Nếu bạn đang có ý định tham gia đầu tư ngoại hối và đang cần tìm hiểu về thuật ngữ Broker thì chắc chắn bài viết này sẽ dành cho bạn đó. Hãy tham khảo để hiểu Broker là gì và biết thêm nhiều thông tin hữu ích về Forex Broker nhé!
Broker là gì?
Muốn hiểu về sàn Forex và biết thêm nhiều thông tin về Forex Broker thì trước tiên bạn đọc cần hiểu rõ về thuật ngữ Broker. Vậy Broker là gì? Dưới đây sẽ là câu trả lời đầy đủ, chi tiết và đơn giản nhất dành cho bạn!
Broker được hiểu đơn giản là sàn môi giới chứng khoán, đơn giản dễ hiểu hơn thì nó chính là trung gian giữa phe mua và phe bán. Muốn giao dịch và kiếm được lợi nhuận thì việc đầu tiên các trader sẽ phải làm đó chính là tìm một sàn môi giới chứng khoán uy tín và có tên tuổi. Đối với sàn Forex cũng vậy và từ đó thuật ngữ Broker forex ra đời.
Forex Broker (hay còn được gọi tắt với tên gọi là FB), là sàn Forex chuyên giao dịch ngoại tệ và các nền tảng giao dịch này sẽ giúp các trader có thể quan sát và cập nhật thị trường Forex 24/24. Lợi nhuận của sàn Forex sẽ được thu thông qua ”mức spread giữa giá bid và giá ask” của một cặp tiền tệ nào đó.
Muốn trở thành một người lão luyện trong lĩnh vực Forex thì trước tiên, các trader cần phải nghiên cứu kỹ càng về các sàn môi giới chứng khoán, sàn CFD và quan trọng nhất là các sàn Forex. Hầu hết các sàn Forex tại Việt Nam đều cho người dùng mới dùng thử để trải nghiệm và nắm bắt được rõ cách thức giao dịch, chính vì vậy, nếu là một trader mới thì hãy đừng bỏ qua cơ hội này, hãy tham gia trải nghiệm các sàn Forex khác nhau để tìm được một nền tảng giao dịch ưng ý nhất.
Forex Broker có vai trò gì?
Sau khi đã hiểu được Broker là gì thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của một Forex Broker. Một Broker forex sẽ nắm giữ những vai trò sau đây:
- Broker nắm giữa vai trò là người đứng giữa người mua và người bán. Nhờ Broker, người mua và người bán có thể mua hoặc bán những công cụ mà mình sở hữu, chẳng hạn là tiền tệ.
- Có thể nói, các Forex Broker còn được hiểu như là một người trung gian giữa người đầu tư và thị trường. Có thể hiểu trong thị trường Forex, nếu cần tìm một người mua/người bán tiền tệ thì tìm đến Broker là việc bạn cần phải làm.
- Broker không chỉ đơn thuần là trung gian giúp bạn và người mua/người bán giao dịch mà Broker còn là trung gian giữa bạn và nhà cung cấp thanh khoản.
Tìm hiểu về lợi nhuận của Forex Broker
Chắc hẳn sau khi hiểu Broker là gì thì bạn đọc cũng biết Forex Broker có thể thu được lợi nhuận. Vậy, lợi nhuận Forex Broker từ đâu mà ra? Tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây:
- Một Broker forex sẽ có thể kiếm được lợi nhuận khủng nhờ “hoa hồng” của người đầu tư khi thực hiện giao dịch. Trong mỗi phiên giao dịch thì Broker forex sẽ được tính phí theo pip (là tên gọi thể hiện mức chênh lệch giữa hai loại tiền tệ nào đó trong một cặp tỷ giá), trước khi họ đẩy lệnh giao dịch đó ra thị trường bên ngoài.
- Không chỉ có vậy, lợi nhuận còn có thể kiếm được từ các công đoạn khác trong quá trình giao dịch. Chẳng hạn, nếu thị trường đang để một mức giá mua là X thì Broker forex có thể đưa ra một đề nghị khác cho bạn ở mức giá cao hơn mức giá thị trường một chút. Nếu lúc này, bạn tiến hành đóng giao dịch thì Forex Broker sẽ lấy được khoản lợi nhuận giữa giá thị trường là X và giá mà bạn đã đồng ý trả cho họ. Khoảng chênh đó trong Forex sẽ được gọi là spread.
Nói rõ hơn về thuật ngữ này thì Spread được hiểu là một khoảng chênh lệch và khoảng chênh này sẽ giúp bạn nhận thấy được sự khác biệt giữa giá chào mua và giá chào bán của một giao dịch nào đó. Trong đó, giá bạn dùng để bán một loại tiền tệ nào đó được gọi là giá bid và giá nhận được để mua một loại tiền tệ nào đó được gọi là giá ask. Sự khác biệt, chênh lệch giữa giá bid và giá ask là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi spread.
Tất nhiên khi nói đến đây, những người mới tham gia Forex sẽ thắc mắc tại sao khoảng chênh lệch đó có thể giúp các Forex Broker kiếm được lợi nhuận. Và đáp án cho câu hỏi này cực kỳ đơn giản đó chính là đa số người chơi đều sẽ không quan tâm đến những pip chênh lệch quá nhỏ như vậy khi tham gia giao dịch. Lúc này, Forex Broker sẽ thu lợi nhuận từ việc phép người chơi sử dụng đòn bẩy. Khi người chơi sử dụng đòn bẩy theo đúng ý của Forex Broker thì sẽ có cơ hội nắm giữ số tiền lớn hơn trên thị trường Forex so với số tiền có thực trong tài khoản. Chẳng hạn, nếu bạn đang có giao dịch là 10:1, thì trên thị trường, bạn có thể kiểm soát 1000 USD thay vì 100 USD có thực trong tài khoản. Đây có thể là cơ hội để bạn kiếm lời, cũng có thể là thứ khiến bạn thua lỗ, thế nhưng, vô hình chung, điều này sẽ giúp mỗi pip tăng lên và chắc chắn lúc này, bạn cần trả spread với một số tiền lớn hơn.
- Tóm lại, dù người chơi có thắng hay thua thì Forex Broker vẫn sẽ sở hữu lợi nhuận. Không chỉ có vậy, nếu là một Forex Broker chuyên nghiệp thì họ còn có thể kiếm lời từ các khoản phí, chẳng hạn như phí hỗ trợ khách hàng.
- Những người môi giới này còn có thể kiếm được lợi nhuận từ các hoạt động tài chính. Nói một cách dễ hiểu hơn thì khi bạn thực hiện giao dịch mua, giao dịch rút ngắn tiền tệ,… thì bạn đều mất một khoản phí và các sàn Forex có thể nhận được một phần lợi nhuận từ các loại phí này đó.
- Thêm nữa, lợi nhuận còn đến từ những đơn đặt hàng lớn được trả lãi trong thị trường liên ngân hàng của bên môi giới Forex. Thông thường thì sàn giao dịch Forex nơi bạn thực hiện đầu tư sẽ làm việc với nhà cung cấp thanh khoản và những người mua thường sẽ thường giao dịch các đơn hàng tương đối hoặc đơn hàng nhỏ. Vì vậy, người giao dịch sẽ được cho phép thực hiện các hoạt động này. Trong khi đó, các thị trường liên ngân hàng thực sự sẽ được tạo ra từ các ngân hàng lớn nhất trên toàn cầu và chắc chắn, họ sẽ chẳng để ý đến những giao dịch nhỏ như vậy.
Introducing Broker là gì? Phương thức hoạt động của IB.
Phân loại các Broker
Một số loại hình Broker thường xuất hiện:
Dealing Desk
Dealing Desk Broker sẽ thực hiện việc nhận lệnh thông qua điểm nhận lệnh và mức Spread và loại Dealing Desk Broker sẽ thu được lợi nhuận từ mức Spread đã được ấn định từ trước. Dealing Desk Broker còn có tên gọi khác là người làm giá vì đây sẽ là những người tạo cho khách hàng một thị trường để giao dịch. Bạn sẽ không thể biết rõ được mức giá thật của thị trường bởi Dealing Desk Broker luôn thực hiện lệnh đối trọng với các khách hàng họ có. Đây cũng chính là cơ hội giúp Dealing Desk Broker kiếm được lợi nhuận vì họ tự làm giá và thao túng, kiểm soát thị trường của chính mình.
No Dealing Desk (NDD)
Một mô hình Broker khác đó chính là No Dealing Desk. Với NDD thì các lệnh giao dịch của bạn được thực hiện trực tiếp và đi vào thị trường liên ngân hàng mà không cần qua Dealing Desk báo giá. NDD sẽ không hạn chế giao dịch của bạn và sẽ không phải “báo giá lại – requotes” cho các lệnh giao dịch. Thêm nữa, lệnh khớp và luôn được xác nhận rất nhanh.
NDD Broker sẽ tính một mức phí hoa hồng nhất định, tuy nhiên mức hoa hồng đó khá thấp và NDD Broker luôn giữ nguyên mức spread của thị trường liên ngân hàng hoặc cũng có thể tăng mức Spread mà không tính phí hoa hồng. No Dealing Desk Brokers có bao gồm STP hoặc là ECN+STP.
Straight Through Processing (STP)
Straight Through Processing Broker sẽ tiến hành gửi lệnh trực tiếp của khách hàng muốn giao dịch lên hệ thống các nhà cung cấp thanh khoản (chẳng hạn như lên các ngân hàng) và cũng sẽ giao dịch như khách hàng với Interbank. Sẽ có trường hợp STP Broker chỉ có một nhà cung cấp thanh khoản duy nhất nhưng cũng sẽ có trường hợp họ sở hữu nhiều nhà cung cấp thanh khoản hơn. Với Straight Through Processing Broker thì việc có nhiều ngân hàng và thanh khoản thì lệnh của khách hàng cũng dễ khớp giá hơn.
Với Straight Through Processing Broker, bạn có thể tự giao dịch trên thị trường thật và không cần chịu sự can thiệp nào khác.
Electronic Communications Network (ECN)
Electronic Communications Network cũng tương tự như Straight Through Processing Broker nhưng có thêm một ưu điểm nữa đó chính là cho phép khách hàng có thể tương tác trực tiếp với các lệnh của khách hàng khác.
ECN Broker thiết lập một thị trường riêng và đó là nơi các ngân hàng, các nhà đầu tư,… tham gia giao dịch đối ứng với nhau. Điều này đồng nghĩa với việc các mức bid/ask cạnh tranh rất mạnh. Tại hệ thống này, các thành phần tham gia giao dịch đều liên kết và có sự tương tác với nhau nên mức giá sẽ rất rẻ, các lệnh giao dịch cũng dễ khớp nhau. ECN Broker cũng sẽ có các mức lợi nhuận lấy từ phí hoa hồng. phí này chủ yếu xuất phát từ lệnh giao dịch của khách hàng.
ECN Broker sẽ cho phép bạn nhìn thấy tính thanh khoản trên thị trường và cả các lệnh giao dịch xuất hiện. Phần mềm giao dịch của ECN Broker sẽ hiển thị rõ các mức thị trường, từ đó khách hàng sẽ nắm được rõ khối lượng giao dịch và cũng để các khách hàng khác khớp với các lệnh giao dịch với nhau.
Broker giỏi cần những yếu tố gì?
Để có thể trở thành một broker giỏi bạn cần phải có kiến thức chuyên môn để tư vấn cho khách hàng cũng như sự linh hoạt và khả năng giao tiếp, phân tích, đưa ra ý kiến.
Sự linh hoạt và kỹ năng giao tiếp tốt
Sự linh hoạt giúp bạn nhanh nhạy trong việc thu thập thông tin từ khách hàng, tư vấn cho khách hàng về những vấn đề mà họ đang gặp phải cũng như đưa ra những phân tích về đối thủ, ý kiến, quan điểm. Từ đó giúp khách hàng thực hiện giao dịch lệnh nhanh chóng và chính xác.
Broker là gì? Broker là những người làm việc trực tiếp và xoay quanh mục tiêu cũng như mong muốn của khách hàng. Vì vậy, bạn cần phải có sự linh hoạt nhất định và khả năng giao tiếp tuyệt vời để thuyết phục khách hàng, tạo ra thiện cảm và nhận được sự tin tưởng của khách hàng dành cho mình.
Kiến thức chuyên môn vững chắc
Kiến thức chuyên môn là một trong những điều kiện tiên quyết và đi đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào không chỉ riêng broker. Để có thể tư vấn chính xác về các giao dịch đầu tư chứng khoán với xác suất thành công cao, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn vững chắc về chứng khoán, đầu tư, tài chính,… Ngoài ra, bạn cũng cần am hiểu về thị trường xuất nhập khẩu để có thể tư vấn cho khách hàng ở mảng này (nếu cần).
Nhìn chung, nếu lựa chọn làm ở mảng nào thì các broker cần phải có kiến thức vững chắc tại lĩnh vực đó. Khối lượng kiến thức này sẽ được tích lũy trong các giao dịch cũng như kinh nghiệm trong quá trình làm việc của bạn. Đặc biệt, bạn cần phải liên tục cập nhật, làm mới thông tin cũng như am hiểu thị trường để phục vụ cho công việc một cách tốt nhất.
Sự nhạy bén với thông tin
Để có thể làm việc, thích nghi và tồn tại trong một môi trường kinh doanh đầy biến động bạn cần phải có khả năng nắm bắt thông tin, tổng hợp các thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Từ đó, đề ra các phương án tốt nhất cho mục tiêu đầu tư lâu dài của khách hàng. Đây là kỹ năng bắt buộc phải có ở một broker giỏi. Để rèn luyện được kỹ năng này bạn cần theo dõi tin tức thường xuyên và cải thiện kỹ năng đọc để quá trình đọc hiểu được nâng cao, đẩy nhanh tốc độ nắm bắt thông tin.
Những công cụ giao dịch của Broker
Công cụ giao dịch của Broker trên sàn ngoại hối đó chính là tiền tệ, tuy nhiên mỗi loại tiền tệ sẽ khác nhau về biên động lợi nhuận, chính vì vậy, sẽ có một vài loại tiền tệ được chú ý hơn. Các cặp tiền tệ chính thường được sử dụng là USD/JPY, EUR/USD, USD/CHF và GBP/USD. Tùy theo nhu cầu sử dụng và đầu tư, các trader có thể lựa chọn các loại tiền tệ khác nhau, có thể giao dịch với các cặp tiền tệ chính hoặc có thể là tiền tệ ngoại lai.
Tiêu chuẩn để chọn Forex Broker uy tín
Dịch vụ khách hàng
Chắc hẳn, khi sử dụng các bất kỳ dịch vụ nào thì một nơi có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ đem lại những ấn tượng tích cực cho người sử dụng. Vì Forex là giao dịch diễn ra 24/24, chính vì vậy, việc đặt các câu hỏi nhanh và xem phản hồi của Broker cũng là một phép thử để xem Forex Broker có thật sự uy tín hay không. Bạn nên lựa chọn những Broker Forex có tốc độ trả lời nhanh và có câu trả lời chính xác từ người thật thay vì những câu trả lời sẵn có được lập trình.
Nền tảng giao dịch
Nền tảng giao dịch cũng là một tiêu chí giúp bạn lựa chọn Forex Broker uy tín bởi đây là nơi diễn ra các giao dịch tài chính của bạn. Một nền tảng giao dịch tốt sẽ luôn khả dụng và luôn có đầy đủ các dữ liệu phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, tạo thuận lợi cho quá trình giao dịch rất nhiều. Thêm nữa, một nền tảng giao dịch tốt sẽ giúp cho việc vào lệnh hoặc thoát lệnh luôn ổn định, không xảy ra các lỗi không đáng có ảnh hưởng đến việc thực hiện giao dịch.
Hầu hết các sàn Forex hiện nay đều cung cấp dịch vụ dùng thử, chính vì vậy, để chắc chắn xem nền tảng giao dịch đó có tốt hay không, hãy tham gia các tài khoản demo để trải nghiệm thử nhé.
Giấy phép hoạt động
Chắc chắn, một Forex Broker uy tín sẽ có đầy đủ các giấy phép hoạt động được cấp giấy chứng nhận từ các tổ chức quản lý đánh giá đo lường sức mạnh tài chính thế giới. Chính vì vậy, khi lựa chọn Broker hãy nhớ lựa chọn những nơi được cấp giấy phép hoạt động chính thống, rõ ràng nhé!
Mức Spread
Forex Broker uy tín sẽ có mức Spread vừa phải. Tuy nhiên, không thể đánh giá chỉ phụ thuộc vào mức Spread bởi có một số sàn mức Spread thấp, gần như bằng không thế nhưng nó lại có các khoản phụ phí khác: phí chuyển khoản, phí rút tiền,… Ngoài ra, cũng đừng chỉ quan tâm đến mức Spread thấp mà bỏ qua các điều kiện giao dịch bởi có rất nhiều nơi có mức Spread vừa phải nhưng lại có thể vào lệnh mượt vào những khung giờ vàng, có mức giá cao hơn,… Chính vì vậy, hãy cân đo đong đếm giữa nhiều yếu tố.
Trên đây là những thông tin về Broker và những kiến thức liên quan đến Forex Broker. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thể tiếp nhận thêm nhiều thông tin hữu ích về Broker forex cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm để tham gia vào thị trường ngoại hối. Chúc bạn luôn gặp may mắn trong quá trình đầu tư.
Tôi là Tống Anh Phong, một người yêu thích tài chính và mong muốn chia sẻ các kiến thức về tài chính nói chung cũng như Forex nói riêng. Hy vọng các bài viết sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Các kiến thức chỉ mang tính chất tham khảo và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc người đọc áp dụng và thua lỗ.