Bất cứ ai đang tham gia thị trường forex đều đã nghe đến tên gọi hợp đồng CFD. Việc hiểu được CFD là gì, thị trường CFD là gì và nắm vững được các thông tin liên quan sẽ mang lại lợi thế lớn cho các trader trên thị trường tài chính. Đừng bỏ qua bài viết sau đây nếu bạn đang quan tâm đến hợp đồng CFD. Những thông tin cơ bản của CFD như đặc điểm, nhà cung cấp, các yếu tố tác động, ưu nhược điểm, mẹo giao dịch sẽ được làm sáng tỏ ngay sau đây.
CFD là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu CFD là gì, thị trường CFD là gì? CFD (Contract for Difference) hay còn được gọi là hợp đồng chênh lệch. Loại hợp đồng này được thực hiện dựa vào khoảng chênh lệch giá của một loại tài sản nào đó tại 2 thời điểm khi mở và đóng lệnh.
Về bản chất, hợp đồng CFD là một hình thức mô phỏng dựa theo cách thức giao dịch trong đời sống hàng ngày. Nghĩa là dựa vào giá cả của một sản phẩm nào đó và căn cứ vào sự chênh lệch giữa giá đó khi thực hiện lệnh mở và đóng, từ đó mang về lợi nhuận cho các trader.
Trong giao dịch truyền thống, sản phẩm hoặc lĩnh vực được các nhà đầu tư đánh giá cao về tiềm năng và lựa chọn sẽ là một sản phẩm có thể tăng giá sau khi mua. Trong trường hợp giá của sản phẩm đó tăng lên đúng như dự kiến thì khi bán sản phẩm đó đi, sẽ có một khoản tiền chênh lệch giữa giá của nó lúc bán và lúc mua. Đó chính là khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư nhận được. Ngược lại nếu giá của sản phẩm đó giảm thì khoản chênh lệch này sẽ là khoản tiền lỗ.
Điểm gặp gỡ giữa giao dịch truyền thống với CFD cũng chính là ở điểm này, nghĩa là tạo lợi nhuận nhờ khoản chênh lệch khi giao dịch. Tuy nhiên hợp đồng CFD lại có những cách thức hoạt động ưu việt hơn. Người tham gia không nhất thiết phải có một nguồn vốn lớn hay sở hữu một sản phẩm nào cả, bất cứ ai cũng có thể tham gia giao dịch.
Xem thêm: Trượt giá là gì? Ưu nhược điểm.
Cách thức hoạt động của CFD
Cách thức hoạt động của CFD như thế nào?
Hợp đồng CFD là một thỏa thuận về giá trị của tài sản giữa bên mua và bên bán. Khi kết thúc hợp đồng, người mua sẽ có lời nếu như giá tài sản tăng so với giá của chính nó tại thời điểm ban đầu. Ngược lại, nếu so với thời điểm phát sinh hợp đồng, giá có dấu hiệu giảm thì người mua sẽ bị thua lỗ và phải chuyển tiền của mình sang cho người bán.
Bên cạnh cách thức hoạt động cổ điển như vậy, CFD còn cho phép các trader tham gia bán khống. Nghĩa là họ hoàn toàn có thể Sell nếu sản phẩm của họ có khả năng giảm giá thay vì chỉ Buy với các sản phẩm họ tin rằng giá của chúng sẽ tăng.
Điều này chứng tỏ rằng bạn có thể mua bán 2 chiều trên 1 sản phẩm đối với CFD. Đây là điểm ưu việt của giao dịch CFD so với giao dịch truyền thống. Ngoài ra, CFD sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, thiên tai, dịch bệnh,… trong khi con người, hàng hóa, sản phẩm, công ty đều chịu sự tác động của chúng. Chính vì vậy chỉ cần bạn có khả năng là có thể kiếm được tiền trong mọi hoàn cảnh.
Ví dụ cụ thể về cách thức hoạt động của CFD
Giả sử bạn là một trader và có nhu cầu đầu tư vàng. Ở thời điểm hiện tại giá vàng đang là 1670 USD/ounce. Bạn đặt 1 lệnh Buy hoặc Long vì tin rằng giá vàng sẽ tăng lên trong 2 ngày tới. Sau 2 ngày, quả thực giá đã được tăng lên thành 1690 USD/ounce. Khi đó, bạn sẽ tiến hành đóng lệnh và nhận được số tiền lợi nhuận là 30 USD/ounce. Ngược lại, giả sử giá vàng giảm xuống còn 1650 USD/ounce, bạn quyết định đóng lệnh vì sợ rằng giá đó sẽ tiếp tục giảm nhiều hơn nữa. Lúc đó, bạn đã mất 20 USD/ounce.
