fbpx

Bearish là gì? Nắm bắt tính chất và đặc điểm của thị trường Bearish

Bearish là gì và thị trường Bearish là gì? Là một trader cho dù là mới chơi hoặc đã là chuyên nghiệp thì có lẽ bạn đã từng nghe qua cái tên Bearish. Đây chắc chắn là những thông tin và kiến thức vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải chú ý đến nhằm đưa ra những quyết định giao dịch tốt nhất. Bài viết sau đây của traderforex.vip sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Tìm hiểu chung về Bearish Market

Bearish là gì?

Tìm hiểu khái niệm Bearish là gì?
Tìm hiểu khái niệm Bearish là gì?

Đầu tiên chúng ta sẽ giải thích bearish là gì? Đây là một thuật ngữ có ý nghĩa chỉ giá có xu hướng giảm thấp hơn giá trung bình thường thấy trong toàn bộ lịch sử của thị trường. Hoặc có thể là một token hay coin nào đó tại một khoảng thời gian cố định.

Khá tương đồng với thuật ngữ bullish, thì ý nghĩa của bearish không đơn thuần chỉ mỗi xu hướng giảm giá của bất kỳ một loại tài sản hoặc chủ thể trên thị trường. Mà nó còn chỉ xu hướng biến động về giá cả, giá trị cũng như sự phát triển, hưng thịnh hoặc có nguy cơ suy thoái của một lĩnh vực, ngành nghề. Hoặc thậm chí là tổng thể trên một loại thị trường tài chính, to lớn hơn còn có cả toàn bộ nền kinh tế.

Thị trường Bearish là gì?

Bearish Market là gì?
Bearish Market là gì?

Tương tự, thị trường Bearish hay còn được gọi là bearish market, đây là một thị trường có xu hướng giảm. Cụ thể hơn, giá của tất cả các loại tài sản và tổng thể có mặt trên thị trường đang có xu hướng giảm xuống mức giá thấp hơn giá trung bình, cùng với một lượng giao dịch khá lớn.

Một mức giá được xem là đang trong thời kỳ bearish (thời kỳ có xu hướng giảm giá) là khi mức giá cả trên thị trường có dấu hiệu liên tục giảm 20% hoặc có thể nhiều hơn nữa. Lượng giảm này được so với mức giá cao nhất và gần nhất kề tiếp trước đó. Và khi tình huống này diễn ra liên tục và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này khiến các nhà đầu tư bắt đầu nảy sinh những ý nghĩ bi quan về thị trường hiện tại. Vì thế họ vội vàng bán ra để giảm lỗ và chốt lời nhanh chóng. Hệ quả của việc này làm cho giá cả trên thị trường ngày càng giảm và đi xuống hơn.

Ngoài việc thể hiện xu hướng giảm giá diễn ra và kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Thì bearish còn để diễn tả sự giảm giá tại những giai đoạn ngắn hạn khác nhau. Phụ thuộc hoàn toàn vào những yếu tố như đối tượng sử dụng, chiến lược giao dịch và cả khung thời gian sử dụng.

Phân loại thị trường Bearish

Thị trường bearish trong ngắn hạn là gì?

Bearish trong ngắn hạn
Bearish trong ngắn hạn

Thị trường bearish diễn ra trong ngắn hạn được hiểu là giá trên thị trường có xu hướng giảm chỉ trong những khoảng thời gian ngắn. Những khoảng thời gian này có thể là chỉ vài phút, vài giờ hoặc cũng có thể là vài ngày. Đây là một đoạn giá giảm nhất thời trong cả xu hướng tăng chung dài hạn. Hoặc đơn giản nó chỉ là những đợt điều chỉnh phải giảm giá trên thị trường bullish.

Thông thường thì dự đoán của các nhà đầu tư đối với thị trường ngắn hạn này thường phải dựa trên những kết quả phân tích và thống kê chi tiết, dựa trên đồ thị giá cả. Và tâm lý này cũng chịu sự tác động của một sự kiện kinh tế nào đó, sự kiện này ảnh hưởng có những ảnh hưởng nhất định đến giá cả trong thời gian ngắn hạn.

Thị trường bearish trong dài hạn là gì?

