Charlie Munger là ai? Ông được biết đến là Phó Chủ tịch của các doanh nghiệp tầm cỡ thế giới như Berkshire Hathaway Inc. Bên cạnh đó, Charlie Munger là một cánh tay hỗ trợ rất nhiều cho Warren Buffett, huyền thoại đầu tư tài chính một thời. Vậy Charlie Munger đã có những thành tựu gì? Chúng ta sẽ học hỏi được điều gì từ người này? Cùng Trader Forex tìm hiểu mọi thông tin về Charlie Munger.
Charlie Munger là ai?
Charlie Munger được đánh giá là người sở hữu bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông ra đời vào năm 1924, là Phó Chủ tịch của doanh nghiệp nổi tiếng Berkshire Hathaway và là cánh tay phải của Warren Buffett.
Từ năm 1984 đến 2011, Charlie Munger đã giữ chức chủ tịch của tập đoàn Wesco Financial Corporation. Đồng thời cũng là chủ tịch của Daily Journal Corporation, trụ sở ở Los Angeles, California và kiêm luôn cả giám đốc của Costco Wholesale Corporation.
Tổng quan về cuộc đời của Charlie Munger
Tiếp theo, chúng ta cùng đi sâu để hiểu rõ hơn về con người của Charlie Munger. Sau khi đọc qua Charlie Munger là ai phía trên, những gì mà ông đã làm, nhiều bạn sẽ nghĩ rằng là vì ông có một nền tảng tốt, tuy nhiên mọi thứ lại khác hoàn toàn.
Vậy cụ thể, điều gì đã làm nên một Charlie Munger tài giỏi? Cùng theo dõi ngay bên dưới.
Hoàn cảnh gia đình
Không có nhiều thông tin về Charlie Munger cũng như về gia đình của ông, trên cả sách báo cũng ít nhắc đến.
Charlie Munger sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 1924 tại Omaha, Nebraska, Hoa Kỳ. Ông là con trai của Florence Munger và Alfred C. Munger và cả hai đều đã qua đời.
Ông nội của ông là Thomas Charlie Munger, thẩm phán tòa án quận và là người đại diện của tiểu bang Mỹ.
Thời thiếu niên
Charlie Munger khi còn là thanh niên đã làm việc cho Buffett & Son, một cửa hàng tạp hóa do ông nội của Warren Buffett làm chủ.
Charlie thích nuôi chuột đồng và trao đổi với các đứa trẻ khác. Đây cũng là một thông lệ đầu tiên trong đàm phán.
Tại trường trung học, Charlie là đội trưởng đội súng trường varsity. Vào đầu năm 1943, ông thực hiện nghiên cứu toán học tại Đại học Michigan. Đến năm 19 tuổi, ông bỏ học và tham gia Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ. Tuy không có bằng đại học nhưng Charlie Munger đã nhận được quân hàm Thiếu úy.
Học vấn
Charlie Munger tham gia chiến tranh thế giới thứ II, ông học ngành khí tượng học tại Caltech ở Pasadena, California, thành phố sau này là quê hương của ông.
Trong lúc ông đang theo học đại học với các khóa nâng cao khác nhau, ông cũng không lấy bằng đại học. Bằng chứng là khi Munger cố gắng để đăng ký học trường Luật Harvard.
Sau cùng, với sự hỗ trợ của Roscoe Pound, cựu trưởng khoa Luật Harvard và có quen biết với gia đình Munger, ông đã đăng ký thành công. Charlie Munger đã cố gắng học tập và lấy được bằng tốt nghiệp xuất sắc với bằng JD năm 1948.
Hôn nhân
Khi đang học ở Caltech năm 1945, ông kết hôn với bà Nancy Huggins, con gái của Frederick R. Huggins và Edith M. Huggins. Gốc của bà là người Pasadena, từng là bạn chung phòng với em gái của ông tại Scripps College.
Sau khi kết hôn, họ đã có với nhau 3 người con, một là Wendy Munger (cựu luật sư doanh nghiệp, người được ủy thác của Đại học Stanford và Thư viện Huntington, hai là Molly Munger (luật sư dân quyền và người tài trợ cho lá phiếu sáng kiến tăng thuế California cho giáo dục công cộng). Thứ ba là Teddy Munger (qua đời vào năm 9 tuổi do bệnh bạch cầu).