Tất nhiên, bạn chỉ mất số tiền này khi thực hiện đóng lệnh. Giả sử bạn vẫn có niềm tin rằng vàng sẽ sớm tăng giá trở lại và quyết tâm ôm lệnh tới cùng thì sẽ xảy ra hai khả năng tương đương với sự tăng giảm của giá vàng. Một là nếu vàng thực sự tăng giá thì bạn sẽ mang về một khoản lợi nhuận và ngược lại bạn sẽ lỗ liên tục nếu giá vàng cứ giảm dần. Thậm chí có thể bị cháy tài khoản nếu cố gắng ôm lệnh mà không chịu đóng.
Như thế, có thể thấy rằng giá trị lỗ hoặc lãi của hợp đồng chỉ được tính khi bạn đã đóng lệnh. Vì vậy nếu chưa đóng lệnh thì chưa có cơ sở để đánh giá xem bạn sẽ thắng hay thua với hợp đồng CFD đang thực hiện.
Với bất cứ lệnh thắng nào, các trader sẽ nhận được tiền từ nhà môi giới và ngược lại, các broker sẽ nhận được tiền từ các trader nếu họ thua.
Xem thêm: Trượt giá là gì? Cách tránh trượt giá khi giao dịch.
Tìm hiểu về CFD phái sinh là gì?
Thuật ngữ này khá quen thuộc đối với những người tham gia giao dịch forex. Các trader sẽ kiếm lời dựa vào biến động của giá chứ không hề sở hữu sản phẩm giao dịch và đó cũng là lý do mà nó được gọi là phái sinh.
Trong giao dịch truyền thống, giả sử mỗi lượng vàng có giá 45 triệu và bạn mua 20 lượng. Như thế khi bạn giao đủ tiền cho người bán vàng thì bạn sẽ sở hữu 20 lượng như mong muốn.
Đối với CFD, bạn vẫn sẽ mua 1 lượng vàng với giá trị là 45 triệu. Tuy nhiên bạn chỉ đang mua “giá” hoặc “chỉ số” tại thời điểm giao dịch đó chứ không thực sự sở hữu 20 lượng vàng trong tay. Bạn sẽ lãi nếu giá vàng lên và bạn quyết định đóng lệnh, ngược lại bạn sẽ lỗ với giao dịch đó khi vẫn quyết định đóng lệnh lúc giá vàng giảm.
Giao dịch của các trader tại thị trường forex thực chất chính là giao dịch các hàng hóa phái sinh. Nói cách khác, CFD được coi như một loại hình giao dịch “ảo”. Các sản phẩm sẽ không thực sự được trao đến tay các trader khi giao dịch nhưng tiền lãi và tiền lỗ đều là tiền thật. Vì thế hãy giao dịch một cách thận trọng.
Đặc điểm của CFD là gì?
Hợp đồng CFD có những đặc điểm sau đây:
- CFD là một sản phẩm phái sinh
- Các trader không thực sự sở hữu sản phẩm giao dịch
- Giao dịch CFD cho phép các nhà giao dịch được sử dụng đòn bẩy
- Chỉ khi các trader thực sự đóng lệnh thì mới có thể tính được lãi hoặc lỗ của hợp đồng CFD.
Xem thêm: Arbitrage – Tìm hiểu về kinh doanh chênh lệch giá.
Giao dịch CFD và các loại tài sản
CFD được rất nhiều các nhà đầu tư yêu thích giao dịch bởi những sản phẩm mà nó cung cấp đến từ rất nhiều các lĩnh vực và vô cùng phong phú, đa dạng. Các sản phẩm có thể được giao dịch tại CFD gồm có:
- Chỉ số chứng khoán: AUS220, UK100, EU50, SP500,US30,…
- Năng lượng: Gas, dầu thô,…
- Các kim loại quý: Đồng, nhôm, vàng, bạc,…
- Các loại hàng hóa: cao su, cocoa, ngô, bông, coffee,…
- Ngoại tệ: GBP/USD, EUR/USD, GBP/JPY, USD/JPY, USD/CHF,…
- Tiền điện tử: ETH, XPR, XLM, BTC, DASH,…
- Các mã cổ phiếu: Apple, Google, Facebook,… Mỗi sàn giao dịch sẽ cung cấp số lượng sản phẩm có mã giao dịch riêng biệt, không giống nhau.
Chú ý: Tùy thuộc vào chính sách phát triển mà mỗi sàn Forex sẽ đem lại một số lượng sản phẩm nhất định. Ví dụ đối với giao dịch tiền điện tử, tại một số sàn giao dịch phổ biến, bạn sẽ có thể giao dịch sản phẩm này 24/7. Tuy nhiên với một số sàn giao dịch có chính sách đóng cửa vào 2 ngày cuối tuần thì giao dịch này sẽ giống với giao dịch vàng, đồng hay các cặp tiền tệ,… Vì vậy trước khi tiến hành giao dịch, hãy chú ý thời điểm và đặc biệt cần quan tâm đến chính sách của sàn giao dịch mà bạn đang tham gia để có những chiến lược phù hợp nhất.
Nhà cung cấp hợp đồng CFD và quy trình giao dịch CFD
Nhà cung cấp
Về bản chất, nơi trung gian nhận lệnh của trader sẽ là các sàn forex hoặc các broker. Sau đó các đối tượng này sẽ thực hiện lệnh giao dịch thay thế cho các trader.
Nếu muốn thực hiện 1 giao dịch CDF, điều đầu tiên bạn cần làm là phải sở hữu một tài khoản giao dịch nào đó trên một sàn forex. Vì vậy, trước hết hãy tiến hành mở tài khoản và hoàn thành thủ tục đăng ký. Sau đó bạn có thể bắt đầu thực hiện các lệnh giao dịch trên các sản phẩm cụ thể. Nếu lệnh dương thu được lợi nhuận tính từ thời điểm mở lệnh thì tiền lãi sẽ lập tức được chuyển vào tài khoản của bạn. Tương tự như thế, nếu bạn âm lệnh và thua lỗ thì hệ thống cũng sẽ trừ trực tiếp tiền lỗ vào tài khoản bạn đang sở hữu. Khi đó số tiền này sẽ thuộc về sàn forex.
Quy trình giao dịch cơ bản
Trên thực tế, bản chất của việc đầu tư forex chính là hình thức giao dịch CFD. Vì vậy giao dịch CFD sẽ được thực hiện tương tự như khi giao dịch forex. Bạn chỉ cần tìm hiểu về toàn bộ quy trình khi tham gia đầu tư forex là đã có thể nắm được những bước cơ bản trong giao dịch CFD.
Xem thêm: Quỹ ETF là gì, tất cả thông tin liên quan bạn nên biết.
Những yếu tố tác động hợp đồng CFD là gì?
Một hợp đồng CFD sẽ chịu sự tác động từ 4 yếu tố chính, bao gồm: tỷ lệ đòn bẩy, ký quỹ, spread, mức phí hoa hồng.
Tỷ lệ đòn bẩy
Nếu không có công cụ này thì sẽ rất khó khăn cho các trader nếu muốn mở 1 lệnh giao dịch bởi khi đó họ sẽ cần 1 số tiền không nhỏ. Khi đó giao dịch CDF sẽ không còn sức hấp dẫn đối với các trader. Do đó, bạn không nên bỏ qua đòn bẩy khi giao dịch CFD. Có thể coi đây là một công cụ đắc lực, một món quà cực hời mang đến cho bạn một lợi thế vượt trội so với hình thức giao dịch truyền thống.
Tại Việt Nam, đòn bẩy tại các sàn forex đều khá hấp dẫn. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ tỉ lệ với tỷ lệ ký quỹ. Nghĩa là nếu bạn sử dụng mức đòn bẩy càng lớn thì tương đương với mức ký quỹ càng ít. Ngược lại nếu đòn bẩy được sử dụng ở mức thấp thì số tiền ký quỹ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, mức đòn bẩy càng lớn thì đi kèm với rủi ro càng cao. Sử dụng đòn bẩy quá lớn sẽ rất nhanh dẫn đến tình trạng tài khoản bị cháy.
Vì vậy, việc lựa chọn một tỷ lệ đòn bẩy phù hợp là hết sức quan trọng.
Ký quỹ
Khi mở một lệnh giao dịch thì “ký quỹ” sẽ được dùng để “thế chấp” cho sàn giao dịch. Như vừa trình bày, mức ký quỹ sẽ bị chi phối bởi mức độ đòn bẩy. Ký quỹ càng ít nghĩa là đòn bẩy được sử dụng càng lớn. Còn khi đòn bẩy càng thấp thì ký quỹ sẽ càng nhiều cho mỗi lệnh giao dịch.
