fbpx

Cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview đơn giản

Là một trader tham gia giao dịch thị trường tài chính, chắc hẳn ai cũng mong muốn trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng về cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview sao cho hiệu quả nhất. Bởi vì hiện nay, hỗ trợ và kháng cự là công cụ được phần lớn các trader sử dụng và chúng sẽ mang lại cho các trader rất nhiều lợi ích trong việc giao dịch tài chính. Chính vì lẽ đó mà bài viết sau đây của traderforex sẽ chia sẻ đến các trader những kiến thức hữu ích nhất về cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự. Hãy cùng đón xem nhé.

Những cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự trên nền tảng TradingView

Để có thể xác định hỗ trợ và kháng cự, trader có thể áp dụng 5 phương pháp nổi bật sau đây:

  • Sử dụng đường xu hướng trendline.
  • Sử dụng đường trung bình động EMA 34, 89 hoặc MA50, 100, 200).
  • Sử dụng dải Bollinger Bands.
  • Sử dụng Fibonacci.
  • Sử dụng các cản tâm lý số chẵn.

Ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng với sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và tính khoa học. Điều này đã được kiểm chứng và xác nhận bởi traders và chuyên gia giao dịch trước đó.

Sử dụng đường trendline

Trendline với tên gọi khác là đường xu hướng – đây được xem là một công cụ xác định hỗ trợ và kháng cự cực kỳ hiệu quả ở trên biểu đồ giá. Khi trader quan sát các một biểu đồ bất kỳ sẽ nhận thấy giá di chuyển rất hỗn loạn nhưng sẽ đi theo lối mòn mà trader hoàn toàn có thể sử dụng trực quan để cảm nhận được. “Lối mòn” này sẽ được xem là xu hướng.

Nếu như trader vẽ một đường nối các đáy và đỉnh đi theo xu hướng này thì sẽ hình thành nên một đường xu hướng. Vai trò của đường xu hướng sẽ giống như là một vùng hỗ trợ hoặc một ngưỡng kháng cự tiềm năng. Đồng thời, nó sẽ chỉ ra cho trader các cơ hội bán hoặc mua khi giá vượt khỏi chúng.

Đỉnh và đáy được nối với nhau bởi đường trendline
Đỉnh và đáy được nối với nhau bởi đường trendline

Khi vẽ được một đường xu hướng, trader có thể sử dụng chúng để xác định các mức kháng cự và hỗ trợ. Ví dụ như biểu đồ trên, đường xu hướng sẽ có vai trò là ngưỡng kháng cự. Còn vùng hỗ trợ lúc này sẽ là đường xu hướng nằm ở bên dưới.

Trong một đường xu hướng tăng, giá đã chạy cùng với hai đường hỗ trợ và kháng cự cho đến khi chạm và phá được mốc kháng cự với mục đích tăng giá một cách bứt phá. Giá giao dịch sẽ ở trên xu hướng tăng trong vòng 5 tuần trước khi chui vào trong lại, và kháng cự lại một lần nữa bị từ chối. Cuối cùng, hỗ trợ đã bị giá phá hẳn, sau đó sẽ retest đường xu hướng nhưng vẫn không thể nào phá hẳn – false breakout. Và kết thúc, giá đã thay đổi xu hướng và đi theo xu hướng giảm.

Sử dụng đường trung bình động (EMA 34, 89 hoặc MA50, 100, 200)

Đây được xem là cách xác định hay vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview được áp dụng nhiều bởi các trader. Khi sử dụng đường trung bình động thì vùng hỗ trợ và kháng cự mà trader tìm được cũng sẽ rất là tiềm năng và có tính “động”. Gọi là “động” bởi vì các đường kháng cự và hỗ trợ này sẽ thay đổi liên tục dựa vào hành động giá nằm ở gần đó chứ không giống các đường hỗ trợ và kháng cự truyền thống nằm ngang.

Sẽ có nhiều trader đang xem đường trung bình động như là một chiếc chìa khóa giúp xác định được kháng cự và hỗ trợ. Khi thấy giảm giá, các trader này sẽ tiến hành vào lệnh Buy và sẽ test đường trung bình. Hoặc là họ sẽ thực hiện vào lệnh Sell khi nhận thấy giá tăng và bắt đầu chạm vào đường trung bình.

