fbpx

Các thuật ngữ trong Forex nên biết khi giao dịch

Các thuật ngữ trong Forex trong forex bạn đã nắm chắc hết chưa? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm khi mới tham gia vào thị trường Forex. Để các bạn không còn gặp khó khăn trong vấn đề này mỗi khi bắt gặp 1 thuật ngữ vào đó khi giao dịch nữa thì mình sẽ tổng hợp tất cả các thuật ngữ trong Forex hay xuất hiện tại đây. Nếu như bạn nào đang quan tâm về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Các thuật ngữ trong Forex phổ biến
Các thuật ngữ trong Forex phổ biến

Các thuật ngữ trong Forex cần biết

Buy hoặc Sell (Long hoặc Short)

Có lẽ thuật ngữ Buy hoặc Sell đã quá quen thuộc với các trader rồi đúng không? Vậy còn Long hoặc Short là dài hay ngắn? Không! Trong thị trường Forex thì Long hoặc Short được hiểu là theo 1 cách rất khác. Long được hiểu là Buy và Short được hiểu là Sell.

Đây là các thuật ngữ trong Forex chuyên ngành vì thế chỉ có những ai tìm hiểu thì mới có thể biết được. Đôi khi ở 1 số bài viết sẻ vị thế dài và vị thế ngắn, đây là do lỗi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Vì Long Position các bạn biên dịch sẽ dịch là vị thế dài. Đối với cụm từ Short Position thì các bạn sẽ dịch là vị thế ngắn. Nhưng nếu dịch đúng và hiểu đúng thì phải là vị thế mua và vị thế bán.

Lệnh chờ

Bên cạnh các thuật ngữ trong Forex như Buy hay Sell thì Pending còn được gọi là lệnh chờ dùng để chỉ các lệnh Sell Limit hay Buy Limit. Các lệnh này có chức năng là chờ giá chi chuyển đúng vào điểm vào lệnh họ mong muốn rồi lệnh mới được vào.

Điểm entry/điểm vào lệnh

Điểm entry
Điểm entry

Đây được xem như điểm để bạn vào lệnh thích hợp. Điểm vào lệnh ở đây không quy định rằng bạn đang mua hay bán mà nó bao gồm cả BUY và SELL.

Muốn tìm được 1 điểm vào lệnh đẹp là 1 điều rất quan trọng. Nếu tìm được điểm entry đẹp thì bạn không cần phải lo lắng đến thua lỗ. Bên cạnh đó, điểm vào lệnh đẹp sẽ dem về cho bạn một khoản lợi nhuận cực kì lớn.

Cặp tiền tệ chính

Trên thị trường Forex, các giao dịch sẽ xảy ra giữa các cặp tiền tệ chứ không phải giao dịch theo từng loại tiền tệ riêng lẻ. Chính vì vậy, khi giao dịch người ta sẽ dùng từ cặp mà ít khi dùng từ đồng. Các cặp tiền tệ chính có chứa đồng USD được xem là phổ biến như: USD/CHF, AUD/USD, GBP/USD, USD/JPY, EUR/USD,…

GBP/CHF Bảng Anh – Frăng Thụy sỹ

EUR/AUD Euro – đôla Úc

EUR/JPY Euro – Yên Nhật

EUR/GBP Euro – Bảng Anh

USD/CAD Đôla Mỹ – đôla Canada

NZD/USD Đô La New Zealand – đô la Mỹ

USD/CHF Đô la Mỹ – Frăng Thụy sỹ

AUD/USD Đô la Úc/Đô la Mỹ

USD/JPY Đôla Mỹ – Yên Nhật

GBP/USD Bảng Anh – đôla Mỹ

EUR/USD Euro- đôla Mỹ.

Cặp tiền tệ chéo

Cặp tiền tệ chéo là các cặp tiền tệ không hề chứa USD nhưng vẫn được các trader quan tâm và đầu tư nhiều. Các cặp tiền tệ chéo phổ biến như là: EUR/JPY, GBP/JPY, EUR/AUD,…

Các cặp tiền ngoại lai

Cặp tiền ngoại lai là 1 cặp tiền tệ được kết hợp giữa các đồng tiền của 1 nền kinh tế mới nổi như Ấn độ, Brazil, Mexico và 1 loại tiền tệ chính. Các cặp tiền tệ ngoại lai sẽ ít được giao dịch trên thị trường. Lí do là vì nó có tính thanh khoản không được cao.

Spread

Khoản chênh lệch giữa giá ASK và giá BID là phí chênh lệch. Khi nhìn 2 loại giá này trên thị trường Forex bạn sẽ thấy rằng giá ASK luôn luôn đứng sau giá BID. Đây là phí của sàn giao dịch thu từ các trader để thực hiện các lệnh để giao dịch.

Ví dụ như sau: EURUSD có giá là 1.1162/1.1160 thì phí spread sẽ là hiệu của 2 số này là 2 pips.

Pip

Đây là đơn vị nhỏ nhất và đại diện cho sự thay đổi giá trên thị trường Forex. Hầu hết thì các cặp tiền này đề gồm 4 số thập phân. Do pip là đơn vị nhỏ nhất nên nó sẽ là số thập phân thứ tư. Điều đó tương đương với pip sẽ là 0.0001. Vậy 1 pip sẽ là 1/100 cent của Mỹ nếu đồng USD đóng vai trò là loại tiền tệ định giá.

Lot

Lot là đơn vị chỉ khối lượng giao dịch giữa các cặp tiền tệ. 1 Lot sẽ bằng 100.000 đơn vị tiền tệ giao dịch cơ bản. Bạn có thể hiểu như sau: Nếu bạn muốn mua EURUSD thì bạn phải có 100.000 đô la.

Bên cạnh lot thì còn có đơn vị là lot mini và lot micro. Lot mini sẽ tương ứng với 10.000 và Lot micro tương ứng với 1.000 đơn vị.

BID

BID là đơn vị thanh khoản cho các ngân hàng, các quỹ và các sàn giao dịch để mua các cặp tiền. Đây là giá niêm yết mà các trader khi muốn mua cặp tiền đó thì phải chấp nhận giá đó. BID đứng trước với ASK.

Ví dụ như sau: GBPUSD được chào bán với giá 1.8813/1.8811 thì giá BID là 1.8813. Khi bạn muốn bán cặp tiền này thì bạn sẽ bán với giá là 1.8813.

Ask

Đây là mức giá chào bán của 1 cặp tiền tệ nào đó khi bạn thực hiện mua vào. Gía này sẽ đứng sau so với giá BID trên bảng báo giá.

Ví dụ như sau: Cặp EURUSD sẽ được chào sàn với giá là 1.2817/15 thì giá ASK sẽ là 1.2817. Bạn phải chấp nhận mức giá này thì mới có thể thực hiện được 1 lệnh BUY để có thể khớp được lệnh.

Phí commision

Đây được coi như là phí hoa hồng của mỗi sàn thu trên các lot giao dịch. Các loại tài khoản ECN sẽ có phí này và thường giao dịch ở mức từ 7 đến 10 đô lạ. Riêng sàn Exness là phí 20 đô la.

Đòn bẩy

Đòn bẩy
Đòn bẩy

Đòn bẩy được hiểu là tiền sàn để bạn thực hiện các lệnh giao dịch. Đòn bẩy này sẽ có các tỷ lệ khác nhau như 100:1 hay là 1000:1.

Ví dụ như khi BUY hay SELL 1 lot thì bạn phải có 100.000 đô la để thực hiện giao dịch đó. Nhưng lúc này tài khoản của bạn chỉ còn 1.000 đô la thì bạn có thể sử dụng đến đòn bẩy 1.000:1. Điều này đồng nghĩa là bạn có thể mượn được tổng là 10.000 x 1.000 = 1.000.000 đơn vị sẽ tương đương với 10 lot. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khẩu vị rủi ro và đánh liều như thế. Nếu như bạn muốn sử dụng cách này thì phải có khả năng quản lí tài khoản tốt để tránh cháy tài khoản.

Pump và Dump (Bull Market và Bear Market)

Đây là thuật ngữ chỉ xu hướng của giá trên thị trường giao dịch Forex. Khi 1 người nói tới giá DUMP hoặc Bear Market là có nghĩa thị trường đang giảm. Ngược lại, nếu như nói DUMP hay Bull Market thì có nghĩa là thị trường đang tăng.