Công bằng mà nói, cho dù mức đòn bẩy được sử dụng là cao hay thấp thì so với hình thức giao dịch truyền thống, số tiền mà bạn phải bỏ ra để giao dịch vẫn sẽ thấp hơn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ dưới đây:
Giả sử bạn sử dụng mức đòn bẩy 1:50 để giao dịch CFD và mua 1 lot vàng (tương đương 100.000 USD). Hiện tại, giá vàng đang ở mức 2.000 USD/ounce. 1 lot vàng sẽ tương đương với 50 ounce vàng và vì thế mức ký quỹ cho 1 lệnh giao dịch mà bạn phải trả là 3504 USD/lệnh.
Trong trường hợp bạn sử dụng đòn bẩy ở mức 1:500 thì số tiền ký quỹ sẽ ít đi. Khi đó mỗi lệnh giao dịch bạn chỉ cần ký quỹ 350 USD.
Cần phải lưu ý rằng khi bạn mua lượng vàng nêu trên bằng tiền thật thì số tiền bạn phải bỏ ra khi sử dụng đòn bẩy 1:50 là gấp tới 28 lần, tương đương với 100.000 USD và gấp 2285 lần khi sử dụng đòn bẩy 1:500.
Spread, mức phí hoa hồng
Các giao dịch CFD sẽ được bên trung gian là sàn forex cung cấp tới cho các trader. Do đó bạn cần có một tài khoản trên 1 sàn forex.
Số tiền trong tài khoản của bạn sẽ do sàn giao dịch nắm giữ. Vì thế, bạn cần cân nhắc lựa chọn một sàn giao dịch uy tín và an toàn để mở tài khoản. Đối với giao dịch CDF, sàn giao dịch hoặc broker chính là đơn vị cung cấp giao dịch này đến các khách hàng. Chính vì vậy sàn sẽ thu phí từ các trader thông qua 2 nguồn chính: mức spread và mức phí hoa hồng.
Nếu bạn sử dụng các loại tài khoản mất phí hoa hồng khi giao dịch thì loại phí này sẽ bị trừ ngay khi mở một lệnh giao dịch CFD. Trong khi đó trong giao dịch chứng khoán thì tiền phí thường sẽ chỉ bị trừ sau khi một lệnh kết thúc. Nếu không sử dụng các tài khoản tính phí hoa hồng thì nguồn thu của các sàn sẽ đến từ mức spread. Mức giá chênh lệch giữa hai lệnh mua và bán được gọi là Spread. Mức chênh lệch này so với lợi nhuận mà bạn thu được sẽ có tỷ lệ thuận, nghĩa là mức spread càng cao thì lợi nhuận cũng càng được nhiều. Do đó 2 khoản phí này sẽ luôn được duy trì mà không cần quan tâm tới kết quả thắng thua trong giao dịch của các trader.
Thực chất, 2 mức phí này sẽ được tính trực tiếp lên giá. Điều này dẫn tới việc nhiều trader hiểu nhầm rằng dịch vụ của các sàn giao dịch là hoàn toàn miễn phí. Vì thế, hãy tìm hiểu mức spread của các sàn giao dịch để tìm ra mức phí thấp nhất.
Khối lượng
Bên cạnh 4 yếu tố chính tác động tới CFD nêu trên thì kết quả giao dịch còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố khối lượng. Khối lượng sẽ tỷ lệ thuận với tiền ký quỹ. Do đó nó có thể hạn chế việc bị cháy tài khoản bất cứ lúc nào.
Các nền tảng giao dịch CFD
Các trader có thể sử dụng các nền tảng giao dịch như MT4 và MT5 để kết nối với sàn forex và giao dịch CFD.
Vì vậy, việc giao dịch CFD đòi hỏi bạn phải biết sử dụng 2 phần mềm này. Mỗi lệnh sau khi được đặt sẽ được phần mềm gửi tới sàn. Lúc đó sàn mới có thể tiếp nhận và thực hành lệnh cho trader. Vì thế hãy làm quen với nền tảng MT4 và MT5 trước khi thực hiện giao dịch CFD.
Ưu và nhược điểm khi giao dịch thị trường CFD là gì?
Ưu điểm của giao dịch CFD là gì?
