Cách xác định và cách vẽ trendline được xem kiến thức cơ bản mà các trader cần phải tìm hiểu kỹ. Xác định được xu hướng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành công khi thực hiện các giao dịch forex. Bời vì một khi đã tìm ra đúng xu hướng thì trader sẽ không đánh ngược và cơ hội thắng trong giao dịch nhiều hơn, kèm theo đó là tỷ lệ rủi ro cũng được giảm xuống rất đáng kể. Cùng tìm hiểu trendline là gì và cách vẽ trend line chuẩn xác ở bài viết này nhé!
Trendline (Đường xu hướng) là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của đường xu hướng trendline là gì nhé!
Đường xu hướng hay Trendline là một đường thẳng nối các đỉnh hoặc các đáy lại với nhau. Với cách hiểu này có thể thấy đường xu hướng có vẻ giống như hỗ trợ và kháng cự phải không?
Đúng như vậy, cả hai đều nhằm chỉ ra cho các trader thấy những vùng có cung cầu tiềm năng và có áp lực mua bán. Vậy điểm khác nhau ở đây của đường kháng cự và đường trendline là gì? Trên thực tế, đường hỗ trợ và kháng cự được xác định bởi những đường thẳng, trong khi đó thì trendline được vẽ là những đường dốc.
Vốn dĩ nó biểu thị độ dốc vì khi nối các đỉnh với nhau thì thường đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước.
Tương tự như vậy, khi nối các đáy với nhau thì đáy sau cũng sẽ cao hơn đáy trước.
Do đó có thể hiểu trendline bản chất vẫn là 1 loại cản, cản này sẽ càng có giá trị hay càng cứng nếu chúng va đập nhiều lần mà không bị phá vỡ.
Có bao nhiêu loại đường xu hướng (trendline)?
Các bạn có thể thấy có 3 loại Trendline thường được nhắc đến trong một số tài liệu và sách, bao gồm:
- Xu hướng giảm (nếu tạo ra những đỉnh thấp hơn).
- Xu hướng tăng (nếu tạo ra những đỉnh cao hơn).
- Xu hướng đi ngang (nếu giá chạy trong 1 vùng nhất định).
Tuy nhiên theo traderforex thì chỉ chia ra làm 2 loại đường xu hướng là trendline giảm và trendline tăng. Bởi vì thực tế đường xu hướng đi ngang là tỷ lệ phần trăm xuất hiện là cực kỳ thấp, hầu như bằng 0.
Theo như định nghĩa ở trên, muốn tạo ra một đường xu hướng thì cần nối các điểm giá với nhau. Và trong đó, đỉnh sau sẽ phải cao hơn đỉnh trước, hay đáy sau sẽ phải thấp hơn đáy trước, từ đó mới tạo ra một trendline có độ dốc, và điều này thể hiện sự khác biệt giữa trendline với hỗ trợ và kháng cự.
Trên đây là ý kiến của Forextrader, mọi người có thể có nhiều quan điểm và suy nghĩ khác. Hãy cùng thảo luận bằng cách để lại bình luận ý kiến của các bạn nhé!
Làm thế nào để có cách vẽ trendline đúng cách?
Mặc dù cách vẽ trendline thiên về kỹ thuật nhưng tùy theo mắt nhìn của mỗi người mà các trader sẽ có các cách vẽ trendline khác nhau.
Để vẽ một đường xu hướng thì trước hết mọi người cần xác định được thu thế của thị trường. Tiếp theo là sẽ dựa vào các đỉnh và đáy rồi nối chúng với nhau.
Đối với xu thế giảm thì các bạn cần nối các đỉnh với nhau. Ở đây cũng chính là nối kháng cự với nhau miễn sao kháng cự sau thấp hơn so với kháng cự trước.
Đối với xu thế tăng thì các bạn cần phải nối các đáy với nhau, ở đây cũng chính là nối hỗ trợ với nhau miễn sao các hỗ trợ sau cao hơn cao hơn so với hỗ trợ trước.
Ở đây trendline không những đóng vai trò là 1 cản, mà còn được xem như một đường kháng cự (đối với xu thế giảm) hoặc là một đường hỗ trợ (đối với xu thế tăng).
Một số lưu ý để vẽ 1 đường trend line đúng
Đường trend line luôn là đường chéo, không bao giờ vẽ đường ngang
Chỉ có hai loại trendline, đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm, nếu thị trường sideway (trendline nằm ngang) thì khi đó không được coi là đường xu hướng.
Dù ở bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ xảy ra 2 khả năng:
- Đường xu hướng giảm thể hiện rằng thị trường đang có xu hướng giảm và nếu bị phá vỡ thì thị trường có thể thay đổi xu hướng, từ giảm chuyển sang tăng. Nếu không bị phá vỡ thì xu hướng đó tiếp phát huy.
- Với đường xu hướng tăng thì thể hiện thị trường đang có xu hướng tăng và nếu bị phá vỡ thì thị trường cũng sẽ thay đổi xu hướng, từ tăng chuyển sang giảm.
Cần ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh để vẽ 1 trendline
Trên thực tế thì cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ được 1 đường xu hướng nhưng phải có thế đỉnh thứ 3 để đường xu hướng đó được xác nhận. Như vậy, một đường xu hướng được xác nhận khi giá chạm trend tạo ra đỉnh thứ 3.
Trendline càng dốc thì cho độ tin cậy càng thấp cùng khả năng bị phá vỡ cao
Về cơ bản có thể hiểu rằng giá chạm vào trendline càng nhiều thì có giá trị càng cao, vì có nhiều trader sử dụng chúng tương tự như các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Không nên cố gắng vẽ trendline theo suy nghĩ của bản thân, cần để chúng đi thực tế theo dòng chảy của thị trường.
Nên sử dụng thân nến hay râu nến khi vẽ trendline?
Một số người giao dịch chỉ sử dụng thân nến khi vẽ trendline, ngược lại có nhiều người thường dùng toàn bộ phần râu nến. Nhìn chung, bạn có thể bỏ qua trong những trường hợp mà râu nến quá dài. Bạn nên dùng cả râu để vẽ chính xác nhất mặc dù trong 1 số trường hợp thì bỏ hay giữ lại râu nến đều được chấp nhận . Mời các bạn cùng tham khảo 2 biểu đồ dưới đây:
Trường hợp 1: Vẽ cả râu nến
Trường hợp 2: Không vẽ râu nến
Bạn có thể thấy rằng nếu chỉ vẽ thân nến, giá trong trường hợp 2 chạm rất nhiều lần, nhưng trong một số trường hợp có thể xảy ra phá vỡ giá nếu chỉ vẽ thân nến như vậy. Khi đó, bạn rất có thể vào lệnh sai. Cùng xem ví dụ tiếp theo để hiểu rõ hơn:
Khi vẽ có râu nến, bạn thấy rằng UCAD đang thử lại trend line này, và bạn có thể sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện lệnh Buy.
Tuy nhiên, nếu không vẽ râu nến thì trendline có hình dạng dưới đây:
Lúc này, có thể bạn sẽ nghĩ rằng đường xu hướng đã bị phá vỡ và thay đổi xu thế từ tăng sang giảm nên thực hiện lệnh sell ở đây. Và bạn có khả năng bị quét cắt lỗ.
Cần tối thiểu 3 điểm trên cùng 1 đường để xác nhận xu hướng
Khi vẽ trend line, trader cần ít nhất 2 điểm. Còn để xác nhận được xu hướng các hỗ trợ và kháng cự thì cần thêm điểm thứ ba, cùng nằm trên 1 đường thẳng với 2 điểm trước đó. Cùng xem ví dụ biểu đồ EUR/USD:
Bạn có thể dễ dàng quan sát xu hướng giảm với 2 đỉnh đầu tiên được khoanh tròn. Tới đỉnh thứ ba chính là tín hiệu để xác nhận xu hướng. Trong ví dụ này, mình dùng biểu đồ khung ngày, do đó có nhiều cây nên khung D đã chạm để test. Tuy nhiên, có vẻ không thể phá nổi, vì thế EU tiếp tục giảm hết ngày này qua tháng nọ.
Không nên nghĩ Trendline chỉ là 1 đường, chúng là 1 ngưỡng hoặc 1 vùng
Để xác nhận 1 xu hướng cần chạm tối thiểu 3 điểm giá với điều kiện cả 3 điểm đều thuộc khoảng thời gian có các mức giá khác nhau, đối với trend line thì các đáy cao hơn (xu thế tăng) và đỉnh thấp hơn (xu thế giảm), do đó tuy là 1 đường thẳng nhưng còn là 1 phạm vi, 1 vùng cụ thể.
Các bạn cũng cần lưu ý 1 điểm quan trọng là khi các trendline càng cứng thì càng có nhiều lần giá “bounce” nẩy lên hoặc xuống trong khu vực này nhằm test lại, vì thế không thể phá vỡ thì rất dễ tạo nên nến rút chân ở đây.
Trong một ví dụ khác cũng về EUR/USD, có thể quan sát thấy một trend line giảm đang được hình thành trên biểu đồ, và đỉnh thứ ba xác nhận cho trendline này. Nếu quan sát kỹ sẽ nhận ra xuất hiện hành vi giá nhiều lần, khi nến tìm cách nẩy lên chạm đường xu hướng phía trên. Vì vậy đã tạo nên nhiều râu nến thể hiện giá bị từ chối trong khi đang cố gắng phá vỡ. Và kết quả giá không thể phá được, vậy nên có 1 sự sụt giảm lớn, trước khi xu hướng bị phá vỡ và tăng trở lại.
Xem them: Horizontal line là gì? Horizontal line khác gì với Trendline.
Cách vẽ Trendline trên MT4 và Tradingview
Để vẽ các đường trendline cũng vô cùng đơn giản, hiện nay thì trên các nền tảng giao dịch phổ biến đều cung cấp các công cụ hỗ trợ giúp vẽ đường Trendline nhanh chóng và dễ dàng hơn. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể cách vẽ các đường này trên hai nền tảng chính là MT4 và Tradingview nhé.
Cách vẽ trendline trên MT4
MT4 là một trong những nền tảng giao dịch forex phổ biết nhất hiện nay. Theo đánh giá thì hiện tại cách vẽ đường trendline tại đây cũng vô cùng đơn giản. Cùng theo dõi các bước hướng dẫn bên dưới nhé!
Bước 1: Truy cập vào nền tảng MT4 chọn vào dấu “/” trên thanh menu như hình bên dưới đây.
Bước 2: Nhấn giữ chuột trái và kéo nối các đỉnh giá liên kết lại với nhau để tạo thành các đường trendline giảm. Tiếp tục tương tự, bạn kéo giữ chuột trái nối với các đáy giá liên kết lại với nhau để tạo thành đường trendline tăng.
Với các thao tác đơn giản như vậy là bạn đã hoàn thành công cách vẽ đường Trendline trên MT4 rồi đấy.
Cách vẽ trendline trên Tradingview
Thao tác vẽ trendline trên Tradingview – nền tảng giao dịch phổ biến này cũng vô cùng đơn giản, không khác là bao so với nền tảng MT4.
Bước 1: Bạn truy cập vào Tradingview, nhấn vào dấu 3 sọc ngang nằm ở góc trái phía trên cùng của màn hình
Bước 2: Tiến hành chọn vào biểu tượng trendline và thực hiện các thao tác kéo nối các đáy và các đỉnh liên kết với nhau như hướng dẫn bên trên.
Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn xong các cách vẽ đường Trendline trên hai nền tảng giao dịch phổ biến nhất rồi đấy.
Cách giao dịch với Trendline
Sau khi đã biết cách xác định và vẽ trendline thì tiếp theo chúng ta cần học cách giao dịch với nó.
Có 3 cách giao dịch với trendline, bao gồm:
- Giao dịch dựa vào sự dịch chuyển xu hướng.
- Giao dịch dựa vào hướng điều chỉnh.
- Giao dịch phá vỡ.
Giao dịch dựa vào sự dịch chuyển xu hướng
Khi vẽ 1 trendline, bạn có thể xác định và thực hiện giao dịch dựa theo dịch chuyển của xu hướng. Trendline được xác nhận bằng 3 điểm, trader sẽ tìm thấy 1 điểm vào cho lệnh giao dịch. Với cách này, nếu xu hướng được xác nhận tăng thì có thể giao dịch lúc vào lần “Bounce” tiếp theo từ trendline đó, ví dụ giả sử cho rằng hành vi giá xác nhận giả thiết của bạn. Quan sát hình ảnh dưới đây:
Trong biểu đồ này, giá chạm trend line nhiều hơn 3 lần, đây là một mấu chốt xác nhận đường xu hướng.
Sau khi giá chạm đường xu hướng lần thứ 3 thì đã hình thành xu hướng giảm vì không phá vỡ được trend line nên bắt đầu hình thành 1 đáy thấp mới và sự điều chỉnh xu hướng mới.
Sau khi giá tiếp tục nảy lên chạm vào đường hướng có màu xanh tận 5 lần, nhưng không thể bật xuống thêm 1 lần nữa. Khi đó EUR/USD tạo thanh 1 đáy thấp hơn. Do vậy mà EUR/USD đã giảm tương đối mạnh.
Tuy nhiên đây không phải là cách giao dịch an toàn đối với những trader mới bước vào nghề. Các bạn tốt hơn nên tập làm quen với cách giao dịch thứ 3.
Giao dịch dựa vào hướng điều chỉnh
Một xu hướng điều chỉnh thường diễn ra nếu xu hướng chính giảm hoặc tăng quá nhiều, chúng thường có sẽ đưa giá trở lại xu hướng như ban đầu. 1 xu hướng điều chỉnh thì nên nhỏ hơn so với xu hướng chính. Bên cạnh đó, đa số các trường hợp mất nhiều thời gian cho điều chỉnh xu hướng hơn là giai đoạn ổn định. Giao dịch dựa vào xu hướng điều chỉnh thường sẽ có nhiều rủi ro hơn. Cùng xem ví dụ sau:
Các bạn hãy chú ý 2 trendline tăng song song (có màu xanh dương). Các con số đánh dấu biểu thị các xu hướng tương ứng. Còn những đường kẻ thể hiện giá đang dịch chuyển và đường màu đỏ là xu hướng điều chỉnh trong kênh.
Trong 1 kênh giá, bạn chỉ cần 2 đáy với trường hợp xu hướng tăng, không cần đến 3 như kẻ 1 trendline. Lí do là vì giá thứ 3 di chuyển sẽ tạo ra 2 đáy trên đường xu hướng tăng và 2 đỉnh ở đường xu hướng tăng khác, song song với trendline trước đó.
Kênh giá song song là cách thức giao dịch phổ biến và được nhiều trader tìm hiểu. Đa số các trader sẽ chờ đến điểm thứ 5 để xác nhận xem đó có phải là 1 mô hình tiềm năng không.
Cần chú ý rằng các xu hướng điều chỉnh thường ít thay đổi về giá vì đi ngược lại xu hướng chung, theo ví dụ trên là xu hướng giảm, các đoạn điều chỉnh thì là xu hướng tăng. 1 trader đi ngược xu hướng thì tìm cách thực hiện lệnh Buy ở những điểm 2,4,6,… Có thể thấy thì chiến lược này không được tiềm năng như cách đặt lệnh sell tại các điểm 3,5,7 vì chúng vừa chỉ đúng xu hướng và ít rủi ro hơn.
Giao dịch phá vỡ và đảo chiều
Đây là cách giao dịch cuối cùng và cũng phổ biến nhất hiện nay: giao dịch thực hiện khi xu hướng đã bị phá vỡ. Nếu giá đang đi theo 1 hướng nào đó và xuất hiện các đáy cao hơn và các đỉnh cao hơn thì xu hướng tăng đang được hình thành. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có khả năng đảo chiều. Nếu điều này diễn ra, giá bắt đầu thay đổi và đi theo hướng ngược lại.
Ở ví dụ này, giá sau khi bị phá vỡ có xu hướng test lại và không phá được trendline thì giá tăng lên mạnh. Để giao dịch hiệu quả thì trader nên chờ giá test lại rồi xác nhận thay việc mở 1 vị thế lúc giá bị phá vỡ.
Cần chú ý: các Trader nên tỉnh táo khi giao dịch phá vỡ vì nếu bất cẩn giá phá vỡ trendline mà không đủ sức xác nhận mô hình đảo chiều. Đôi khi bạn lại vẽ trendline sai nên nhầm lẫn giá đã bị phá vỡ, lúc đó đảo chiều diễn ra và đặt lệnh vội vàng. Tuy nhiên, đường xu hướng là một vùng, 1 khu vực, không phải là một đường nên rất khó bị xuyên thủng bởi 1 cây nến.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất mà các nhà giao dịch (đặc biệt là những nhà giao dịch mới bước đầu tìm hiểu) cần biết về đường xu hướng, các loại đường xu hướng, cách vẽ trendline cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết đã mang đến mọi người những thông tin có ích về trendline. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên đọc kỹ những lưu ý khi vẽ trendline và khi sử dụng chúng trong việc đặt lệnh giao dịch để tránh những trường hợp sai gây thua lỗ đáng tiếc không nên xảy ra. Chúng tôi mong rằng mọi người có thể áp dụng những kiến thức trên và thành công trong các giao dịch của mình.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.