Cuộc hôn nhân này đã tan vỡ và Charlie Munger tái hôn trong vòng vài năm sau đó. Ông tái hôn với bà Nancy Barry, con gái của David Noble Barry Jr. và Emilie Hevener Barry. Tiếp đó, ông có thêm bốn người con là nhà vật lý và nhà hoạt động Đảng Cộng hòa Charles T. Munger Jr., Emilie Munger Ogden, Barry A. Munger và Philip R. Munger và hai người con riêng: William Harold Borthwick và David Borthwick.
Ngày 22 tháng 7 năm 2002, người vợ ban đầu của ông là Nancy Huggins Freeman đã qua đời do bệnh ung thư. Lúc này bà tròn tuổi 76.
Ngày 6 tháng 2 năm 2010, người vợ thứ hai của ông là Nancy Barry Munger cũng qua đời tại nhà riêng tuổi 86.
Giải thưởng
Charlie Munger đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá như lọt top danh sách tỷ phú thường niên của Forbes. Cụ thể, ngày 5 tháng 3 năm 2019, Charlie Munger đứng xếp hạng thứ 1425 trong danh sách tỷ phú hàng năm của tạp chí Forbes với giá trị tài sản thực tế là 1,6 tỷ USD.
Quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp của Charlie Munger
Chắc chắn nhiều bạn sẽ quan tâm đến việc Charlie Munger đã làm gì trong suốt cuộc đời của mình. Với đầu óc nhạy bén của mình, các kỹ năng do ông tự trau dồi cho bản thân đã giúp ông cứng cáp và tự tin hơn với những gì mà ông đã làm.
Sau đây là hành trình xây dựng và phát triển sự nghiệp từ con số 0 của Charlie Munger.
Chức vụ nắm giữ
Charlie Munger nằm trong Cục Hỗ trợ Pháp lý Harvard. Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, ông là Phó chủ tịch của doanh nghiệp nổi tiếng Berkshire Hathaway, và với vai trò là cánh tay đắc lực cho Warren Buffett.
Munger cũng nắm chức chủ tịch nhà xuất bản tờ báo Daily Journal Corp. Đồng thời, là thành viên của hội đồng quản trị nhà bán lẻ Costco.
Thành tựu đạt được
Trong khoảng thời gian đi học đại học và hoạt động trong quân đội, Charlie Munger đã học được một kỹ năng đó là chơi bài.
Ở California, Charlie Munger mở công ty luật về bất động sản do ông làm chủ. Vì đã có kỹ năng chơi bài khi còn ngồi trong môi trường đại học và quân đội, ông đã sử dụng khả năng của mình để tham gia vào các kế hoạch đầu tư.
Chỉ trong một thời gian ngắn, ông không hoạt động ngành luật nữa mà tập trung tất cả vào đầu tư, và đây cũng là cách để ông kiếm được nhiều tiền nhất.
Charlie Munger đến California và sống cùng gia đình của mình, tại đây ông bắt đầu làm việc cho doanh nghiệp luật Wright & Garrett. Tiếp đó, ông đã thành lập Munger, Tolles & Olson LLP, một doanh nghiệp bất động sản.
Munger và Jack Wheeler phát triển công ty đầu tư Wheeler, Munger, and Company, niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Bờ biển Thái Bình Dương. Vào năm 1973, doanh nghiệp đã lỗ lũy kế 32% và 31% trong năm 1974. Năm 1976, ông buộc phải giải thể công thể.
Từ năm 1962 đến năm 1975, Charlie Munger điều hành một doanh nghiệp hợp danh đầu tư của chính mình.
Trong bài tiểu luận năm 1984, “Những nhà đầu tư siêu hạng của Graham và Doddsville”, Buffett đã viết rằng từ năm 1962 đến 1975, lợi nhuận gộp hàng năm của doanh nghiệp hợp danh đầu tư của Munger là 19,8%, trong khi chỉ số Dow tăng giá hàng năm là 5,0%.
Charlie Munger và Warren Buffett gặp nhau trong một lần tiếp xúc chung vào năm 1959 ở Omaha, Nebraska.
Hai người nhanh chóng kết nối và nhận ra rằng cả hai đều từng làm việc trong cửa hàng tạp hóa của ông nội Buffett khi ông còn là một thiếu niên.
Họ chưa từng gặp nhau vào thời gian đó vì Munger lớn hơn Buffett sáu tuổi. Munger nắm vững kỹ năng đầu tư của mình, và nhanh chóng hợp tác đầu tư với Buffett, và sau đó trở thành cố vấn đầu tư của ông.
Năm 1978, ông được thăng chức làm Phó chủ tịch của Berkshire Hathaway và đã làm việc với Buffett kể từ đó. Ông được cho là “cánh tay phải” của Buffett. Còn bản thân Buffett coi ông là một đối tác.
Là cánh tay đắc lực của Buffett, Munger giữ trách nhiệm quan trọng trong việc phát triển của Berkshire thành một doanh nghiệp cổ phần có giá trị vốn hóa thị trường khủng lên đến 700 tỷ USD.
Với chức vụ là Phó chủ tịch, Munger cũng kiêm luôn việc kiểm soát cho toàn bộ các tài sản, gồm những thứ mà Buffett gọi là “bốn người khổng lồ” của Berkshire, tức bốn khoản đầu tư chiếm đa số giá trị của Berkshire. Cụ thể:
1)“Thả nổi bảo hiểm” từ các doanh nghiệp bảo hiểm con
2) Apple, Inc;
3) BNSF (Burlington Northern Santa Fe Corporation);
4) BHE (Berkshire Hathaway Energy).
Từ năm 1984 đến năm 2011, ông giữ chức Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Tập đoàn tài chính Wesco, hiện tại là doanh nghiệp con thuộc toàn bộ sở hữu của Berkshire Hathaway. Trụ sở chính đặt tại Pasadena, nó hoạt động gồm ba hạng mục chính: bảo hiểm, cho thuê đồ nội thất và dịch vụ thép.
Bên cạnh là Phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, Munger còn là chủ tịch của Daily Journal Corporation và giám đốc của Costco Wholesale Corporation.
Charlie Munger cũng nắm chức chủ tịch của Wesco Financial Corporation, một doanh nghiệp con của Berkshire Hathaway. Wesco hình thành với chức năng là một hiệp hội tiết kiệm, cho vay và mở rộng thành kiểm soát Precision Steel Corp., CORT Furniture Leasing, Kansas Bankers Surety Company và các liên doanh khác.
Charlie Munger cũng hỗ trợ Wesco phát triển danh mục đầu tư vốn cổ phần trị giá trên 1,5 tỷ USD. Danh mục vốn cổ phần chính của Wesco gồm có Coca-Cola, American Express , Wells Fargo và Proctor & Gamble.
Tại cuộc họp cổ đông hằng năm của Wesco, Charlie Munger được biết đến là người nói chuyện hàng giờ liền với các cổ đông và nói đùa về thần tượng của ông, Benjamin Franklin, sẽ hành động như thế nào trong những trường hợp cụ thể.
Làm từ thiện
Khi nói về Charlie Munger là ai, ông không những là một chuyên gia đầu tư mà ông còn mang đến cho nhân loại những sự đóng góp vô cùng tuyệt vời.
Charlie Munger đã làm từ thiện trong suốt quỹ thời gian của mình. Ông tập trung làm từ thiện vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cộng đồng Los Angeles.
Munger đã ủng hộ hơn 110 triệu USD cho Đại học Michigan (khoản quyên góp khủng nhất trong lịch sử trường đại học) để xây dựng trung tâm sau đại học (trong đó 10 triệu USD được dùng trực tiếp cho tài trợ học bổng nghiên cứu sinh).
Ông ủng hộ 65 triệu USD cho khoa vật lý lý thuyết tại Đại học của Santa Barbara (UCSB), ngày tiếp theo, ông quyên góp 200 triệu USD khác cho UCSB và khoản quyên góp 20 triệu USD cổ phiếu Berkshire Hathaway hạng A cho Đại học Nam Carolina Beaufort.
Lý do mà Munger quyên góp 110 triệu USD để xây dựng một tòa nhà sau đại học tại Đại học Michigan nhằm khuyến khích trao đổi ý kiến giữa các sinh viên cao học thuộc các ngành khác nhau, vì ông thấy rất ít sự kết nối giữa các sinh viên thuộc các lĩnh vực khác nhau khi học luật tại Harvard.