Nếu đã hiểu thị trường CFD là gì thì chắc chắn bạn cũng sẽ hiểu được những ưu điểm của nó. CFD có những ưu điểm vượt trội trong giao dịch, cụ thể như sau:
Không bắt buộc sở hữu tài sản
Đây là một điểm cộng lớn của CFD bởi các nhà đầu tư không bắt buộc phải sở hữu tài sản nhưng vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ giao dịch. Như ví dụ nêu trên về giao dịch vàng, bạn có thể giao dịch một khối lượng tương đương với 5 ounce vàng chỉ với 1000 USD và kiếm được lợi nhuận. Trong khi đó đối với giao dịch truyền thống, để có được 5 ounce vàng trong tay thì bạn phải mất tới 100.000 USD. Cũng chính vì không cần thiết phải sở hữu sản phẩm nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng việc bảo quản tài sản của mình ra sao. Đặc biệt là đối với các sản phẩm kim loại quý như vàng, đồng, bạc,… hay các tài sản vật chất cần chỗ chứa như ngô, cafe,…
Có thể mua bán 2 chiều
Bên cạnh việc mua sản phẩm với giá thấp và chờ giá lên cao để bán kiếm lời giống như trong giao dịch truyền thống, các trader còn có thể bán khống giống như trong chứng khoán. Nghĩa là bạn được quyền canh cao rồi bán sản phẩm, chỉ cần giá của chúng thực sự giảm theo những gì mà bạn dự đoán.
Có thể sử dụng đòn bẩy tài chính
Sử dụng đòn bẩy
Sự phát triển đa dạng của các sàn giao dịch cộng với việc không cần sở hữu tài sản là một điều kiện thuận lợi cho các trader có thể đầu tư kinh doanh. Từ đó mang lại lợi nhuận khổng lồ, có thể gấp từ 100 đến 3000 lần so với số vốn bỏ ra ban đầu nhờ sử dụng mức đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mức đòn bẩy càng cao thì rủi ro đi kèm sẽ càng lớn. Nếu bạn chưa có kiến thức chắc chắn về giao dịch mà lại quá lạm dụng đòn bẩy thì rất có thể sẽ thua lỗ trầm trọng.
Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm mà CFD cung cấp đến khách hàng là hết sức đa dạng. Các sản phẩm bao gồm các mặt hàng thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống như kim loại, tiền tệ, cổ phiếu,…
Ngoài ra, một số hình thức giao dịch của CFD giống với giao dịch truyền thống 100% do nhu cầu ngày càng phát triển. Một trong số đó là giao dịch chứng khoán. Giao dịch chứng khoán CFD cũng tương tự như giao dịch chứng khoán thông thường. Tuy nhiên nếu trên sàn chứng khoán, người chơi sẽ được hưởng cổ tức thì trong giao dịch chứng khoán CFD, các trader sẽ không được hưởng điều này trong thời gian đầu. Tuy nhiên ở một số sàn giao dịch, bạn vẫn có thể hoàn toàn được hưởng cổ tức khi giao dịch chứng khoán CFD. Vì thế hãy lựa chọn một sàn giao dịch phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bạn.
Hỗ trợ từ các sàn giao dịch
Hiện tại, giao dịch CFD được thực hiện khá dễ dàng nhờ bộ phận trung gian là sàn forex. Ngày nay, rất nhiều dịch vụ tối ưu được các sàn forex cung cấp tới các nhà đầu tư. Do tính chất cạnh tranh giữa các sàn giao dịch nên khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ và ưu đãi tốt nhất như các khóa học hướng dẫn giao dịch, các ứng dụng phần mềm tiện ích hay những khuyến mãi khi nạp tiền,…Do đó, đừng ngần ngại khi nhận hỗ trợ từ các sàn giao dịch bởi giao dịch của bạn cũng là một phương tiện để họ kiếm được lợi nhuận.
Tuy nhiên cũng chính vì thế mà có những sàn forex lợi dụng sơ hở để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Những người mới vào nghề chắc chắn sẽ rất hoang mang không biết sàn giao dịch nào là uy tín và có thể yên tâm giao dịch. Vì thế, việc bạn cần làm là hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin về sàn giao dịch mà bạn dự định mở tài khoản để có được một sân chơi an toàn.
Cho phép giao dịch mọi lúc, mọi nơi
Bất cứ ai cũng có thể giao dịch CFD trên sàn forex. Không quan trọng bạn là ai, thuộc tầng lớp nào, làm gì và khả năng kinh tế thế nào, chỉ cần có tài khoản forex là bạn đã có thể giao dịch CFD bất cứ khi nào bạn muốn. Thị trường giao dịch cũng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ để bạn có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Điều này xuất phát từ tính thanh khoản hàng ngàn tỷ USD cùng với một khối lượng sản phẩm vô cùng đa dạng. Đây cũng chính là ưu điểm hàng đầu của giao dịch CFD.
Nhược điểm của giao dịch CFD là gì?
Đặc điểm của giao dịch CFD là không cần sở hữu sản phẩm và chỉ thực hiện thông qua các lệnh được đặt. Bởi lẽ đó rất nhiều các trader nghĩ rằng CFD chỉ là các giao dịch ảo. Chính vì thế mà họ khó có thể kiểm soát được các lệnh đã đặt. Vì vậy, bạn hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để hạn chế rủi ro bằng cách sử dụng tài khoản demo trước khi chính thức bước chân vào thị trường.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm các kiến thức về các hình thức đầu tư tài chính khác để có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường forex.
Các mẹo giao dịch CFD
Sử dụng hợp lý đòn bẩy
Sử dụng đòn bẩy sẽ giúp tăng cường khả năng thu lợi nhuận nhưng rủi ro đi kèm cũng không hề nhỏ chút nào. Vì vậy bạn hãy bắt đầu với một số vốn không quá lớn và không nên giao dịch quá 1/3 số tiền đó. Đây là mẹo nhỏ để bạn có thể kiểm soát được số vốn của mình.
Chú ý thời gian các phiên giao dịch
Bạn nên chú ý đến phiên giao dịch của mỗi loại sản phẩm riêng biệt và khung thời gian của chúng để chủ động theo dõi và lập kế hoạch cho bản thân.
Đặt Stop loss
Hãy luôn cài đặt lệnh dừng lỗ cho các giao dịch của bạn. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại ở mức tối đa trước những biến động không lường trước được của thị trường.
Nắm được các loại phí
Khi tham gia giao dịch CFD, bạn cần xác định được các mức phí mà bạn sẽ phải chi trả cho giao dịch của mình. Đó là phí hoa hồng, phí qua đêm và phí spread như đã nêu phía trên. Các loại phí này cũng góp phần giúp bạn có thể tự xác định được mức lời lỗ trong giao dịch.
Tận dụng các tiện ích trên sàn giao dịch
Ngày nay, các sàn giao dịch thường cung cấp cho người chơi khá nhiều tiện ích nổi bật. Có thể kể đến việc cho phép mở tài khoản demo, cung cấp các lớp học đầu tư cơ bản,… Đặc biệt, tất cả đều được miễn phí và sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua vì chúng rất có ích trong việc rèn luyện kỹ năng và nâng cao kiến thức.
Thị trường CFD có lừa đảo không?
Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn về việc thị trường CFD có lừa đảo người dùng hay không?
Về lịch sử hình thành của CFD
CFD ra mắt người dùng vào những năm 1990, có nguồn gốc từ Hợp đồng tương lai và Hợp đồng tùy chọn do công ty môi giới Smith New Court phát hành. Sau đó, vào năm 1995 CFD được Smith New Court bán lại cho Merrill Lynch với giá 526 triệu bảng Anh.
Ban đầu CFD ra đời với mục đích bù đắp phần thua lỗ từ các cổ phiếu trong giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, khi các nhà giao dịch tìm ra những ưu điểm nổi bật của công cụ này như là CFD chỉ cần một khoản ký quỹ nhỏ mà không yêu cầu các nhà đầu tư sở hữu tài sản, hay họ có thể hạn chế được một số loại thuế nhất định. Nhờ những lợi ích to lớn trên, công cụ tài chính này đã được biết đến rộng rãi hơn và chiếm được sự yêu thích của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu cơ và những nhà đầu tư có số vốn khởi đầu không nhiều.
Về quy mô phát triển của thị trường CFD
Hiện nay, thị trường CFD đang nhận được rất nhiều ưu ái cũng như sự quan tâm từ các nhà đầu tư trên thị trường. Chính vì vậy, thị trường CFD đã và đang phát triển không ngừng với một tốc độ khủng khiếp. Nhờ những thay đổi kịp thời và nhanh chóng, CFD đã cho phép các nhà đầu tư tiếp cận hơn 4000 sản phẩm trên thị trường thông qua CFDs. Không dừng lại ở đó, CFD vẫn luôn cải thiện từng ngày và mở rộng số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Về tính hợp pháp của CFD trên thế giới
Tính đến nay, CFD đã được 20 quốc gia trên thế giới công nhận là hình thức giao dịch hợp pháp. Trong đó, có thể kể đến những quốc gia lớn mạnh thuộc EU như Anh, Đức, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, Singapore… Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những cách tiếp cận khác nhau với thị trường CFD.
Bên cạnh đó, giao dịch CFD ở Việt Nam vẫn chưa có một chính sách cụ thể quy định rằng loại giao dịch này bị cấm hay được cho phép hoạt động. Song song đó, khu vực Đông Nam Á nói chung đã có Singapore và Thái Lan là hai quốc gia lớn đã chấp nhận CFD.
Về việc giám sát các giao dịch CFD
Để đảm bảo việc giám sát các sàn giao dịch CFD diễn ra hiệu quả, một tổ chức bao gồm các cơ quan quản lý hàng đầu tại các quốc gia lớn được hình thành. Tổ chức này chịu trách nhiệm ủy quyền và cấp giấy chứng nhận cho các sàn giao dịch uy tín trên thế giới. Cụ thể bao gồm:
- Tại Úc: Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC). Ủy ban này sẽ giám sát hoạt động của các sàn giao dịch ở Úc và bảo vệ người dùng thông qua những quy định vô cùng khắt khe như vốn tối thiểu cần có là 1 triệu đô la, hay tiền quỹ công ty và gửi khách hàng phải được tách thành 2 khoản riêng biệt… Ngoài ra, ASIC còn đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin của các nhà đầu tư.
- Tại Mỹ: Hiệp hội Tương lai quốc gia (NFA), Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC).
- Tại Anh: Cơ quan quản lý Tài chính Anh FCA.
- Tại Nhật: Cơ quan Dịch vụ tài chính FSA.
- Tại Canada: Tổ chức điều tiết đầu tư Canada IIROC.
- Quần đảo Cayman: Cơ quan tiền tệ Quần đảo Cayman CIMA.
- Tại Hong Kong: Ủy ban chứng khoán và tương lai SFC.
- Tại Singapore: Cơ quan tiền tệ Singapore MAS.
Top 5 sàn CFD uy tín để giao dịch CFD online
Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn top 5 sàn giao dịch CFD uy tín hiện nay và các phần mềm hỗ trợ giao dịch CFD trực tuyến.
Sàn giao dịch Mitrade
Tổng quan sàn Forex Mitrade
Mitrade có nguồn gốc từ Úc và được đánh giá là một sàn Forex và CFD khá nổi tiếng với độ phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.
Về nền tảng giao dịch thì Mitrade được thiết kế trên nhiều nền tảng khác nhau như Website, máy tính, điện thoại (gồm Android và IOS), kết hợp hỗ trợ ngôn ngữ là Tiếng Việt tiện dụng.
Sàn Mitrade được đánh giá 4.2* trong Google Play.
Những ưu điểm nổi bật của sàn Mitrade
- Sàn Mitrade hoạt động dưới sự kiểm soát của một trong những cơ quan quản lý tài chính uy tín nhất thế giới – Cơ quan quản lý chứng khoán và đầu tư Úc ASIC.
- Bạn chỉ cần sở hữu 1 tài khoản tại Mitrade để giao dịch các loại sản phẩm khác nhau tại 100 thị trường quốc tế như ngoại hối, chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, vàng, bạc, tiền ảo…
- Tiếp theo là chi phí phải bỏ ra tại sàn này rất thấp, thậm chí mức hoa hồng của Mitrade là 0. Ngoài ra, chi phí spread thả nổi lại vô cùng cạnh tranh và miễn phí các thao tác rút tiền hay nạp tiền.
- Bên cạnh đó, Mitrade yêu cầu số tiền vốn tối thiểu chỉ từ 50$, tương đương 1,15 triệu đồng, cùng đòn bẩy linh hoạt từ 1:5 – 1:200.
- Ngoài ra, Mitrade còn cung cấp tài khoản Demo miễn phí cho người dùng làm quen với các giao dịch thông qua nhiều công cụ phân tích như biểu đồ, các chỉ báo kỹ thuật, lịch kinh tế, hay báo cáo phân tích và những tin tức mới.
- Không những thế, Mitrade còn thiết kế nhiều cổng thanh toán nội địa phục vụ nhu cầu của người dùng. Ví dụ như ATM nội địa Việt Nam, Visa/Mastercard, chuyển khoản ngân hàng… Trong đó thao tác nạp tiền vào tài khoản được thực hiện tức thì, còn quy trình rút tiền sẽ được hoàn tất trong khoảng 2 – 6 ngày.
- Cuối cùng là các công cụ bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro do biến động giá như lệnh chốt lời/cắt lỗ, hay công cụ bảo vệ chống số dư âm.
Sàn giao dịch ForexTime (FXTM)
Tổng quan sàn forex ForexTime
ForexTime được thành lập từ năm 2011 và chịu sự quản lý từ Bafin, CySec, BDF và FCA.
ForexTime hoạt động trên các nền tảng MT4, MT5, FXTM trên máy tính và điện thoại.
ForexTime được đánh giá 4.1* trong Google Play.
Các điểm nổi bật của sàn FXTM
- Người dùng không cần trả phí hoa hồng nếu sử dụng tài khoản Standard;
- Ngoài ra, những tài khoản Standard sẽ có spread từ 2 pips và 0,8 pip cho với tài khoản ECD;
- Bên cạnh đó, bạn cần trả 5$/tháng nếu không hoạt động;
- Kế đến, người dùng cần trả 20$ cho một lần rút tiền thông qua chuyển khoản ngân hàng và 2$ nếu dùng thẻ tín dụng.
- Cuối cùng là số vốn tối thiểu chỉ từ 10$ và đòn bẩy có thể đạt đến mức 1:1000.
Sàn giao dịch eToro
Tổng quan về sàn forex eToro
eToro là một trong những app giao dịch CFD tự động online khá nổi tiếng trên thế giới dù điểm đánh giá khá thấp, chỉ có 2,2*. Bên cạnh đó, sàn giao dịch này có trụ sở chính tại Síp và được cấp giấy phép hoạt động ở Anh và Úc. Các giấy phép kinh doanh của eToro được FCA, ASIC, CySec, IFSC cấp phép.
Nền tảng được cung cấp gồm máy tính, điện thoại (Android, IOS) và có hỗ trợ ngôn ngữ là tiếng Việt.
Những điểm nổi bật của sàn eToro
- Sàn này có mức Spread khá cao, từ 1 – 6 pips;
- Hoa hồng của eToro là 0;
- Các thao tác nạp tiền được cung cấp miễn phí. Tuy nhiên chi phí rút tiền tối thiểu là 5$.
- Có mức tiền gửi tối thiểu khá cao, từ 200$ trở lên.
- eToro có chính sách bảo hiểm, bồi thường cho những khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện khi sàn giao dịch này mất đi khả năng thanh toán.
Sàn giao dịch FX Pro
Tổng quan về sàn forex FxPro
FxPro là một cái tên khá phổ biến với các nhà đầu tư ở Việt Nam, FxPro bắt đầu hoạt động từ năm 2006 và có trụ sở đặt tại Vương quốc Anh. Ngoài ra, sàn FxPro đang kinh doanh dưới sự giám sát của BDF, CySec, Bafin, DFSA và SCB.
Về nền tảng giao dịch, FxPro hoạt động trên MT4, MT5, cTrader, FxPro Edge.
FxPro đạt 4.4* trong Google Play.
Một vài điểm nổi bật của sàn FxPro
- Người dùng sử dụng tài khoản MT4, MT5 không phải trả phí hoa hồng. Tuy nhiên tài khoản cTrader cần chi trả 45$/1 triệu $ cho phí hoa hồng.
- Chênh lệnh spread từ 0,37 – 1,6 pips.
- FX Pro cung cấp đòn bẩy cao nhất là 1:500 với số tiền gửi tối thiểu là 100$.
- Các nhà đầu tư có thể rút tiền/nạp tiền thông qua chuyển khoản, thẻ tín dụng, Neteller, Skrill, PayPal, ví ngân lượng. Tuy nhiên thời gian chờ hơi lâu.
Sàn giao dịch XM
Tổng quan về sàn giao dịch XM
Đây là một trong những sàn giao dịch CFD online có trụ sở chính tại Síp, được ASIC, IFSC, DFSA, FSA, CySEC theo dõi và giám sát quá trình hoạt động.
Nền tảng cung cấp bao gồm MT4, MT5, Webtrader trên website và mobile và hỗ trợ tiếng Việt.
XM đạt 3.8* trong Google Play
Một vài điểm nổi bật của sàn XM
- Người dùng sở hữu tài khoản Standard, Micro, và Ultra Low được miễn phí phí hoa hồng. Tuy nhiên tài khoản XM Zero cần chi trả khoản phí này;
- Chi phí spread 0,7 – 2,6 pips, miễn phí rút tiền;
- Người dùng cần thanh toán 15$ nếu tài khoản không hoạt động trong vòng một năm.
- Số tiền nạp tối thiểu là 5$ với đòn bẩy tối đa đến 1:888.
Để đầu tư và giao dịch thuận lợi, bạn hãy luôn trau dồi và bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu CFD là gì và biết cách giao dịch CFD sao cho hợp lý nhất. Chúc bạn sẽ thành công với những gì mà mình lựa chọn.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.