fbpx

Buy Stop và Sell Stop là gì? Cách hoạt động và những điều cần biết

Hiểu rõ lệnh chờ Buy Stop là gì và Sell Stop là gì giúp bạn có thêm một công cụ hữu hiệu trong giao dịch Forex. Khi bạn kết hợp linh hoạt chúng cùng việc phân tích biểu đồ và kỹ năng sử dụng các loại lệnh khác, chúng tôi tin rằng bạn sẽ có được những lợi ích không hề nhỏ. Bài viết sẽ gửi đến bạn những kiến thức về Buy Stop và Sell Stop cũng như những ví dụ giúp bạn dễ dàng hình dung. Hãy cùng traderforex.vip tìm hiểu hai công cụ này bạn nhé!

Hiểu đơn giản về lệnh chờ hay Pending Order trong giao dịch Forex

Chắc hẳn các trader dù mới tham gia vào thị trường hay đã dày dặn kinh nghiệm đều nắm rõ những nguyên tắc giao dịch forex thông qua việc đặt lệnh mua hoặc bán. Trong đó, có 2 kiểu cơ bản để các bạn có thể vào lệnh, bao gồm:

  • Kiểu 1: Thực hiện đặt lệnh trực tiếp (Market Execution)
  • Kiểu 2: Thiết lập lệnh chờ (Pending Order)

Về kiểu đặt lệnh thứ 1, phương pháp đặt lệnh trực tiếp là cách đặt lệnh cơ bản nhất mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều biết. Về bản chất thì đặt lệnh trực tiếp tức là lệnh của bạn sẽ được kích hoạt ngay lập tức với mức giá thị trường tại thời điểm đó. Có thể hiểu rằng mức giá mà sàn giao dịch đang niêm yết cũng sẽ là mức giá mà bạn sẽ vào lệnh, dĩ nhiên nó cũng sẽ được dùng để tính xem bạn đang lời hay lỗ.

Trong khi đó, lệnh chờ buộc bạn phải kiên nhẫn chờ một khoảng thời gian tương tự như tên gọi của nó để lệnh có thể được khớp. Lệnh khớp là khi tất cả những điều kiện bạn đề ra đều được đáp ứng toàn bộ. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc vì sao phải chờ và phải chờ đến khi nào thì được? Chúng tôi sẽ đưa ra 1 vài ví dụ để giúp bạn dễ hình dung hơn.

Buy Stop, Sell Stop, Buy LimitSell Limit là những tên gọi quen thuộc của lệnh chờ. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến 2 lệnh chờ bao gồm Buy Stop và Sell Stop.

Buy Stop và Sell Stop là 2 lệnh chờ phổ biến trong các giao dịch
Buy Stop và Sell Stop là 2 lệnh chờ phổ biến trong các giao dịch

Hiểu về lệnh chờ Buy Stop và lý do sử dụng Buy Stop

Lệnh chờ Buy Stop là một sự lựa chọn không tồi trong các chiến lược breakout hay còn gọi là phá vỡ. Tức là bạn sẽ thực hiện giao dịch và mua với một mức giá cao hơn so với giá thị trường. Tiếp theo đây chúng ta sẽ xem xét một ví dụ nhỏ, sau đó bạn sẽ hiểu vì sao chúng tôi lại nói như vậy. Giả sử đã 2 ngày rồi nhưng cặp tiền chính EURUSD vẫn tiếp tục nằm ngang trong tầm giá từ 1.0030 đến 1.0050. Lúc này, thị trường không tạo ra bất kỳ một xu hướng nào cả và bạn đã bắt đầu chán nản và mất kiên nhẫn với một thị trường chán ngấy thế này rồi.

Mặt khác, bạn có một niềm tin rằng chỉ cần EURUSD có thể tăng lên và vượt ra khỏi tầm giá nêu trên thì xu hướng tăng sẽ bắt đầu bùng nổ. Trong tình huống này, bạn không nên chọn cách ngồi chờ cặp EURUSD tăng lên để thao tác đặt lệnh. Đây là thời điểm thích hợp để lệnh Buy Stop phát huy khả năng của nó, hãy đặt một lệnh Buy Stop tại giá 1.0060. Tiếp theo, sàn giao dịch sẽ bắt đầu một lệnh mua và bạn có thêm cơ hội để theo kịp đợt tăng giá sắp tới. Ngoài ra, nếu cặp tỷ giá này vẫn giữ nguyên trạng thái đi ngang và không chạm đến mức giá bạn đã đặt Buy Stop thì lệnh sẽ không được kích hoạt. Đồng thời, bạn sẽ không phải chịu bất kỳ rủi ro thua lỗ nào cả.

Phần xanh và đỏ mô tả diễn biến tính đến hiện tại và màu xám là tương lai có thể xảy ra
Phần xanh và đỏ mô tả diễn biến tính đến hiện tại và màu xám là tương lai có thể xảy ra

Lệnh chờ Sell Stop là gì? Hiểu về Sell Stop trong giao dịch Forex

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ làm quen với lệnh Sell Stop cũng như cách thức hoạt động của nó. So với Buy Stop thì Sell Stop cũng không hề kém cạnh chút nào về độ hiệu quả trong chiến lược giao dịch breakout hay còn gọi là phá vỡ. Khác biệt một chút với Buy Stop, Sell Stop sẽ được đặt thấp hơn mức giá hiện tại của thị trường. Tức là Sell Stop sẽ tự động thực hiện lệnh bán nếu thị trường giảm đến mức giá bạn đã cài đặt từ trước.

Chúng ta hãy cùng xem qua một ví dụ nhỏ, giả sử GBPUSD đã dao động trong mức giá từ 1.3010 đến 1.3030 được một khoảng thời gian khá lâu rồi. Dĩ nhiên việc đặt lệnh tại mức giá này sẽ mang lại cho bạn nhiều rủi ro và có phần bất lợi vì giá không có nhiều biến động. Vì những lý do trên, bạn sẽ có xu hướng chờ GBPUSD vượt ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, và rồi phá vỡ mốc 1.3000 để xác nhận xu hướng tiếp theo của thị trường đó là giảm mạnh mẽ.

Theo đó, bạn có thể thực hiện một lệnh Sell Stop tại mức giá 1.3000. Kế đến, nếu GBPUSD giảm còn 1.3000, lệnh bán sẽ hoạt động ngay lập tức và bạn có thể bắt kịp xu hướng mới được hình thành. Trái lại, nếu GBP không biến động như dự đoán, lệnh sẽ không được kích hoạt và bạn cũng sẽ không đối mặt với bất kỳ rủi ro mất tiền nào, tương tự như lệnh chờ Buy Stop.

Lệnh Sell Stop được kích hoạt khi thị trường giảm và chạm mức giá đã được thiết lập
Lệnh Sell Stop được kích hoạt khi thị trường giảm và chạm mức giá đã được thiết lập

Những ưu điểm khiến Buy Stop và Sell Stop được các trader tin tưởng

Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ trình bày những ưu điểm của 2 lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop so với các lệnh khác:

  • Buy Stop/Sell Stop giúp bạn theo kịp những diễn biến của thị trường. Cụ thể là khi thị trường tăng, bạn thực hiện lệnh mua. Ngược lại nếu thị trường giảm, bạn bán.
  • Buy Stop/Sell Stop còn được dùng để giao dịch các tin tức. Khi những tin quan trọng được tung ra, giá của các cặp tiền tệ có thể dao động lên tới cả trăm pip trong một khoảng thời gian rất ngắn. Do đó, các nhà đầu tư thường giao dịch vào lúc ra tin bằng cách đặt cùng lúc lệnh Buy Stop cao hơn giá hiện tại, ví dụ 20 pip và lệnh Sell Stop thấp hơn giá hiện tại, ví dụ 20 pip. Sau khi tin tức được công bố, nếu giá tăng 50 pip, bạn sẽ khớp lệnh Buy Stop và lời 30 pip. Tương tự nếu giá giảm 50 pip, lệnh Sell Stop của bạn sẽ được kích hoạt và bạn lời 30 pip. Ngoài ra, để sử dụng tốt chiến thuật này thì bạn cần phải có thật nhiều kinh nghiệm vì có khi giá sẽ quét lên rồi lại quét xuống theo cả 2 phía sau khi công bố tin tức.

Bên cạnh đó, hai lệnh này cũng có một vài nhược điểm cần cân nhắc. Theo nguyên tắc, lệnh Buy Stop giúp bạn “mua giá cao và bán giá cao hơn nữa để kiếm lời”, còn lệnh Sell Stop giúp bạn “bán giá thấp và chốt lệnh thấp hơn nữa để kiếm lời”. Theo đó, bạn chỉ thực sự đạt được lợi nhuận nếu thị trường có những diễn biến mạnh mẽ.

Hướng dẫn cách đặt lệnh Buy Stop và Sell Stop trên nền tảng MT4

Sau khi hiểu rõ lệnh Buy Stop là gì, Sell Stop là gì cũng như những ưu và nhược điểm của chúng trong mỗi giao dịch, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách đặt hai lệnh này trên MT4. Thao tác đặt lệnh Buy Stop và Sell Stop trên nền tảng MT4/MT5 thực sự rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo những hướng dẫn dưới đây, cụ thể bao gồm:

Bước 1: Đầu tiên là sau khi hoàn tất quá trình phân tích biểu đồ trên MT4, bạn hãy nhấn “F9” hoặc nhấp chuột chọn “New Order” (mục này được hiển thị trên thanh công cụ của MT4) để mở một hộp thoại đặt lệnh. Tiếp theo, ở mục “Type” bạn sẽ thấy dòng chữ “Pending Order”, hãy nhấn chuột chọn dòng này.

Cách đặt lệnh chờ đơn giản trên MT4
Cách đặt lệnh chờ đơn giản trên MT4

Bước 2: Ở bước tiếp theo, sau thao tác chọn “Pending Order”, hộp thoại sẽ hiển thị thêm một khu vực mới với 4 loại lệnh chờ bao gồm lệnh Buy Limit, Sell Limit, lệnh Buy Stop và Sell Stop cho bạn lựa chọn. Kế đến, bạn chỉ việc chọn lệnh Buy Stop hoặc Sell Stop từ hộp thoại này và nhập mức giá kích hoạt ở phần “at price” phía dưới. Trong đó, expiry là thời gian hết hạn, nghĩa là nếu hết thời gian này mà lệnh của bạn vẫn chưa được khớp thì sẽ bị hủy.

Hộp thoại hỗ trợ thiết lập lệnh chờ
Hộp thoại hỗ trợ thiết lập lệnh chờ

Bước 3: Cuối cùng là bước kiểm tra lại tất cả thông tin ví như cặp tiền sẽ giao dịch, hay stop loss, phần chốt lời và mức giá kích hoạt. Nếu mọi thông tin đã chính xác, bạn chỉ việc nhấn “Place” để kết thúc thao tác đặt lệnh.

Cách dùng lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop hiệu quả trong các giao dịch Forex

Thông thường, cách sử dụng mỗi lệnh chờ sẽ phụ thuộc vào phong cách trade của mỗi người, cũng như những chiến thuật của họ. Bên cạnh đó, cách dùng chi tiết của hai loại lệnh chờ này cũng rất đa dạng. Phần lớn các trader dùng lệnh Buy Stop và lệnh Sell Stop trong việc phân tích mô hình nến, mô hình giá hoặc phân tích các vùng hỗ trợ, kháng cự. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ nhỏ về cách dùng lệnh Buy Stop và Sell Stop sao cho hiệu quả để tối ưu hóa các chiến lược đầu tư.

Biểu đồ mô tả giá theo mô hình Triangle (Tam Giác)
Biểu đồ mô tả giá theo mô hình Triangle (Tam Giác)

Dựa vào lý thuyết cùng xu hướng di chuyển của giá trong biểu đồ trên, dễ dàng thấy được nếu giá phá lên cạnh trên của tam giác, tỉ lệ cao thị trường sẽ có chiều hướng tăng. Ngược lại, khi giá phá xuống cạnh dưới của tam giác, phần lớn thị trường sẽ có xu hướng giảm. Từ những phân tích trên, bạn có thể chọn cách giao dịch với mô hình Tam Giác này thông qua việc đặt đồng thời một lệnh Buy Stop ở phía trên mô hình và một lệnh Sell Stop ở phía ngược lại của mô hình Tam Giác này.

Trong trường hợp giá tăng đến mức giá bạn đã thiết lập, lệnh Buy Stop sẽ được khớp và bạn có thêm cơ hội để bắt kịp những xu hướng sắp tới, ví như một đợt tăng giá mới chẳng hạn. Ngược lại, khi giá giảm xuống, lệnh Sell cũng sẽ ngay lập tức được kích hoạt và dĩ nhiên bạn cũng có cơ hội nắm lấy đợt giảm giá tiếp theo.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của lệnh Buy Stop và Sell Stop trong một giao dịch, cũng như cách sử dụng chúng. Có thể nói, đây là hai kiểu lệnh chờ phổ biến nhất và mang lại hiệu quả tối ưu trong một hệ thống giao dịch. Ngoài ra, lệnh Buy Stop và Sell Stop còn được ưa chuộng vì chúng tạo ra những cơ hội, giúp bạn bắt kịp các xu hướng mới nhất của giá hay diễn biến thị trường. Bên cạnh đó, các trader cũng cần đặt dừng lỗ và chốt lời hợp lý dù cho bạn dùng chiến thuật nào đi nữa. Không những thế, bạn còn phải kết hợp sử dụng những chiến lược quản lý rủi ro hay quản lý vốn để giảm thiểu rủi ro thua lỗ trong các giao dịch của mình.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận