fbpx

Brexit là gì? Ảnh hưởng của Brexit đến Việt Nam và thế giới

Brexit là gì? Brexit là một sự kiện xảy ra khi Anh rời Liên minh Châu Âu và ảnh hưởng của Brexit là không chỉ với Anh mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Sự kiện Brexit đã làm cho đồng bảng Anh giảm mạnh chưa từng có và làm náo loạn thị trường thế giới. Bài viết hôm nay, cùng Trader Forex tóm tắt sự kiện Brexit và ảnh hưởng của Brexit đến Việt Nam như thế nào bạn nhé.

Khái niệm Brexit là gì?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu Brexit là sự kiện gì? Tên gọi Brexit là sự kết hợp của British và Exit nhằm đề cập đến việc Anh rời khỏi EU. Ngày 31/01/2020 là thời gian nước Anh đánh dấu kết thúc 47 năm là thành viên của EU. Chi tiết của sự kiện Brexit đó là Brexit được thực hiện khi Anh quyết định tổ chức trưng cầu ý dân và bỏ phiếu cho việc rời khỏi EU vào ngày 23/06/2016. Cuối cùng, có 17,4 triệu phiếu bầu đồng ý việc Anh rút khỏi EU, chiếm 51,9 % trước 48,1% không đồng ý cho việc này. Với cuộc tổ chức trưng cầu ý dân này đã đưa Anh đưa ra quyết định đàm phán để rút khỏi Liên minh Châu Âu vào tháng 03/2017.

Sự kiện Brexit đánh dấu cho việc Anh hủy bỏ tư cách thành viên của EU
Sự kiện Brexit đánh dấu cho việc Anh hủy bỏ tư cách thành viên của EU

Theo như dự định, vào ngày 29/03/2019, Anh sẽ rút khỏi EU nhưng lại bị hoãn cho đến ngày 31/10/2019 vì cuộc họp của Hội đồng Châu Âu. Nếu Brexit được phê duyệt sớm hơn thì Anh đã có thể rời khỏi EU như dự kiến. Tuy nhiên, đến 30/01/2020 thì Anh mới chính thức rời EU.

Tóm tắt sự kiện Brexit

Tiếp theo, chúng ta cùng đi đến diễn biến của sự kiện Brexit. Nói một cách ngắn gọn, Brexit dùng để nói đến kết quả của quá trình đàm phán từ lúc Anh tổ chức trưng cầu ý dân cho đến lúc có kết quả cho việc Anh có rút khỏi EU hay không. Cụ thể:

Tổ chức trưng cầu dân ý

Như đã đề cập dữ liệu bên trên, sau buổi lấy ý kiến của người dân, cuối cùng Anh vẫn rút khỏi EU. Vương quốc Anh đã tổng hợp tất cả các kết quả trên toàn bộ quốc gia của mình. Tuy nhiên, có sự khác biệt về ý kiến giữa các khu vực. Cụ thể, trong số 53,4% cử tri đồng ý với Brexit, chỉ có 38% cử tri Scotland đồng ý. Theo thống kê, nếu chỉ có Wales, Scotland và Bắc Ireland bỏ phiếu, Brexit chỉ có thể nhận được dưới 45% số phiếu ủng hộ.

Kết quả này đã khiến cả thế giới bất ngờ, làm sôi động thị trường toàn cầu và khiến giá trị của đồng bảng Anh giảm xuống mức cao nhất trong 30 năm. Sau đó, Thủ tướng David Cameron, người chịu trách nhiệm vận động cử tri bỏ phiếu cho việc Anh ở lại EU, đã từ chức vào ngày hôm sau. Bà Theresa May đảm nhận vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ và Thủ tướng vào tháng 7/2016.

Đàm phán điều 50 hiệp ước Lisbon

Điều 50 hiệp ước Lisbon

Ý nghĩa của Điều 50 đối với hiệu ứng Brexit là gì? Thuật ngữ này nhằm chỉ cách EU vạch ra quy trình phải tuân theo khi một quốc gia muốn rời khỏi EU. Nếu một đất nước kích hoạt Điều 50, nó sẽ đóng vai trò là tuyên bố chính thức về ý định rời khỏi và là bước khởi đầu của quy trình. Do đó, Vương quốc Anh là quốc gia trong khối EU đầu tiên viện dẫn Điều 50 của Hiệp ước Lisbon.

Vào ngày 29/03/2017, bà May đã kích hoạt Điều 50 của “Hiệp ước Lisbon” và chính thức bước vào quá trình rời Liên minh châu Âu. Vương quốc Anh có khoảng hai năm kể từ bây giờ để bắt đầu đàm phán về mối quan hệ mới với EU.

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã tiến hành các cuộc đàm phán chi tiết hơn về tiến trình Brexit vào đầu tháng 06/2017. Trong đó, họ sẽ thống nhất một “exit bill” hoặc “ divorce bill”, là khoản tiền mà nước Anh phải trả cho Liên minh châu Âu sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán cũng giải quyết các quyền của người dân EU và công dân EU sống ở Anh.

Tiếp đó, Anh và EU cũng đã nhất trí vào tháng 11 năm 2018 về các điều khoản backstop ở biên giới Bắc Ireland. Điều khoản sẽ đảm bảo rằng bất kể Vương quốc Anh và EU giải quyết vấn đề gì, đảo Ireland không có bất cứ đường biên giới cứng nào. Tuy nhiên, Quốc hội Anh đã bỏ phiếu bác bỏ thỏa thuận.

Boris Johnson lên làm Thủ tướng

Ông Boris Johnson đã kế nhiệm bà May làm thủ tướng vào tháng 7/2019, khi bà liên tục không đạt được sự chấp thuận của Quốc hội về các điều khoản đàm phán với EU. Về phần Boris Johnson, ông ấy đã đưa ra quan điểm và tư tưởng cứng rắn hơn khi đồng ý với Brexit. Do đó, ông rất rõ ràng về quan điểm của mình rằng việc rút khỏi EU vào tháng 10 là “do or die”, tức là “làm hoặc chết”. Thậm chí, ông còn có thể để Anh rút khỏi EU ngay mà không cần phải thỏa thuận bất cứ điều gì.

Minh họa Thủ tướng Boris Johnson
Minh họa Thủ tướng Boris Johnson

Ngày 17 tháng 10, Anh và Liên minh Châu Âu đã thỏa thuận các điều mới liên quan đến việc rút khỏi EU của Anh. Cụ thể, điều khoản backstop trước đó của bà May sẽ đổi sang một điều khoản mới. Ông  Boris Johnson gọi backstop” là “phản dân chủ” trong lần phát biểu đầu tiên với tư cách là Thủ tướng Vương quốc Anh. Trong đó, ông đảm bảo rằng mình có thể thành công với các đàm phán với EU mà không nhất thiết phải có các điều khoản về biên giới.

Tháng 08/2019, thủ tướng Boris Johnson còn ngăn cản việc các nghị sĩ không chấp nhận với việc Anh sẽ rút khỏi EU bằng cách yêu cầu Nữ hoàng Anh trì hoãn Quốc hội từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 và đã được đồng ý. Nhiều ý kiến cho rằng hành động này của ông là một cuộc đảo chính và tòa án tối cao cũng đồng ý như vậy, họ bác bỏ yêu cầu của Boris Johnson vào ngày 24/09.

Quốc hội trì hoãn thời gian rời EU

Trong khoảng thời gian thỏa thuận với EU, các đảng phái chính trị của Anh liên tục xảy ra các khủng hoảng. Lý do là vì nghị sĩ của đảng Bảo thủ và Lao động bất đồng quan điểm với bên các nhà lập pháp.

Như kế hoạch, Anh dự kiến rút khỏi EU vào ngày 31/10/2019, tuy nhiên Quốc hội yêu cầu chính phủ hãy kéo dài thêm thời gian và tạm ngưng những quyết định dựa trên các điều khoản mới với EU. Vào tháng 9, Thủ tướng Anh Johnson đã sa thải 21 nghị sĩ bỏ phiếu gia hạn Brexit. Tiếp đó, ông đã bắt đầu cuộc tổng tuyển cử. Cuộc bầu cử này được tổ chức lần thứ 3 khi chưa đầy 5 năm vào ngày 12/12/2019. Kết quả là đảng Bảo thủ của Thủ tướng thành công với số phiếu 364/650 ghế tại hạ viện vì những đối thủ của họ xuất phát từ nhiều đảng phái khác nhau.

Sau cuộc bầu cử, đàm phán với thỏa thuận Brexit tiếp tục được tiến hành. Cuối cùng, ngày 31/01/2020 là mốc thời gian đánh dấu Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu.

Một số khái niệm liên quan khác

Để hiểu Brexit là gì một cách rõ ràng hơn, chúng ta sẽ cùng đi qua tìm hiểu nghĩa của các thuật ngữ liên quan. Bao gồm No – deal Brexit là gì, backstop là gì, bên đồng ý và bên không đồng ý với sự kiện Brexit trên khắp thế giới.

No – deal Brexit là gì?

Cụm từ “No – Deal Brexit” hay “Brexit không thỏa thuận” dùng để diễn tả việc Thủ tướng Anh Boris Johnson sẵn sàng rời EU mà không có bất kỳ thỏa thuận nào. Hành động này có thể dẫn đến nhầm lẫn vì nó làm tăng nhiều rào cản thương mại, gây ra một số biến động trong các lĩnh vực bao gồm hàng không, dược phẩm và các thỏa thuận hạt nhân.

Đã có lúc khả năng xảy ra Brexit không được thỏa thuận là rất cao, mặc dù cả Anh và EU đều đang cố gắng đàm phán về tình huống tốt nhất. Trong khi đó, cả Dublin và Brussels đều đang chuẩn bị đối phó với tình hình nghiêm trọng.

Backstop là gì?

Ảnh hưởng của Brexit là Bắc Ireland cũng sẽ rời Liên minh châu Âu. Đây là lý do tại sao việc quản lý 499 km đường biên giới Ireland trở nên quan trọng, bởi sẽ có những quy tắc thương mại cụ thể giữa bắc và nam Ireland sau khi Anh rời EU. Vào thời điểm đó, biên giới Ireland cũng là biên giới đất liền giữa Vương quốc Anh và EU.

Năm 1998, hiệp định Belast được soạn thảo vì một tương lai hòa bình ở Bắc Ireland, bao gồm một số quy tắc và thể chế. Khi Brexit xảy ra, không bên nào chấp nhận khôi phục kiểm soát biên giới hay gọi khác là biên giới cứng. Nhưng khi Vương quốc Anh rời hải quan EU mà không bỏ qua khâu kiểm tra an ninh ở khu vực biên giới đó, nạn buôn lậu và tội phạm sẽ gia tăng.

Vì thế, backstop được thỏa thuận như một chính sách bảo hiểm mà cả hai bên đồng ý để tránh những điều tồi tệ xảy ra. Cả Anh và EU đều đồng ý rằng backstop là biện pháp cuối cùng trong trường hợp không có giải pháp tốt hơn trong thỏa thuận thương mại của họ để hạn chế kiểm soát biên giới.

Backstop là giải pháp cuối cùng cho đàm phán giữa Anh và Liên minh Châu Âu
Backstop là giải pháp cuối cùng cho đàm phán giữa Anh và Liên minh Châu Âu

Bên ủng hộ và bên phản đối trên thế giới

Không chỉ các phe phái trong nước, các nước khác trên phạm vi toàn cầu cũng có nhiều ý kiến trái chiều về sự kiện Brexit. Cụ thể, có bên đồng tình và bên phản đối từ nhiều lãnh đạo các nước. Bào gồm:

Bên ủng hộ sự kiện Brexit:

  • Boris Johnson – Thị trưởng London
  • Nigel Farage – Lãnh đạo UKIP của Anh
  • Lãnh đạo đảng được tôn trọng ở Anh: George Galloway
  • Bộ trưởng Tư pháp của Anh: Michael Gove
  • Vladimir Putin – Tổng thống Nga

Bên phản đối sự kiện Brexit:

  • David Cameron – Thủ tướng, Anh
  • Mark Carney – Thống đốc, Ngân hàng Trung ương Anh
  • Cựu Thủ tướng Anh George Osborne, John Major, Tony Blair và Gordon Brown
  • Tổng thống Mỹ Barack Obama

Ảnh hưởng của Brexit đối với nước Anh

Các thay đổi lớn

Trước Brexit, không có quốc gia nào rời khỏi EU. Quá trình giải quyết yêu cầu này cũng tốn rất nhiều thời gian và rất phức tạp khi sau này cần phải xây dựng mối quan hệ giữa hai bên. Trước khi thảo luận về những thay đổi lớn quan trọng, chúng ta hãy đi qua một số sự kiện đã diễn ra khi Vương quốc Anh vẫn còn ở trong EU.

Các vấn đề khi Anh vẫn còn trong nhóm Liên minh Châu Âu

Đầu tiên là việc Vương quốc Anh trở thành một phần của Liên minh châu Âu. Khi là thành viên của khu vực, các quốc gia sẽ được phép hoạt động thương mại tự do. Nhờ vậy, hàng hóa sẽ được mua bán, lưu thông trong EU mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Để đạt được cam kết như vậy, toàn bộ các thành viên phải áp dụng mức thuế nhập khẩu giống nhau, tương tự với mức thuế sử dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU.

Như vậy, Vương quốc Anh cũng là thành viên của thị trường chung EU, với các quy tắc và quy định về tự do thương mại hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn. Lợi thế của việc trở thành thành viên của liên minh hải quan và thị trường chung EU là tất cả hàng hóa như dịch vụ kinh doanh, ngân hàng, thuốc men và thực phẩm có thể di chuyển tự do trong EU.

Bên cạnh đó, mọi người có thể di chuyển tự do trong khu vực và Vương quốc Anh xuất hiện trong chính sách quốc tế chung. Chúng bao gồm chính sách đối ngoại và quốc phòng, cũng như chính sách hiệp định thương mại với các nước khác.

Hậu quả của Brexit

Vì vậy, sau khi Anh chính thức rút khỏi EU hay nói cách khác là hậu quả của Brexit chính là các chính sách tự do về thương mại sẽ không còn hiệu lực. Lúc này, hàng hóa sẽ có nhiều vấn đề cần phải xử lý giữa Anh và EU để giữ mối quan hệ hòa bình, ổn định và phát triển sau Brexit.

Ảnh hưởng của Brexit với nền kinh tế

Sau hiệu ứng Brexit, nền kinh tế của Anh, Ireland và một số nước thành viên EU bị ảnh hưởng rất tiêu cực. Nghiêm trọng nhất sẽ là Anh, Ireland và các đối tác thương mại với nước này. Bao gồm:

  • Với Anh: Rất khó để đàm phán các chiến lược thương mại sau này khi rút khỏi EU. Nhiều nhà kinh tế đánh giá rằng, bất cứ đàm phán thương mại mới nào cũng sẽ không thể bù đắp lại cho những tổn thất thương mại hậu Brexit.
  • Với Ireland: Trước mắt sẽ phải chịu tác động của tỷ giá đồng bảng Anh giảm dù vẫn giữ mức tăng trưởng. Điều này có lợi nếu bạn mua hàng ở đất nước này. Ngược lại, sẽ là bất lợi cho các đối tác xuất khẩu sang thị trường Ireland.

Có nhiều dự đoán rằng trong 10 năm tiếp theo, kinh tế Ireland sẽ liên tục giảm từ 4 đến 7% khi Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu và tổn thương của nền kinh tế sẽ nghiêm trọng vào năm đầu tiên. Một vấn đề to lớn hơn đó là nếu Brexit không đạt được thỏa thuận thì nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng hơn.

Với đồng bảng Anh

Điều tất nhiên sau hiệu ứng Brexit chính là đồng bảng Anh sẽ sụt giảm đáng kể so với đồng đô la Mỹ. Nó sẽ nghiêm trọng hơn khi nền kinh tế và chính trị Anh rơi về tình thế bất ổn.

Sau sự kiện thứ tư đen tối, giá của đồng bảng Anh đã giảm sâu và càng lúc càng giảm mạnh hơn sau sự kiện Brexit. Trong 5 năm tới, Brexit vẫn sẽ tác động đến tỷ giá của đồng bảng Anh.

Ảnh hưởng rõ ràng nhất của hiệu ứng Brexit là gì? Chính là giá của đồng GBP giảm đi nhiều trong 30 năm sau kết thúc cuộc trưng cầu ý dân. Sau đó, đồng GBP vẫn giảm tiếp với 2 khoảng thời gian giảm khác và duy trì vào năm 2017, 2019. Vào tháng  08/2021, đồng GBP đã chính thức giảm xuống đáy mới so với đồng EURO và USD.

Giá của đồng bảng Anh chạm đáy sau Brexit
Giá của đồng bảng Anh chạm đáy sau Brexit

Khi so sánh vào tháng 06/2016, thời gian trưng cầu ý dân đang diễn ra với năm 2021, đồng bảng Anh đã giảm hơn 15%. Thậm chí, trước thời điểm tháng 12 năm 2015, khi Hoàng gia thông qua đạo luật trưng cầu ý dân, đồng GBP đã giảm hơn 20%.

Tuy sự kiện Brexit đã qua nhưng ảnh hưởng của nó trong tương lai với đồng bảng Anh vẫn còn đó. Ngoài ra, sẽ có những cuộc thỏa thuận mới được thiết lập liên quan đến Brexit.

Ảnh hưởng của Brexit đối với toàn cầu

Ngoài tác động đến nước Anh thì Brexit cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước trên thế giới. Và bài viết hôm nay cũng sẽ đề cập mọi tác động của sự kiện này đối với các bên liên quan, kể cả Liên minh Châu Âu. Cụ thể:

Đối với Liên minh Châu Âu

Sau khi Brexit được thông qua, Vương quốc Anh phải chịu rất nhiều thách thức và Liên minh Châu Âu cũng không ngoại lệ. Đó là bởi vì nền kinh tế của Vương quốc Anh chiếm 1/6 GDP của khối EU. Bên cạnh đó, thị trường Anh cũng là điểm đến của 10% kim ngạch xuất khẩu của khối Liên minh Châu Âu. Có thể thấy rằng Brexit sẽ làm quy mô nền kinh tế khối EU bị thu hẹp đáng kể, điều này hoàn toàn chính xác. Ngoài ra, một số rào cản thương mại đã được tạo ra giữa vương quốc Anh và khối EU, hai bên khó đạt được thỏa thuận như trong quá khứ.

Nhiều người coi sự kiện Brexit là tín hiệu đầu tiên cho thấy một khối liên minh đang chết dần chết mòn. Điều này có thể tạo tiền lệ tiêu cực, xảy ra các nguy cơ các thành viên khác trong liên minh sẽ nối bước Anh và rời đi trong thời gian tới. Điều này dẫn đến sự tan rã có thể xảy ra của khối Liên minh Châu Âu, với những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu. Đó là, sự biến mất của Liên minh châu Âu có nghĩa là sự hiện diện của một cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Hiệu ứng Brexit như một dấu hiệu để khối Liên minh Châu Âu xem xét và điều chỉnh các chính sách nền kinh tế, phương pháp và địa vị chính trị của mình trên toàn cầu.

Đối với thế giới

Khi nói đến hậu quả của Brexit đối với các đất nước khác, phải nhắc đến Mỹ. Do đó, Mỹ phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực đối với mối quan hệ thương mại và đầu tư với Vương quốc Anh. Cụ thể tại châu Âu, Vương quốc Anh là đối tác thương mại thân thiết và quan trọng của Hoa Kỳ. Sau Brexit, Hoa Kỳ cũng đã mất đi những cơ hội tuyệt vời để thâm nhập thị trường EU. Điều này đã dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận cho các công ty Mỹ. Qua đó, buộc họ phải đưa ra quyết định rút khỏi thị trường Anh và theo đuổi cơ hội ở các quốc gia thành viên EU khác.

Ngoài Mỹ ra thì Nhật Bản là một trong số các đất nước châu Á bị tác động nghiêm trọng nhất bởi sự kiện Brexit. Cụ thể, họ bị thua lỗ trong đầu tư và các chính sách cải cách nền kinh tế bị ảnh hưởng khi đồng Yên, đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia này tăng giá.

Thêm vào đó, mối quan hệ thương mại giữa khối Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đã phát triển theo những cách khác nhau trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sau Brexit, thị trường khối EU gặp nhiều sóng gió, nền kinh tế Trung Quốc cũng bị tác động rất tiêu cực.

Đối với Việt Nam

Ảnh hưởng của Brexit đến Việt Nam chính là những thay đổi trong chính sách thuế quan của Liên minh Châu Âu. Vì vậy, mối quan hệ kinh doanh chiến lược của Việt Nam với Vương quốc Anh và khối EU cần được xem xét và điều chỉnh.Cụ thể, hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu – EU (EVFTA) đã trở thành vấn đề được chú ý nhất, nhất là khi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh bị tác động bởi chính sách thương mại và thuế quan mới của Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, có một số mặt tích cực đối với các sự kiện Brexit. Cụ thể, tạo ra các cơ hội đầu tư tuyệt vời cho nhiều đất nước khác trên thế giới, trong đó có nước ta. Nguyên nhân là do khối Liên minh Châu Âu cần lấp đầy khoảng trống mà Brexit để lại bằng cách tìm kiếm các quan hệ đối tác mới hoặc cải thiện quan hệ với các đối tác cũ. Tóm lại, sự kiện Brexit đã mang lại những biến đổi lớn về quy mô và sự ổn định về mọi mặt của khối EU. Cuối cùng, khi sức khỏe thị trường không tốt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể sụt giảm.

Sau khi tìm hiểu Brexit là gì, tóm tắt sự kiện Brexit, ảnh hưởng của Brexit đối với Anh và các quốc gia thì bạn đã có thể nắm được thông tin liên quan đến Brexit. Có thể thấy được rằng, sự kiện Brexit đã làm thay đổi nhiều chính sách kinh tế của nhiều quốc gia, không chỉ trong quá khứ mà còn cho cả tương lai. Theo dõi Trader Forex để xem thêm nhiều tin tức khác về thị trường tài chính bạn nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?
Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận