Bắt dao rơi là gì? Là một nhà giao dịch, bạn đã bao giờ gặp trường hợp thấy giá của đồng coin, cổ phiếu, tài sản giảm đột ngột chưa? Bạn nghĩ đó là thời điểm lý tưởng để mua vào đúng không? Ngoài ra, bạn bị tác động bởi thông tin bên ngoài như mua nó vì nó có tiềm năng phát triển,…Tuy nhiên, sau đó giá của tài sản này giảm mạnh mẽ hơn. Và đây gọi là một trường hợp “bắt dao rơi” điển hình. Như vậy, để tránh rơi vào tình trạng này, chúng ta làm thế nào? Hãy đọc ngay bài viết sau đây nhé.
Bắt dao rơi – Falling Knife là gì?
Bắt dao rơi hay Falling knife, bạn cũng có thể gọi là con dao rơi, một thuật ngữ dùng để chỉ giá trị của một tài sản, cổ phiếu, coin giảm mạnh bất ngờ. Thuật ngữ này còn đi kèm với các cụm từ như “đừng cố bắt con dao rơi”, ám chỉ không nên vội vàng mà hãy đợi giá chạm đáy rồi hẵng mua.
Như vậy, bắt dao rơi nói đơn giản là chỉ lúc thị trường đi qua thời điểm giảm giá mạnh mẽ.
Nhưng tại sao lại gọi là con dao rơi? Hãy suy nghĩ một cách đơn giản nhất có thể, số dư của bạn có thể giảm đi khi rơi vào trường hợp này. Thông qua minh họa dưới đây, bạn sẽ nhận biết được xu hướng giảm của thị trường.
Những vùng khoanh đỏ trên biểu đồ này không phải là con dao rơi. Nó thể hiện các giai đoạn giảm giá nhỏ và các trader sẽ biết nên làm gì. Trên thực tế, con dao rơi rủi ro hơn rất nhiều. Đôi khi, nó sẽ làm một lượng tài sản của bạn bốc hơi chỉ trong giây lát.
Ví dụ: Giai đoạn tháng 4 năm 2022, cổ phiếu Netflix công bố dữ liệu thu nhập. Báo cáo thể hiện Netflix thời điểm này đã giảm về số người đăng ký và dự kiến sẽ còn giảm mạnh. Như vậy, điều gì sẽ xảy ra tiếp đó?
Có nghĩa là, khi bạn tiến hành mua những đợt sau hay ở phạm vi cây nến giảm mạnh mẽ như thế, bạn sẽ được gọi là bắt dao rơi. Khi đó:
- Trường hợp may mắn, bạn vào lệnh mua đúng lúc giá chạm đáy, giá tiếp đó đã đảo chiều và trở lại xu hướng tăng.
- Tuy nhiên, đa phần số lượng xui rủi nhiều hơn là may mắn. Vì có nhiều bạn cố gắng bắt dao rơi nhưng sau đó, mọi thứ không xảy ra đúng như dự đoán, tức giá giảm lại càng giảm hơn. Bạn có nghĩ đến viễn cảnh nếu bạn vào lệnh mua trước khi con dao rơi?
Vậy làm sao để khắc phục nếu lỡ bắt dao rơi? Hành động lúc này sẽ là gồng lỗ, cắt lỗ hay cầu trời phù hộ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở nội dung bên dưới.
Tuy nhiên, hãy lưu ý một điều quan trọng rằng: Những trường hợp của bắt dao rơi (Falling Knife) đều khác nhau, phụ thuộc vào tình hình thị trường lúc đó là như thế nào. Trong đó, con dao rơi liên quan đến sự kiện tin tức tiêu cực, nhà giao dịch cần dừng lệnh càng sớm càng tốt. Hoặc đôi lúc, nó xuất hiện trong thầm lặng, không có một tin tức thị trường nào lúc đó.
Cách nhận biết trường hợp bắt dao rơi như thế nào?
Có nhiều bạn đặt nghi vấn rằng làm thế nào để biết đó là khi giá chạm đáy thật sự hay chỉ là một con dao rơi? Có thể căn cứ vào một tỷ lệ nào không? Hoặc một chỉ báo nào đó hỗ trợ nhận biết? Như đã đề cập bên trên, nếu bạn nhầm lẫn giữa hai trường hợp này và giao dịch ngay lúc con dao rơi, điều đó rất rủi ro. Và thực tế rất đáng buồn là chưa có dữ liệu hay chỉ báo nào giúp trader nhận biết vùng Falling knife.
Cùng xem minh họa dưới đây, một phạm vi con dao rơi giảm 20% từ đỉnh trước khi hồi phục.
Tuy nhiên, với biểu đồ của một cổ phiếu thì lại khác, cũng là vùng Falling knife nhưng giá giảm đến 90%.
Hay minh họa với biểu đồ Bitcoin, vùng đỏ là con dao rơi và giảm đến 45% trước khi hồi phục.
Đảm bảo rằng hiện tại, nếu bạn là một nhà giao dịch đã nhiều lần nhìn thấy các trường hợp như trên biểu đồ, đối với bạn khi giá giảm từ 50% đến 99% là tương đối bình thường.
Vậy làm thế nào để nhận biết một con dao rơi? Cách hiệu quả nhất là quan sát các nến. Bao gồm 3 loại nến mà bạn nên quan tâm, cụ thể:
- Chân nến ngắn và thân nến dài.
- Chân nến ngắn và thân nến ngắn.
- Chân nến dài và thân nến ngắn.
Chú ý tín hiệu của một vùng Falling knife chính là khi hình thành các cây nến có chân ngắn và thân dài trên biểu đồ.
Như vậy chúng ta đã hiểu con dao rơi là thuật ngữ dùng để chỉ điều gì. Tuy nhiên, trong chủ để này, bạn cần quan tâm đến thân nến dài hơn so với các nến khác.
Ví dụ, hãy nhìn vào minh họa bên dưới, bạn có thể xác định các cây nến giá giảm mạnh, tuy nhiên nhìn nó giống các cây nến thông thường, và có thể tồn tại “hòa thuận” với các cây nến khác.
Với trường hợp bắt dao rơi, hãy quan sát biểu đồ dưới đây, cụ thể một thân nến lớn và thậm chí lớn rất nhiều khi so sánh với các nến bình thường.
Tóm lại, nó như là một cây nến cuối cùng, đến để càn quét các nến trước đó. Thanh nến này rất dễ để xác định, trader hoàn toàn có thể thấy bằng mắt thường.
Như vậy, con dao rơi sẽ hình thành khi xuất hiện 2 điều kiện dưới đây:
- Khi thị trường hình thành các nến giảm giá với thân dài.
- Cây nến đó dài hơn nhiều so với các nến trước.
Hướng dẫn giao dịch khi nhìn thấy con dao rơi
Phải làm thế nào nếu biểu đồ giá xuất hiện vùng con dao rơi? Để không rơi vào hành động bắt dao rơi, hãy xem con dao này lớn đến mức nào.
Bước 1: Nhận biết con dao rơi hình như đã kết thúc
Ví dụ, bạn nhìn thấy một con dao rơi hình thành giống như những gì chúng ta đã phân tích bên trên. Lúc này, bạn có đưa ra quyết định sẽ mua vào ở khu vực này hay không.
Tiếp đó, thị trường công bố một thông tin, bạn sẽ mua hay là không?
Ngay sau đó, bạn nghe bạn bè, tin tức nói rằng giá đã nhiều lần chạm đáy và tạo ra các đáy mới, nếu giao dịch lúc này chỉ có chiến thắng thôi. Vậy mua hay không đây nhỉ?
Câu trả lời là không bạn nhé. Cách để không phạm sai lầm chính là đợi giá xác nhận. Ví dụ biểu đồ hình thành một cây nến xanh sau một thời gian toàn mực đỏ.
Tuy nhiên, như thế là chưa đủ căn cứ để vào lệnh. Đã có nhiều tình huống nến xanh xuất hiện rồi lại nến đỏ, và giá giảm mạnh hơn. Do đó, nên kiên nhẫn đợi đến bước kế tiếp.
Bước 2: Tìm mô hình tăng giá ở khung thời gian thấp hơn
Chính xác là vậy, khi bạn xác định cây nến xanh đầu tiên sau một đợt giảm giá lớn, bạn đang chuyển sang các khung thời gian thấp hơn. Ví dụ bạn check giá BTC ở khung thời gian 4 giờ thì có thể chuyển sang khung 1 giờ.
Tại thời điểm này, điều bạn cần làm là tìm một mô hình tăng giá trên các khung thời gian thấp hơn. Ưa chuộng nhất là mô hình bullflag. Nó trông như thế này:
Khi áp dụng lên biểu đồ giá, nó sẽ trông như thế này:
Vậy nếu nhìn thấy mô hình bullflag, chúng ta có nên vào một lệnh mua? Đừng vội bạn nhé, nên chờ tín hiệu chắc chắn.
Bước 3: Chờ tín hiệu giá bứt phá khỏi mô hình
Kế tiếp, đợi nến đóng cửa, lúc này giá phá vỡ mô hình cờ tăng giá, chúng ta sẽ vào một vị thế mua.
Khá đơn giản phải không nào? Bây giờ, bạn có thể thiết lập một lệnh mua ở cây nến tiếp theo. Đừng quên cài đặt cắt lỗ ở phạm vi hỗ trợ của phần lá cờ (nối đáy lại với nhau). Giống như biểu đồ dưới đây:
Bước 4: Thiết lập Take Profit với tỷ lệ Risk:Reward hiệu quả
Thông thường, nhà giao dịch thiết lập chốt lời ở giai đoạn trước khi con dao rơi xuất hiện. Hay nói cách khác là ở phía tay cầm của con dao.
Chú ý rằng, khi bạn tìm kiếm khu vực mua ở khung thời gian nhỏ, thì điểm take profit phải ở khung thời gian lớn hơn. Chỉ khi như vậy, bạn mới có tỷ lệ r:r lý tưởng.
Nhưng nếu một tình huống như này xảy ra: Đó là khi giá chạy gần đến điểm chốt lời, nhưng sau đó quay về giảm xuống, chúng ta nên làm gì? Trên thực tế, tình huống này không phải là hiếm, vì vậy việc thiết lập chốt lời cần phải linh hoạt và bạn có thể đặt take profit khi bạn cảm thấy cần. Hoặc để mang về lợi nhuận nhiều hơn, hãy sử dụng phương pháp: Trailing Stop Loss.
Tóm lại, nên làm gì khi xảy ra con dao rơi trên thị trường? Hiệu quả nhất là sử dụng đường trung bình động ngắn hạn (MA). Bạn có thể sử dụng 10 MA, 6 MA và 7 MA, không có vấn đề gì cả và rời khỏi giao dịch khi giá giao với đường MA theo hướng xuống.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về bắt dao rơi là gì. Có thể nói, đây là một trường hợp rất hay gặp nếu bạn đã giao dịch trên thị trường đủ lâu. Và trong bài viết này, đã hướng dẫn các bạn cách xử lý khi xuất hiện con dao rơi. Nói chung, hãy lưu ý các vấn đề sau đây: Falling knife hình thành nếu giá giảm mạnh mẽ và bất ngờ, xác định con dao thông qua các nến giảm có thân nến dài, chân ngắn và lớn hơn các cây nến khác,… Đặc biệt, hãy tránh thực hiện bắt dao rơi vì đây là một hành động mang đầy rủi ro. Trader Forex chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.