fbpx

AML là gì? Các biện pháp hữu ích giúp ngăn chặn hành vi rửa tiền

Hiện tại, lĩnh vực tiền mã hóa ngày càng phát triển vượt trội kéo theo nhiều hình thức phạm pháp lợi dụng thị trường này để thực hiện hành vi. Một trong những hành vi được mọi người chú ý đến đó là rửa tiền, đây là điều vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến xã hội. Chính vì thế, nhiều cơ quan chức năng đã đưa ra quy định chống rửa tiền – AML. Vậy AML là gì? Chính sách này có tác dụng gì đối với thị trường hiện nay? Hãy cùng Trader Forex tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

AML là gì?

Vẫn có nhiều nhà đầu tư chưa biết đến AML là gì? Theo như tìm hiểu, đây là một bộ quy định, chính sách pháp lý được thiết lập bởi Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế (hay được gọi là FATF). Những quy định này tạo ra nhằm phòng chống và nhận diện các hành vi không đúng pháp luật về việc “rửa sạch” tài sản, tiền bẩn. AML là từ viết tắt của Anti-Money Laundering.

AML là hệ thống chính sách và quy định liên quan đến hành vi rửa tiền bẩn
AML là hệ thống chính sách và quy định liên quan đến hành vi rửa tiền bẩn

Bên cạnh đó, những phương pháp của AML yêu cầu phải tiến hành theo đúng các quy định của tài chính “Nhận biết khách hàng” (KYC) một cách chặt chẽ. Ngoài ra, các cơ quan cũng cần hoạt động ổn định bộ máy theo dõi sát sao quá trình các cuộc giao dịch. Điều này giúp dễ dàng nhận diện các hoạt động có hành vi về việc rửa tiền.

Riêng đối với thị trường Crypto, quy định về AML được sử dụng rộng rãi trên mọi nền tảng về giao dịch tập trung (CEX). Thông qua đây cản phá được những tội phạm đang có ý định sử dụng lĩnh vực tiền điện tử để thực hiện hành vi Money Laundering.

Chi tiết các giai đoạn rửa tiền đối với thị trường

Như đã nhắc phía trên, hiện nay thị trường Crypto và tài chính đều đang là mục tiêu hàng đầu được các tội phạm nhắm đến để tiến hành rửa tiền bẩn từ những tài sản bất hợp pháp thành tiền hợp pháp. Hiểu đơn giản hơn, một cá nhân hay tổ chức nào đó sẽ sử dụng nhiều cách thức khác nhau để thực hiện chuyển đổi từ tiền trái phép, không rõ nguồn gốc thành tiền có nguồn gốc và được sử dụng như bình thường.

Thông thường, những đối tượng dưới đây sẽ tham gia vào quy trình rửa tiền bẩn:

  • Những người buôn bán vật không đúng quy định nhà nước (chất gây nghiện, kích thích, vũ khí, buôn bán người,…)
  • Những nhân vật tham ô, sở hữu tiền không trong sạch.
  • Cá nhân trốn nộp thuế theo như quy định.

Trong crypto, những người tiến hành hành vi này đều nhắm đến tính chất ẩn danh khi giao dịch tiền mã hóa để giúp họ thuận lợi hơn trong quá trình làm sạch tiền. Đối với thị trường tiền kỹ thuật số, quá trình rửa tiền sẽ được thực hiện như sau:

Cụ thể quá trình rửa tiền bẩn thông qua thị trường crypto từ những tội phạm
Cụ thể quá trình rửa tiền bẩn thông qua thị trường crypto từ những tội phạm

Giai đoạn 1: Xây dựng, bố trí

Khi đã có được cụ thể khoản tiền bẩn từ những hoạt động phi pháp trên thị trường tài chính truyền thống, những tội phạm đó sẽ dùng khoản tiền bẩn để đi mua các loại tiền mã hóa trên những nền tảng giao dịch crypto.

Giai đoạn 2: Phân bổ nguồn tiền

Những đối tượng này sẽ lợi dụng hệ thống sinh thái tiền điện tử để tiến hành giao dịch, điều này sẽ tạo ra sự khó khăn cho các cơ quan điều tra nguồn gốc tiền. Như vậy, tội phạm đã có thể che đậy được nguồn tiền bẩn của mình.

Giai đoạn 3: Tích hợp

Sau khi thành công hoàn thành giao dịch, chuyển từ tiền điện tử sang tiền pháp định thông qua nhiều cách thức khác nhau. Một vài hình thức được sử dụng:

  • Xin giấy phép hoạt động kinh doanh hay tạo ra các doanh nghiệp quốc tế, nhiệm vụ chính của chúng là thực hiện dịch vụ và được phép sử dụng tiền số để thanh toán. Tiếp theo, những tội phạm rửa tiền sẽ tiến hành biến đổi tiền mã hóa thành tiền fiat nhờ vào hệ thống dịch vụ các định chế tài chính quốc tế.
  • Đầu tư vào những dự án ICO nhằm chuyển đổi tiền bẩn thành tiền sạch, hợp pháp, dễ dàng sử dụng như tiền đúng quy định.

Quá trình hình thành và phát triển của quy định chống rửa tiền 

Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển chính sách Anti-Money Laundering
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển chính sách Anti-Money Laundering

Anti-Money Laundering tại Mỹ

Vào năm 1970, Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (viết tắt là BSA) được thông qua và đến năm 1974 đã được Tòa án Tối Cao Mỹ xác nhận, sau đó chính sách chống rửa tiền đã có nhiều cải tiến thêm. Yêu cầu các tổ chức cần phải nộp báo cáo đối với các cuộc giao dịch có mức tiền mặt lớn hơn 10.000 đô la, nắm bắt các thông tin cá nhân của người sở hữu tài khoản và duy trì cập nhật hồ sơ về những cuộc trading.

Cho đến năm 1980, hệ thống chính sách đã tiếp tục cập nhật thêm nhằm ngăn chặn hành vi buôn bán ma túy tăng nhanh chóng thời bấy giờ. Thời điểm đạt cao nhất là vào năm 1990, để có thể quản lý được tình hình tài chính vào năm 2000 nhằm cản phá toàn bộ nguồn tiền trợ cấp từ các đơn vị khủng bố.

Vào thời điểm đó, các ngân hàng, nhà môi giới và cả đại lý cần phải thực hiện nghiêm chỉnh theo hệ thống pháp lý cùng với những yêu cầu được đặt ra. Ví dụ như xác nhận danh tính người dùng kỹ càng, kiểm soát các cuộc giao dịch có khả năng rơi vào trường hợp rửa tiền. Quy định thực hiện Anti-Money Laundering thiết lập thành văn bản, được thông qua bởi các ban quản lý cấp cao và được kiểm soát bởi đội ngũ chuyên về AML.

Đạo luật AML vào năm 2020 bắt đầu được áp dụng vào năm 2021, nâng cấp các yêu cầu về CDD đối với các sàn giao dịch tiền mã hóa, những nhà kinh doanh nghệ thuật, đồ cổ hay các đơn vị tài chính tư nhân. Bên cạnh đó, Đạo luật Minh bạch Doanh nghiệp – vô cùng quan trọng của chống rửa tiền, phòng chống được tất cả điểm thiếu sót của pháp lý mà những tội phạm luồn lách các phương pháp ngăn chặn rửa tiền.

FinCEN là một đơn vị nằm trong Bộ Tài chính Mỹ, vai trò phát hành những chỉ thị và chính sách nhằm xác định rõ và thực hiện BSA cùng với một vài bộ luật về Anti-Money Laundering. Các chỉ thị ấy đưa ra những dữ liệu cụ thể về yêu cầu của chống rửa tiền.

Không chỉ những chính sách từ liên bang mà nhiều bang khác cũng phát hành các luật liên quan đến chống rửa tiền riêng. Thông thường, luật được cung cấp đều giống nhau với các yêu cầu từ phía liên bâng, tuy nhiên họ vẫn có thể thêm vào những điều khoản khác. Chính vì thế, những đơn vị tài chính cần phải thực hiện đúng luật của liên bang cùng với những bang khác.

Anti-Money Laundering tại EU và các nước khác

Đối với Liên minh Châu Âu cùng với nhiều quốc gia khác đã tiến hành sử dụng các chính sách AML từ Hoa Kỹ để thiết lập các quy định dựa trên đó. Một diễn biến vô cùng quan trọng đã diễn ra vào năm 1989, khi xuất hiện một nhóm các nước và cơ quan phi chính phủ (NGO) cùng nhau tiến hành xây dựng nên Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (viết tắt FATF).

Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính là một tổ chức liên chính phủ, nhiệm vụ hàng đầu của họ là phát triển và thúc đẩy thực hiện đúng các quy định quốc tế để ngăn chặn các hành vi rửa tiền xảy ra. Sau khi chứng kiến cuộc khủng bố lớn vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, khu vực hoạt động của cơ quan FATF đã được mở rộng thêm nhiều, trong đó có cả phòng chống tài trợ cho khủng bố.

Có đến 40 Khuyến nghị từ FATF đã tạo nên một nền tảng mạnh mẽ cho các quy định, chính sách về Anti-Money Laundering và Chống Tài Trợ Khủng Bố (CFT) trên toàn thế giới. Cụ thể, áp dụng cho hơn 190 quốc gia pháp lý. Các khuyến nghị được gửi yêu cầu xem xét lại khách hàng (CDD), kiểm định cuộc giao dịch, báo cáo về những hoạt động bị đánh giá cao có liên quan đến hợp tác quốc tế.

Không chỉ có tổ chức FATF mà còn có nhiều cơ quan khác cũng đóng góp vai trò quan trọng về việc thiết lập AML. Trong đó có thể nhắc đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên Hợp Quốc (LHQ). Bên cạnh đó, các chương trình và sự kiện lớn như Chỉ thị Chống Rửa Tiền của Hội đồng Liên minh Châu Âu (AMLD) và Ủy Basel về Giám sát Ngân hàng Thẩm định khách hàng (CDD).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đẩy mạnh các quốc gia thuộc tổ chức thực hiện đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chống tài trợ khủng bố. Ngoài ra, năm 1988 Liên Hợp Quốc đã cập nhật thêm những điều khoản về AML vào Công ước Vienna. Điều này giúp xử lý các hành vi rửa tiền liên quan đến buôn bán ma túy. Sau đó, Công ước Palermo vào năm 2001 đã nhận dạng các tội phạm nằm trong tổ chức quốc tế, Công ước Meridian vào năm 2005 chuyên phòng chống các vấn nạn tham nhũng chính trị.

Không những thế, Chỉ thị Chống Rửa Tiền của EU đã có nhiều thay đổi nhằm đối mặt với những hình thức mới về rửa tiền và đồng tình với tổ chức khủng bố. Song song đó, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng cũng đưa ra những dữ liệu quan trọng để củng cố vấn đề quản lý danh tính người dùng.

Quá trình hoạt động của Anti-Money Laundering trên thị trường

Các hình thức ngăn chặn chống rửa tiền được hoạt động thông qua việc nắm bắt rõ quá trình rửa sạch nguồn tiền bẩn từ các tội phạm tài chính, nhất là đối với thị trường tiền mã hóa. Các sàn giao dịch tập trung (CEX) cần phải thực hiện đúng các chính sách của Anti-Money Laundering đưa ra, cụ thể:

Cách thức hoạt động của AML trên thị trường tiền kỹ thuật số
Cách thức hoạt động của AML trên thị trường tiền kỹ thuật số
  • Xác định người dùng (Know Your Customer – KYC): Đòi hỏi khách hàng cần đưa ra các thông tin về cá nhân và các loại giấy tờ tùy thân để nhận diện được chính xác lai lịch của mỗi người dùng.
  • Thẩm định khách hàng (Customer Due Diligence – CDD): Các sàn giao dịch sẽ thu thập các thông tin và kiểm tra khách hàng đó. Từ đó, xây dựng các hồ sơ rủi ro, trong đó có cả việc điều tra xem nhưng khách hàng này có mối liên hệ với những nhân vật trong bộ máy chính trị không. Bên cạnh đó, điều tra xuất xứ nguồn vốn của cuộc giao dịch.
  • Báo cáo những giao dịch có dấu hiệu đáng nghi ngờ (Suspicious Activity Report – SAR): Sàn giao dịch cùng với các tổ chức tài chính phải quan sát và kiểm tra thường xuyên tài khoản. Từ đó, phát hiện các cuộc giao dịch có nguy cơ rửa tiền và gửi thông báo đến các cơ quan để giải quyết.
  • Áp dụng đúng lệnh trừng phạt (Sanctions Compliance): Khi nhận được các thông báo từ cơ quan sẽ tiến hành điều tra và phân tích các bên liên quan thông qua danh sách cá nhân, tổ chức đã áp dụng biện pháp trừng phạt thích đáng.

Tại sao chính sách AML lại quan trọng trên thị trường tiền mã hóa?

Quy định Chống rửa tiền quan trọng như thế nào đối với thị trường tiền điện tử
Quy định Chống rửa tiền quan trọng như thế nào đối với thị trường tiền điện tử

Trong lĩnh vực tiền điện tử nhờ vào đặc điểm ẩn danh và tính thanh khoản lớn. Không những thế, các cuộc giao dịch tiền mã hóa qua nhiều nước cũng thực hiện không mất nhiều thời gian bằng những thao tác đơn giản. Đây cũng chính là những đặc điểm thu hút được nhiều tội phạm hướng đến để tiến hành quá trình rửa tiền.

Trong trường hợp không có những chính sách dành cho hành vi rửa tiền, chắc hẳn thị trường crypto sẽ là địa điểm lý tưởng để tội phạm tài chính ra tay.

Do không bị quản lý từ chính phủ, thị trường này trở nên lỏng lẻo và không giám sát kỹ càng. Nguyên nhân này cũng làm cho thị trường tiền điện tử dễ bị đối tượng xấu lợi dụng và tấn công nhiều hơn so với những thị trường khác.

Chính vì thế, nhà nước nhúng tay vào cũng là điều vô cùng cần thiết để cung cấp các chính sách AML tốt nhất. Thông qua đây cũng giúp họ có thể đẩy lùi và quản lý được thị trường tránh xa các hoạt động rửa tiền phi pháp.

Tuân thủ các chính sách và quy định về Anti-Money Laundering trên thị trường tiền điện tử sẽ đem lại những lợi ích dưới đây:

  • Giúp khách hàng đặt được lòng tin tuyệt đối với các biện pháp, hàng hóa và cả hệ sinh thái mà họ đang hướng đến và trải nghiệm.
  • Tăng độ tin cậy và công khai cho các tổ chức tài chính và những nền tảng giao dịch thực hiện đúng chính sách chống rửa tiền.
  • Phòng chống và ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật đối với thị trường tài sản số.
  • Thực hiện mọi cuộc giao dịch phát sinh đảm bảo đúng như quy định pháp lý ban hành.
  • Tăng uy tín và danh tiếng đối với thị trường tiền mã hóa.
  • Đẩy lùi các hành vi mang tính chất tiêu cực nhằm thúc đẩy một thị trường ổn định và minh bạch.

Một vài biện pháp phòng chống hoạt động Money Laundering

Know Your Customer – KYC

Xác định danh tính khách hàng cũng là một biện pháp ngăn chặn rửa tiền
Xác định danh tính khách hàng cũng là một biện pháp ngăn chặn rửa tiền

Được biết, KYC là quy trình xác định người dùng và nhận diện đối tượng. Quy trình này được thực hiện khi xác minh thông tin của khách hàng mới và kiểm tra nguồn vốn đầu tư của họ có nguồn gốc từ đâu? Phi pháp hay hợp pháp?

Quá trình rửa tiền cũng được nhắc đến trong phần nội dung phía trên, bọn tội phạm thực hiện thông qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu: Bắt đầu đưa tiền bẩn xâm nhập vào hệ thống tài chính.
  • Giai đoạn 2: Tiến hành các cuộc giao dịch liên tục với năng suất cao, điều này giúp che đậy xuất xứ thật sự của nguồn tiền phi pháp. Quy trình này được gọi là phân tầng.
  • Giai đoạn cuối: Tiến hành rửa tiền thông qua các phương thức hợp pháp để biến đổi tiền. Chẳng hạn như: mua sắm, bất động sản, các công cụ kinh tế,…

Đối với biện pháp Know Your Customer tạo ra cản phá ngay từ giai đoạn 1 của quá trình rửa tiền, khi đó các tội phạm sẽ cố gắng gửi tiền bẩn vào các tài khoản ngân hàng hay những cơ quan, tổ chức định chế.

Trong khi tiến hành xác định danh tính khách hàng, các cơ quan tài chính sẽ kiểm tra chi tiết từng khách hàng thông qua danh sách những đối tượng có nguy cơ liên quan đến rửa tiền. Trong danh sách này sẽ bao gồm:

  • Những đối tượng có khả năng cao hoặc từng bị trả qua án tội phạm.
  • Các cá nhân hoặc tổ chức đang hứng chịu lệnh trừng phạt kinh tế,
  • Các cá nhân nằm trong diện chính trị. Trong đó có cả các quan chức nước ngoài, họ hàng và những người việc cần kề cho chính quyền.

Customer Due Diligence – CDD

Đối với CDD, đây là quá trình Thẩm định người dùng được diễn ra thường xuyên và trong suốt thời gian hoạt động của tài khoản. Nhiệm vụ của các định chế tài chính là tiến hành điều tra khách hàng và cập nhật mới nhất các thông tin của chủ tài khoản.

Thời gian trôi qua, một vài tài khoản bị đưa vào danh sách trừng phạt hay danh mục bị theo dõi AML. Hành động này thể hiện rõ việc kiểm tra và đánh giá có mức độ quan trọng như thế nào, từ đó đưa ra các biện pháp và vấn đề có thể nảy sinh thêm.

Customer due diligence hay Thẩm định khách hàng (CDD)
Customer due diligence hay Thẩm định khách hàng (CDD)

Thông qua sự chỉ dẫn của Mạng lưới Phòng chống Tội phạm Tài chính thuộc Bộ Tài chính Mỹ (FinCEN), quá trình Thẩm định khách hàng tại Mỹ sẽ được dựa trên 4 yếu tố sau đây:

  • Nhận dạng và kiểm tra các thông tin về danh tính cá nhân của khách hàng (PII0).
  • Xác định và xác minh danh tính của chủ tài khoản sở hữu lợi nhuận từ 25% trở lên của doanh nghiệp khi mở tài khoản.
  • Hiểu được bản chất, mục tiêu và thiết lập hồ sơ đánh giá nguy cơ có thể xảy ra trong mối quan hệ đối với người dùng.
  • Quan sát thường xuyên các cuộc giao dịch đáng ngờ và liên tục bổ sung thêm những thông tin mới nhất từ khách hàng.

Quá trình Thẩm định khách hàng nhằm phòng ngừa các mục đích rửa tiền hiện đại, dễ dàng qua mặt được các cơ quan. Điển hình như thông qua kỹ thuật phân lớp. Hiểu đơn giản hơn, khoản tiền sẽ được phân bổ nhỏ và tiến hành giao dịch biến nó trở thành nguồn tiền sạch mà không bị các cơ quan chức năng cáo buộc. Chẳng hạn như: nhiều định chế tài chính đã tiến hành thực hiện các quy định “thời gian lưu trữ AML”. Chính sách này đòi hỏi khoản tiền đầu tư của khách hàng cần được giữ lại trong một khoảng thời gian cố định (thường là vài ngày) trước khi tiến hành các cuộc giao dịch.

So sánh giữa Know Your Customer và Anti-Money Laundering

Những điểm khác nhau giữa Know Your Customer và Anti-Money Laundering
Những điểm khác nhau giữa Know Your Customer và Anti-Money Laundering

Điểm khác nhau giữa KYC và AML là gì?

Nhìn chung, KYC và AML không được coi là có hai khái niệm khác biệt nhau. Vì AML là từ viết tắt của Anti-Money Laundering, đây không phải là một định nghĩa tách lẻ mà nó bao gồm các biện pháp và chính sách khác nhau, trong đó có cả Know Your Customer – KYC cũng là một trong những biện pháp ngăn chặn chống rửa tiền. Nói tóm gọn hơn KYC là một trong những yếu tố quan trọng của Anti-Money Laundering.

KYC chỉ tập trung vào quá trình xác minh danh tính của người dùng, đánh giá những vấn đề xấu có thể diễn ra.

Còn đối với Anti-Money Laundering sẽ bao gồm rất nhiều hình thức kỹ thuật với mục đích ngăn chặn và nhận diện các hành vi rửa tiền sau khi thực hiện trong bước KYC.

KYC và AML – Cái nào quan trọng hơn?

Những quy định về KYC và AML sẽ khác nhau dựa vào từng quy định pháp lý của quốc gia, tuy nhiên chúng lại có điểm chung đó là mang tính bắt buộc. Chẳng hạn như việc thực hiện các chính xác về KYC và AML đã trở thành một yếu tố bắt buộc và cần phải tuân thủ theo với các ngân hàng tại Mỹ kể từ năm 2001, sau khi Đạo luật Yêu nước (USA PATRIOT Act) được xét duyệt thành công.

Bởi ảnh hưởng của những lần trao đổi các yêu cầu, việc tiến hành các chính sách của AML sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu không áp dụng các phương pháp quản lý KYC chính xác và không bỏ soát ngay từ giai đoạn đầu.

Với quá trình rửa tiền được diễn ra tràn lan như ở thời điểm hiện tại, nhiều tổ chức tài chính đã hứng chịu một lượng công việc khổng lồ để đảm bảo thực hiện đồng bộ. Vậy nên, các biện pháp công nghệ điển hình như iProov là nền tảng được phép xác minh danh tính người dùng từ xa. Cách tốt nhất là các khu vực pháp lý nên sử dụng nền tảng này để mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ về sự việc rửa tiền đã diễn ra trong thị trường

Hiện nay, các cơ quan chức năng đã cải thiện được nhiều điều trong việc quan sát và bắt giữ các tội phạm có hành vi rửa tiền trong lĩnh vực tiền điện tử. Kể từ tháng 7 năm 2021, Lực lượng cảnh sát Vương quốc Anh đã triệt phá được đường dây rửa tiền với số tiền lên đến 250 triệu đô la. Đây cũng chính là vụ án có hành vi rửa tiền với khối tài sản lớn nhất trong lịch sử nước Anh, vượt qua số tiền 158 triệu đô la được thiết lập trước đó không lâu.

Cũng trong khoảng thời gian đó, chính quyền quốc gia Brazil đã phát hiện và thu về đến 33 triệu USD trong lần thực hiện chiến dịch AML chuyên nghiệp. Thông qua những cuộc điều tra đã thấy rằng 2 người cùng với 17 công ty đã bắt tay nhau tiến hành giao dịch tiền điện tử nhằm rửa tiền và che đậy xuất xứ của dòng tiền bẩn. Họ đã xây dựng các công ty nhằm củng cố cho quá trình rửa tiền được diễn ra thuận lợi. Song song với đó cũng phát hiện nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa có hoạt động trái phép, họ liên kết với các tổ chức tội phạm và không tuân thủ đúng chính sách AML.

Các dự báo trong tương lai và thử thách của Anti-Money Laundering

Những dự báo và thách thức mà Chống rửa tiền có thể đối mặt trong tương lai
Những dự báo và thách thức mà Chống rửa tiền có thể đối mặt trong tương lai

Những dự đoán

Ở thời điểm hiện tại, các hình thức mà bọn tội phạm sử dụng để thực hiện rửa tiền ngày tinh vi và khó có thể quản lý được. Các khu vực trên toàn thế giới đều đang đẩy mạnh hàng loạt các phương pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi trái pháp luật, truy tìm xuất xứ thực sự của nguồn tiền bẩn.

Nhờ vào việc tích hợp công nghệ Blockchain vào chính sách Anti-Money Laundering sẽ đảm bảo được hạn chế các trường hợp rửa tiền xảy ra. Đồng thời giúp thị trường được an toàn và thời gian giao dịch diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, giúp hệ thống tài chính trên toàn thế giới tránh được những tính huống xấu không mong đợi.

Có nhiều thắc mắc tại sao công nghệ Blockchain lại là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển chính sách AML, không chỉ ở thị trường crypto mà cả toàn bộ hệ thống tài chính? Nguyên nhân là:

  • Đẩy mạnh được tính minh bạch, rõ ràng: Tính minh bạch là điều cần thiết nhất trong quá trình Chống rửa tiền, điều này giúp cơ quan quản lý cùng với tổ chức tài chính dễ dàng kiểm soát và nhận diện những cuộc giao dịch đáng ngờ.
  • Độ bảo mật được nâng cao: Nhờ bảo tính chất phi tập trung và những phương pháp bảo mật từ hệ thống Blockchain giúp những nhân tố bên ngoài không thể xâm nhập, lấy đi thông tin khách hàng. Bên cạnh đó, những yếu tố này cũng giúp đẩy lùi các tình trạng rửa tiền đang diễn ra trên thị trường.
  • Tiết kiệm chi phí: Hệ thống Blockchain sẽ tự động lưu trữ các thông tin nhằm giảm thiểu khoản lớn chi phí về quá trình AML. Thậm chí, giảm cả chi phí giao dịch ngoại quốc khi không thông qua bên trung gian (chẳng hạn như ngân hàng). Làm tăng hiệu quả trong quá trình thực hiện giao dịch.

Giảm thiểu một khoản chi phí cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các tổ chức chưa có đủ kinh phí để thực hiện chính sách Chống rửa tiền. Nhờ vào sự hậu thuẫn của Blockchain mà các cơ quan tài chính có thể triển khai những cấu trúc công nghệ, điều này giúp đạt được hiệu quả cao trong khi tiến hành AML với khoản tiền phù hợp.

Thách thức phải đối mặt

Sự kỳ vọng tốt của công nghệ Blockchain vào quy trình Chống rửa tiền, tuy nhiên thị trường crypto vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Thông qua báo cáo từ Văn phòng Liên Hợp Quốc về Chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) vào năm 2011, giá trị của các đợt rửa tiền trên toàn thế giới lên đến 2,1 nghìn tỷ đô la, khoảng 5% GDP trên toàn cầu.

Báo cáo về Tội phạm Tiền điện tử vào năm 2022 của Chainalysis cũng thấy được, chỉ riêng năm 2021 các giao dịch tiền điện tử phi pháp đã đạt đến giá trị khoảng 14 tỷ đô la. Đồng nghĩa với việc chạm đến khoảng tăng 79% so với năm vừa rồi, cụ thể con số là 7.8 tỷ đô la.

Mặc dù đã cố gắng từ các NHTW và chính phủ thế giới giúp cản phá các hoạt động rửa tiền bất hợp pháp. Thậm chí, chưa có xu hướng giảm dần mà nó còn mở rộng hơn rất nhiều so với trước đó.

Chính vì thế, để giải quyết ổn thỏa về hoạt động rửa tiền là điều vô cùng phức tạp đối với các cơ quan Chống rửa tiền – AML.

Một vài câu hỏi liên quan đến Chống rửa tiền – Anti-Money Laundering

Nguồn tiền bẩn được tiến hành rửa sạch như thế nào?

Dưới đây là một số cách thức mà các tội phạm rửa tiền thường xuyên sử dụng trên thị trường:

  • Đăng ký nhiều ví và tài khoản khác nhau: Những đối tượng có hành vi rửa tiền thường sẽ đăng ký nhiều ví và tài khoản khác nhau, điều này tạo ra sự phức tạp và rắc rối trong quá trình điều tra cuộc giao dịch. Từ đó, các cơ quan chức năng khó kiểm soát và phát hiện hành vi đáng ngờ.
  • Thực hiện giao dịch trong hệ thống tích hợp: Các cá nhân và tổ chức phạm tội thường ưu tiên các dịch vụ mixer hay tumbler để khó điều tra chính xác xứ xuất của dòng tiền. Đây là một rào cản lớn đối với những cơ quan giám sát AML vì khó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
  • Thông qua tiền mã hóa có độ bảo mật cao: Các đối tượng phạm tội có thể sử dụng các loại tiền điện tử nhu Monero, Zcash hay Dash có tính năng ẩn danh và ngăn chặn theo dõi. Đây cũng là mục tiêu được nhắm đến khi muốn thực hiện rửa tiền nhằm che đậy nguồn gốc thực sự của dòng tiền bẩn.
  • Luân phiên thay đổi giữa các loại tiền với nhau: Các cá nhân hay tổ chức rửa tiền sẽ tiến hành thay đổi giữa tiền pháp định và tiền kỹ thuật số. Điều này tạo nên tính phức tạp khiến cho các cơ quan khó có thể điều tra ra được.
  • Nhờ vào sự giúp đỡ của các đơn vị rửa tiền chuyên nghiệp: Trên thị trường xuất hiện rất nhiều tổ chức online tư vấn và thực hiện rửa tiền của người dùng. Các tổ chức ấy thường sử dụng những công nghệ tiến tiến, nhiều cách thức khác nhau giúp quá trình rửa tiền được diễn ra bảo mật.

Những hình thức trên không chỉ đơn thuần là các hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn mang đến hậu quả lớn ở khía cạnh pháp lý. Các tổ chức tài chính quốc tế và cơ quan có thẩm quyền đang đẩy mạnh triệt phá các hành vi rửa tiền trên thị trường Crypto.

Hoạt động rửa tiền có thể ngăn chặn được hoàn toàn hay không?

Đảm bảo thực hiện đúng các chính sách về AML nhằm cản phá được tình trạng rửa tiền ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng, nó chỉ giúp khắc phục được một phần chứ không thể ngăn chặn được hoàn toàn những hành vi này. Vì những tội phạm luôn trang bị đầy đủ nguồn tiền bẩn và sở hữu các phương pháp, mạng lưới rửa tiền tinh vi cùng với công nghệ tiên tiến để hoàn thành được mục đích của mình.

Như vậy, AML là gì đã được Trader Forex cung cấp chi tiết thông qua bài viết trên. Hành vi này ngày càng được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau, đây cũng là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng. Để có thể hạn chế được những hành vi rửa tiền, đòi hỏi các tổ chức và sàn giao dịch phải tuân thủ chính sách và quy định về Chống rửa tiền.

Xem thêm:

Wash Trading là gì? Dấu hiệu nào giúp nhận biết Wash Trade?

Cạm bẫy Pump và Dump – Tìm ra cơ hội giao dịch hiệu quả

Rate this post

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận