Arbitrage là gì? Bạn đã từng nghe qua hình thức kinh doanh chênh lệch giá này hay chưa? Trên thị trường forex hiện nay, Arbitrage là hình thức kinh doanh khá phổ biến. Bạn sẽ dựa vào sự chênh lệch giá từ các thị trường khác nhau để trao đổi sản phẩm và thu lợi nhuận từ đó. Như vậy, để tìm hiểu về cách thức đầu tư vào nghiệp vụ Arbitrage cũng như những rủi ro có thể xảy ra của chúng. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage này nhé.
Arbitrage là gì?
Arbitrage được xem là loại hình kinh doanh cũng như giao dịch mua bán với các loại sản phẩm, tài sản giống nhau từ nhiều thị trường. Từ đó, thu về lợi nhuận từ các khoản tiền được tạo ra bởi sự chênh lệch giá bán giữa các thị trường khác nhau này. Và hình thức kinh doanh này có tên là nghiệp vụ Arbitrage hay Ác- bít (Đảo hối).
Vậy bạn đã biết các giao dịch của Arbitrage là gì chưa? Hiểu đơn giản, đây là một cách để kiếm lời từ sự chênh lệch giá của các sản phẩm, tài sản. Loại hình giao dịch kinh doanh này thường được yêu thích tại thị trường giao dịch bằng Bitcoin. Nhờ vào sự chênh lệch giá vô cùng ảo diệu này mà nhiều người sẽ lách luật và mua bán các mặt hàng qua các sàn khác nhau để thu lợi nhuận.
Chẳng hạn như bạn đang sở hữu hai tài khoản giao dịch tại Lazada và Shopee. Tại đó, bạn tìm được một sản phẩm A được bán ở Lazada với giá 600.000 VND. Và cũng sản phẩm A tương tự nhưng tại Shopee chỉ bán với giá 900.000 VND.
Lúc này, bạn sẽ mua sản phẩm A tại Lazada và sau đó đem về bán lại tại trang thương mại điện tử Shopee với giá 900.000 VND. Như vậy, nhờ vào chênh lệch giá, bạn sẽ thu lời về cho mình mỗi sản phẩm là 300.000 VND.
Xem thêm: Trượt giá là gì? Tìm hiểu chi tiết về trượt giá.
Các loại Arbitrage – Kinh doanh chênh lệch giá hiện nay
Sau khái niệm Arbitrage là gì? Thì chúng ta sẽ tìm hiểu đến các loại kinh doanh chênh lệch giá phổ biến hiện nay.
Arbitrage có rất nhiều cách để phân loại và mỗi loại sẽ có khái niệm và cách thức hoạt động khác nhau. Kinh doanh chênh lệch giá hiện nay được đưa về hai loại cơ bản là Arbitrage 2 điểm (Two Points Arbitrage) và Arbitrage 3 điểm (Three Points Arbitrage).
Arbitrage 2 điểm là gì?
Đây là loại hình kinh doanh dựa vào 2 thị trường hoặc hai sàn giao dịch khác nhau. Ngoài ra, đồng tiền tại các thị trường này có sự cao, thấp và chênh lệch rõ ràng.
Arbitrage 3 điểm là gì?
Hay còn gọi là Arbitrage tam giác. Đối với loại này, khi nhìn bề ngoài, nó sẽ không thể hiện ra sự khác nhau giữa các tỷ giá. Đồng thời, cũng rất khó để nhận thấy sự chênh lệch các tỷ giá tại các thị trường khác nhau. Nhưng sâu bên trong, dựa vào tỷ giá chéo, bạn vẫn có thể dễ dàng phát hiện ra sự chênh lệch về tỷ giá này.
Theo như tìm hiểu, Arbitrage 3 điểm chính là sự so sánh và đánh giá sự khác nhau của 3 loại tỷ giá đang hiện hành tại 3 thị trường. Chính vị sự diễn ra ở 3 thị trường khác nhau nên các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn thường rất yêu thích hình thức này. Hoặc có thể là giữa các sàn giao dịch ngoại hối với nhau. Vì như thế, họ mới có thể chuyển đổi các loại tiền tệ qua lại với nhau trong đó có cả sự chuyển đổi thành loại tiền tệ thứ 3. Khi đó, tiền tệ ban đầu mới được chuyển đổi thành công ở bước cuối cùng.
Chẳng hạn như khi bạn mua 2 USD bằng 1 EUR. Từ 2 USD vừa mua đó bạn sẽ tiếp tục mua 240 JPY. Như vậy, nếu dựa vào tỷ giá 200 JPY = 1 EUR thì sau khi quy đổi bạn sẽ nhận được kết quả 240 JPY = 1.2 EUR. Lúc này, bạn sẽ thu lời 0,2 EUR từ cách thức khai thác chênh lệch giá.
Chi tiết như sau:
- 1 EUR ban đầu sẽ tương đương với 2 USD.
- 2 USD lại bằng 240 JPY nên suy ra 120 JPY = 1 USD.
- Lúc này khi 200 JPY tương đương với 1 EUR thì cuối cùng 1,2 EUR = 240 JPY.
Như vậy, từ phân tích trên, bạn sẽ nhận được sự chênh lệch về giá là 0,2 EUR bằng cách lấy 1,2 EUR – 1 EUR.
Xem thêm: Đòn bẩy là gì? Cách tận dụng đòn bẩy đúng cách.
Hoạt động của Arbitrage trong thị trường tiền điện tử Cryptocurrency
Thị trường tiền tử hiện nay cũng đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của nhiều người. Vậy Arbitrage và thị trường điện tử có liên quan gì với nhau? Hãy theo dõi phần tiếp theo để hiểu hơn về sự hoạt động của Arbitrage trong thị trường điện tử cryptocurrency nhé.
Arbitrage hai chiều
Ngoài sự chênh lệch tỷ giá thì ta cũng có thể kể đến sự chênh lệch lao động với tên gọi là Arbitrage lao động. Đây là sự chênh lệch về nguồn lực lao động giữa 2 thị trường với nhau. Chẳng hạn như ta có thể kể đến sự chênh lệch lao động giữa Đông Âu và Tây Âu. Do nhu cầu sử dụng lao động và giá lao động có sự khác nhau. Cho nên Tây Âu đã phải tiếp nhận một lượng lao động từ Đông Âu đưa sang. Lúc này, nguồn lao động giữa 2 khu vực mới thu hẹp được khoảng cách chênh lệch. Và đây chính là minh chứng cho sự chênh lệch lao động dù đang chung một thị trường.
Ngoài ra, sự chênh lệch thị trường từ EU và Châu Phi cũng bắt nguồn từ những sự khác biệt lao động của 2 khu vực này. Mong rằng ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách thức về sự hoạt động của kinh doanh Arbitrage.
Chiến lược giao dịch Forex
Chiến lược giao dịch Forex tại thị trường điện tử cũng đang được quan tâm khá nhiều. Tại đây, Arbitrage được hiểu như là một nghiệp vụ hoạt động theo hướng thực hiện mua và bán một đồng tiền từ thị trường có giá thấp sang thị trường có giá cao hơn. Cũng có thể ngược lại để kiếm lời và mang về lợi nhuận từ việc chênh lệch giá ở cùng một thời điểm nhất định.
Chẳng hạn đang ở hai Broker và có 2 tài khoản khác nhau. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy được sự chênh lệch rõ ràng của tỷ giá EUR/USD.
- Tỷ giá EUR/USD ở Broker 1: 1:1010.
- Tỷ giá EUR/USD ở Broker 2: 1:1000.
Nếu bạn có 1 triệu USD và quyết định bán nó cho Broker 2. Lúc này bạn mang về cho mình 909.090 EUR. Tiếp đến, bạn lấy số tiền 909.090 EUR bán lại cho Broker 1 và thu về số tiền 1.000.090 USD. Như vậy, qua các lần giao dịch mua bán theo Arbitrage, bạn sẽ lời được 909 USD.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiếm lời từ chi phí giao dịch. Chẳng hạn như 1,5 pips là phí Spread cho loại tiền tệ này tại cả 2 Broker. Thì khi đó, bạn sẽ có cơ hội nhận được tiền lời 609 USD nếu chi phí giao dịch là 300$.
Nếu phân tích kỹ lưỡng bạn sẽ dễ nhận thấy giữa các Broker thường xuất hiện sự chênh lệch từ 1 đến 4 pips. Trong đó, riêng 10 pips là một tỷ lệ chênh lệch không được phổ biến cho mấy.
Những rủi ro có thể xảy ra đối với Arbitrage – Kinh doanh chênh lệch giá
Kinh doanh chênh lệch giá với bản chất là giao dịch trao đổi giữa 2 sàn, giao dịch khác nhau vì vậy bạn cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng. Ngoài ra, với việc lãi về tương đối ít cộng với việc phải trừ đi các chi gia phát sinh khi giao dịch. Để mang lại một nguồn lợi nhuận lớn, ổn định thì bạn cần phải bỏ ra một vồn vốn lớn.
Không những thế, nếu không có chiến lược và định hướng kinh doanh phù hợp. Nếu như chậm trễ trong việc thực hiện giao dịch và giá 2 sàn không còn sự chênh lệch nữa thì bạn sẽ rơi vào tình trạng lỗ vốn. Phần lỗ này sẽ bắt nguồn từ các loại chi phí trong đó phần lớn là lỗ từ phí giao dịch. Ngoài ra, Arbitrage còn có thể xảy ra các rủi ro sau đây mà bạn nên biết khi tham gia kinh doanh chênh lệch giá.
Rủi ro trượt giá
Rủi ro trượt giá sẽ xuất hiện nếu giá giao dịch và dự kiến lúc bấy giờ có sự khác biệt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do chậm trễ hoặc sự cố từ Internet.
Mức độ trượt giá sẽ tăng càng cao nếu như bạn không may giao dịch vào đúng lúc thị trường đang có sự biến động. Khi đó, phần lớn rủi ro sẽ thuộc về nhà giao dịch và gây ra những tổn thất nhất định.
Rủi ro cạnh tranh
Như đã nhắc đến, hình thức kinh doanh chênh lệch giá trong thị trường ngoại hối này đa phần dành cho các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn. Nhưng vì mang lại nguồn lợi nhuận tương đối lớn và hấp dẫn nên các ngân hàng, các quỹ hay các Boker đã xảy ra các sự cạnh tranh với nhau. Và cứ như thế, rủi ro sẽ ngày một tăng cao nếu cạnh tranh xảy ra càng lớn.
Do đó, nếu như chưa có kiến thức và kỹ năng vững vàng thì bạn nên cân nhắc và quyết định kỹ lưỡng khi tham gia vào sàn giao dịch này. Chỉ cần một vài sai sót nhỏ thôi thì bạn cũng đã có thể nhận về rủi ro cực lớn.
Rủi ro thanh khoản
Để các giao dịch được diễn ra thuận lợi thì điều kiện đầu tiên phải có đó chính là một bên bán và một bên mua. Tính thanh khoản của thị trường sẽ dần yếu kém về mặt lợi nhuận nếu như lượng người bán và người mua không đáp ứng đủ. Lúc này, rủi ro thanh khoản sẽ xuất hiện và đe dọa đến những người kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage.
Rủi ro biến động
So với thị trường Bitcoin thì thị trường ngoại hối ít biến động hơn. Nhưng đối với những người kinh doanh chênh lệch tỷ giá thì sự biến động của thị trường sẽ giúp ích cho họ rất nhiều.
Bạn sẽ thu được nhiều lợi nhuận nếu như thị trường biến động mạnh. Và ngược lại, nếu mức biến động thị trường ngày càng giảm, thị trường ngày càng bị thu hẹp lại thì bạn sẽ nhận về nhiều rủi ro hơn.
Để có thể kinh doanh chênh lệch tỷ giá hiệu quả. Việc tính toán và phân tích thị trường trước khi giao dịch là điều rất quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu và dự đoán sự lên xuống, chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường. Đồng thời, hãy lường trước đến các rủi ro mà mình có thể gặp phải để có cách xử lý phù hợp. Để từ đó, mang lại cho mình nguồn lợi nhuận ngày một cao.
Xem thêm: CFD, ETF là gì, tất tần tật thông tin.
Như vậy, bài viết vừa rồi là những thông tin bổ ích xoay quanh khái niệm Arbitrage là gì mà bạn không nên bỏ lỡ. Mong rằng với những chia sẻ cụ thể vừa rồi về cách thức hoạt động cũng như những rủi ro tại Arbitrage sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn gặp nhiều may mắn khi gia nhập vào Arbitrage nhé.
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.