Charlie Munger đã tặng 65 triệu USD cho khoa vật lý lý thuyết của Santa Barbara để xây dựng một khu nhà 61 giường cho các nhà vật lý đến thăm và trao đổi ý kiến. Munger cho biết sự đóng góp của ông ấy rất có lợi bởi vì:
UCSB cho đến hiện tại là chương trình thăm quan quan trọng nhất của các nhà vật lý trên thế giới. Các nhà vật lý top đầu đến trường thường xuyên để kết nối, phát triển những điều mới và trao đổi ý tưởng.
Vào tháng 3 năm 2016, Charlie Munger đã ủng hộ thêm 200 triệu USD cho UCSB để xây dựng một ký túc xá mới trong khuôn viên của họ, mà ông cũng cho biết khoản tiền sẽ được dùng với mục đích xây dựng một “trường đại học dành cho những sinh viên giỏi nhất toàn cầu.”
Các quỹ sẽ phát triển hai dự án nhà ở sinh viên trên khu đất 28 mẫu, nơi có các ký túc xá hiện tại. Các ký túc xá sẽ gồm hai tòa nhà sáu tầng và dự kiến sẽ giảm khoảng 60% chi phí nhà ở cho sinh viên theo học tại đây.
Charlie Munger cũng có sự quyên góp lớn cho Đại học Stanford, Trường Bách khoa ở Pasadena, California Harvard -Westlake, và các tổ chức học thuật khác mà trước đó ông và gia đình đã tham gia.
Ông cũng đã đề cập đến việc tập trung đến các dự án đóng góp trực tiếp vào tổ chức giáo dục hoạt động trong phạm vi cộng đồng Los Angeles thông qua tặng quà cho Thư viện Huntington và YMCA Los Angeles.
Xuất bản sách
Bên cạnh những chức vụ, hoạt động bên trên của Charlie Munger, ông còn viết sách và là tác giả của những cuốn best seller. Trong đó, bạn có thể tìm đọc một cuốn sách rất hay của ông:
“Tâm lý của sự đánh giá sai lầm của con người”: Cuốn sách tóm tắt lại bài phát biểu của Charlie Munger, qua đó có thể thấy được sự khôn ngoan mà ông muốn truyền đạt cho các thế hệ sau, nói về khuôn mẫu phi lý trong hành vi của cộng đồng.
Ông đã phân tích được 25 xu hướng vận dụng tâm lý học trong các tương tác giữa con người để lý giải cho nguyên nhân gây ra sai lầm thường gặp của con người.
Trong bài phát biểu có tầm nhìn xa trông rộng năm 1995 cho các sinh viên Harvard, Charlie Munger đã nhận thấy những điều phi lý này của con người và kết nối tâm lý học với kinh doanh đi trước thời đại.
Ngành nghề này hiện tại đã trở thành một lĩnh vực nổi bật và phổ biến trong nghiên cứu kinh tế học hành vi và tài chính.
Phong cách đầu tư của Charlie Munger
Là đối tác kinh doanh của Chủ tịch Berkshire Hathaway Warren Buffett, câu hỏi về Charlie Munger là ai cũng giống như bất kỳ bộ phim truyền hình Mỹ nào.
Là đối tác kinh doanh của Warren Buffett, chủ tịch Berkshire Hathaway, có thể thấy Charlie Munger là một người trung thực, siêng năng làm việc, sẵn sàng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống để trở thành một phiên bản mà ai cũng muốn trở thành.
Tuy nhiên, không phải là do ước mơ đã giúp Munger có sức mạnh để thành công mà là nhờ vào sống có kỷ luật, kiên trì, quyết đoán chiếm phần lớn trong hành trình trở thành một nhà đầu tư tài ba.
Nguyên tắc đầu tư của Charlie Munger
Kiên trì
Các nguyên tắc đầu tư của Charlie Munger nói rằng hãy bám sát mục tiêu của bạn. Dù cho có gặp thử thách nào, các cá nhân luôn tiếp cận nó như một trải nghiệm để học hỏi và trở nên cứng cáp hơn.
Thời đại nhiều thử thách không kiểm tra năng lực, mà kiểm tra tính cách – kể cả kẻ thắng hay người thua. Và trên thị trường chứng khoán, chỉ có một người chiến thắng, và đó là người có tính cách chiến thắng!
Trung thực
Theo quan điểm của Munger, không ai có thể thành công nếu không trung thực. Bất kể là trong kinh doanh hay trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều phải trung thực với ý kiến, lựa chọn của mình, với khách hàng và đối tác trong mọi trường hợp.
Trong thị trường chứng khoán, sự trung thực có giá trị. Nếu một cá nhân đầu tư vào một doanh nghiệp trung thực, lợi nhuận chắc chắn sẽ rất lớn.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp dối trá với nhà đầu tư, những khoản thanh toán sẽ vô cùng rủi ro.
Tự tin
Một trong những điều Charlie Munger ghét nhất là sự hoài nghi về bản thân. Với tình hình mà anh ấy đang phải đấu tranh, Munger có thể nhanh chóng tìm đến rượu hoặc ma túy để thoát khỏi đống lộn xộn của mình.
Tuy nhiên, ông đã không làm vậy, mặc dù ông thừa sức làm điều đó nhưng ông không cho phép bản thân tự thương hại mình. Một câu nói “thấm” nhất mà Munger đã từng nói: “Nếu ai đó có thể giúp bạn vượt qua thời điểm khó khăn…chính là bạn.”
Sự tự ti và xin đồng cảm của mọi người, tự thương hại và mong muốn sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên điều đó chỉ khiến một cá nhân trở nên tồi tệ hơn.
Áp dụng điều này trong giao dịch chứng khoán, các nhà giao dịch và nhà đầu tư cần phải suy nghĩ tích cực hơn, tự tin hơn nữa trong các quyết định đầu tư.
Nếu thành công, kiếm được lợi nhuận, hãy ăn mừng. Nếu thua lỗ, không nên nản lòng mà dùng sự thất bại đó để tiến lên. Trên con đường đầy rẫy những rủi ro, chắc chắn sẽ có chỗ cho những cơ hội.
Kỷ luật
Trung thực, kỷ luật và đạo đức là nguyên tắc chính khi đầu tư của Charlie Munger. Một người tuân theo các thói quen kinh doanh có đạo đức về sự trung thực và kỷ luật tự giác chắc chắn sẽ tạo thành một nguồn cải lớn dưới bất kỳ dạng đầu tư nào – tiền bạc, kiến thức, cấu trúc,…
Đây là nguyên nhân vì sao một người, dù là nhà giao dịch hay nhà đầu tư, phải kỷ luật bản thân theo cách đem đến sự bình yên vô tận, bất chấp những hoàn cảnh khó khăn và bất thường của thị trường chứng khoán.
Học cách quên
Một điều quan trọng nhất mà Munger phải nhấn mạnh đó là hãy đọc sách mỗi ngày, biến nó trở thành một thói quen sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều và chính xác hơn.
Cũng theo Charlie Munger, có nhiều cách để giải quyết một vấn đề và để hiểu đúng từng cách, đầu tiên mỗi người nên học cách quên đi những kinh nghiệm mà mình đã học được trước đây.
Giống như vậy, khi soạn thảo phương pháp đầu tư, mỗi một người hãy soạn ra cho mình một phương pháp tương ứng với khoản đầu tư mà họ định sử dụng.
Charlie Munger và chiến lược đầu tư của mình
Tương tự như nhiều người khác, Charlie Munger là một “nhà đầu tư giá trị” và bảo vệ ý kiến rằng bất cứ ai áp dụng chiến lược này đều là “nhà đầu tư thông minh”. Tuy nhiên, cách diễn giải của Munger về giá trị đầu tư cơ bản lại khác với của Warren Buffett.
Nhờ tác động của Charlie Munger, người bạn và cũng là đối tác kinh doanh của ông, Warren Buffett, đã thay đổi cách tiếp cận đầu tư vì chính vợ ông đã thuyết phục ông tìm kiếm những doanh nghiệp tiềm năng với giá cả hợp lý.
Điều này liên quan đến việc tìm kiếm các doanh nghiệp có giá trị cao, có khả năng duy trì và tăng giá trị đó trong một khoảng thời gian dài, nhưng cũng gặp phải một số vấn đề trước mắt khiến giá cổ phiếu của họ giảm.
Những điều trên được thực hiện thông qua phong cách đầu tư của Berkshire Hathaway, thế nhưng giống như một chiến lược được thêm vào, Charlie Munger đã tự nhận thấy chính mình là kẻ thù của sự quá mức.
Ông tìm minh chứng cho việc này dựa vào các danh mục đầu tư tập trung bao gồm 4 cổ phiếu do ông quản lý ở Wesco.
Charlie Munger bảo vệ phương pháp của mình bằng cách nói rằng nếu bạn hiểu doanh nghiệp cũng như những rủi ro và tiềm năng, thì một danh mục đầu tư tập trung sẽ cung cấp lợi nhuận cao hơn trong thời gian dài so với một danh mục đầu tư đa dạng hóa đơn lẻ.
Munger thường nói rằng các tiêu chuẩn đạo đức cao là một phần không thể thiếu trong triết lý và thành công của ông. Một trong những câu châm ngôn được trích dẫn nhiều nhất của ông là: “Một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp có đạo đức. Một mô hình kinh doanh dựa trên sự gian dối sẽ thất bại.”
Các câu nói truyền động lực của Charlie Munger
“Bạn không nhất thiết phải trở thành người xuất sắc, chỉ cần có sự thông minh hơn những người khác, trung bình, trong dài hạn.”
“Số tiền lớn không đến từ việc mua và bán, nó đến từ sự nhẫn nại.”
“Nhân vật phải ngồi với tất cả số tiền đó và không làm gì cả. Tôi không đạt được vị trí của mình bằng cách chạy theo những cơ hội tầm thường.”
“Người có tất cả số tiền đó mà không cần làm gì cả. Tôi không đạt được vị trí của mình thông qua việc theo đuổi cơ hội tầm thường.”
“Bạn cần tạo sự nhẫn nại, kỷ luật và nhanh nhẹn để đối đầu với thua lỗ, hiện thực mà không hoảng sợ.”
“Cả hai chúng tôi (Warren Buffett) đều cho rằng đa số mỗi ngày đều có thời gian chỉ ngồi không và suy nghĩ. Điều này không thích hợp trong kinh doanh kiểu Mỹ. Chúng tôi đọc và suy nghĩ.”
“Chúng tôi có ba giỏ cho việc đầu tư: có, không và phức tạp để hiểu.”
“Mọi người tính toán rất nhiều nhưng lại suy nghĩ rất ít.”
“Một công ty tốt sẽ có mức giá hợp lý vượt trội hơn so với một công ty hợp lý có mức giá tốt.”
“Thành công đến từ sự chờ đợi, nhưng có phần đáng sợ khi đến.”
“Biết những gì bạn chưa biết hợp lý hơn là trở nên xuất sắc.”
“Đa phần những sai lầm trong cuộc sống bởi vì quên đi những điều mình đang nỗ lực làm.”
“Xây dựng thói quen tập trung vào việc học và suy nghĩ nhiều hơn để không phải bỏ thời gian cho những suy nghĩ bất chợt.”
“Nơi nào có hoa hồng cao thì khả năng lừa đảo cũng cao.”
“Chấp nhận những gì bạn không biết là bước đầu phát triển trí tuệ.”
“Làm theo xu hướng đám đông gọi là sự thụt lùi.”
“Nhiều người có chỉ số IQ cao là những nhà đầu tư khó tính vì họ có tính khí tệ.”
“Toàn bộ những khoản đầu tư thông minh đều có giá trị, nhận được nhiều hơn so với mức ban đầu bạn chi ra. Bạn cần định giá công ty trước khi định giá cổ phiếu.”
Thắc mắc liên quan đến Charlie Munger
Nhiều người thắc mắc rằng Charlie Munger cũng có nhiều sự cố gắng, rất thành công và là một đối tác của Warren Buffett, nhưng vì sao Buffett lại giàu hơn Munger?
Câu trả lời đó là vì sự khác biệt trong những khoản quyên góp từ thiện của cả hai. Munger phần lớn quyên góp trong lúc ông đang trong thời gian làm việc của mình. Buffet thì quyên góp phần lớn khi đã qua đời.
Xem thêm: Danh sách các tỷ phú Forex nổi tiếng nhất trong lịch sử
Thông qua Charlie Munger là ai, bạn đã học hỏi thêm được các nguyên tắc đầu tư bổ ích từ một huyền thoại trong quá khứ. Bạn có thể thấy rằng, với mỗi một thành công, Charlie Munger đều đánh đổi bằng công sức, mồ hôi và thời gian của mình. Chính vì vậy, đối với những ai đang cảm thấy nản lòng trong quá trình đầu tư tài chính của mình, hãy tìm cách vực dậy và tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Trader Forex chúc các bạn thành công!
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.