Biểu đồ giá cặp GBP/USD với đường EMA 50
Biểu đồ giá cặp GBP/USD với đường EMA 50

Biểu đồ trên chính là biểu đồ của cặp tiền tệ GBP/USD ở khung thời gian 15 phút với đường trung bình động EMA 50 là ngưỡng kháng cự cho hành động giá.

Có thể thấy ở biển đồ này, mỗi khi giá tiếp cận thì vai trò của đường EMA 50 sẽ là ngưỡng kháng cự và đồng thời nó sẽ đẩy giá dội ngược xuống bên dưới. Thế nhưng khi để ý kỹ thì sẽ nhận thấy giá không chạm là bật lại liền ngay tại đường EMA 50. Sẽ có lúc nó đi qua trước một chút rồi mới quay trở lại xu hướng.

Đặc biệt, sẽ có trader sẽ dùng đến tận hai đường trung bình động như biểu đồ bên dưới. Họ sẽ quan sát cả hai đường trung bình động để xem phản ứng giá ra sao. Sau đó, chỉ bán hoặc mua khi nhận thấy giá đã nằm ở giữa của hai đường trung bình động đó. Lúc này, chúng sẽ được gọi là vùng giới hạn.

Vùng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự được thể hiện qua EMA 20 và EMA 10
Vùng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự được thể hiện qua EMA 20 và EMA 10

Dựa biểu đồ này, trader sẽ thấy giá mỗi khi tiếp cận thì vai trò của đường EMA 20 sẽ là ngưỡng kháng cự và đồng thời cũng sẽ đẩy giá dội ngược xuống. Và khi đó, vai trò của đường EMA 10 sẽ là vùng hỗ trợ và sẽ đẩy giá đi lên.

Sử dụng dải Bollinger Bands

Ngoài những phương pháp xác định kháng cự và hỗ trợ trên, thì trader có thể dùng đến chỉ báo Bollinger Bands nhé.

Dải Bollinger hay là Bollinger Bands được biết đến là một công cụ phân tích kỹ thuật có chức năng giúp trader xác định được khả năng đảo chiều giá cũng như sự biến động trên thị trường. Trong đó sẽ bao gồm: Dải Bollinger trên, Dải Bollinger giữa và Dải Bollinger dưới.

Để xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ, các trader có thể tìm đến Dải Bollinger. Khi giá chạm đến phần dải trên thì sẽ được xem là phần quá mua và khả năng cao giá sẽ bị đảo ngược chiều, sau đó đi xuống. Ngược lại, giá sẽ được xem là quá bán khi chạm đến dải dưới và khả năng cao sẽ đảo chiều và đi lên trên.

Dải dưới là vùng hỗ trợ, dải trên là ngưỡng kháng cự
Dải dưới là vùng hỗ trợ, dải trên là ngưỡng kháng cự

Có thể nhận thấy mỗi khi giá và dải trên của dải Bollinger chạm vào nhau thì sẽ ngay lập tức đảo chiều và đi xuống. Còn giá sẽ đảo chiều đi lên khi nó chạm vào dải bên dưới của Bollinger Band. Đối với trường hợp này, dải dưới sẽ là vùng hỗ trợ và dải trên sẽ là ngưỡng kháng cự.

Việc sử dụng Bollinger Bands sẽ giúp trader đưa ra những quyết định giao dịch hiệu quả hơn khi xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ. Thông qua việc hiểu được vị trí của các vùng kháng cự và hỗ trợ, trader sẽ hoàn toàn điều chỉnh được các chiến lược giao dịch của mình sao cho phù hợp nhất.

Sử dụng Fibonacci

Fibonacci trong giới trader là một công cụ vô cùng quen thuộc, đặc biệt hơn hết có thể kể đến như Fibonacci thoái lui – đây là một chỉ báo được sử dụng trong việc xác định hỗ trợ và kháng cự sau một xu hướng giảm mạnh và tăng mạnh. Giá thông thường sẽ có xu hướng đảo ngược khi mà nó có sự va chạm vào ngưỡng Fibonacci. Vì vậy, các ngưỡng Fibonacci quan trọng như 100%, 61,8%, 50%, 38,2% và 23,6% sẽ được dùng để xác định hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Các mốc Fibonacci đóng vai trò là một ngưỡng kháng cự
Các mốc Fibonacci đóng vai trò là một ngưỡng kháng cự

Khi quan sát hình biểu đồ trên, trader sẽ nhận thấy giá đang đi lên chạm đến các vùng 61,8%, 50% và 38,2%, sau đó nó sẽ bật ngược trở lại. Chính vì vậy, các mức Fibonacci sẽ được dùng nhiều trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự.

Sử dụng các cản tâm lý số chẵn

Rào cản tâm lý số chẵn được biết đến là mức giá mà các trader cần chú ý đến. Thông thường, các mức này sẽ dựa trên số chẵn hoặc số tròn, ví dụ như 20000 hoặc 1000. Tuy nhiên, những con số này cũng sẽ vô cùng dễ nhớ và sẽ được dùng để làm điểm tham chiếu khi các gia trader giao dịch.

Khi giá tiếp cận đến một rào cản tâm lý nào đó, các trader sẽ có sự thận trọng hơn hoặc cũng sẽ tìm mọi cách để tham gia vào giao dịch. Ở mỗi trader khi giao dịch sẽ đều có tâm lý tự thiết lập cho mình một mức giá “quá rẻ” hoặc “quá đắt”, con số này sẽ thường là các con số chẵn. Chính vì thế mà nhiều trader sẽ có xu hướng thiết lập giá ở những mốc số chẵn đó để việc tính toán được dễ dàng và tiện lợi hơn. Cũng từ đó mà thiết lập nên các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ tại đây.

Xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ thông qua cản tâm lý số chẵn:

Dựa vào các số chẵn, trader sẽ xác định được vùng kháng cự và vùng hỗ trợ đơn giản hơn. Trước hết, trader cần phải xác định được các rào cản tâm lý mà có sự liên quan đến các kế hoạch và chiến lược giao dịch của trader. Tùy thuộc vào từng cặp tiền tệ cũng như khung thời gian giao dịch mà các rào cản này sẽ có sự khác nhau.

Chẳng hạn như khi giao dịch cặp EUR/USD, thông thường mọi trader sẽ tập trung nhiều vào các số chẵn như 1.120, 1.110 và 1.100. Đây những mức được xem là quan trọng và đóng vai trò là vùng kháng cự và vùng hỗ trợ.

Khi đã xác định được những rào cản tâm lý liên quan, trader tiếp đến hãy đi tìm những tín hiệu hành động giá có khả năng hình thành vùng kháng cự và hỗ trợ.

Chẳng hạn như khi giá EUR/USD tiếp cận được mức 1.100 và ngay sau đó nó bật lên lại thì điều này cho thấy mức này chính là vùng hỗ trợ. Và hiển hiên, khi giá giảm đi qua mức 1.100 thì mức này sẽ có vai trò là một vùng kháng cự vô cùng tiềm năng.

Một điều quan trọng khác mà trader cũng cần phải lưu ý đó là khi xác định kháng cự và hỗ trợ bằng số chẵn thì nên kết hợp cùng với những công cụ phân tích kỹ thuật như đường trung bình động hoặc đường xu hướng. Đây chính là một cách để trader có thể xác định được vùng hỗ trợ hoặc kháng cự chính xác nhất.

Chi tiết cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview

Để có thể nắm được cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview một cách chi tiết và đơn giản nhất, trader có thể tham khảo qua những thông tin sau đây nhé.

Hướng dẫn vẽ đường xu hướng – trendline

Bước 1: Đầu tiên, trader hãy tiến hành truy cập vào nền tảng Tradingview, sau đó hãy nhấn chọn vào biểu tượng 3 dấu sọc ngang nằm ở phía góc trái của màn hình.

Nhấn chọn vào biểu tượng trendline
Nhấn chọn vào biểu tượng trendline

Bước 2: Trader nhấn chọn vào biểu tượng “trendline” nằm ở mục số 2 như trong hình vẽ và tiến hành nối các đáy và đỉnh lại với nhau.

Hướng dẫn vẽ đường trung bình động

Trên nền tảng giao dịch Tradingview, đường trung bình động đã được tích hợp sẵn, cho nên trader khi muốn sử dụng chỉ cần nhấn chọn cài đặt vào biểu đồ. Cách thức cài đặt gồm những bước sau:

Bước 1: Trader truy cập vào nền tảng Tradingview, tiến hành đăng nhập vào tài khoản của mình và sau đó lựa chọn biểu đồ cặp tiền tệ mà mình đang có ý định phân tích.

Bước 2: Trên phía thanh công cụ, trader hãy nhấn chọn vào “các chỉ basoo”.

Bước 3: Trên thanh tìm kiếm, trader gõ “EMA” và nhấn chọn vào “Đường trung bình lũy thừa” theo như gợi ý nhé.

Hướng dẫn cách cài đặt EMA trên nền tảng Tradingview
Hướng dẫn cách cài đặt EMA trên nền tảng Tradingview

Bước 4: Đối với những đường EMA này, trader hoàn toàn có khả năng thay đổi được chu kỳ của chúng để sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch cũng như thời gian phân tích giao dịch của mình. Không những thế, trader cũng có thể tùy ý điều chỉnh màu sắc của biểu đồ, độ dày mỏng của đường EMA được hiển thị như trong phần cài đặt sau:

Chu kỳ của các đường EMA hoàn toàn có thể tùy chỉnh được
Chu kỳ của các đường EMA hoàn toàn có thể tùy chỉnh được

Với cách cài đặt EMA ở trên Tradingview, trader được quyền truy cập vào bất kỳ một chỉ báo kỹ thuật mạnh nào đó mà có thể giúp trader xác định được hỗ trợ và kháng cự một cách dễ dàng hơn. Chỉ cần dựa vào những hướng dẫn này, traderforex tin chắc rằng các trader sẽ thực hiện giao dịch đầy hiệu quả và thành công hơn nữa.

Hướng dẫn cách vẽ dải Bollinger

Cũng giống như những công cụ khác, trên nền tảng Tradingview cũng sẽ tích hợp sẵn dải Bollinger. Cho nên nếu như muốn sử dụng thì trader chỉ cần tích hợp chúng vào biểu đồ là được. Các bước tích hợp sẽ bao gồm:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản vào nền tảng Tradingview và lựa chọn cặp biểu đồ mình đang muốn phân tích.

Bước 2: Trên thanh công cụ, trader nhấn chọn vào phần “Các chỉ báo”

Bước 3: Tiến hành nhấn tìm “BB” trên phần thanh tìm kiếm và sau đó nhấn chọn vào “Dải băng Bollinger” theo như gợi ý của Tradingview.

Cách thức cài đặt Bollinger Band trên nền tảng TradingView
Cách thức cài đặt Bollinger Band trên nền tảng TradingView

Như vậy, khi đã cài đặt xong, trader chỉ cần tắt khung hiển thị như hình bên trên thì chỉ báo sẽ xuất hiện ở bên dưới phần giá.

Hướng dẫn cách vẽ Fibonacci thoái lui

Khi muốn cài đặt Fibonacci thoái lui vào phần biểu đồ của mình, trader hãy thực hiện theo các bước sau nhé:

Bước 1: Đầu tiên, trader hãy tiến hành đăng nhập tài khoản vào nền tảng Tradingview của mình và chọn biểu đồ mà mình chuẩn bị phân tích.

Bước 2: Tiếp đến, trader hãy nhấn chọn vào hình giao diện thứ 3 tính từ phía dưới xuống nằm ở góc phải màn hình. Hoặc nếu muốn nhanh, trader hãy sử dụng phím tắt ALT+F nhé.

Cài đặt Fibonacci thoái lui đơn giản trên nền tảng Tradingview
Cài đặt Fibonacci thoái lui đơn giản trên nền tảng Tradingview

Bước 3: Trader hãy tìm kiếm mức giá cao nhất và thấp nhất ở trong xu hướng nhé.

Yếu tố cốt lõi của Fibonacci thoái lui là mức giá thấp nhất và giá cao nhất
Yếu tố cốt lõi của Fibonacci thoái lui là mức giá thấp nhất và giá cao nhất

Chẳng hạn khi quan sát biểu đồ trên, trader sẽ nhìn thấy ETH (Ethereum) có một xu hướng tăng ở trong rất nhiều ngày. Khi đó, chắc hẳn sẽ có một vài trader cho rằng xu hướng vẫn sẽ còn tiếp diễn. Tuy nhiên, không phải cứ thấy tăng là trader ngay lập tức vào lệnh. Trader cần cẩn thận hơn với các Fibonacci thoái lui, hãy vào lệnh khi nhận thấy giá hồi về vùng hỗ trợ tiềm năng.

Bước 4: Ở bước này, trader cần kéo Fibonacci thoái lui từ ở mức giá thấp nhất cho đến mức giá cao nhất.

Bước 5: Cuối cùng, trader hãy xác định các vùng hỗ trợ và chờ đợi.

Xác định vùng hỗ trợ tiềm năng để giao dịch
Xác định vùng hỗ trợ tiềm năng để giao dịch

Khi đã vẽ được Fibonacci thoái lui ở trên đường giá, trader cũng cần quan tâm đến việc lên kế hoạch để việc giao dịch được rõ ràng hơn. Nếu như giá nằm ở mức thoái lui từ mức cao nhất, thì các vùng hỗ trợ đẹp phần lớn sẽ nằm ở những mức Fibo:

  • 0.382
  • 0.5
  • 0.618

Trong đó, 0.618 được xem là mức được kỳ vọng nhất của các trader. Hay gọi cách khác, 0.618 sẽ được xem là mức Fibonacci tỷ lệ vàng.

Ứng dụng hỗ trợ và kháng cự vào trong thực tế

Có thể thấy hỗ trợ và kháng cự là một khái niệm vô cùng mạnh mẽ và quen thuộc mà trader hoàn toàn có thể áp dụng vào mọi thị trường giao dịch, bất kỳ khung thời gian cũng như bất kỳ công cụ nào. Chính vì vậy, dù là nhà đầu tư dài hạn hay chỉ là một nhà giao dịch trong ngày thì hỗ trợ và kháng cự sẽ vẫn mãi là một nguyên tắc chính không thể thay thế của hành vi giá ở trên biển đồ cũng như là một phần cốt lõi trong phân tích kỹ thuật.

Thị trường nhìn chung sẽ di chuyển một trong ba hướng sau đó là: đi xuống, đi lên hoặc là đi ngang. Hiểu theo cách khác, thị trường có thể là xu hướng giảm, xu hướng tăng hoặc cũng có thể là đi ngang khi chúng đang ở giai đoạn củng cố giá. Trong đó, thị trường sẽ dành phần lớn thời gian cho việc đi ngang, khoảng 70% thời gian thay vì giảm hoặc tăng, khoảng 30% thời gian.

Đối với một thị trường đi ngang sẽ bắt nguồn từ rất nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu đó là:

  • Thị trường đi ngang trong quá trình chờ đợi một tin tức nào đó cực kỳ quan trọng chuẩn bị được công bố. Để chứng kiến điều này diễn ra thế nào trong thực tế, trader chỉ cần quan sát kỹ lưỡng về diễn biến của hành động giá. Rất dễ thấy rằng thị trường sẽ có thể chỉ dao động trong phạm vi hẹp ở trong một vài giờ đồng hồ trước khi thời điểm tin tức nổ ra.
  • Thứ hai, trong giai đoạn cao trào của mua và bán thì thị trường cũng sẽ đi ngang. Đây sẽ là nơi của các trader nội bộ như nhà tạo lập thị trường, cá mập, các tổ chức lớn đang cố gắng lấp đầy hoặc cũng có thể là dọn sạch kho hàng của họ.
  • Cuối cùng, thị trường đi ngang trong trường hợp đi vào những vùng giá cũ, đó sẽ là nơi các trader đã bị kẹt lại ở trước đó trong quá khứ. Tức là khi thị trường tiếp cận đến những vùng này, các trader và các nhà đầu cơ sẽ nắm bắt cơ hội nhằm mục đích đóng vị thế cũng như chấp nhận lỗ một số tiền nhỏ chỉ vì họ mong muốn được thoát khỏi ra thị trường sau khoảng thời gian bị kìm hãm.
Tâm lý thị trường trong ngưỡng kháng cự và vùng hỗ trợ
Tâm lý thị trường trong ngưỡng kháng cự và vùng hỗ trợ

Như hình minh họa bên trên, đầu tiên trader sẽ nhận thấy thị trường đã có sự gia tăng lên cao hơn, phe mua vẫn sẽ mua vào theo xu hướng. Tuy nhiên, giá sau đó đảo chiều và đi xuống (suy giảm xuống). Lớp phe mua đầu tiên đã bị mắc kẹt lại nằm ở mức cao hơn này và đồng thời cũng đang có sự hối hận về những quyết định trước đó của mình.

Khi đó, họ bị dính bẫy tăng. Thị trường sẽ có sự di chuyển theo xu hướng xuống thấp hơn, tuy nhiên lại bắt đầu gia tăng trở lại ngay sau đó. Thì tại mức thấp hơn này, lớp phe mua thứ hai sẽ e ngại rằng mình có thể bỏ lỡ nếu như giá đi theo xu hướng và tăng cao hơn, từ đó họ mua thêm. Khi thị trường tiếp cận đến điểm đảo chiều ở trước đó thì phe mua bị mắc kẹt lại ở trong quá khứ sẽ nhanh chóng bán ra nhằm mục đích thoát ra khỏi thị trường dù cho có lỗ một khoản nhỏ đi chăng nữa, nếu trader nào may mắn hơn thì sẽ vừa hòa vốn.

Áp lực bán này sẽ bắt đầu đẩy thị trường đi xuống mức thấp hơn, rời ra khỏi ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên, lúc này phe mua thứ hai lại đang bị mắc kẹt lại. Thị trường sau đó một lần nữa sẽ chạm vào vùng hỗ trợ và có sự nhập cuộc của lớp phe mua thứ ba. Khi đó, ai cũng sẽ nhận định rằng thị trường sẽ tăng trưởng lên lại, cho nên đã bắt đầu đẩy giá lên đến ngưỡng kháng cự. Vào Thời điểm đó, lớp phe mua thứ hai sẽ bán tháo một cách nhanh chóng để thoát ra khỏi thị trường với khoản lỗ nhỏ. Và hiển nhiên, lớp người thứ ba lúc này đang ôm hàng ngồi trên ngưỡng kháng cự. Cứ như vậy, hành động giá sẽ lặp đi lặp lại như một chu kỳ.

Ở đỉnh của mỗi con sóng, phe mua trước đó bị kẹt lại sẽ nhanh chóng thoát ra sau đó và bán lại cho những phe mua mới khi con sóng thứ hai xuất hiện. Những người sau đó sẽ lại trao tay qua cho những trader mới sau đó ở những đợt sóng tiếp theo. Việc mua rồi bán cứ thế diễn ra liên tục tại một mức giá đã hình thành nên “dải băng vô hình” được giới hạn bởi hai mức đáy và đỉnh ở trên biển đồ giá.

Như vậy, để có thể đánh giá được xu hướng tiếp theo, việc trader cần phải khi giao dịch đó chính là quan sát và theo dõi diễn biến giá một cách sát sao nhất.

  • Giả tạo bóng nến trên vùng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự: Điều này sẽ giúp độ vững chắc của mức giá được khẳng định chắc chắn hơn.
  • Giá có biến động thấp và xu hướng tăng ở kháng cự: Việc tích lũy biên độ hẹp sẽ góp phần ủng hộ việc phá kháng cự. Khi đó, trader chỉ cần chờ đợi tín hiệu xác định đây là một cây nến lớn cùng với một khối lượng lớn để củng cố cho việc breakout (phá vỡ giá) xuất hiện.
  • Khối lượng tại hỗ trợ sẽ giảm dần: Khi đã xác định được rằng lực bán đã bắt đầu cạn kiệt, trader hãy tiến hành bắt đáy tại đây để mang về tỷ lệ giao dịch thành công cao nhất nhé.

Bài viết vừa rồi là những chia sẻ chi tiết và đầy đủ nhất về cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview mà các trader không nên bỏ lỡ. Với một chiến lược thông minh,  kế hoạch rõ ràng cũng như nắm được cách thức vẽ và xác định đường hỗ trợ, kháng cự thì traderforex tin chắc rằng các trader sẽ có được những cuộc giao dịch thành công với khoản lợi nhuận giá trị.

Xem thêm:

Cách Backtest trên Tradingview cực đơn giản mà dễ hiểu cho newbie

Mẹo sử dụng tính năng xem nhiều biểu đồ trên TradingView nên tham khảo

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận