Việc nằm lòng tất cả các lệnh trong forex là một điều quan trọng và cũng là kiến thức cơ bản mà bạn cần biết khi giao dịch trên thị trường ngoại hối. Ngoài hai loại lệnh khá phổ biến mà mọi nhà giao dịch đã từng nghe đến, đó là buy limit và sell limit, thị trường ngoại hối còn cung cấp một số loại lệnh khác để giúp bạn tối ưu hóa giao dịch của mình.Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn căn bản về tất cả các lệnh trong forex về ý nghĩa cũng như cách sử dụng từng lệnh như thế nào.
Các lệnh trong forex là gì?
Về cơ bản tất cả các loại lệnh này được sinh ra để phục vụ mục đích thương mại của các nhà giao dịch trong các trường hợp khác nhau: khi bạn muốn đợi 1 điểm vào lệnh tốt để mua, hoặc khi bạn đang bận rộn với những công việc khác mà bạn vẫn muốn khi giá tới các mức đó, bạn có thể đặt lệnh giao dịch, hoặc bạn muốn vào lệnh ngay lập tức vì bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội…
Vì xuất phát điểm là tạo lệnh cho người giao dịch, nên có hai loại lệnh chính trong giao dịch ngoại hối: lệnh thị trường, lệnh chờ, lệnh dừng lỗ – chốt lời và trailing stop.
Lệnh Thị Trường – Market Order
Lệnh thị trường – Market Order là lệnh của trader đối với nhà môi giới để mua hoặc bán ngay ở mức giá cao nhất tại thời điểm họ đang giao dịch trên thị trường.
Ví dụ: Tỷ giá EUR / USD ở thời điểm hiện tại là 1.2140 và giá Ask là 1.2142, bid là 1.2139.
Nếu bạn muốn sở hữu ngay cặp tiền tệ EUR/USD ngay bây giờ, các broker sẽ bán nó cho bạn với giá Ask sàn cung cấp là EUR/USD = 1.2142.
Và để thực hiện lệnh, bạn hãy nhấp vào Buy và nền tảng giao dịch của bạn sẽ ngay lập tức thực hiện lệnh mua với mức giá chính xác đó.
Ngược lại, nếu bán EUR/USD tại thời điểm này, nhà môi giới sẽ mua với giá bid EUR/USD = 1.2139.
Lệnh này sẽ được thực hiện ngay lập tức. Điều này có nghĩa là ngay sau khi bạn vào lệnh, bạn sẽ bị âm do khoảng chênh lệch (spread).
Hãy ghi nhớ rằng: Lệnh thị trường – Market Order là lệnh được thực hiện ngay sau khi bạn quyết định vào lệnh. Bạn cũng cần lưu ý rằng không phải lúc nào bạn cũng được nhập vào mức giá chính xác mà bạn đã được báo khi thực hiện mua hoặc bán. Tùy thuộc vào điều kiện thị trường, ví dụ, khi tin tức được phát hành và thị trường biến động mạnh, bạn có thể nhận được một mức giá khác nhau.
Giờ giao dịch trong Forex là các khung giờ nào?
Lệnh Chờ Sell Limit và Buy Limit
Buy Limit và Sell Limit là hai lệnh thuộc loại lệnh chờ Limit (Limit order).
Sell Limit: là lệnh chờ mà nhà giao dịch đặt giá bán cao hơn giá thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Họ tin rằng giá thị trường sẽ đi xuống nên họ đã đặt lệnh trước và đợi tới khi lệnh khớp và nếu dự đoán của nhà giao dịch là chính xác, bạn có thể kiếm lời nhờ đặt lệnh Sell Limit.
Buy Limit: Không giống như những người mới chơi, các trader chuyên nghiệp thường chỉ muốn mua và bán ở mức giá họ muốn. Đây chính là lý do lệnh Buy Limit được áp dụng. Lệnh chờ Buy Limit giúp các nhà giao dịch có thể mua với giá thấp hơn giá thị trường. Khi giá của thị trường giảm xuống tới mức điểm mà các trader đặt lệnh, ngay lúc đó vị thế mua sẽ tự động mở ra.
Ví dụ về Sell Limit:
Cặp tiền tệ EUR/USD hiện đang giao dịch ở mức 1.1234. Bạn dự đoán giá đạt tới mức 1.2200 mới là điểm an toàn để bán.
Có 02 lựa chọn:
Lựa chọn 01: Quan sát biểu đồ cho tới khi giá EUR/USD đạt mức 1.2200 rồi vào lệnh Bán (Sell)
Lựa chọn 02: Đặt một lệnh Sell Limit, khi giá EUR/USD đạt đúng tới 1.2200 hoặc cao hơn hệ thống giao dịch sẽ tự động khớp lệnh cho bạn. Sau đó đi ra ngoài cà phê hoặc tán dóc vô tư.
Ví dụ về Buy Limit:
Cặp tiền tệ EUR/USD đang giao dịch ở mức 1.1770. Bạn đưa ra dự báo là chỉ khi giá trên thị trường đạt tới mức 1.1720 là điểm mua an toàn và chỉ khi đó giá mới đảo chiều tạo trend tăng. Đồng EUR sẽ mạnh lên so với đồng USD.
Cũng có 02 lựa chọn cho bạn:
Lựa chọn 01: Quan sát biểu đồ giá cho đến khi tỷ giá EUR / USD chạm mức 1.1720 thì đặt lệnh Buy (đây là lệnh thị trường thực thi ngay lập tức) nhưng đồng nghĩa bạn sẽ mất thời gian chờ đợi.
Phương án 02: Đặt lệnh Buy Limit khi giá thị trường của EUR/USD chạm mức 1.1720. Sau đó đi ra ngoài cà phê chém gió.
Lệnh Chờ Buy Stop và Sell Stop
Khi giao dịch trên thị trường, các trader có xu hướng đặt lệnh chờ. Đây là các mức giá được xác định trước báo hiệu lệnh Buy hoặc Sell tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi giá của ngoại hối đang giao dịch đạt đến một mức nhất định, lệnh sẽ được thực hiện. Hai trong số các lệnh chờ phổ biến nhất mà các trader hay đặt là “Buy Stop” và “Sell Stop”.
Buy Stop là mức giá do trader đặt khi họ muốn mua một cặp tiền tệ trong tương lai. Ngược lại, Sell Stop là mức giá do trader đặt khi họ muốn bán cặp tiền tệ trong tương lai. Theo nguyên tắc chung, giá được xác định trước cho lệnh Buy Stop luôn thấp hơn giá thị trường hiện tại của ngoại hối được đề cập. Các trader đặt điểm Sell Stop, dự đoán rằng giá cặp tiền tệ của họ sẽ giảm. Trái với lệnh Sell Stop, trong đó mức giá của lệnh Buy Stop được xác định trước luôn cao hơn giá thị trường hiện tại. Các nhà giao dịch dự đoán rằng giá của cặp tiền tệ sẽ tiếp tục tăng.
Ví dụ Về Sell Stop:
Trên thị trường hiện tại, EUR/USD giao dịch tại mức giá 1.12345. Theo phân tích của bạn thì chỉ khi giá giảm xuống mức 1.12200 mới là điểm an toàn để bán. Và chỉ khi đó khả năng đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng giảm mới khả thi.
Mức giá hiện tại = 1.12345 > Giá dự kiến để vào lệnh Sell Stop = 1.12200
Có 02 lựa chọn:
Lựa chọn 01: Xem biểu đồ và chờ đợi tới thời điểm giá đạt mức 1.12200 rồi vào lệnh Bán (Sell)
Lựa chọn 02: Bạn tiến hành đặt một lệnh Sell Stop, khi mức giá đạt đúng tới 1.12200 hoặc thấp hơn hệ thống giao dịch sẽ tự khớp lệnh cho bạn. Sau đó đi ra ngoài cà phê hoặc tán dóc vô tư.
Ví dụ về Buy Stop:
Giả sử bạn muốn mua cặp EUR/USD hiện tại đang ở mức giá 1.1710. Theo phân tích của bạn thì chỉ khi giá chạm đến mức 1.1720 mới là điểm mua an toàn. Lúc này giá mới đảo chiều tạo thành xu hướng tăng. Đồng EUR sẽ mạnh lên so với đồng USD.
Giá thị trường hiện tại: 1.1710 > Giá dự kiến để vào lệnh Buy Stop = 1.1720
Cũng có 02 lựa chọn cho bạn:
Lựa chọn 01: Xem biểu đồ giá và chờ đợi cho đến khi tỷ giá EUR/USD chạm mức 1.1720 bạn sẽ đặt lệnh Buy (lúc này là lệnh thị trường thực thi ngay) nhưng sẽ tốn thời gian chờ.
Lựa chọn 02: hoặc là bạn sẽ đặt lệnh Buy Stop để đến lúc giá tăng lên chạm mức 1.1720 hoặc cao hơn hệ thống giao dịch sẽ tự khớp lệnh cho bạn. Sau đó đi ra ngoài cà phê chém gió.
Đầu tư forex có hợp pháp tại thị trường Việt Nam?
Lệnh Dừng Lỗ – Stop Loss Order
Lệnh dừng lỗ – Stop Loss Order là một loại lệnh được thiết kế để bảo vệ bạn khỏi bị thua lỗ thêm nếu giá đi ngược lại với giao dịch của bạn. Hãy luôn ghi nhớ lệnh này bởi nó rất quan trọng. Lệnh dừng lỗ sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi giao dịch của bạn hoàn tất thanh lý hoặc hủy bỏ.
Ví dụ: Trên thị trường hiện tại EURUSD đang ở mức giá 1.2230. Để hạn chế mức lỗ tối đa, chúng ta đặt lệnh dừng lỗ ở mức 1.2200. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta mắc sai lầm trong việc dự đoán giá và EURUSD giảm xuống 1.2200 thay vì tăng, hệ thống giao dịch sẽ tự động thanh lý lệnh trước đó với giá thị trường hiện tại (1.2200) và chúng ta sẽ mất 30 pips cho lệnh mua EURUSD 1.2230.
Lệnh dừng lỗ rất quan trọng khi bạn không muốn ngồi máy tính cả ngày lo lắng rằng mình có thể mất hết tiền. Các trader chỉ cần đặt lệnh dừng lỗ trên các lệnh hiện có là có thể thực hiện được những công việc khác không phải lo lắng.
Lệnh chốt lời – Take Profit
Take Profit còn được gọi với một cái tên khác là lệnh chốt lãi. Đây là một trong những lệnh tùy chọn phổ biến được thêm vào lệnh mua hoặc bán của các nhà đầu tư. Lệnh này được đặt ở mức giá mà nhà giao dịch tin rằng hành động giá của cặp tiền tệ sẽ đạt được nếu thị trường di chuyển theo hướng dự đoán.
Các nhà giao dịch thường đặt TP trong các lĩnh vực cạnh tranh hoặc tích lũy giá, chẳng hạn như chuyển động đi ngang, hỗ trợ, kháng cự, Fibonacci hoặc đảm bảo tỷ lệ R:R mong muốn. Nếu thị trường di chuyển đúng hướng và giá chạm đến điểm giá giới hạn đã đặt trước đó, thì lệnh đó sẽ tự động được coi là có lãi.
Ví dụ: Một nhà giao dịch đặt lệnh dừng bán ở mức 1,019, lệnh cắt lỗ ở mức 1,022211 và chốt lãi ở mức 1,01373. Ở mức giá cố định như vậy và khối lượng giao dịch 1 lô, nhà giao dịch sẽ mất tới 23,5 pip (tương đương 235 đô la) nếu thị trường chạm mức giá SL được đặt so với kỳ vọng. Ngược lại, nếu thị trường đi đúng hướng, nhà giao dịch có thể kiếm được lợi nhuận lên tới 60,3 pips (tương đương 603) nếu khớp lệnh ở mức giá TP đã đặt.
Lệnh dừng lỗ kéo theo – Trailing Stop
Lệnh dừng lỗ kéo theo là một loại lệnh cắt lỗ nhưng nó biến động theo giá khi giá biến động.
Ví dụ: bạn quyết định bán USDJPY ở mức 90.80 với trailing stop 20 pips. Điều này có nghĩa là điểm dừng lỗ của bạn là 91.00 và khi giá giảm trong vùng 90.50 thì trailing stop của bạn là 90.70.
Hãy nhớ rằng trailing stop đi theo chiều thuận với chiều bạn chọn chứ không đi ngược lại. Do đó, nếu giá giảm xuống 90.50 như trong ví dụ trước, thì điểm dừng là 90.70 nhưng nếu giá quay trở lại 90.60 thì trailing stop sẽ vẫn ở mức 90.70 mà không đi ngược lên 90.80, vì vậy nó có thể bảo vệ chúng ta khỏi bị thua lỗ thêm.
Những loại lệnh forex đặc biệt
Lệnh tồn tại cho đến khi bị hủy – Good ‘Till Cancel – GTC
Loại lệnh này được đặt trên thị trường cho đến khi bạn hủy, nếu không nó sẽ không bị broker hủy. Bạn phải làm quen với lệnh này bởi vì hầu hết mọi người thường quên rằng họ đã từng đặt loại lệnh này.
Lệnh tồn tại hết ngày – Good for the Day – GFD
Lệnh này có giá trị đến cuối ngày và sẽ bị hủy sau khi bắt đầu một ngày giao dịch mới. Vì thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động không ngừng nghỉ 24h/5 ngày nên công ty môi giới thường chọn thời điểm là 5h sáng theo giờ Việt Nam để làm điểm kết thúc, tức là cuối phiên Mỹ. Tuy nhiên, để an toàn, bạn có thể hỏi về thời gian hết ngày với công ty môi giới để xem thời điểm hủy loại lệnh này của hệ thống.
Lệnh này hủy lệnh kia – One cancels the order – OCO
Đây là một cặp lệnh chờ được đặt song song, nếu lệnh này khớp thì lệnh kia sẽ bị hủy bỏ và ngược lại.
Lệnh kích hoạt lệnh – One trigger the other
Lệnh kích hoạt lệnh có thể hiểu đơn giản là khi lệnh này mà khớp thì sẽ kéo theo lệnh kia sẽ được kích hoạt ngay. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy dạng lệnh này trong các trường hợp như đặt sẵn lệnh chờ mua, chờ bán và lệnh chốt lời dừng lỗ sẵn cho các lệnh chờ này. Các lệnh chờ mua và chờ bán khớp với nhau thì mới kích hoạt được các lệnh chốt lời và cắt lỗ.
Các loại lệnh trong forex cơ bản như: lệnh thị trường, lệnh chờ limit, lệnh chờ stop, lệnh dừng lỗ và lệnh trailing stop là những lệnh mà mọi trader cần có.
Nếu không phải người có quá nhiều năm kinh nghiệm thì bạn không nên sử dụng một hệ thống giao dịch có quá nhiều lệnh tại các thời điểm trên thị trường. Nhớ kiểm tra các loại phí qua đêm trước khi giao dịch
Trước khi giao dịch hãy nhớ là không giao dịch bằng tiền thật cho đến khi bạn đã quen với phần mềm giao dịch cùng với các loại lệnh trên. Sai lầm trong giao dịch xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ.Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về các lệnh trong forex từ những lệnh phổ biến đến lệnh đặc biệt hơn. Hy vọng bài viết này hữu ích với những bạn đang muốn tìm hiểu về forex cũng như mới bắt đầu tham gia thị trường này.
Tôi là Tống Anh Phong, một người yêu thích tài chính và mong muốn chia sẻ các kiến thức về tài chính nói chung cũng như Forex nói riêng. Hy vọng các bài viết sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Các kiến thức chỉ mang tính chất tham khảo và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc người đọc áp dụng và thua lỗ.