Bearish trong dài hạn
Bearish trong dài hạn

Ngược lại với bearish ngắn hạn, bearish diễn dài hạn được xem là xu hướng của thị trường khi giá được giảm liên tục trong một khoảng thời gian khá dài, vài tuần vài tháng hoặc thậm chí có thể lên đến vài năm. Mặc dù trong cả xu hướng này, có những đoạn thời gian ngắn giá có thể biến động tăng hoặc giảm. Nhưng nhìn chung cả khoảng thời gian này thì giá giảm.

Thị trường bearish khiến cho các nhà đầu tư chứng khoán có thái độ bi quan bởi lẽ họ không còn cảm thấy bất lực trước những kết quả kinh doanh hiện tại và không còn niềm tin vào tương lai của công ty. Chính những suy nghĩ mang tính tiêu cực này đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hiện tại. Làm cho mọi thứ ngày càng xấu hơn, nội bộ bắt đầu xảy ra những mâu thuẫn không như ý. Hoặc lý do khác có thể là các nhà đầu tư cảm thấy được giá trị cổ phiếu của công ty định giá cao hơn giá trị thực tại của chúng.

Đối với những trader forex, họ sẽ có những suy nghĩ rằng đồng tiền của một quốc gia sẽ có khả năng giảm giá trị hoặc mất giá trong tương lai. Dựa vào những sự kiện tiêu cực về kinh tế hay chính trị của quốc gia đó. Tóm lại, dù là niềm tin hay sự bi quan về một thị trường bearish nào đó cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu bán ra của nhà đầu tư chênh lệch nhiều hơn so với việc mua vào. Chính điều này càng làm có giá có xu hướng đi xuống thấp hơn.

Bearish trong toàn ngành, toàn thị trường, toàn nền kinh tế

Có thể nói, Chỉ số index (chỉ số chứng khoán) được xem là đại diện cho một ngành nghề cụ thể. Chẳng hạn như US30 – chỉ số này được hiểu là sự phản ánh sức khỏe ngành công nghiệp tại Mỹ hay mặt khác nó còn là đại diện cho toàn bộ thị trường chứng khoán. Ví dụ thứ hai là VN Index – chỉ số này đại diện cho sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nó cũng là chỉ số đại diện cho toàn bộ thị trường chứng khoán tại Việt Nam. 

Cụ thể hơn, nếu nói rằng trong toàn bộ thời gian năm qua, với trường hợp thị trường bearish diễn ra đối với ngành công nghiệp của Hoa Kỳ. Thì ta có thể hiểu rằng, chỉ số US30 có xu hướng giảm tại năm vừa rồi. Còn đối với ví dụ thứ hai, nếu trường hợp chỉ số VN Index có xu hướng liên tục giảm xuống và kéo dài. Thì nó có nghĩa là thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường bearish trong suốt năm qua.

Tuy nhiên, có thể nhìn thấy rằng xu hướng chung của cả tổng thể thị trường nói chung và ngành nói riêng là đang giảm. Nhưng vẫn còn tồn tại đâu đó những cổ phiếu bullish hoặc không có một xu hướng nhất định chứ không phải toàn bộ các cổ phiếu đều bearish.

Còn khi đối với nền kinh tế, khái niệm thị trường bullish ám chỉ những biến số kinh tế mang tính tiêu cực của một quốc gia. Chúng có thể là tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, GDP, Cán cân thương mại, lãi suất,…

Cấu trúc, đặc điểm và biểu hiện của Bearish Market

Dấu hiệu nhận biết thị trường Bearish là gì?
Dấu hiệu nhận biết thị trường Bearish là gì?

Cấu trúc của thị trường Bearish là gì?

Và cấu trúc của một xu hướng Bearish Market là sẽ bao gồm gì? Câu trả lời là gồm 3 giai đoạn lần lượt nối tiếp nhau: Khởi phát, cao trào và suy thoái. Trong đó:

Khởi phát

Đây là giai đoạn mà xu hướng giảm giá có mức độ thấp. Cũng có thể đây chỉ là bước đệm để vừa tích lũy, vừa giảm nhẹ để rồi chuẩn bị cho một đợt cao trào sẽ diễn ra sắp tới. Giai đoạn bắt đầu của bearish được hình thành nên từ một đợt bullish được kéo dài trước đó. Hoặc cơ sở thứ hai chính là một đợt tích lũy nằm ngang trong thời gian ngắn.

Cao trào

Đối với giai đoạn bắt đầu thì chắc hẳn các nhà đầu tư sẽ dè chừng hơn trong các quyết định bán ra của mình. Tuy nhiên, một khi họ tích lũy đầy đủ và niềm tin về một thị trường bearish trong thời gian sắp đến sẽ trở nên mãnh liệt hơn. Thì vào những lúc này, lực bán sẽ bắt đầu tăng mạnh hơn, họ nhanh chóng bán ra điều này kéo giá xuống sâu hơn. Khoảng thời gian của giai đoạn bùng nổ cũng có thể dài hoặc cũng có thể ngắn. Tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ biến động giảm của giá. Và điều dĩ nhiên rằng trong trường hợp giá giảm với tốc độ mạnh, mức độ giảm càng cao thì thời gian bùng nổ sẽ càng nhanh hơn. 

Suy thoái

Suy thoái là giai đoạn cuối cùng của cấu trúc xu hướng. Thời gian giá có xu hướng giảm với tốc độ chậm lại, mức độ giảm cũng giảm dần. 

Đặc điểm của thị trường Bearish là gì?

Về mặt kỹ thuật của thị trường bearish được nhận dạng bằng hành vì của giá trên đồ thị, đặc điểm của các hành vi này cụ thể như sau:

  • Giá cả liên tục biến động tạo nên ra đáy mới ngày càng thấp hơn, và đỉnh mới cũng thấp hơn.
  • Trong giai đoạn thị trường gấu, xen kẽ các đợt giảm giá từng hồi liên tiếp nhau chính là các đợt giá được điều chỉnh với lực tăng khá nhẹ và những đợt tăng giá này không hề phá vỡ cấu trúc thị trường bearish.
  • Đặc điểm cuối cùng là các đối với các đợt giảm giá thì sẽ có động lực giảm và mức độ giảm mạnh hơn so với những đợt tăng được điều chỉnh ngay trước đó.
Đặc điểm và Biểu hiện của thị trường Bearish
Đặc điểm và Biểu hiện của thị trường Bearish

Biểu hiện của thị trường Bearish là gì?

Các đặc điểm của Bearish Market ngoài dựa vào hành vi giá được biểu diễn trên đồ biểu đồ. Nó còn được biểu hiện thông qua các yếu tố khác như: Tâm lý nhà đầu tư, mối quan hệ cung cầu hoặc là sự thay đổi của các biến số kinh tế.

  • Một điều chắc chắn diễn ra trên Bearish Market là nhu cầu bán ra sẽ luôn cao hơn nhu cầu nhu cầu mua vào, vì thế có thể thấy cùng lớn hơn cầu.
  • Bearish Market tạo nên những sự bi quan dành cho các nhà đầu tư chứng khoán về sự tăng trưởng và giá trị của cổ phiếu. Điều này dẫn đến thái độ không sẵn sàng tham gia thị trường, thậm chí còn vội vã bán đi cổ phiếu để giảm thua lỗ và bảo toàn vốn. Tuy nhiên, thị trường bearish này chính là cơ hội tốt cho các loại hình giao dịch margin, cụ thể là forex. Các trader thường tận dụng cơ hội này này để mua cổ phiếu với mức giá rẻ hơn.
  • Điểm chung của thị trường chứng khoán và thị trường forex là tỷ lệ thuận với sự thay đổi có ảnh hưởng tiêu cực đến các biến số kinh tế. Bao gồm như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, GDP,… Hoặc các sự kiện mang tính chất chính trị: biểu tình, bầu cử, chiến tranh.
  • Sự quan tâm của truyền thông đối với bearish market không hề nhỏ. Cũng chính vì tâm lý bi quan và hoang mang của các nhà đầu tư, dẫn đến việc phải luôn cập nhật thông tin thường xuyên. Cũng như tần suất đưa tin sẽ ngày càng nhiều hơn.

Các mẫu mô hình xu hướng Bearish phổ biến

Bearish engulfing

Mô hình nến Bearish Engulfing
Mô hình nến Bearish Engulfing

Mô hình Bearish engulfing được hiểu theo nghĩa đen là Bearish bị nhấn chìm giảm giá. Mô hình này bao gồm 2 loại nến: Nến trắng và đen (hoặc xanh – đỏ).

  • Kích thước và chiều dài của nến trắng thường không ảnh hưởng gì nhiều, vì vậy loại nến trắng rất dễ bị nhấn chìm.
  • Nến thứ 2 dài và có màu đen. Khi kích thước nến đen càng lớn thì thị trường càng tăng đảo ngược, giảm. 

Dark Cloud Cover

Mô hình Dark Cloud Cover
Mô hình Dark Cloud Cover

Tương tự với Bearish engulfing, thì Dark Cloud Cover đều được tạo bởi 2 nến như trên.

Mô hình Bearish này sẽ xuất hiện khi:

  • Kích thước thân của cả hai nến đều lớn. Bên cạnh đó cũng không bóng hoặc có thể là bóng nến nhỏ và thường không nhìn rõ.
  • Nến đen sẽ thường mở phía trên mức đóng của cửa phía trước đó. Đồng thời nó sẽ đóng ngay ở bên dưới điểm giữa thân nến trắng. 

Shooting Star

Mô hình nến Shooting Star
Mô hình nến Shooting Star

Mô hình Shooting Star được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Bearish ngôi sao băng. Đây là mô hình được tạo nên bằng một nến có kích thước thân khá nhỏ, bóng trên sẽ luôn dài hơn bóng dưới. Và điều bắt buộc là kích thước bóng nến yêu cầu phải có chiều dài tối thiểu là gấp đôi chiều dài của thân nến.

Evening Star

Mô hình nến Evening Star
Mô hình nến Evening Star

Mô hình bearish này còn được gọi là nến Bearish sao buổi tối. Nó bao gồm 3 nến, được sắp xếp lần lượt như sau:

  • Nến đầu tiên dài và màu sắc của nến là màu trắng.
  • Kế tiếp là nến nhỏ hơn cũng có thể cùng màu trắng hoặc đen. Nến này tạo ra một khoảng cách ngay phía trên mức đóng cửa của nến liền tiếp trước đó.
  • Cuối cùng là một nến đen, dài.

Các chiến lược đầu tư và giao dịch hiệu quả trên thị trường bearish

Đầu tư và giao dịch tại Bearish Market
Đầu tư và giao dịch tại Bearish Market

Các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường bearish

Nếu như việc cả hai thị trường forex và thị trường chứng khoán đều có thể áp dụng chiến lược giao dịch thuận xu hướng tại thị trường bullish. Thì ngược lại chiến lược này lại khó có thể áp dụng tại thị trường bearish đối với các chủ thể đầu tư chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư thì việc gia nhập vào vị thế bán trên thị trường bullish chỉ được xem là phương pháp đóng vị thế. Điều này góp phần hỗ trợ họ trong quá trình chốt lợi nhuận nhanh hơn và giảm thiểu việc thua lỗ hơn. Vốn dĩ nó không không phải là một chiến lược cao siêu nào đó giúp họ có thể kiếm nhiều lợi nhuận trong khi giá thị trường có xu hướng giảm xuống. 

Sau đây là hai chiến lược hỗ trợ các nhà đầu tư khá hiệu quả, đặc biệt là đối với các nhà tư chứng khoán trên thị trường bearish. Hai chiến lược này bao gồm bán khống (tên tiếng anh là Short selling) và phòng ngừa rủi ro bằng những hợp đồng quyền chọn (gọi là Option contract).

Chiến lược bán khống chứng khoán

Một chiến lược được xem là chiến lược bán khống chứng khoán khi nó liên quan đến việc nhà đầu tư bán chứng khoán với giá hiện tại của thị trường sau khi tiến hành việc vay mượn cổ phiếu của công ty chứng khoán. Tiếp đến, các nhà đầu tư sẽ chớp thời cơ bằng việc mua lại những cổ phiếu đã bán vào những đợi giá giảm và tiến hành trả lại cho công ty chứng khoán. Lợi nhuận thu được của họ khi sử dụng chiến lược bán khống là mức chênh lệch giữa giá khi bán ra và giá khi mua lại. Và dĩ nhiên lợi nhuận đó chưa bao gồm phí hoa hồng, lãi suất vay, phí giao dịch,…

Tuy nhiên, theo các đánh giá của chuyên gia thì đây là một chiến lược đầu tư mang rủi ro khá cao. Bởi lẽ, bạn sẽ chỉ thu được lợi nếu thị trường giảm xuống như dự đoán. Còn trong trường hợp ngược lại, nếu dự đoán của bạn sai thì bạn sẽ đối mặt với hai vấn đề như sau. Đầu tiên là chịu thua lỗ từ việc chênh lệch giá và từ các loại chi phí giao dịch, lãi suất vay mượn chứng khoán. Vấn đề thứ hai là về rủi ro từ việc yêu cầu thu hồi cổ phiếu sớm từ phía công ty chứng khoán.

Chiến lược phòng ngừa những rủi ro bằng cách sử dụng hợp đồng quyền chọn

Chiến lược thứ hai mà các nhà đầu tư chứng khoán thường phòng ngừa rủi ro giá xuống là bằng cách sử dụng Hợp đồng quyền chọn.

Điều này có nghĩa là khi các nhà đầu tư đang nắm giữ trong tay một số lượng cổ phiếu nhất định. Và họ dự đoán rằng trong tương lai, giá cổ phiếu có nguy cơ sẽ giảm xuống (thị trường bearish). Thì các nhà đầu tư sẽ tiến hành mua quyền chọn bán (buy Put Option) nhằm bảo vệ danh mục này. Với quyền chọn bán này, nhà đầu tư sẽ có quyền được bán số cổ phiếu hiện đang sở hữu với một mức giá đã định trước và sau một khoảng thời gian đã được xác định.

Trong lúc này, họ sẽ bán cổ phiếu với mức giá cao hơn thay vì phải bán ra với mức giá thị trường nếu trường hợp là giá cổ phiếu sẽ giảm. Và ngược lại, nếu giá cổ phiếu có xu hướng tăng, họ có quyền không thực hiện bán với mức giá được ghi trong hợp đồng. Thay vào đó sẽ bán với giá thị trường để có lợi nhuận. Tuy nhiên, họ sẽ mất một khoản tiền được gọi là mức phí để mua Put Option đó.

Volume là gì và tác động như thế nào đến xu hướng giá.

Chiến lược giao dịch hiệu quả trên thị trường forex

Chiến lược giao dịch trong thị trường Bearish
Chiến lược giao dịch trong thị trường Bearish

Sau đây là hướng dẫn các bước thực hiện chiến lược giao dịch hiệu quả thuận xu hướng trên thị trường bearish:

Bước 1: Xác định thị trường bearish

Xác định thị trường bearish thông qua chỉ báo kỹ thuật

Một trong những công cụ được các trader sử dụng nhiều nhất chính là Indicators. Công cụ này được sử dụng nhằm xác định xu hướng đang diễn ra trên thị trường. Các indicators phổ biến phải kể đến là MA, Bollinger Bands, MACD… Nhưng trong số đó, chỉ báo được xem là cơ bản và dễ dàng sử dụng nhất là đường trung bình động MA. Và đồng thời, tính chất của đường trung bình động MA mang tính chất sát nhất với tính chất thị trường bearish.

Tại mỗi giai đoạn nhất định trong lịch sử, đường MA sẽ biểu thị các giá trị trung bình. Nếu như giá trên thị trường luôn nằm dưới đường MA thì điều này chỉ ra rằng xu hướng giá hiện tại lúc này đang giảm thấp hơn so với mức giá trung bình trong lịch sử của nó.

Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể dựa vào đường trung bình trượt đơn giản SMA như là cơ sở để xác định xu hướng trên thị trường. Đối với loại đường SMA này thì chu kỳ của nó hoàn toàn phụ thuộc vào những chiến lược giao dịch, có thể ngắn hoặc cũng có thể dài hạn. Mặc dù vây, lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn là nên chọn các chu kỳ lớn tại những khung thời gian lớn nếu như bạn muốn xác định xu hướng chung của toàn thị trường.

Xác định thị trường bearish thông qua Price Action

Đối với phương pháp xác định thị trường bằng cách phân tích hành động của giá price action. Thì công cụ nổi bật nhất nhằm định hướng được xu thế tăng hay giảm của thị trường chính là biểu đồ giá và cặp mắt quan sát của các bạn.

Các bạn nên biết rằng đặc điểm của thị trường bearish sẽ được biểu thị vô cũng rõ nét thông qua từng đặc điểm chuyển động của giá trên biểu đồ giá. 

  • Khi giá di chuyển tạo nên đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn đáy sau.
  • Các đợt điều chỉnh tăng nhẹ của thị trường sẽ được diễn ra xen kẽ các đợt giảm giá chung dài hạn.

Bước 2: Vào lệnh

Khi các đợt điều chỉnh tăng kết thúc, đâu chính là thời gian tạo nên các điểm vào lệnh đẹp nhất. Bởi lẽ cách vào lệnh này sẽ có những tỷ lệ Risk: Reward tốt hơn.

Một số công cụ có thể hỗ trợ xác định tín hiệu vào lệnh:

  • Đường trung bình động MA: Nếu bạn quan sát và nhận thấy giá điều chỉnh tăng nhẹ và chạm vào MA nhưng ngay sau đó nó lại tiếp tục giảm. Ngay chính lúc này, các bạn có thể trực tiếp vào lệnh khi giá vừa chạm vào MA. Nhưng lời khuyên là các bạn hãy chờ đợi tín hiệu được xác nhận của một cây nến giảm ngay sau đó để đảm bảo chắc chắn hơn.
  • Đường trendline: Bạn nên vào lệnh ngay khi giá điều chỉnh tăng, sau khi nó chạm vào đường trendline rồi quay đầu đi xuống lại.
  • Mô hình nến đảo chiều: Đối với loại công cụ này, các bạn có thể vào lệnh bằng tín hiệu của các mô hình nến đảo chiều đối với trường hợp giá điều chỉnh tăng nhưng không hề chạm vào đường trendline hay MA. Một số mô hình nến đảo chiều giảm nổi bật như, Bearish Engulfing, Bearish Reversal Pin bar, Grave-stone Doi, Tweezer Top, Evening star,…

Bước 3: Đặt cắt lỗ – stop loss

Hãy ghi nhớ không nên bỏ qua bất kỳ bước nào trong ba bước quan trọng ngay sau đây:

  • Nếu bạn vào lệnh bằng MA: nhất định đặt stop loss ngay phía trên MA và tại vị trí vào lệnh.
  • Nếu bạn vào lệnh bằng đường trendline: thì tương tự cũng phải đặt stop loss ngay phía trên trendline và tại vị trí vào lệnh.
  • Nếu bạn vào lệnh bằng mô hình nến đảo chiều: sẽ có những cách cắt lỗ khác nhau tùy theo các mô hình nến đảo chiều khác nhau. Đối với bước này thì thông thường là đặt stop loss ngay phía trên mức giá cao nhất của mô hình nến.

Bước 4: Chốt lời – take profit

Tại bước cuối cùng này thì các bạn có thể chốt lời bằng cách sử dụng tín hiệu đảo chiều xu hướng. Điều này cũng tương tự như khi các mô hình nến đảo chiều tăng, khi giá cắt đường MA từ dưới lên và khi giá cắt đường trendline từ dưới lên… Hoặc ngoài ra có thể là bất cứ khi nào bạn đã đạt được mức lợi nhuận như mong muốn.

Chiến lược đa lệnh kết hợp Trailing Stop

Sử dụng đa lệnh kết hợp trailing stop trong bearish market
Sử dụng đa lệnh kết hợp trailing stop trong bearish market

Đối với loại chiến lược cuối cùng này, các chuyên gia khuyến khích bạn chỉ nên sử dụng nó khi các bạn đảm bảo là bản thân đã chớp được thời cơ ở giai đoạn bắt đầu, thậm chí hoặc là lúc mới chuyển sang giai đoạn cao trào của thị trường bearish.

Cụ thể các bước thực hiện chiến lược đa lệnh này như sau: sau khi đặt lệnh đầu tiên, nếu bạn nhận thấy xuất hiện tín hiệu vào lệnh tiềm năng thì lúc này các bạn được phép đặt thêm một lệnh nữa. Các bước giao dịch diễn ra theo hướng dẫn như trên. Và đồng thời bạn nên dời stop loss của lệnh thứ nhất sang vị trí stop loss của lệnh thứ hai. Các lệnh sau đó đều được thực hiện tương tự.

Traderforex.net hy vọng rằng qua những gì mà chúng tôi đã tổng hợp được và chia sẻ trong bài viết, sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích và giúp các bạn nắm bắt được tính chất và đặc điểm của một thị trường bearish là gì rồi nhé.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận