Một trong những hiệu ứng tâm lý học đã xuất hiện nhiều trong đời sống phải kể đến là Bandwagon. Có thể bạn rất ít khi nghe thấy cái tên này nhưng thực chất hầu hết chúng ta đều đã gặp phải nó. Nghe đến đây chắc hẳn bạn thật sự rất tò mò Bandwagon là gì đúng không nào? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từ A đến Z loại hiệu ứng vừa lạ vừa quen này nhé!
Giới thiệu về Bandwagon
Bandwagon là gì?
Bandwagon là tên gọi của một hiệu ứng tâm lý, ý chỉ những người thường hành động theo xu hướng số đông. Bất kể điều đó đúng hay sai với đức tin ban đầu, họ cũng làm theo chỉ vì người khác cũng làm như vậy. Nghĩa ban đầu của từ Bandwagon là đoàn xe, đoàn tàu chuyên chở các đoàn xiếc, giải trí đi diễn. Vì vậy hiệu ứng này còn có tên gọi khác là hiệu ứng đoàn tàu.
Ví dụ thực tế như: một cô ca sĩ nổi tiếng để kiểu tóc rất phá cách nhưng lúc nhìn thấy bạn không hề có thích kiểu tóc đó. Nhưng sau vài hôm nó bỗng trở thành xu hướng, nhiều bạn trẻ đua nhau cắt kiểu tóc giống cô ấy. Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Bandwagon thì lúc này bạn sẽ có xu hướng làm theo những bạn trẻ khác.
Hiệu ứng này không chỉ xuất hiện ở đời sống thường ngày, nó còn có trên các thị trường giao dịch trong thời điểm đang tăng trưởng. Ví dụ cụ thể vào thời kỳ bong bóng của thị trường tiền ảo crypto năm 2017, mỗi ngày tổng khối lượng giao dịch có mức trung bình lên đến 3 tỷ đô la. Con số này còn có dấu hiệu vượt qua cả khối lượng giao dịch cổ phiếu của Apple – lớn nhất thế giới lúc bấy giờ với 4 tỷ đô la mỗi ngày.
Bên cạnh đó ta còn bắt gặp hiệu ứng Bandwagon vào các mùa lễ tết, dịp sale lớn trong năm như Black Friday. Vì thời gian này các cửa hàng thường đồng loạt giảm giá nhiều, nhu cầu mua sắm của mọi người cũng tăng lên cao. Và người này sẽ bắt chước giống với người kia, từ đó nhu cầu đã cao lại càng cao hơn.
Lịch sử ra đời của hiệu ứng Bandwagon
Năm 1848, Dan Rice – một nghệ sĩ nổi tiếng đã dùng cách đi du lịch khắp đất nước nhằm kêu gọi ủng hộ cho Tổng thống Zachary Taylor. Đoàn tàu của Dan Rice là nơi diễn ra mọi sự kiện chính trong chiến dịch. Ông khuyến khích mọi người đồng ý ủng hộ Taylor sẽ nhảy lên đoàn tàu. Khi trên tàu càng nhiều người thì những người khác cũng có xu hướng làm theo, họ lên tàu dù chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Chiến dịch này thành công mĩ mãn khi Taylor đã đắc cử tổng thống. Sau đó nhiều nhà chính trị gia đã áp dụng cách này trong những chiến dịch của họ với hy vọng đạt được kết quả tương tự. Đầu thế kỷ XX, đoàn tàu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, cụm từ “nhảy lên đoàn tàu” lại dần mang ý nghĩa tiêu cực hơn. Nó mô tả một cảnh tượng xã hội xô bồ, mọi người muốn hoà nhập vào đám đông để thực hiện một việc gì đó kể cả nó có đi ngược với hiểu biết hay nguyên tắc vốn có của họ.
Ứng dụng của hiệu ứng Bandwagon
Dù hiệu ứng mang cả ý nghĩa tiêu cực và tích cực nhưng thực tế nó đã và đang xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúngta. Nhiều lĩnh vực áp dụng Bandwagon để mang lại kết quả tốt hơn trong kinh doanh. Nếu bạn chưa quan sát được điều này, hãy cùng đọc qua những ví dụ bên dưới đây.
Ứng dụng trong thực phẩm và đồ uống
Bạn có công nhận rằng mình có xu hướng lựa mua những mặt hàng có số lượng ít trên kệ hơn so với mặt hàng còn nhiều không? Vì chúng ta nghĩ rằng chất lượng sản phẩm tốt nên chúng được mua nhiều. Đây là dấu hiệu bạn chọn mua bạn vì bị thuyết phục bởi các vị khách trước đó.
Các nhà hàng cũng áp dụng Bandwagon bằng cách đánh dấu các món Best seller (Bán chạy nhất) trên menu của mình. Lúc này, nhiều người sẽ có xu hướng chọn món ăn, thức uống có dòng chữ này với suy nghĩ có nhiều người cũng đã mua chúng.
Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang
Trong lĩnh vực này nhiều người bị ảnh hưởng lớn từ các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Thông thường một phong cách thời trang, một chiếc áo hay bất kỳ phụ kiện nào sẽ được ưa chuộng nhiều hơn khi họ thấy thần tượng yêu thích của mình sử dụng. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để các nhãn hàng thời trang tận dụng nâng cao doanh số bán hàng.
Ứng dụng trong lĩnh vực âm nhạc
Khi một người nghệ sĩ gia nhập ngành giải trí bằng âm nhạc, họ thường mong muốn có nhiều người chia sẻ bài hát, giới thiệu âm nhạc của mình đến cộng đồng. Khi có nhiều khán giả biết tới, đặc biệt trên mạng xã hội thì bài hát nhanh chóng trở nên thịnh hành hơn. Người nghệ sĩ đó cũng trở nên nổi tiếng nhanh hơn vì có nhiều người nghe nhạc của họ.
Ứng dụng trong Social Media
Không chỉ mạng xã hội mới có sức ảnh hưởng mà chính các mạng xã hội này đã đưa hiệu ứng Bandwagon vào con đường thành công của nó. Ví dụ điển hình gần đây là TikTok – nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội lớn. Dù mới ra mắt vài năm nhưng số lượng người dùng gia tăng mạnh, vì các cá nhân thấy nhiều người xung quanh sử dụng nên cũng nhảy vào sử dụng để biết, để theo kịp trend.
Ứng dụng trong chính trị
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một cá nhân khả năng cao sẽ bỏ phiếu cho một ứng cử viên – người mà đang có đa số người đồng tình hoặc khả năng chiến thắng lớn nhất. Rõ ràng nhiều quan điểm, lựa chọn của chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tâm lý này.
Sử dụng hiệu ứng Bandwagon trong Marketing
Việc sử dụng Bandwagon trong marketing không thể không nhắc đến khái niệm “đại sứ thương hiệu”. Đại sứ thương hiệu là gương mặt đại diện cho thương hiệu để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ. Gương mặt này thường là một người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng và đóng vai trò như cổ xe Bandwagon để thu hút người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả tốt khi ứng dụng hiệu ứng này, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều như sau:
Xuất hiện phổ biến và sử dụng chiến thuật khan hiếm
Chiến thuật quan trọng đầu tiên phải nhắc đến là nhận thức phổ biến. Doanh nghiệp nên cố gắng đưa sản phẩm của mình xuất hiện nhiều trên thị trường, phủ sóng như thể nó đã rất nổi tiếng và được nhiều người tin dùng. Bên cạnh đó hạn chế khuyến khích khách mua hàng bằng các mặt hàng có sẵn trong cửa hàng.
Ở ngành du lịch, khách hàng bị thôi thúc thực hiện hành vi mua hàng khi thấy sự khan hiếm về phòng khách sạn. Chỉ với dòng chữ “Còn 1 phòng duy nhất” cũng đã đánh vào tâm lý của khách hàng rất tốt. Tính khan hiếm không chỉ khiến người mua muốn lựa chọn mà còn có suy nghĩ đây chắc hẳn là một mặt hàng tốt.
Thống trị thị trường và có mặt ở khắp mọi nơi
Sản phẩm càng xuất hiện ở nhiều nơi thì càng thu hút sự tò mò của nhiều khách hàng và họ sẽ nhận thấy sự phổ biến của thương hiệu. Sản phẩm càng được nhiều người đánh giá tốt thì hiệu ứng tâm lý Bandwagon càng mạnh hơn. Ví dụ một khách sạn được đánh giá 5 sao trên Traveloka sẽ có xu hướng nhận được nhiều booking hơn.
Thống trị mạng xã hội
Bandwagon dường như phát huy tối đa công dụng của nó trên mọi nền tảng xã hội: Facebook, Instagram, TikTok,… Đặc biệt là các đối tượng KOLs, Influencer – những người có hàng trăm ngàn, triệu người theo dõi và rất dễ để tạo ra một xu hướng mới, thu hút nhiều người hành động theo. Ở nhiều tập đoàn khách sạn lớn, họ cung cấp cả những đêm lưu trú miễn phí cho người nổi tiếng để nhận được sự chia sẻ, review tốt về khách sạn.
Xuất hiện đáng tin cậy và xây dựng uy tín
Doanh nghiệp nên làm nổi bật các con số doanh thu cũng như nhận xét của khách hàng để xây dựng giá trị thương hiệu tốt, nâng cao lòng tin của khách hàng. Hơn nữa điều này đặc biệt quan trọng trên nền tảng kinh doanh online. Vì khi khách hàng không trực tiếp cầm nắm, quan sát sản phẩm của bạn ngoài đời thực thì những con số và hình ảnh sẽ đem đến cảm giác tin tưởng nhất cho họ.
Tính hai mặt của hiệu ứng Bandwagon
Ở mức độ nhất định, hiệu ứng Bandwagon sẽ mang đến một xu hướng có lợi và hữu ích, đặc biệt khi quyết định của người tiêu dùng và sở thích của họ tương đồng với người khác, thông tin về chất lượng sản phẩm là chính xác. Trong lĩnh vực kinh tế, hiệu ứng Bandwagon mang lại lợi ích bằng cách giúp mọi người tiết kiệm chi phí thu thập thông tin, dựa vào kiến thức và ý kiến của những người khác.
Chẳng hạn, khi bạn đến một quán ăn mới và có quá sự nhiều lựa chọn trên menu, việc nhận biết món ăn phổ biến dựa trên “những món ăn được nhiều người chọn nhất” sẽ rất hữu ích khi bạn đưa ra quyết định về món ăn.
Tuy nhiên, Hiệu ứng Bandwagon cũng làm nổi bật một khía cạnh tiêu cực vì điều tốt cho đa số nhà đầu tư không có nghĩa là tốt cho bạn. Mỗi người có quan điểm và sở thích riêng, không có phương pháp tiếp cận chung nào phù hợp cho mọi người. Do đó, việc đưa ra quyết định hành động không dựa vào các tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận có thể mang lại những hậu quả không mong muốn.
FAQs về Bandwagon
Hiệu ứng Bandwagon và hiệu ứng “năm con khỉ” có giống nhau không?
Câu trả lời là hai hiệu ứng này giống nhau. Xét ở khía cạnh tâm lý, Bandwagon ngoài cái tên được lý giải theo lịch sử là hiệu ứng đoàn toàn, nó còn được biết đến là “5 con khỉ và 1 nải chuối”. Bên cạnh đó, hiệu ứng đám đông chúng ta thường nghe cũng có nhiều điểm tương đồng với Bandwagon.
Bandwagon có phải là “bắt chước” không?
“Bắt chước” có thể hiểu là một hành động chúng ta làm theo vì nghĩ rằng nó phù hợp, tức là đúng với suy nghĩ của mình. Còn Bandwagon cũng là hành động làm theo nhưng lại không được suy nghĩ thấu đáo như vậy. Nó bị chi phối bởi nhiều người xung quanh và hành động theo mà không phân định rõ đúng sai.
Sự nguy hiểm của hiệu ứng Bandwagon là gì?
Bạn nên ghi nhớ rằng “Điều gì tốt với số đông, chưa hẳn đã tốt với bạn”. Thực tế cuộc sống cho thấy, không có một cách tiếp cận chung nào đúng với tất cả mọi người. Việc hành động và đưa ra quyết định phải tuỳ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người và phải dựa trên những chuẩn mực vốn có của xã hội. Nếu bạn không tuân theo, mà chỉ chăm chăm bắt chước thì có thể gây bất lợi cho chính mình.
Làm thế nào chúng ta có thể tránh hiệu ứng Bandwagon?
Dù không thể nào bỏ hoàn toàn hiệu ứng này, nhưng chúng ta vẫn có cách để chống lại nó. Bạn cần cẩn thận hơn trước khi đưa ra quyết định bằng cách: xem xét tỉ mỉ tổng quan tình hình và những điều cần lưu ý của vấn đề. Suy nghĩ và bình tĩnh khi đưa ra ý kiến hoặc hành động không đúng về mặt đạo lý thông thường.
Độc lập đưa ra quyết định cuối cùng trong một môi trường thoải mái, bạn hoàn toàn không bị gò bó, ép buộc bởi những người xung quanh.
Xém xét nhiều lựa chọn khác nhau để thay thế khi cần, mà không ngần ngại đi ngược với đám đông. Bạn có thể chọn giải pháp nào bản thân thấy phù hợp nhưng lại trái ngược với những gì mọi người hành động nhé!
Như vậy qua bài viết bạn đã có thể hiểu rõ khái niệm Bandwagon là gì cũng như các thông tin xoay quanh nó. Hy vọng kiến thức và những ví dụ thực thực tế có thể giúp bạn áp dụng vào thị trường Forex tốt hơn. Hãy luôn nhớ thật tỉnh táo khi đưa ra quyết định trong mọi trường hợp để đảm bảo lợi ích của chính mình nhé!
Tôi là Tống Anh Phong, một người yêu thích tài chính và mong muốn chia sẻ các kiến thức về tài chính nói chung cũng như Forex nói riêng. Hy vọng các bài viết sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Các kiến thức chỉ mang tính chất tham khảo và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc người đọc áp dụng và thua lỗ.