Tài khoản Demo

Đây là 1 loại tài khoản mà các sàn giao dịch sẽ cung cấp cho những trader mới tham gia vào thị trường Forex. Cấu trúc của 1 tài khoản Demo sẽ hệt như 1 tài khoản thật. Tuy nhiên, với loại tài khoản này dù có phát sinh lợi nhuận bao nhiêu thì bạn cũng không thể rút tiền ra được.

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là một nơi duy nhất có quyền quyết định nâng hay hạ lãi suất xuống. Mỗi quốc gia sẽ có ngân hàng trung ương riêng. Vì thế việc tăng hay giảm lãi suất sẽ do các ngân hàng này đảm nhiệm để chống lại nạn lạm phát cũng như giúp cho cán cân kinh tế ổn định. Vì động thái này mà đồng tiền sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới giá trị của nó.

FED - Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ
FED – Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ

FED – Ngân hàng trung ương của Hoa Kì có thể xem là ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Lí do là mỗi 1 quyết định do FED đưa ra thì không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Vì thế, mỗi khi FED thông báo về lãi suất thì thị trường sẽ có những biến động rất lớn.

Báo giá lại

Đây là 1 thông báo trên nền tảng giao dịch về vấn đề thay đổi giá khi đặt lệnh. Trader có thể chấp nhận với mức giá được thông báo lại đó hoặc thực hiện hủy bỏ lệnh. Việc báo giá lại có thể xuất hiện ở 1 số tài khoản áp dụng khi khớp lệnh tức thì.

Báo giá phi thị trường

Mức báo giá này phải đáp ứng điều kiện sau đây:

  • Có sự chênh lệch đáng kể của giá.
  • Sự trở lại của giá trong thời gian ngắn về lại mức ban đầu so với sự hình thành của việc chênh lệch của giá.
  • Thiếu đi những sự biến động giá mạnh trước khi xuất hiện báo giá này.
  • Thiếu đi những thông tin kinh tế có mức độ ảnh hưởng lớn và gây ảnh hưởng đến tỷ giá của các công cụ tài chính ở thời điểm này.

Biến động giá hay còn gọi là Slippage

Đây là khối lượng biến động của 1 thị trường kể từ lúc đặt lệnh cho đến khi lệnh đó được thực thi. Trong trường hợp giá này sẽ khớp ở một mức tốt hơn hoặc tệ hơn so với mức giá đặt. Điều này thường xuyên xảy ra mỗi khi thị trường có biến động mạnh.

Chỉ báo

Đây là 1 công cụ phân tích kt về sự biến động của giá dựa trên dữ liệu quá khứ được dùng trong phân tích kĩ thuật.

Chiến lược bù đắp rủi ro đầu tư

Chiến lược này còn được gọi là Hedging – Việc này nằm giảm thiểu rủi ro. Nó có liên quan đến các yếu tố thị trường và không thuận lợi cho giá cả của công cụ tài chính khác.

Công cụ tài chính

Đây là 1 loại sản phẩm của tài chính. Công cụ này có thể là tiền tệ, cổ phiếu hoặc hợp đồng tương lai,…

Dừng bán

Đây là 1 lệnh chờ để thực hiện bán ở mức giá thấp hơn so với mức giá hiện tại. Lệnh này được đặt ra vì các trader kì vọng rằng thị trường sẽ giảm xuống 1 mức thấp hơn.

Dừng mua

Đây là 1 lệnh chờ để thực hiện mua với giá cao hơn mức giá hiện tại. Lệnh này được các trader đặt ra với mong muốn thị trường sẽ cao hơn so với hiện tại.

Đồ thị hình nến

Đây là 1 trong những đồ thị được sử dụng phổ biến nhất và thể hiện sự thay đổi của các tỷ giá.

Đồ thị hình nến
Đồ thị hình nến

Đa dạng hóa

Đây là 1 chiến lược nhằm giảm mức rủi ro xuống mức thấp nhất. Các trader sẽ phân bổ nguồn vốn vào công cụ tài chính hoặc đối tượng khác nhau.

Trader

Trader là cụm từ được nói đến các nhà đầu tư hay giao dịch thực hiện các hoạt động giao dịch cụ thể như đặt lệnh mua bán dựa trên tài khoản giao dịch của mình. Từ đó, họ có thể chủ động kiếm lợi nhuận thu về từ giao dịch thắng cũng như phải chịu rủi ro thua lỗ từ các giao dịch thua. Để thực hiện các giao dịch đó, thông thường họ sẽ căn cứ vào yếu tố thị trường cũng như các tin tức, thời sự về tài chính, kinh tế, xã hội có tầm ảnh hưởng đến sự biến động xu hướng giá. Bên cạnh đó, họ cũng có thể áp dụng các công cụ phân tích hỗ trợ để có thể thực hiện các giao dịch đó chính xác hơn.

Đại lí

Đây sẽ là 1 công ty hoặc 1 cá nhân được thỏa thuận và điều chỉnh những vấn đề cơ bản trong 1 giao dịch. Đại lí sẽ có đảm nhận trách nhiệm như là 1 phần thứ 2 của giao dịch.

Đóng lệnh

Đây là quá trình mua và bán trở lại các khối lượng về công cụ tài chính để bù cho khối lượng mua và bán của vị trí đang được mở.

Flat

Đây là giai đoạn mà khi mức giá chỉ duy trì trong phạm vi không thể hiện rõ xu hướng tăng hay giảm.

Giao dịch tự động

Đây là 1 phương thức giao dịch khi có chương trình đặc biệt sẽ thực hiện các lệnh thay cho các trader dựa trên hệ thống đặc biệt và không có bất cứ sự tác động nào đến từ người đó.

Giao dịch theo tin tức

Đây là 1 loại hệ thống giao dịch mà bản chất của nó là kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá ở những lúc thị trường có thông tin quan trọng.

Giao dịch trong ngày

Đây là những giao dịch được hoàn tất chỉ trong 1 ngày và không diễn ra ở ngày khác.

Gọi kí quỹ

Đây là 1 thông báo của broker gửi đến bạn về việc số tiền của các quỹ trên tài khoản của bạn đang còn rất ít. Nếu như thị trường diễn biến theo chiều hướng xấu thì ngưng giao dịch có thể sẽ diễn ra. Thông báo này thường được gửi đi lúc số tiền trong tài khoản của bạn có phần trăm ít hơn so với mức kí quỹ.

Khóa hay còn gọi là lock

Đây là sự xuất hiện của 2 vị trí của 1 công cụ tài chính có vị thế ngược nhau và cùng xuất hiện tại 1 thời điểm.

Gap

Gap chỉ sự ngắt quãng trên biểu đồ gây ra bởi việc giá mở cửa không khớp với giá đóng cửa của phiên trước đó do 1 số hoàn cảnh bất khả kháng như thời điểm sau cuối tuần.

Khối lượng

Khối lượng là lượng công cụ tài chính và được giao dịch trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Market Execution

Market Execution là một phương pháp khớp lệnh tức thì. Ở loại lệnh này mức giá sẽ được khớp ở mức chỉ định. Nếu như giá có sự thay đổi trong quá trình gửi lệnh thì lệnh sẽ khớp theo mức giá đã thay đổi.

Instant Execution

Instant Execution là một phương pháp khớp lệnh tức thì mà ở đó mức giá sẽ được chỉ định cụ thể. Nếu như giá có sự thay đổi trong quá trình thực hiện lệnh thì trader sẽ được nhận 1 bảng báo giá lại. Bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối mức giá này.

Lệnh chốt lời

Lệnh chốt lời hay là take profit còn được hiểu là 1 loại lệnh đã cài đặt sẵn mức chốt lời cố định khi giao dịch.

Lệnh

Lệnh hay còn gọi là vị thế của trader khi thực hiện 1 giao dịch nào đó ở mức giá cụ thể. Khi vị thế được mở thì phải được đóng để xác định mức lãi hay lỗ.

Lệnh cắt lỗ

Đây là 1 lệnh nhằm giúp trader giới hạn được khoản lỗ khi giao dịch.

Lợi nhuận

Lợi nhuận là sự tăng trưởng về số dư mà dương. Lợi nhuận được thu từ các hoạt động đầu tư và giao dịch khi đã được trừ đi các khoản chi phí.

Mở lệnh

Đây là quá trình mua hoặc bán nhằm mong muốn kiếm được lợi nhuận từ việc giao dịch các công cụ tài chính. Để cố định khoản lãi lỗ của mình thì bạn cần phải đóng lệnh lại.

Mức giá trần mong đợi

Đây là 1 thuật ngữ phân tích kĩ thuật mà xác định mức giá trader sẽ bán khi đạt được.

Mức hỗ trợ

Mức hỗ trợ là 1 thuật ngữ phân tích kĩ thuật để xác định được giá mà người mưa tham gia vào thị trường.

Mức kí quỹ

Mức kí quỹ còn được gọi là Margin dùng để thực hiện giao dịch cùng với sự hỗ trợ của đòng bẩy.

Nhà tạo lập của thị trường

Các nhà tạo lập thị trường có thể là ngân hàng hoặc tổ chức tài chính rất lớn. Các nhà tạo lập này thường có phai trò xác định tỷ giá tiền tệ do hoạt động của họ gây ra trên thị trường.

Nền tảng giao dịch

Đây là phần mềm thương nhân và cho phép họ giao dịch thông qua thiết bị điện tử viễn thông.

Ngưng giao dịch

Đây là 1 quá trình đóng lệnh tự động và thường diễn ra trước khi số tiền trong tài khoản còn lại số phần trăm nhất định so với tiền kí quỹ.

Bear

Bear được hiểu là người kì vọng thị trường đi xuống và mong muốn rằng tiền tệ sẽ bị mất đi giá trị.

Bull

Bull được hiểu là người kì vọng thị trường đi lên và tỷ giá hối đoái cũng được tăng theo.

Nhà môi giới

Đây thường là các công ty chịu trách nhiệm làm trung gian giữa người mua và bán và thu về 1 khoản phí hoa hồng.

Phần mềm giao dịch tự động

Phần mềm này là 1 hệ thống được thiết kế tự động và không cần tới sự can thiệp của trader. Nó sẽ được thực thi theo các lệnh đã được cài đặt sẵn.

Phân tích cơ bản

Đối với loại phân tích cơ bản này thì sẽ dựa vào các tin tức biến động của thế giới tài chính để đưa ra dự đoán những biến động sắp tới của giá.

Phân tích kĩ thuật

Phân tích kĩ thuật
Phân tích kĩ thuật Forex

Phân tích kĩ thuật là 1 loại phân tích dựa trên biểu đồ và không cần quan tâm đến tin tức thị vì tất cả các thông tin đó đã được phản ánh qua giá. Phương pháp này sẽ dựa trên dữ liệu quá khứ để đưa ra xu hướng cho tương lai.

Scalping hay còn gọi là chiến lượng giao dịch nhanh

Đây là chiến lược giao dịch ngắn hạn đôi khi là diễn ra trong 1 vài giây và lợi nhuận sẽ cố định trong vài pip.

Số dư

Số dư là khoản tiền còn lại trong tài khoản sau khi giao dịch kết thúc.

Swap

Swap là chi phí chuyển giao vị thế mua và bán qua đêm. Khoản tiền này sẽ được trừ vào tài khoản hoặc thêm.

Tài khoản

Tài khoản là bản ghi lại các thông tin của người dùng và 1 số đối tượng khác trong hệ thống trên cơ sở dữ liệu.

Thanh khoản

Thanh khoản là đơn vị đo lường mức độ dễ trao đổi của 1 loại tài sản. Khi thanh khoản lớn thì tài sản đó sẽ dễ giao dịch hơn và ngược lại.

Tiền kí quỹ

Là khoản tiền được đưa vào tài khoản để thực hiện các giao dịch tiếp theo.

Tiền tệ gốc

Là loại tiền tệ đứng trước trong 1 cặp tiền tệ và mọi giao dịch sẽ được thực hiện dựa theo loại tiền tệ này.

Độ biến động

Đây là cường độ chỉ sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Nguồn vốn

Chỉ đặc trưng của tài khoản đó ở tại thời điểm hiện tại và được tính dựa vào tổng số dư, tín dụng, lời lỗ trừ cho lỗ tạm thời.

Dừng kéo

Dừng kéo là công cụ chỉ mức độ kéo dừng lỗ đến vị trí giá hiện tại cho đến khi thị trường vượt qua nó và rẽ hướng. Lệnh này thường xuất hiện khi giá có biến động mạnh.

Tỷ giá hối đoái

Là tỷ lệ giá của 1 đồng tiền này so với 1 đồng tiền khác. Ví du như 1 EUR có thể đổi thành 1.3000 USD. Vậy thì sẽ có tỉ giá như sau: EURUSD = 1.3000.

Xu hướng

Xu hướng của thị trường khi đi theo 1 chiều rất dễ nhận biết như tăng hoặc giảm và đi ngang.

Những tên lóng

Trên thị trường kinh doanh ngoại hối, các trader rất hay thường xuyên sử dụng những tên lóng. Sau đây là 1 số từ lóng phổ biến:

Đồng đô la Mỹ sẽ gọi là Greenback hoặc Buck

Đôla Úc: “Aussie”

Đôla New Zealand: “Kiwi”

Frăng Thụy Sỹ: “Swissy”

Đôla Canada: “Loonie”

Bảng Anh: “Cable” hay “Sterling”

Euro: “Single Currency”.

Những tên lóng về cặp tiền tệ
Những tên lóng về cặp tiền tệ

Nguồn gốc của các thuật ngữ trong Forex này cũng khá thú vị. Ví dụ như Euro gọi là Single Currency là do nó được nhiều quốc gia sử dụng. Hay Kiwi là 1 loài chim không ăn được và hay đi ăn đêm, cũng là biểu tượng của New Zealand.

Trước đây thì bảng Anh được xem như đồng tiền chủ chốt và thực hiện giao dịch giữa các quốc gia châu Âu và Mỹ qua cable. Chính vì thế mà nhiều năm sau từ Cable đã thành từ lóng.

Mục tiêu

Mục tiêu là điểm mà bạn sẽ thoát khỏi giao dịch khi mức giá đáp ứng được kì vọng của bạn đặt ra trước đó. Lệnh mục tiêu còn gọi là lệnh Take profit.

Thị trường giao ngay/thị trường tiền mặt

Giá giao ngay là giá trị của 1 vật nào đó ở tại thời điểm hiện tại và khác với hợp đồng của tương lai. Ví dụ như sau:

Khi bạn mua 1 chai nước và giá của chai nước đó là 2 đô la thì khi bạn giao dịch ngay bạn chỉ mất 2 đô la. Nhưng nếu như bạn không giao dịch ngay mà thỏa thuận với chủ quán sau 1 thời gian mới nhận chai nước và mua với mức giá là 2.1 đô la thì đây chính là giá tương lai.

Kháng cự

Kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Kháng cự là 1 vùng ở biểu đồ giá mà khi giá tăng lên sẽ có xu hướng chững lại ở vùng này. Cũng tương tự với hỗ trợ thì kháng cự là 1 vùng chứ không phải 1 mức giá cụ thể nào cả.

Phá xu hướng

Phá xu hướng được hiểu là khi giá của 1 cặp tiền tệ nào đó trên thị trường Forex sẽ vượt ra khỏi vùng hỗ trợ hay kháng cự.

Dải giá

Dải giá thường xuất hiện khi giá của cặp tiền tệ đó không có xu hướng tăng và giảm rõ ràng.

Tích lũy

Tích lũy là hiện tượng mà giá của cặp tiền tệ đó bị giới hạn trong phạm vi bị thu hẹp dần và thường xuất hiện trước khi phá xu hướng.

Kết luận về các thuật ngữ trong Forex

Trên đây là 1 vài chia sẻ về các thuật ngữ trong Forex phổ biến mà các bạn enne biết. Hy vọng qua bài viết này các bạn không còn gặp khó khăn khi bắt gặp các thuật ngữ trong Forex đó nữa nhé. Chúc các bạn có 1 ngày giao dịch thành công tuyệt vời.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Trả lời