, những quốc gia ở khu vực lân cận hoặc nằm trong lãnh thổ châu Âu đều đã chuyển đổi tiền tệ thống nhất qua Euro.
Sự phát triển của đồng CHF qua từng giai đoạn lịch sử
Ngay khi đã biết CHF là đồng tiền nước nào, bạn cũng cần phải biết về sự hình thành của đồng tiền này.
Đầu tiên, bạn phải làm rõ được một điều rằng Thụy Sĩ là quốc gia có hình thức liên bang, tổng cộng có 26 bang. Đất nước Thụy Sĩ sử dụng nhiều ngôn ngữ, gồm có: tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Romansh. Trong đó, tiếng Đức có thể coi là ngôn ngữ phổ biến nhất. Dựa theo nội dung hiến pháp năm 1848 của Thụy Sĩ, có quy định rõ ràng rằng chỉ có chính phủ liên bang mới có thẩm quyền phát hành đồng franc Thụy Sĩ (CHF).
Ở thời gian trước đó, mô hình tiền tệ ở Thụy Sĩ được đánh giá là đặc biệt phức tạp khi tự do để các bang được phép phát hành tiền riêng. Theo ghi nhận năm 1798, Thụy Sĩ có tới 75 đơn vị đúc tiền và tồn tại 860 loại tiền với cấu trúc, mệnh giá, trọng lượng không đồng nhất.
Năm 1798, cộng hòa Helvetic (tên gọi Thụy Sĩ lúc đó) đã đưa ra một bước tiến lớn trong lĩnh vực tiền tệ khi áp dụng cấu trúc mới theo Berne Thaler. Đây là cơ sở để Thụy Sĩ phát triển đồng tiền Franc Thụy Sĩ sau này. Theo như chính sách mới này, tiền tệ tương đương với 6,75 gram bạc tinh khiết. Mặc dù Cộng hòa Helvetic chính thức sụp đổ vào năm 1803, nhưng không thể phủ nhận đây là một tiền đề quan trọng trong cấu trúc phát minh tiền tệ sau này của quốc gia này.
Đến thời điểm 1848, hiến pháp liên bang Thụy Sĩ được thiết lập và đưa ra quy định nghiêm ngặt về chính sách phát hành tiền tệ. Trong đó, chỉ duy nhất Chính phủ liên bang phụ trách nhiệm vụ phát hành tiền tệ. Vào ngày 7/5/1850, đồng franc chính thức trở thành đồng tiền toàn quốc và nhất thống tại Thụy Sĩ, đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử tiền tệ của quốc gia. Lúc đó, đồng franc Thụy Sĩ và franc Pháp đồng thời được sử dụng, thể hiện sự ổn định và đồng nhất trong quá trình chuyển đổi.
Từ năm 1865 đến 1920, Thụy Sĩ cùng 3 nước: Pháp, Bỉ, Ý tham gia vào liên minh tiền tệ Latinh. Liên minh này dựa trên cơ sở liên kết giá trị tiền tệ của các quốc gia thành viên với kim loại bạc. Tiếp đó, Thụy Sĩ tham gia vào hệ thống quốc tế dựa trên bản vị vàng – thỏa thuận Bretton Woods. Tuy nhiên, hệ thống Bretton Woods đã chấm dứt hoàn toàn vào thập kỷ 1970, mang đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường kinh tế lúc bấy giờ. Vào năm 2000, tỷ giá đồng franc Thụy Sĩ đã chính thức được kết nối với giá vàng.
Những đặc điểm đặc trưng của đồng franc Thụy Sĩ – đồng CHF
Khi đã nắm được những nội dung trên, hãy cùng tìm hiểu một số nét đặc trưng của đồng tiền thú vị này:
- Trên thị trường ngoại hối quốc tế, CHF còn có một tên gọi khác là “swissie”.
- Đồng CHF có mức độ phổ biến trong top 10 tiền tệ thế giới với vị trí thứ 7.
- Ngoài Thụy Sĩ, CHF còn chính thức được sử dụng song song như một đồng tiền pháp định ở Lichtenstein và khu tự trị Campione d’Italia.
- CHF chính thức trở thành đồng tiền pháp định vào năm 1850, sau khi Hiến pháp mới của Thụy Sĩ quy định việc phát hành tiền tệ chỉ thuộc thẩm quyền của Chính phủ Liên bang. Tháng 5/1980, đồng CHF đầu tiên đã ra đời và được sử dụng rộng rãi cho đến hiện tại.
- Giá trị của CHF từng được liên kết với bạc trong giai đoạn 1865-1920 trước khi đổi sang dùng vàng làm tài sản dự trữ vào thời kỳ 1970 – 2000.
- CHF đang là đồng franc duy nhất trên thị trường châu Âu, do các quốc gia khác đã chuyển qua sử dụng đồng tiền chung Euro.
- CHF được xem là đồng tiền mạnh và ổn định, được xem là loại “tiền tệ trú ẩn” an toàn cho các nhà đầu tư.
- Thụy Sĩ phát hành đồng franc với 6 mệnh giá: 10, 20, 50, 100, 200 và 1000 franc. Trong đó, tờ 1000 franc mới được ra đời và phát triển gần đây (năm 2019). Đây là đồng tiền có giá trị lớn nhất tại Thụy Sĩ với giá trị quy đổi bằng 1132 USD hoặc 930 Euro (căn cứ vào tỷ giá 2020).
- Đồng CHF phổ biến là tiền xu với 7 mệnh giá: 5, 10, 20, 50 centime, 1, 2 và 3 franc. Giá trị quy đổi 1 franc sẽ bằng 100 centime.
- Đồng tiền CHF được xếp vào danh sách những đồng tiền khó làm giả nhất thế giới. Năm 2019 chỉ ghi nhận 982 vụ tiền giả được phát hiện tại Thụy Sĩ. Qua những năm tiếp theo, con số này liên tục giảm, mang đến những dấu hiệu tích cực.
Vì sao đồng tiền CHF trở nên có giá trị trong những năm gần đây ?
Những cặp tiền tệ trên thế giới luôn được định giá theo cặp. Vì vậy mà chúng luôn được các nhà giao dịch so sánh để biết đâu là cặp tiền tệ yếu và mạnh trên thị trường. Trong nhiều năm gần đây, CHF đã tăng giá so với USD và EUR. Một trong những lý do ảnh hưởng đến sự thay đổi này đến từ chính sách của FED và cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu.
Để hiểu rõ hơn lý do tại sao CHF lại tăng giá, bài viết sẽ phân tích dựa trên sự kiện tài chính ngày 15/1/2015. Vào thời điểm này, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đột ngột quyết định loại bỏ việc liên kết đồng franc Thụy Sĩ đồng tiền chung châu Âu – EUR. Tỷ giá cố định của hai đồng tiền lúc này là 1,2. Nghĩa là 1 Euro sẽ đổi được 1,2 Franc Thụy Sĩ.
Bài viết sẽ phân tích sự kiện tài chính trước khi quyết định ngưng liên kết này diễn ra. Lúc này, giá trị đồng franc vẫn được duy trì ổn định so với euro bằng tỷ giá cố định (1 CHF = 1,2 EUR.)
Vào năm 2011, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng đồng Euro 2008, hầu hết các nhà đầu tư tài chính đều tìm kiếm một đồng tiền mạnh mẽ và ổn định. Lúc này, các nhà đầu tư nhận thấy giá trị tiềm năng của đồng tiền Franc Thụy Sĩ. Họ thấy được đây là đồng tiền dự trữ phù hợp thông qua hoạt động ổn định của chính phủ cùng với hệ thống tài chính đầy chặt chẽ. Bởi vì lượng mua vào quá lớn khiến giá trị đồng Franc Thụy Sĩ tăng nhanh chóng. Điều này đã trở thành mặt tối của Thụy Sĩ khi giá hàng hóa cao hơn, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Ở thời điểm nhạy cảm này, FED đưa ra chính sách tăng lãi suất đã khiến đồng EURO mất giá. Thêm vào đó, ECB cũng đưa ra chương trình nới lỏng định lượng càng làm giá trị đồng EURO giảm sút. Khi EURO suy yếu, SNB buộc phải phát hành thêm nhiều CHF để mua euro nhằm giữ tỷ giá được quy định.
Hành động phát hành tiền mới liên tục khiến chính phủ lo lắng về vấn đề siêu lạm phát. Không chỉ nhà đầu tư mà người dân cũng đã nhận ra được vấn đề này và liên tục đặt câu hỏi về hành động bất hợp lý của SNB. Sự kiện này đã chính thức trở thành “mồi lửa” cuối cùng, phá vỡ sự liên kết của hai đồng tiền trong tình hình kinh tế đầy biến động hiện tại. Vì vậy, SNB dã chính thức đưa ra quyết định bỏ liên kết đồng tiền nội tệ với đồng Euro vào năm 2015.
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, chính phủ và các tổ chức lớn luôn dự trữ một lượng vàng và đồng tiền ngoại tệ mạnh. Trong những đồng ngoại tệ trên thế giới hiện nay, USD vẫn là đồng tiền dự trữ chủ đạo. Tuy nhiên, với tình trạng giảm sút độ an toàn của đồng bạc xanh gần đây, CHF đã nổi lên như một kênh trú ẩn an toàn hơn.
Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, vấn đề cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn luôn là điều mà họ luôn hướng tới. Trái phiếu là tài sản đáp ứng được vấn đề an toàn nhưng lợi nhuận không hấp dẫn. Cổ phiếu mang đến lợi nhuận nhưng rủi ro mất trắng cũng rất cao. Vì vậy mà những nhà đầu tư này thường tìm đến những tài sản đáp ứng được cả hai yếu tố trên để đầu tư. Điển hình như: vàng, đồng tiền xanh USD hay gần đây là franc Thụy Sĩ.
Như vậy, có thể nói rằng CHF hiện đang là một đồng tiền đầy lợi thế khi mang lại tiềm năng sinh lời lớn nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định trong bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi như hiện tại.
Những ảnh hưởng của nền móng kinh tế và chính trị đối với sự phát triển của đồng tiền CHF
Để giải thích sức mạnh và sự ổn định của đồng tiền CHF, bạn cần tìm hiểu về những điều kiện liên quan đến sự phát triển kinh tế và nền chính trị hiện tại của Thụy Sĩ. Cụ thể:
- Thứ nhất, Thụy Sĩ có nền kinh tế vững mạnh với tốc độ tăng trưởng ổn định. Quy mô dân số nhỏ, tài nguyên phong phú và chính sách đầu tư phù hợp giúp kinh tế Thụy Sĩ ổn định bền vững. Hiện tại, Thụy Sĩ đang là chủ nợ lớn thứ 7 của Mỹ, cho thấy sự vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia. (Dẫn chứng theo số liệu tháng 6/2018).
- Thứ hai, thu nhập luôn vượt chi tiêu giúp Thụy Sĩ không rơi vào thâm hụt và tự chủ được tiền tệ. Kinh tế Thụy Sĩ vẫn chưa có chính sách đầu tư quá lớn trong tương lai, đảm bảo nguồn vốn quốc gia hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Thứ 3, CHF được xem như giải pháp thay thế vàng trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Điều này được các nhà đầu tư phát hiện thông qua sự ổn định của đồng tiền từ thời kỳ thế giới bùng phát lạm phát.
- Thứ 4, Thụy Sĩ có hệ thống tiền tệ riêng biệt. Khác với các nước khác thường dựa vào lượng vàng dự trữ để quyết định lượng phát hành tiền, Thụy Sĩ có thể phát hành bổ sung lượng CHF tùy ý mà không bị ràng buộc bởi dự trữ vàng. Điều này cho phép SNB thao túng lượng cung tiền linh hoạt hơn.
- Thứ 5, giá trị nợ công của Thụy Sĩ tương đối thấp. Đây là lợi thế vượt trội trong kinh tế của quốc gia này. Kèm với đó, nền kinh tế vừa và nhỏ của Thụy Sĩ ít phụ thuộc vào nguồn vốn quốc tế, đồng thời không có thâm hụt ngân sách giúp CHF khó bị tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Ngoài năm yếu tố trên, nhà đầu tư cũng cần chú ý đến những yếu tố khác như: GDP bình quân cao, tỷ lệ lao động cao, lĩnh vực tài chính giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế,…. Những yếu tố này đã trực tiếp giúp CHF trở thành đồng tiền đầu tư an toàn như hiện nay.
Khi đã hiểu rõ về ảnh hưởng từ yếu tố kinh tế trên, hãy cùng tìm hiểu về Thụy Sĩ thông qua khía cạnh chính trị và các yếu tố ngoại tác quốc tế. Cụ thể như sau:
- Đế chế Nga đã kiếm lợi nhuận hàng tỷ đô la Mỹ thông qua hoạt động xuất khẩu dầu khí. Trước đây, số tiền này được quy đổi thành những tài sản như: chứng khoán, USD và Vàng. Tuy nhiên, Nga đang chịu các đợt trừng phạt liên tiếp từ phương Tây trong nhiều năm gần đây. Vì vậy mà xứ sở Bạch Dương đang tìm kiếm và lựa chọn một tài sản dự trữ ổn định và an toàn hơn. Kết quả, cả chính phủ Nga lẫn giới đầu tư đều chọn CHF làm dòng tiền dự trữ cho thời điểm này thay vì USD hay vàng như trước.
- Một sự kiện nữa đã nâng tầm giá trị của đồng CHF đó là khủng hoảng nợ châu Âu 2009 – 2013. Lượng tiền đáng kể của các nhà đầu tư châu Âu đã chảy vào đồng CHF với mục đích dự trữ với mục đích bảo toàn giá trị tài sản của họ.
- Sự kiện khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 cũng là sự kiện mà các nhà đầu tư chuyển mục tiêu dự trữ từ đồng USD sang CHF.
Sự kiện này đã khiến đồng CHF tăng giá mạnh mẽ so với các đồng tiền khác. Trong vòng vài giờ sau khi SNB tuyên bố loại bỏ tỷ giá cố định, đồng CHF đã tăng trưởng một cách ấn tượng. Trong đó, đồng tiền Franc Thụy Sĩ đã tăng trưởng vượt trội so với đồng EUR và đồng USD với tỷ số lần lượt là 30% và 25%. Động thái của SNB đã kéo theo những hệ lụy tiêu cực đối với các nhà đầu tư trên thị trường. Cụ thể, những nhà môi giới ngoại hối không theo kịp thị trường và phải tạm dừng hoạt động.
Nhìn chung, đồng tiền CHF quan trọng như vậy là vì các nhà đầu tư thế giới tin tưởng đây là đồng tiền dự trữ ổn định và an toàn. Bên cạnh đó, những yếu tố kinh tế năm 2015 đã vô hình chung tác động tích cực đến đồng tiền CHF, giúp đồng franc Thụy Sĩ trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi tìm kiếm “đồng tiền trú ẩn” khỏi biến động kinh tế và chính trị.
Giải thích lý do Thụy Sĩ không đồng nhất đồng tiền fiat là đồng Euro
Thụy Sĩ là đồng tiền nằm trong khu vực châu Âu nhưng không lưu hành đồng tiền chung mà sử dụng đồng tiền Franc riêng của mình. Điều này trái ngược với quan điểm rằng các nước châu Âu đều thống nhất đơn vị tiền tệ duy nhất là Euro.
Sự thật là Thụy Sĩ không phải thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Mặc dù quốc gia này có địa hình giáp biên giới với các nước lớn như Pháp và Đức. Tuy nhiên, Thụy Sĩ đã từng có 59% phiếu voted không tham gia EEA trong cuộc khảo sát vào năm 1992.
Trong giai đoạn 1992-2002, Thụy Sĩ đã ký nhiều thỏa thuận với EU để đảm bảo quyền đi lại tự do cho công dân của mình. Ngoài ra, EU là đối tác thương mại lớn nhất của Thụy Sĩ, các mối quan hệ về kinh tế-thương mại đã được hai bên đàm phán và ký kết. Theo đó Thụy Sĩ được quyền tham gia thị trường chung nếu như đồng ý các quy định cụ thể từ phía Liên minh châu Âu.
Việc không tham gia Liên minh châu Âu là một phần lý do giải thích việc không sử dụng đồng tiền Euro của nước này. Do đó, đồng CHF là tiền tệ chính thức duy nhất của Thụy Sĩ và EUR được mặc định là đồng tiền ngoại tệ trong lãnh thổ quốc gia này.
Đứng trước câu hỏi “ EUR có phổ biến tại Thụy Sĩ hay không?” Bài viết sẽ giải thích ngay sau đây:
Hiện tại, nền kinh tế Thụy Sĩ vẫn cho phép sử dụng EUR trong các hoạt động mua bán trong nước. Bởi vì là đồng tiền ngoại tệ nên sẽ đi kèm với một vài hạn chế cần phải chấp nhận. Điển hình như sử dụng tiền EURO để mua hàng nhưng sẽ bị nhận lại tiền thừa bằng đồng Franc Thụy Sĩ. Đồng tiền quy đổi giữa EUR và CHF sẽ được định giá bằng tỷ giá ngày giao dịch.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng đồng USD không được thực hiện thanh toán tại Thụy Sĩ. Nếu muốn thực hiện các giao dịch mua bán, bạn cần phải quy đổi sang đồng Franc nội địa hoặc đồng EUR của Liên Minh Châu Âu.
Ví dụ minh họa về cặp tiền có chứa CHF và những bài học thực tiễn
Để trở thành một Trader chuyên nghiệp, bạn cần phải đáp ứng được yếu tố chuyên nghiệp trong lĩnh vực thị trường. Nghĩa là bạn cần phải có kiến thức sâu sắc về thị trường cùng những đồng tiền CHF. Thông qua quá trình tìm hiểu sức mạnh và vai trò của đồng tiền dự trữ CHF, nhà đầu tư sẽ có góc nhìn mới hơn về ngoại hối. Từ đó cũng có kinh nghiệm hơn trong việc Trading thực tiễn.
Đầu tiên, các nhà giao dịch cần hiểu rằng Franc Thụy Sĩ là đồng tiền được định giá tốt. Trong nhiều năm liên tục, tỷ giá EURCHF liên tục giảm, cho thấy đồng CHF đang ngày càng mạnh hơn so với đồng EUR.
Thời điểm 2008 đến hiện tại, tỷ giá EURCHF sụt giảm liên tục và có trường hợp giảm mạnh mẽ. Điều này càng thêm khẳng định sức mạnh của đồng CHF so với đồng tiền chung của EU. Mặc dù những năm gần đây, giá trị cặp tiền EURCHF đã duy trì ổn định hơn nhưng vẫn không xuất hiện đợt tăng mạnh nào. Thông tin này cho thấy sức mạnh của đồng CHF vẫn luôn ổn định trong nhiều năm và có khả năng kéo dài trong tương lai.
Từ những nội dung trên, có thể kết luận rằng, việc mua EURCHF không phải là một lựa chọn lý tưởng khi đầu tư dài hạn. Vì giá trị đồng CHF đang có phần vượt trội hơn so với EUR, dẫn đến việc tỷ giá luôn duy trì trong xu hướng giảm hoặc đi ngang bằng. Thay vào đó, nhà giao dịch nên xác định cơ hội thích hợp để bán cặp tiền này khi giá tăng và tiếp cận vùng kháng cự cứng.
Với những cặp tiền ngoại tệ khác có CHF, nhà đầu tư cũng có thể quan sát sự tăng giảm của cặp tiền qua từng thời điểm và đưa ra quyết định dựa trên về sức mạnh của đồng CHF so với các đồng tiền khác.
Đặc điểm quan trọng mà Trader Forex liên tục nhắc đến đó là vai trò dự trữ của đồng tiền CHF. Ý nghĩa của đồng tiền dự trữ đó là, khi thế giới trải qua những biến động kinh tế – tài chính mạnh mẽ, nhu cầu mua đồng CHF sẽ đột ngột tăng mạnh.
Nhà đầu tư có thể phân tích ví dụ sau đây để minh chứng cho điều này:
Trong thời gian tháng 2 – tháng 3/2022, Nga và Ukraina đã phát động chiến tranh. Thông qua biểu đồ biểu diễn sự tăng giảm của cặp tiền tệ EURCHF trong khoảng thời gian này, nhà giao dịch có thể nhận thấy những điểm như sau:
- Khối lượng giao dịch gia tăng đột ngột.
- Tỷ giá giảm mạnh, thể hiện sức mạnh của CHF trong tình huống này.
Thường thì trong những tình huống khẩn cấp, điển hình như cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, nhà đầu tư đi theo xu hướng mua đồng tiền CHF để đảm bảo an toàn tài chính.
Diễn biến tương tự của cặp tiền FBPCHF cũng được hiển thị qua biểu đồ dưới đây:
Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể khi nhà đầu tư quan sát cặp tiền USDCHF bới hai cặp tiền EURCHF và GBPCHF vừa được nêu trên. Mặc dù khối lượng giao dịch lớn, nhưng tỷ giá của USDCHF chỉ dao động ngang. Hiện tượng này phát sinh từ sự đặc biệt của đồng tiền xanh USD – một đồng tiền cũng được là tài sản dự trữ của nhiều quốc gia trong hàng chục thập kỷ. Trong trường hợp thị trường biến động, nhà đầu tư thường chuyển hướng mua cả USD và CHF, bởi không chỉ CHF mà USD cũng là đồng tiền an toàn ở thời điểm hiện tại.
Chính vì vậy mà khi xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư thường đi theo xu hướng mua đồng thời hai loại tiền tệ này. Vì vậy mà tỷ giá của cặp tiền này ít biến động hơn mặc dù volume giao dịch tăng mạnh mẽ.
Tóm lại, nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội mua vào đồng CHF để đối phó thị trường trong thời kỳ biến động mạnh mẽ. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải chú ý đến đồng tiền còn lại trong cặp, vì có thể có thể di chuyển thuận chiều với CHF, mang đến biểu đồ đi ngang hoặc gây ra trường hợp giá đi ngược lại với dự kiến ban đầu. Vì vậy, để có một giao dịch đầu tư sáng suốt, các Trader cần xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng trước khi đưa ra quyết định giao dịch.
Những điều cần ghi nhớ khi giao dịch đồng Franc Thụy Sĩ trên thị trường
Qua định nghĩa tiền CHF của nước nào và những câu hỏi liên quan về đồng CHF, nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ vai trò của đồng CHF là gì để xác định chiến lược thích hợp trên thị trường ngoại hối.
Mặc dù điều này có vẻ đơn giản, nhưng việc biết bạn đang giao dịch với đồng tiền nào là quan trọng để tránh rủi ro không cần thiết. Một nhà giao dịch không hiểu rõ về đồng CHF có thể dễ dàng đưa ra quyết định giao dịch không chín chắn. Ví dụ như một nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm quyết định giao dịch cặp tiền USDCHF một cách ngẫu nhiên và không biết đến những rủi ro nó có thể mang lại. Điều này có thể mang đến thành công, nhưng thường kết quả trả về là thất bại vì bạn không hiểu được lệnh giao dịch của mình. Do đó, tìm hiểu về đồng tiền mà bạn đang giao dịch là một nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ nhà giao dịch chuyên nghiệp nào cũng cần đáp ứng tốt.
Nguyên tắc “Chỉ đầu tư vào những gì bạn hiểu” là một lời khuyên sáng tạo mà nhiều nhà đầu tư thành công tuân thủ. Vậy nên, hãy nắm rõ thông tin về các đồng tiền phổ biến và tìm hiểu nền kinh tế đứng sau chúng là cơ sở vững chắc để Traders có những quyết định giao dịch thành công.
Nói về đặc điểm của đồng CHF, nhà giao dịch cần làm rõ một điều rằng đây là đồng tiền mạnh trong tất cả các loại tiền tệ khác trên thế giới. Điều này được thể hiện qua việc tỉ giá CHF luôn cao hơn so với USD trong nhiều năm gần đây. Biểu đồ về cặp tiền USDCHF sẽ là minh chứng hữu ích để Traders nhận thấy được điều này:
Từ 2003-2004 đến hiện tại, tỷ giá USDCHF hầu như không tăng, ngược lại, cặp tiền tệ này luôn trong xu hướng giảm dài hạn. Có những thời điểm cặp tiền USDCHF đã giảm mạnh mẽ. Sự sụt giảm này chính là bằng chứng thuyết phục về việc CHF đang có vị trí cao hơn so với USD. Trong nhiều năm đổ lại đây, tỷ giá luôn thấp hơn 1, nghĩa là CHF đang vượt trội hơn hẳn so với USD.
Từ những quan sát này, có thể suy luận rằng, không nên mua USDCHF để đầu tư dài hạn. Bởi giá trị của CHF thường không có biến động nhiều và luôn duy trì mức tăng hơn hẳn so với USD.
Một điều cần lưu ý nữa là khi tỷ giá USDCHF quay lại mức 1, đây là dấu hiệu của một mức giá cao và nhà giao dịch nên tận dụng cơ hội để bán xuống. Bởi trong 3 năm gần đây (bắt đầu từ 2019), đồng CHF vẫn luôn vượt trội hơn so với USD, đồng nghĩa với việc tỷ giá cặp tiền USDCHF luôn nằm dưới ngưỡng 1. Nếu cặp tiền này kéo dài, đây sẽ là một biến động cần phải chú ý.
Tất cả những điều trên chỉ mang tính chất tham khảo để anh em Trader có cái nhìn tổng quan hơn. Trong thực tế, để đưa ra quyết định giao dịch hợp lý, nhà giao dịch cần phải xem xét và phân tích kỹ lưỡng hơn, đồng thời xem xét trên nhiều góc nhìn khác nhau.
Ngoài ra, khi đã hiểu biết đồng CHF là tiền gì, nhà đầu tư có thể mở rộng nghiên cứu về nền kinh tế Thụy Sĩ để nhận định giá trị thực tế của đồng tiền này. Từ đó phân tích cùng các đồng tiền khác để tìm ra cặp tiền phù hợp có yếu tố đồng franc Thụy Sĩ.
Trong nền kinh tế đầy biến động và thách thức, nhà đầu tư cần phải hiểu được CHF là đồng tiền nước nào để bảo toàn giá trị vốn cá nhân. Bởi đồng Franc Thụy Sĩ đang được biết là đồng tiền an toàn, được đảm bảo bởi hệ thống tài chính ổn định và chính sách phát triển toàn diện. Với những đặc điểm riêng biệt, CHF chính là chủ đề hấp dẫn và mới mẻ đối với những nhà đầu tư đang tìm kiếm đồng tiền dự trữ thay thế cho Vàng và USD. Điều này cũng có nghĩa là nhà đầu tư cần hiểu biết sâu sắc về đồng CHF và nền kinh tế Thụy Sĩ để có những quyết định đầu tư thông minh khi thị trường thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng.
Xem thêm:
Đồng NZD là tiền nước nào? Những chính sách điều tiết thị trường kinh tế
Những thông tin cần nắm rõ về đồng tiền Yên Nhật – JPY là gì?
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.